Mai Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 191 - 196<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÓA SINH HỌC CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÚA<br />
TẠI QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Mai Thị Lan Anh1, Stephen Joseph2, Lukas Van Zwieten2,<br />
Hoàng Trung Kiên1, Hoàng Lâm1, Văn Hữu Tập1, Mai Văn Trịnh3<br />
1<br />
<br />
Trường ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2ĐH New South Wales, NSW2052 Australia<br />
3<br />
Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE), Hà Nội, Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này trình bày những ảnh hưởng của than sinh học đến sự biến động hàm lượng chất<br />
hữu cơ, N-NH4 trong đất và một số yếu tố môi trường đất trồng lúa như pH, Eh trong đất thịt pha<br />
cát ở khu vực ngoại ô của thành phố Thái Nguyên, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của năm thứ<br />
nhất ở thí nghiệm nghiên cứu 3 năm gồm các công thức thử nghiệm với than sinh học và phân<br />
chuồng được đánh giá trong bài báo này. Than sinh học được sản xuất nhờ quá trình đốt nhiệt phân<br />
bằng thiết bị TLUD-drum của hỗn hợp sinh khối gồm trấu, rơm rạ, tre và gỗ. Trước khi nhiệt phân,<br />
tất cả sinh khối này được trộn với hỗn hợp có chứa thành phần dinh dưỡng cao. Sau 1 năm đầu tiên<br />
bón than sinh học, hàm lượng chất hữu cơ trong đất đã tăng lên 62,5%. Than sinh học ủ với phân<br />
chuồng đã phát huy đặc tính hấp phụ tốt đối với các thành phần khoáng chất như sắt và amoni, nhờ<br />
đó vừa giúp giữ lại chất dinh dưỡng trong đất vừa giảm độc sắt trong đất lúa.<br />
Từ khóa: Các bon hữu cơ trong đất, đất trồng lúa, than sinh học, phân compost.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Lúa (Oryza sativa) là một loại cây lương thực<br />
quan trọng và là nguồn thực phẩm lâu đời hơn<br />
bất kỳ cây trồng khác. Tuy nhiên, việc trồng<br />
và sản xuất lúa gạo nảy sinh một số vấn đề<br />
môi trường như phát thải khí nhà kính, đặc<br />
biệt là khí mêtan (CH4) và nitơ oxit (N2O),<br />
vấn đề quản lý số lượng lớn rơm rạ và nước<br />
tưới cần thiết cho các giai đoạn ngập nước<br />
liên tục (Bueno và Lafarge, 2009) [3].<br />
Những cánh đồng lúa thoát nước tốt, hoặc là<br />
do nguồn nước hạn chế hoặc làm cỏ sục khí<br />
để tăng cường gốc đẻ nhánh, là các biện pháp<br />
canh tác phổ biến ở các nước sản xuất lúa gạo<br />
lớn (IRRI, 2013) [5]. Hệ thống thoát nước tạo<br />
ra vùng kỵ khí đặc trưng trong đất nơi xảy ra<br />
đồng thời hai quá trình nitrat hóa và khử nitrat<br />
(Smith và Patrick, 1983) [9]. Trong quá trình<br />
nitrat hóa, NH4+có sẵn trong đất bị oxy hóa<br />
thành NO3-, trong phản ứng khử nitrat, NO3bị khử thành N2O, cuối cùng thành N2. Tuy<br />
nhiên, do một phần môi trường đất là kỵ khí<br />
nên một số lượng đáng kể N2O thoát vào khí<br />
quyển thông qua các lỗ hổng của đất. Khoảng<br />
hổng này thường có đặc tính oxy hóa (Smith<br />
*<br />
<br />
Tel: 01635102132; Email: mailananh.festn@gmail.com<br />
<br />
và Patrick,1983) [9]. Ngoài ra, sự linh động<br />
sẵn có C trong đất cũng tăng cường quá trình<br />
