Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br />
Ở BỆNH NHÂN UỐN VÁN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI<br />
TP.HCM NĂM 2007-2008<br />
Nguyễn Duy Phong*; Lâm Minh Yến**; Vũ Thiên Ân***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tại Việt Nam, bệnh uốn ván vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng: BV Bệnh nhiệt đới tp. HCM đã<br />
tiếp nhận 2422 trường hợp uốn ván trong thời gian 1993-2002.<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp uốn ván điều trị tại BV Bệnh<br />
Nhiệt Đới tp. HCM trong 2 năm 2007-2008.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.<br />
Kết quả: 389 bệnh nhân uốn ván nhập viện trong độ tuổi 16-60, tỉ lệ Nam/Nữ là 2,93/1. Số bệnh nhân lao<br />
động chân tay chiếm tỉ lệ 51,4%. Phần lớn bệnh nhân sống ở đồng bằng sông Cữu long và Đông Nam bộ<br />
(70,4%). 100% bệnh nhân chưa từng tiêm chủng và nhập viện trong 7 ngày đầu của bệnh. 24,9% bệnh nhân<br />
không xác định được vết thương ngõ vào. Cứng hàm, cứng cơ toàn thân và co giật là các triệu chứng thường<br />
gặp (chiếm tỉ lệ lần lượt là 99,2%; 97,7% và 92,8%). Triệu chứng vã mồ hôi được ghi nhận ở 25,2% bệnh nhân.<br />
Kết luận: Cứng hàm là một yếu tố có độ nhạy cao để chẩn đoán bệnh uốn ván. Tỷ lệ uốn ván cao ở những<br />
bệnh nhân >60 tuổi vì không được tiêm ngừa và tiêm nhắc đầy đủ: Cần triển khai chương trình tiêm chủng<br />
xuống các địa phương, nhất là cho nông dân và các đối tượng lao động chân tay, Tiêm chủng bắt buộc trong các<br />
xí nghiệp, công trường cho công nhân.<br />
Từ khóa: Uốn ván – dịch tễ - lâm sàng – Tiêm chủng ngừa bệnh Uốn ván.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS OF TETANUS PATIENT TREATED<br />
AT HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES IN 2007-2008<br />
Nguyen Duy Phong, Lam Minh Yen, Vu Thien An<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 516 - 522<br />
Background: In Vietnam, tetanus remains a public health problem: The Hospital for Tropical Diseases<br />
(HTD) has received 2422 cases of tetanus in the period 1993-2002.<br />
Objective: This study aimed to characterize the epidemiological, clinical and laboratory of tetanus patients,<br />
treated in HTD at HCM city during two years 2007-2008.<br />
Method: Cases series study.<br />
Results: 389 patients with tetanus admitted to hospital aged 16-60, ratio Male/Female is 2.93/1. Number of<br />
patients engaged in manual labor proportion 51.4%. Most patients live in the Mekong Delta and South East<br />
(70.4%). 100% of patients have not been vaccinated and hospitalization in the first 7 days of illness. 24.9% of<br />
patients can not be identified wound input. Lockjaw, stiffness of body and seizures are common symptoms<br />
(99.2%, 97.7% and 92.8% respectively). Symptoms sweating was recorded in 25.2% of patients.<br />
Conclusions: Lockjaw is a factor highly sensitive for diagnosis of tetanus. High rate of tetanus in patients<br />
*<br />
<br />
Bộ môn Nhiễm – Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
<br />
**<br />
<br />
BV Bệnh nhiệt đới Tp.HCM<br />
<br />
***<br />
<br />
BV Nhi Đồng 2 Tp.HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Duy Phong ĐT:0913155993 E-mail: nguyenduyphongvn@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
515<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
>60 years because no vaccination and no booster: Need implementation of vaccination programs to the localities,<br />
