Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DIỄN TIẾN ĐIỀU TRỊ<br />
BỆNH SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN<br />
Đoàn Văn Lâm*, Đinh Thế Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Vài năm gần đây, bệnh sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) ở người lớn gặp nhiều hơn, điều trị<br />
cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu được tiến hành trên nhóm bệnh nhân này.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến điều trị; đồng thời so sánh sự<br />
khác biệt giữa hai nhóm có tái sốc và không tái sốc ở bệnh nhân người lớn sốc SXH-D.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hồi cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định sốc SXH-D nhập<br />
vào Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Người Lớn (HSCCNL), Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ) từ tháng 06/2010 đến<br />
tháng 06/2011.<br />
Kết quả: Chúng tôi chọn được 76 trường hợp sốc SXH-D đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu này. Bệnh xảy ra<br />
chủ yếu ở người trẻ, ≤ 30 tuổi. Tỷ lệ tái sốc cao hơn trước đây (27,6%), và thường xảy ra sau giờ 12. Các biến<br />
chứng nặng khác kèm theo trong 25% bệnh nhân, nhiều nhất là xuất huyết nặng (13,2%) và suy hô hấp (10,5%).<br />
Tiểu cầu thường giảm nặng ( 20 G/L) và rối loạn đông máu huyết tương thường gặp nhất là APTT kéo dài và<br />
fibrinogen giảm, trong khi PT ít thay đổi. Men gan tăng trong tất cả các trường hợp, đa số tăng mức độ nhẹ và<br />
trung bình. So với nhóm bệnh nhân không tái sốc, nhóm bệnh nhân tái sốc có: ngày vào sốc sớm hơn, DTHC khi<br />
vào sốc tăng cao hơn, xét nghiệm đông máu (PT, APTT và fibrinogen) thay đổi nặng hơn, men gan tăng cao hơn,<br />
protein và albumin giảm thấp hơn (tất cả p