khử thông qua việc cung cấp chất cho điện tử<br />
để khử nitrat và thúc đẩy quá trình yếm khí.<br />
Vì vậy, nước và các chất hữu cơ trong những<br />
cánh đồng lúa là yếu tố tác động đến phát thải<br />
CH4 và N2O. Ngoài các điều kiện đất, cây lúa<br />
cũng tăng cường phát thải CH4 và N2O bằng<br />
cách cung cấp các chất cho điện tử.<br />
Việt Nam có khoảng 6 triệu ha đất trồng lúa<br />
lúa, là một trong hai quốc gia sản xuất lúa gạo<br />
và xuất khẩu hàng đầu thế giới (FAOSTAT,<br />
2013) [4]. Ở đây, áp dụng phân chuồng<br />
(FYM) cùng với phân đạm trong ruộng lúa là<br />
một thực tế phổ biến (Dung et al., 2003) [2].<br />
Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa<br />
nông nghiệp nông thôn, các thiết bị máy cày<br />
được sử dụng phổ biến kéo theo nguồn phân<br />
chuồng giảm đáng kể. Để đảm bảo an ninh<br />
lương thực, phân khoáng là lựa chọn số một<br />
của nông dân hiện nay. Hệ quả là các cánh<br />
đồng lúa ngày càng có nguy cơ nghèo kiệt<br />
dinh dưỡng, hàm lượng các chất hữu cơ giảm,<br />
đặc biệt là các bon. Trong bối cảnh đó, than<br />
sinh học từ phế phẩm nông nghiệp là một giải<br />
pháp hữu hiệu bổ sung nguồn các bon vào<br />
đất, cải tạo các đặc tính dinh dưỡng của đất,<br />
191<br />
<br />
Mai Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nâng cao năng xuất cây trồng (Joshep &<br />
Lehmann, 2009). Trong khuôn khổ đề tài<br />
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi<br />
trường đến cân bằng cacbon trong đất lúa<br />
nước hướng đến giảm phát thải khí nhà<br />
kính (CH4, CO2)”, bài báo này trình bày<br />
những kết quả ban đầu về đặc điểm hóa sinh<br />
học của đất trồng lúa ở xóm Trung Thành, xã<br />
Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, so<br />
sánh với các chế độ canh tác thông thường<br />
của nông dân hiện nay với cùng một chế độ<br />
canh tác như nhau khi bổ sung than sinh học<br />
vào đất.<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được tiến hành ở xã Quyết<br />
Thắng-TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên<br />
(21o34,275’ Kinh độ Bắc; 105o46,796’ vĩ độ<br />
Đông). Đất có thành phần cơ giới gồm 79,8%<br />
cát, 11,3% limon và 8,9% sét, thuộc loại đất<br />
thịt pha cát, dung trọng 1,34 g/cm3. Kết quả<br />
nghiên cứu từ bảng 1 cho thấy pHKCl (1:5) đạt<br />
4,43 ở mức axit nhẹ. Hàm lượng cation trao<br />
đổi trong đất khu vực nghiên cứu là 12,3<br />
cmol/kg ở mức trung bình. Hàm lượng các<br />
bon hữu cơ 0,96%, nitơ tổng số là 0,11%,<br />
Phốt pho tổng số 0,017%; kali tổng số 0,03%<br />
ở mức nghèo đển rất nghèo.<br />
Thí nghiệm đồng ruộng được thiết kế theo<br />
khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên gồm 5 công thức<br />
với 3 lần lặp, mỗi ô thí nghiệm rộng 30m2<br />
(5m x 6m). Lúa giống Khang Dân 18 được<br />
thử nghiệm với các chế độ bón phân gồm: T1:<br />
đối chứng (không bón); T2: NPK (100kg<br />
N+90Kg P2O5+60 kg K2O/ha cho vụ xuân,<br />
80kg N+60Kg P2O5+60 kg K2O/ha cho vụ<br />
<br />
118(04): 191 - 196<br />
<br />
hè); T3: NPK+ 1,5 tấn than sinh học; T4:<br />