especially for farmers and beneficiaries of manual labor. Vaccination is required for workers in the factories,<br />
construction.<br />
Key words: Tetanus - epidemiology - clinical – Vaccination against tetanus.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam đã thực hiện chương trình tiêm<br />
chủng mở rộng bao gồm vaccin ngừa uốn ván<br />
cho trẻ em với dưới 1 tuổi với tỷ lệ bao phủ hơn<br />
95% từ năm 1990 và cho thai phụ(8). Nhờ vậy, tỷ<br />
lệ uốn ván đã giảm từ 11,1% (1993) còn 5,6%<br />
(2003)(8). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không thể loại<br />
trừ bệnh uốn ván, Bệnh viện bệnh nhiệt đới tp<br />
HCM (BVBNĐ) đã công bố 2422 trường hợp<br />
uốn ván trong thời gian từ 1993-2002.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm<br />
sàng, diễn tiến với điều trị của các trường hợp<br />
uốn ván tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tp HCM.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Mô tả đặc điểm dịch tễ (yếu tố nguy cơ, yếu<br />
tố bảo vệ, nguyên nhân chẩn đoán trễ), vị trí vết<br />
thương ngõ vào và biến chứng của bệnh uốn ván.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
<br />
Nơi thực hiện nghiên cứu<br />
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Tiêu chuẩn nhận vào<br />
Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại BVBNĐ<br />
từ 01/01/2007 đến 31/12/2008 với chẩn đoán xác<br />
định là uốn ván.<br />
Bệnh nhân >28 ngày tuổi.<br />
<br />
Tiêu chí chẩn đoán<br />
Không chủng ngừa uốn ván hay chủng ngừa<br />
không đầy đủ.<br />
Các biểu hiện lâm sàng phù hợp với bệnh<br />
uốn ván(5):<br />
<br />
516<br />
<br />
Cứng cơ toàn thân liên tục theo trình tự nhất<br />
định phù hợp với uốn ván.<br />
Co giật kiểu uốn ván hay co thắt hầu họng.<br />
Cứng cơ toàn thân liên tục, diễn tiến theo<br />
trình tự phù hợp bệnh uốn ván.<br />
Thường không sốt trong uốn ván đơn thuần<br />
giai đoạn đầu.<br />
Tuy nhiên, ở người già, cứng hàm và co giật<br />
thường không rõ, các triệu chứng thường gặp là<br />
nuốt nghẹn, nuốt sặc, co thắt hầu họng, ứ đám<br />
nhớt ở thanh quản… Ở những bệnh nhân có<br />
bệnh lý đi kèm hay đã xuất hiện biến chứng, có<br />
các triệu chứng lâm sàng khác, đôi khi che khuất<br />
các triệu chứng điển hình của uốn ván.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhi nhỏ hơn 28 ngày tuổi (uốn ván sơ<br />
sinh).<br />
<br />
Cách thức tiến hành nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu, thu thập các dữ liệu từ<br />
hồ sơ bệnh án lưu bằng bảng thu thập số liệu.<br />
<br />
Các biến số phân tích<br />
Thông tin cá nhân của bệnh nhân và yếu tố<br />
dịch tễ (tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư ngụ, tiền<br />
căn…).<br />
Tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân.<br />
Biến số về lâm sàng, cận lâm sàng và biến<br />
chứng.<br />
Biến số về điều trị và diễn tiến bệnh.<br />
<br />
Phân tích dữ liệu<br />
Nhập dữ liệu bằng chương trình Epidata 3.1.<br />
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê<br />
Stata 8.2.<br />
Trình bày đồ thị bằng phần mềm Excel.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Chúng tôi ghi nhận được 389 trường hợp<br />
nhập viện tại BVBNĐ trong vòng 2 năm: từ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
01/01/2007 đến 31/12/2008 với chẩn đoán xác định<br />
là uốn ván. Đặc tính về tuổi, giới, nghề nghiệp và<br />