NPK+ 10 tấn compost từ phân trâu; T5:<br />
NPK+ 10 tấn compost từ phân trâu có chứa<br />
5% than sinh học. Thời gian tiến hành thí<br />
nghiệm vụ xuân năm 2013, tổng thời gian<br />
sinh trưởng và phát triển của lúa, tính từ lúc<br />
cấy đến lúc thu hoạch là 105 ngày.<br />
Đặc tính của than sinh học<br />
Xử lý sinh khối trước khi đốt sẽ tạo ra sản<br />
phẩm than sinh học có chất lượng dinh dưỡng<br />
cao (Bảng 2). Các loại sinh khối gồm trấu,<br />
rơm, tre và gỗ (tre và gỗ được ngâm dưới ao<br />
để tăng hàm lượng dinh dưỡng (Mai Lan Anh<br />
và Joseph, 2012) [1], được phối trộn với hỗn<br />
hợp chứa 10% đất sét, 5% vôi, 10% phân trâu<br />
tươi, 2% tro (đốt từ rơm). Sau khi phơi khô<br />
không khí, sinh khối được đốt nhiệt phân ở<br />
nhiệt độ 400 – 600oC bằng thùng TLUDdrum (DK-TR1) (Joseph và Mai Lan Anh,<br />
2012) [6]. Hỗn hợp phối trộn có mục đích<br />
tăng hàm lượng dinh dưỡng và khả năng hoạt<br />
động hóa học của than sinh học. Đất sét chứa<br />
hàm lượng khoáng đa lượng và vi lượng; vôi<br />
sẽ bổ sung canxi và magie, phân trâu giúp bổ<br />
sung hàm lượng nitơ, tro từ rơm chứa kali<br />
tăng hàm lượng khoáng kali cho than.<br />
Than sinh học sử dụng trong thí nghiệm đồng<br />
ruộng có nhiều đặc tính hóa học tốt vì chứa<br />
các thành phần P, K, Ca, Mg. Than sinh học<br />
có tính kiềm, giúp cải thiện tính axit của đất.<br />
CEC tương đương 13,6 cmol/kg. Đặc biệt tỷ<br />
lệ C/N là 106,3, ở tỷ lệ này sẽ giúp than sinh<br />
học bền vững trong đất trong thời gian dài.<br />
<br />
Bảng1. Đặc tính của đất khu vực nghiên cứu trước thí nghiệm<br />
pH (1:5)<br />
<br />
H2O<br />
6,27<br />
<br />
KCl<br />
4,43<br />
<br />
CEC<br />
<br />
OC<br />
<br />
N<br />
<br />
(cmol/kg)<br />
12,3<br />
<br />
0,96<br />
<br />
0,11<br />
<br />
P<br />
<br />
K<br />
<br />
Tổng số (%)<br />
0,02<br />
0,03<br />
<br />
Fe<br />
<br />
0,22<br />
<br />
P<br />
K<br />
dễ tiêu trao đổi<br />
(mg/kg)<br />
22,2<br />
22,2<br />
<br />
Bảng 2. Đặc tính than sinh học sử dụng trong thí nghiệm nghiên cứu vụ xuân 2013<br />
pH H2O<br />
(1:4)<br />
9,78<br />
<br />
192<br />
<br />
CEC<br />
cmol/kg<br />
13,6<br />
<br />
C<br />
<br />
N<br />
<br />
C/N<br />
<br />
P<br />
<br />
%<br />
55,3<br />
<br />
0,52<br />
<br />
106,3<br />
<br />
5,12<br />
<br />
K<br />
<br />
g/kg<br />
25,87<br />
<br />
Ca<br />
<br />
Mg<br />
<br />
13,8<br />
<br />
3,9<br />
<br />
Mai Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mẫu đất được lấy 5 lần ở 5 giai đoạn phát<br />
triển lúa, đó là đẻ nhánh rộ, làm đòng, trỗ,<br />
chín sữa và chín. Eh và pH được đo bằng thiết<br />
bị đo hiện trường (Model E-201-C-9<br />
Combination Electrode Operation Instruction)<br />
trước khi lấy mẫu đất. Mẫu đất lấy về được<br />
bảo quản trong tủ lạnh, phân tích ngay các chỉ<br />
tiêu Fe2+ theo phương pháp Cađarinốp và<br />
Ocnina; N-NH4 được phân tích theo phương<br />
pháp Kjeldahl.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Tính chất oxy hóa khử của đất lúa tại khu<br />
vực nghiên cứu<br />
Đất có đặc tính khử trong ở các giai đoạn lúa<br />
đẻ nhánh rộ, làm đòng và trổ bông (rH dao<br />
động từ 5,66 – 7,93 (rH = 2pH +2 Eh/59, ở<br />
25°C), tuy nhiên giữa các giai đoạn phát triển<br />
của lúa có những biến động khác nhau do ảnh<br />
hưởng của chế độ quản lý nước tại ruộng.<br />
<br />
118(04): 191 - 196<br />
<br />
Hình 1. Biến động pH trong đất qua các giai đoạn<br />
phát triển của lúa<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu trình bày trong hình 1 cho<br />
thấy pH đất của khu vực nghiên cứu ít biến<br />
động so với đất trước thí nghiệm (trong điều<br />
kiện không ngập nước), pH đất trước thí<br />
nghiệm có xu hướng chung là giảm nhẹ ở giai<br />
đoạn phát triển của lúa. Thế ôxy hóa khử (Eh)<br />
thể hiện rất rõ đặc tính của đất lúa. Ở thời<br />
điểm 40 ngày sau cấy, đất lúa vẫn ngập nước<br />
khoảng 5±2 cm, do đó tạo nên môi trường<br />
khử xung quanh rễ lúa, Eh đất dao động từ<br />
215 - 323mV. Điều kiện này rất thuận lợi cho<br />
các phản ứng phân hủy chất hữu cơ yếm khí,<br />
kết quả là tạo ra khí mê tan (CH4) (Kögelknabner et al., 2010) [8]. Đây cũng là nguyên<br />
nhân chủ yêu gây ra sự phát thải khí nhà kính<br />
từ hoạt động canh tác lúa nước.<br />
Động thái của Fe2+ trong đất lúa<br />
Hàm lượng Fe2+ trong đất phản ảnh đặc tính<br />
oxy hóa khử của đất. Từ kết quả hình 3, cho<br />
thấy hàm lượng sắt (II) có xu hướng giảm dần<br />
qua các giai đoạn phát triển của lúa và có mối<br />
quan hệ với mực nước tại ruộng. Ở 3 giai đoạn<br />
đầu, đất ngập nước, quan sát thấy hàm lượng<br />
sắt khử thấp nhất tại công thức bón 1,5 tấn<br />
than sinh học + NPK, nguyên nhân có thể là do<br />
Fe đã hấp phụ vào các khoảng hổng trên bề<br />
mặt than sinh học, nơi có các nhóm chức năng<br />
hoạt động như -OH, -COH, -COOH, tạo các<br />
liên kết hữu cơ khoáng bền vững (Mai Lan<br />
Anh & Joseph, 2012) [1]. Cơ chế này rất có ý<br />
nghĩa làm giảm ngộ độc sắt trong đất lúa đặc<br />
biệt ở những nơi có hàm lượng Fe tổng số cao.<br />
Động thái của chất hữu cơ trong đất<br />
<br />
Hình 2. Biến động Eh trong đất qua các giai đoạn<br />
phát triển của lúa<br />
<br />
Sự biến đổi về hàm lượng chất hữu cơ trong<br />
đất (SOM) vụ xuân năm 2013 tại khu vực<br />
nghiên cứu được thể hiện thông qua đồ thị<br />
hình 4. Có sự biến động đáng kể của hàm<br />
lượng chất hữu cơ trong đất sau 36 ngày sau<br />
cấy. Tức là sau khoảng thời gian này, các chất<br />
hữu cơ được đưa vào đất trước khi cấy lúa<br />
đang bị phân hủy yếm khí trong điều kiện khử<br />
của đất ngập nước. Hàm lượng chất hữu cơ<br />
lớn nhất ở công thức bón phân compost có<br />
chứa 5% than sinh học. SOM trong đất đối<br />
chứng tăng lên đáng kể sau khi cấy lúa do tồn<br />
193<br />
<br />
Mai Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dư thực vật từ vụ trước còn để lại trong đất.<br />
Khi chuẩn bị cấy, đất được cày và bừa ngấu<br />
tạo điều kiện cho quá trình phân hủy các loại<br />
rễ lúa và gốc còn lại từ những vụ trước. Sau<br />
36 ngày sau cấy hàm lượng chất hữu cơ trong<br />
đất cao nhất tại ô thí nghiệm bón 10 tấn phân<br />
ủ có chứa 5% than sinh học và NPK, sau đó<br />