nơi cư ngụ của các bệnh nhân như sau:<br />
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo đặc<br />
tính dân số-xã hội.<br />
Đặc tính<br />
Giới<br />
<br />
Tần số<br />
290<br />
99<br />
0<br />
27<br />
276<br />
86<br />
111<br />
82<br />
53<br />
34<br />
23<br />
22<br />
64<br />
77<br />
33<br />
31<br />
30<br />
218<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
28 ngày – 6 tuổi<br />
7 – 15 tuổi<br />
16-60 tuổi<br />
Trên 60 tuổi<br />
Nông dân<br />
Hưu trí<br />
Công nhân<br />
Học sinh – SV<br />
Công nhân XD<br />
Thất nghiệp<br />
Khác<br />
Tp.HCM<br />
Bà rịa–Vũng tàu<br />
Đồng nai<br />
An Giang<br />
Khác *<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Nơi cư ngụ<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
75<br />
25<br />
0,0<br />
6,9<br />
71,0<br />
22<br />
28,53<br />
21,08<br />
13,62<br />
8,74<br />
5,91<br />
5,66<br />
16,45<br />
19,8<br />
8,5<br />
8,0<br />
7,7<br />
56,0<br />
<br />
* Khác: các tỉnh có số bệnh nhân ít hơn 30.<br />
Bảng 2: Phân bố thời điểm mắc bệnh trong năm.<br />
<br />
50<br />
45<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
46<br />
<br />
41<br />
<br />
37<br />
<br />
33<br />
<br />
31<br />
<br />
34<br />
<br />
30<br />
<br />
23<br />
22<br />
<br />
20<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9 10 11 12 13<br />
<br />
Tháng<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Bảng 3: Phân bố bệnh theo thời gian nhập viện.<br />
Thời gian<br />
7 ngày<br />
<br />
Tần số<br />
271<br />
118<br />
0<br />
<br />
%<br />
69,67<br />
30,33<br />
0<br />
<br />
Bảng 4: Phân bố bệnh theo thời gian ủ bệnh.<br />
Ủ bệnh<br />
= 15 ngày<br />
Không rõ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
%<br />
22,37<br />
<br />
Triệu chứng LS<br />
Tần số<br />
Cứng hàm<br />
386<br />
Cứng cơ toàn thân<br />
380<br />
Đau lưng<br />
362<br />
Co giật<br />
361<br />
Khó nuốt<br />
303<br />
Co thắt hầu họng thanh quản<br />
202<br />
Vã mồ hôi<br />
98<br />
Khó thở<br />
17<br />
Sốt<br />
18<br />
Liệt dây thần kinh sọ số III, IV, VI<br />
2<br />
Liệt dây TK số VII<br />
7<br />
<br />
%<br />
99,23<br />
97,69<br />
93,06<br />
92,80<br />
77,89<br />
51,93<br />
25,19<br />
4,37<br />
4,63<br />
7,41<br />
25,93<br />
<br />
2<br />
<br />
χ<br />
1,000<br />
1,000<br />
0,132<br />
1,000<br />
0,092<br />
0,288<br />
0,471<br />
0,038<br />
0,445<br />
1,000<br />
1,000<br />
<br />
Loại biến chứng<br />
Chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ bệnh nhân<br />
phân bố theo loại biến chứng như sau: Nhiễm<br />
khuẩn huyết 3,08%; Loét do chèn ép 4,11%; Suy<br />
thận cấp 6,43%; Suy tuần hoàn 11,52%; Nhiễm<br />
khuẩn tiểu 11,83 %; Xuất huyết tiêu hóa 20,82%;<br />
<br />
517<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Rối loạn thần kinh thực vật 23,56%; Viêm phổi<br />
25,19% và Suy hô hấp 38,3%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các yếu tố dịch tễ<br />
Tuổi và giới<br />
Tuổi trung vị của các bệnh nhân là 43 tuổi,<br />
đã tăng lên 6 tuổi so với 37 tuổi trong khảo sát<br />
năm 2002(3). Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo các<br />
nhóm tuổi: thấp nhất là nhóm tuổi 60 tuổi với 22,25%, cuối cùng<br />
là nhóm từ 16 đến 60 tuổi với 70,59%. Tỷ lệ này<br />
gần như không thay đổi khi so sánh với một<br />
khảo sát tương tự tại BVBNĐ năm 2004(3). Tỷ lệ<br />