SOM giảm dần qua các giai đoạn phát triển<br />
của lúa. Không có sự khác biệt ý nghĩa<br />
(p>0,05) về biến động của SOM trong đất ở<br />
các công thức T1 - T4 (SOM dao động từ 2,6 –<br />
3,2%) trong 4 giai đoạn phát triển của lúa<br />
trước khi thu hoạch (Đẻ nhánh rộ, làm đòng,<br />
trỗ hoa và chín sữa). Trong công thức bón 1,5<br />
tấn than sinh học + NPK và công thức bón 10<br />
tấn phân compost ủ từ phân trâu (không chứa<br />
than sinh học), lượng chất hữu cơ trong đất đạt<br />
giá trị lớn nhất ở giai đoạn lúa làm đòng (51<br />
ngày sau cấy). Đất bón 10 tấn phân chuồng ủ<br />
có chứa 5% than sinh học + NPK cho hàm<br />
lượng chất hữu cơ cao nhất. Sau vụ đầu tiên,<br />
SOM tăng trung bình 62,5% ở các ô thí<br />
nghiệm có bổ sung chất hữu cơ. Với công thức<br />
chỉ bón NPK, hàm lượng SOM giảm xuống,<br />
mặc dù sự khác biệt cũng chưa có ý nghĩa.<br />
<br />
118(04): 191 - 196<br />
<br />
Hình 4. Biến động hàm lượng chất hữu cơ trong<br />
đất lúa<br />
<br />
Động thái của N-NH4+linh động trong đất<br />
<br />
Hình 5. Biến động hàm lượng N-NH4+ linh động<br />
trong đất lúa<br />
<br />
Hình 3. Biến động Fe2+ linh động trong đất qua<br />
: đất ngập<br />
các giai đoạn phát triển của lúa,<br />
nước 5-7 cm,<br />
: đất ngập nước 2-3 cm,<br />
: đất<br />
không ngập nước. (DAT: Ngày sau cấy)<br />
<br />
194<br />
<br />
Hàm lượng của N-NH4+linh động trong đất có<br />
xu hướng giảm dần theo các giai đoạn sinh<br />
trưởng và phát triển của lúa. Tuy nhiên do sự<br />
khác nhau về thành phần chất hữu cơ đầu vào,<br />
khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng và phát<br />
triển của lúa, đất có bón than sinh học vẫn giữ<br />
được lượng dinh dưỡng amoni đáng kể. Ở<br />
công thức đối chứng, do không được bổ sung<br />
thêm phân khoáng hay phân hữu cơ, nên sau<br />
quá trình canh tác, lúa đã lấy đi từ đất một<br />
lượng dinh dưỡng đáng kể, tương đương<br />
khoảng 30 mg N-NH4/100g đất (giảm từ 35,9<br />
- 10,6 mg/100g đất). Qua đồ thị hình 5 có<br />
<br />
Mai Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
những dấu hiệu cho thấy than sinh học có thể<br />
tương tác khá tốt với đất trong việc giữ lại các<br />
thành phần mang điện tích. Hàm lượng NNH4+ đạt cao nhất trong công thức bón 10 tấn<br />
compost có chứa 5% than sinh học + NPK và<br />
có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn phát<br />
triển của lúa (60,4 - 3,6 mg/100g đất). Có thể<br />
than sinh học hoạt động như tác nhân làm gia<br />
tăng khả năng trao đổi cation của đất, ngoài ra<br />
một số thành phần khoáng trong hỗn hợp tiền<br />
xử lý sinh khối trước khi nhiệt phân cũng có<br />
thể góp phần tăng CEC của đất. Do đó, lượng<br />
đáng kể cation amoni trong đất được giữ lại, từ<br />
đó giải phóng dần dần, cung cấp cho cây trồng.<br />
KẾT LUẬN<br />
Than sinh học có ý nghĩa quan trọng trong<br />
việc bổ sung chất hữu cơ vào đất, do có chứa<br />
hàm lượng các bon khoảng 55,3%. Sinh khối<br />
rơm, trấu, tre, gỗ được trộn với hỗn hợp đất<br />
sét, vôi, tro và phân trâu giúp tăng hàm lượng<br />