uốn ván thấp nhất ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 6<br />
tuổi, đây là những đối tượng được bảo vệ bởi<br />
chương trình tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ mắc<br />
bệnh thấp. Kết quả này một lần nữa chứng minh<br />
hiệu quả bảo vệ của vắc xin ở trẻ em. Nhóm<br />
bệnh nhân trong độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi chiếm<br />
đa số (276 bệnh nhân - 70,59%). Điều này phù<br />
hợp với thực tế đây là nhóm tuổi lao động, có<br />
nhiều nguy cơ bị các vết thương nên tỷ lệ uốn<br />
ván cao hơn các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi >60<br />
tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 22,25%. Đây là<br />
nhóm tuổi hưu trí, ít lao động nặng nên ít có<br />
nguy cơ bị những vết thương ngõ vào. Ngược<br />
lại, nhóm tuổi này ít được bảo vệ bởi vắc xin do<br />
tỷ lệ tiêm nhắc thấp nên nếu đã bị vết thương lại<br />
dễ có nguy cơ phát triển thành uốn ván. Điều<br />
này phù hợp với khảo sát trên thế giới(10).<br />
Xét về giới, tỷ lệ nam/nữ là 2,93/1 phù hợp<br />
với các nghiên cứu về khả năng dễ bị uốn ván ở<br />
nam giới hơn nữ giới: Tại Thái Lan, tỷ lệ mắc<br />
bệnh giữa 2 giới nam/nữ là 2,14/1(5); tại Dakar,<br />
tuổi trung bình của bệnh nhân là 27,4 tuổi, đa số<br />
bệnh nhân 60 tuổi (14,83%) vì nam giới<br />
thường làm những công việc dễ có nguy cơ bị<br />
vết thương ngõ vào của uốn ván. Hơn nữa, tại<br />
Việt Nam đã triển khai chương trình tiêm chủng<br />
<br />
518<br />
<br />
cho nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên nữ trong<br />
độ tuổi này được bảo vệ bằng vắc xin. Ngược<br />
lại, tỷ lệ bị uốn ván giữa 2 giới trong nhóm tuổi<br />
>60 tuổi không chênh lệch nhiều (42 bệnh nhân<br />
so với 43 bệnh nhân) vì ở lứa tuổi này tình trạng<br />
được bảo vệ bằng vắc xin giữa 2 giới cũng như<br />
tính chất công việc của 2 giới không có sự khác<br />
biệt lớn.<br />
Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ uốn ván ở<br />
nữ trong độ tuổi sinh sản cao từ 20 đến 40 tuổi là<br />
4% (9/389 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương đương<br />
với 4.1% năm 2004(3) nhưng lại có khuynh hướng<br />
tăng lên nếu so với 1,2% năm 2002. Tuy sự tăng<br />
lên này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,27)<br />
nhưng vẫn cần phải chú ý vì đây là một tỷ lệ chỉ<br />
điểm giúp dự đoán nguy cơ tăng tỷ lệ uốn ván<br />
sơ sinh.<br />
So sánh với nghiên cứu ở Nigeria và Ấn Độ,<br />
các nước chưa áp dụng chương trình tiêm chủng<br />
uốn ván cho tất cả trẻ nhỏ: 74% trường hợp uốn<br />
ván xảy ra dưới 30 tuổi ở Nigeria và 53% trường<br />
hợp uốn ván xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Ấn<br />
Độ, trong đó chủ yếu là uốn ván sơ sinh. Sự so<br />
sánh này càng cho thấy hiệu quả khả quan khi<br />
áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng tại<br />
Việt nam.<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
51,4 % bệnh nhân mắc bệnh uốn ván làm<br />
công việc lao động chân tay. Đặc biệt nhóm<br />
nông dân có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với<br />
28,53%. Điều này là hợp lý vì nông dân thường<br />
xuyên tiếp xúc với đất mà Clostridium tetani lại<br />
là một vi khuẩn yếm khí thường có trong đất.<br />
Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân bị uốn ván tại Việt<br />
Nam đã giảm nhiều nếu so sánh với một<br />
nghiên cứu tương tự tại BVBNĐ năm 2004<br />
(28,53 % so vơí 71,7 %) (p