khoáng chất và hoạt tính sinh hóa cho than<br />
sinh học đồng thời tận dụng được các nguồn<br />
nguyên liệu tự nhiên làm phân bón. Than sinh<br />
học có thể bón trực tiếp vào đất hoặc phối<br />
trộn với phân chuồng ủ 45-60 ngày cho hoai<br />
mục. Sau 1 năm đầu tiên bón than sinh học,<br />
hàm lượng chất hữu cơ trong đất đã tăng lên<br />
62,5%. Than sinh học ủ với phân chuồng đã<br />
phát huy đặc tính hấp phụ tốt đối với các<br />
thành phần khoáng chất như sắt và amoni,<br />
nhờ đó vừa giúp giữa lại chất dinh dưỡng<br />
trong đất vừa giảm độc sắt trong đất lúa. Sau<br />
thời gian thí nghiệm, đất có than sinh học có<br />
hàm lượng chất hữu cơ, N-NH4+ cao hơn so<br />
với các công thức khác. Trong các giai đoạn<br />
phát triển của lúa, than sinh học và phân hữu<br />
cơ đầu vào có vai trò quan trọng trong việc<br />
hấp thụ ion sắt, tạo các liên kết hữu cơ<br />
khoáng bền vững, giúp giảm độc tính của sắt<br />
(II) đối với rễ lúa.<br />
<br />
118(04): 191 - 196<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Mai Lan Anh, T., & Joseph, S., (2012), “Đánh<br />
giá chất lượng than sinh học sản xuất từ một số<br />
loại vật liệu hữu cơ phổ biến ở Miền Bắc Việt<br />
Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐH Thái<br />
Nguyên, 53, 3–7.<br />
[2]. Dung, N. H., Thien, T. C., Hong, N. V., Loc,<br />
N. T., Minh, D. V., Thau, T. D., Son, T. T.,<br />
(1999), “Impact of agro-chemical use on<br />
productivity and health in Vietnam”, Economy<br />
and environment program for Southeast Asia<br />
(EEPSEA).<br />
[3]. Bueno, C. S., & Lafarge, T., (2009), “Higher<br />
crop performance of rice hybrids than of elite<br />
inbreds in the tropics: 1. Hybrids accumulate more<br />
biomass during each phenological phase”, Field<br />
Crops Research, 112, (2), 229-237.<br />
[4]. FAOSTAT, (2013), “Land resources<br />
database”, On line at http://faostat.org (Accessed<br />
December 2011)<br />
[5]. International Rice Research Institute (b).<br />
Saving water: Alternate wetting and drying.online<br />
at: http://www.knowledgebank.irri.org [Accessed<br />
April 2013].<br />
[6]. Joseph, S., & Mai, L. A., (2012), "North<br />
Vietnam Villagers Develop Strategies to Help<br />
Combat Global Warming and Improve Household<br />
Health"; Results of First 18 months Of Village<br />
Biochar<br />
Program",<br />
http://www.biocharinternational.org/sites/default/files/Evaluation_of_<br />
CARE_Vietnam_<br />
Biochar_final.pdf<br />
[7]. Joshep, S., & Lehmann, J., (2009), "Biochar<br />
for Environmental Management. Science And<br />
Technology". Earthscan Publishers Ltd.<br />
[8]. Kögel-knabner, I., Amelung, W., Cao, Z.,<br />
Fiedler, S., Frenzel, P., Jahn, R., … Schloter, M.,<br />
(2010),"Biogeochemistry<br />
of<br />
paddy<br />
soils"Geoderma, 157, (1-2), 1–14.<br />
[9]. Smith, C. J., & Patrick Jr, W. H.,<br />
(1983),“Nitrous oxide emission as affected by<br />
alternate anaerobic and aerobic conditions from<br />
soil suspensions enriched with ammonium<br />
sulfate”,Soil Biology and Biochemistry, 15, (6),<br />
693-697.<br />
<br />
195<br />
<br />