intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lỵ do Shigella tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019 – 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lỵ do Shigella tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019 – 2021 trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lỵ do Shigella tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2021; Nhận xét kết quả điều trị của các bệnh nhân trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lỵ do Shigella tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019 – 2021

  1. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 529 - th¸ng 8 - sè CHUYÊN ĐỀ - 2023 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LỴ DO SHIGELLA TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 – 2021 Đinh Dương Tùng Anh1,2, Nguyễn Đức Thuận1, Đinh Văn Thức1,3 TÓM TẮT 24 SUMMARY Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp CLINICAL, SUBCLINICAL tính do trực khuẩn Shigella xảy ra ở đường tiêu CHARACTERISTICS AND hóa, thường gây tổn thương khu trú tại niêm mạc TREATMENT RESULTS OF đại tràng, có thể tiến triển nặng và gây tử vong. SHIGELLOSIS AT HAI PHONG Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh có sử dụng số CHILDREN'S HOSPITAL IN 2019 - 2021 liệu hồi cứu được tiến hành với mục tiêu: mô tả Bacillary dysentery is an acute bacterial đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lỵ do infection caused by Shigella bacillus occurring in Shigella tại khoa Tiêu hóa - bệnh viện Trẻ em the gastrointestinal tract, often causing localized Hải Phòng trong các năm 2019-2021 và nhận xét lesions in the colonic mucosa, which can be kết quả điều trị của các bệnh nhân này. Qua severe and fatal. A descriptive study of a series nghiên cứu 40 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân of cases using retrospective data was conducted được chẩn đoán mắc bệnh lỵ do Shigella, chúng with the aim: to describe the clinical and tôi nhận thấy bệnh chủ yếu gây ra bởi các chủng subclinical characteristics of Shigella dysentery vi khuẩn S. flexneri và S. sonnei với triệu chứng at the Department of Gastroenterology - Hai thường gặp nhất là ỉa phân nhày máu. Mót rặn và Phong Children's Hospital. Room in the years nôn chỉ gặp ở một tỉ lệ nhỏ. Bệnh chủ yếu xảy ra 2019-2021 and comment on the treatment results ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sống tại vùng ngoại thành. of these patients. Through the study of 40 Đa số bệnh nhân không có sốt, tuy nhiên vẫn có medical records of patients diagnosed with một số trường hợp trẻ mắc bệnh này bị co giật do Shigella dysentery, we found that the disease was sốt cao. Các chủng Shigella đã phân lập được mainly caused by the strains S. flexneri and S. cho thấy đã đề kháng lại nhiều loại kháng sinh sonnei with the most common symptom as trong khuyến cáo của Bộ Y tế ban hành với tỉ lệ diarrhea. Bloody stools, straining and vomiting cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây. occurred only in a small percentage. The disease Từ khóa: phân máu; sốt; trẻ em; Shigella mainly occurred in children under 5 years old living in suburban areas. Most patients did not have a fever, but some children with this disease 1 Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược Hải had convulsions due to high fever. The isolated Phòng strains of Shigella were shown to be resistant to 2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng many antibiotics listed in the recommendations 3 Bệnh viện trường Đại học Y Hải Phòng of the Ministry of Health issued with a higher Chịu trách nhiệm chính: Đinh Văn Thức rate than previous research results. Email: dvthuc@hpmu.edu.vn Keywords: bloody stools; fever; children; Ngày nhận bài: 19.4.2023 Shigella Ngày phản biện khoa học: 8.5.2023 Ngày duyệt bài: 2.6.2023 169
  2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn mục tiêu sau: cấp tính xảy ra ở đường tiêu hóa, thường gây • Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương khu trú tại niêm mạc đại tràng. của bệnh lỵ do Shigella tại Bệnh viện Trẻ em Thể điển hình cấp tính có các triệu chứng Hải Phòng trong các năm 2019-2021. như sốt, có cơn đau quặn bụng, mót rặn khi • Nhận xét kết quả điều trị của các bệnh đại tiện và đặc biệt là tiêu chảy phân có nhày nhân trên. máu. Nguyên nhân gây bệnh là trực khuẩn Shigella. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nam và nữ nhưng thường hay gặp hơn ở trẻ 2.1. Đối tượng nghiên cứu em, đặc biệt là trẻ em trong lứa tuổi mẫu Tất cả các hồ sơ bệnh án của các trường giáo, nhà trẻ. Bệnh lỵ do Shigella lây lan hợp bệnh nhân từ 1 tháng đến 15 tuổi được nhanh theo đường tiêu hóa trong các bệnh chẩn đoán mắc hội chứng lỵ do trực khuẩn tiêu chảy nhiễm khuẩn, có thể gây bùng phát Shigella và đã được điều trị tại khoa Tiêu các ổ dịch nhỏ. Trên thế giới, tỷ lệ mắc lỵ hóa – Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trực khuẩn ước tính là 164,7 triệu trường hợp (BVTEHP) từ ngày 1/1/2019 đến ngày mỗi năm, trong đó 163,2 triệu trường hợp ở 31/12/2021. các nước đang phát triển với 1,1 triệu trường 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng hợp tử vong [1]. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước nghiên cứu đang phát triển có thể lớn hơn 20 lần so với Hồ sơ bệnh án của các trẻ nhập viện và các nước phát triển. Ở Việt Nam, hàng năm được chẩn đoán là hội chứng lỵ do trực vẫn có khoảng 40 nghìn trường hợp mắc lỵ khuẩn Shigella theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trực khuẩn phải nhập viện và vẫn có trường Việt Nam với các triệu chứng của hội chứng hợp tử vong xảy ra. Do đó, bệnh lỵ trực lỵ và có kết quả nuôi cấy mẫu phân mọc vi khuẩn cho đến hiện tại vẫn là một vấn đề sức khuẩn Shigella [4]. khỏe quan trọng cần được lưu ý [2]. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh lỵ trực khuẩn cần được chẩn đoán - Các bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không nhanh, chính xác và điều trị bằng kháng sinh bao gồm dữ liệu đầy đủ để đánh giá ca bệnh. phù hợp do tính chất diễn biến cấp tính của - Hồ sơ bệnh án của trẻ có các nguyên bệnh. Việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do nhân khác của ỉa máu: polyp trực tràng, nứt bệnh có triệu chứng lâm sàng phong phú, dễ kẽ hậu môn. nhầm lẫn với các nguyên nhân khác gây tiêu 2.2. Phương pháp nghiên cứu chảy phân nhầy máu giống bệnh lỵ. Cấy 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu phân mọc Shigella là bằng chứng chắc chắn mô tả một loạt ca bệnh có sử dụng số liệu hồi nhất để chẩn đoán xác định nhưng thời gian cứu. đợi kết quả muộn và tỷ lệ thành công không 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Chọn cao, gây ảnh hưởng đến sự điều trị kịp thời. mẫu thuận tiện, cỡ mầu toàn bộ gồm tất cả số Sự nhạy cảm với kháng sinh của Shigella hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đủ tiêu thay đổi liên tục [3]. Để góp phần rút kinh chuẩn chẩn đoán trong thời gian nghiên cứu. nghiệm, nâng cao hiệu quả cho việc chẩn 2.3. Phương pháp thu thập thông tin: đoán và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn Shigella, thu thập số liệu nghiên cứu từ các bệnh án đủ 170
  3. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 529 - th¸ng 8 - sè CHUYÊN ĐỀ - 2023 tiêu chuẩn nghiên cứu được chọn theo mẫu Trường Đại học Y Dược Hải Phòng và của bệnh án đã thiết kế trước. Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Các thông tin 2.4. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý và của bệnh nhân được thu thập giấu tên, tuân phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0. thủ các nguyên tắc bảo mật và chỉ phục vụ 2.5. Đạo đức nghiên cứu cho mục tiêu nghiên cứu. Số liệu thu thập Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự mang tính chính xác, trung thực. đồng ý của Hội đồng Khoa học – Giáo dục III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua khảo sát 40 ca bệnh lỵ trực khuẩn tại khoa Tiêu hóa – BVTEHP, chúng tôi thu được một số kết quả nghiên cứu sau: Bảng 1. Một số đặc điểm chung của bệnh lỵ trực khuẩn Shigella (n=40) Tiêu chí Số ca bệnh (n) Tỷ lệ (%)
  4. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh lỵ trực khuẩn Shigella Đặc điểm Số ca bệnh (n) Tỷ lệ (%) Phân lỏng có nhầy máu 35 87,5 Mót rặn 6 15 Nôn 5 12,5 Co giật 2 5 o Không sốt (38 C - 39 C) 7 17,5 Không mất nước 33 82,5 Mất nước Có mất nước 6 15 Mất nước nặng 1 2,5 Nhận xét: triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là trẻ ỉa phân lỏng có nhầy máu. Sốt xảy ra ở 47,4% số ca bệnh, trong đó sốt cao chiếm 7/40 ca bệnh và có 2 trẻ bị co giật. Mất nước chỉ xảy ra ở 17,5% số ca bệnh. Trong đó, 100% các trường hợp nhiễm S. dysenteriae có mất nước. Bảng 0. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh lỵ trực khuẩn Shigella Chỉ số Số ca bệnh Tỷ lệ % Tăng 16 40 CRP Không tăng 24 60 Tăng 23 57,5 Bạch cầu Bình thường 16 40 Giảm 1 2,5 Tăng 30 75 Bạch cầu hạt trung tính Bình thường 3 7,5 Giảm 7 17,5 S. flexneri 18 45 S. sonnei 18 45 Kết quả phân lập vi khuẩn S. dysenteriae 3 7,5 S. boydii 1 2,5 Nhận xét: Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao chỉ gặp tỏng 57,5% ca bệnh, nhưng tỉ lệ tăng bạch cầu hạt trung tính chiếm tới 75% số bệnh nhân. CRP tăng cao ở 40% trường hợp. Cả 4 chủng vi khuẩn Shigella đều được phát hiện trong các mẫu phân của bệnh nhân, trong đó thường gặp nhất là S. flexneri và S. sonnei (cùng chiếm 45%). 172
  5. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 529 - th¸ng 8 - sè CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 4. Tính nhạy cảm của vi khuẩn Shigella theo kháng sinh đồ Nhạy cảm Trung gian Kháng Tổng Tên kháng sinh n % n % n % n % Ceftriaxone 7 43,75 1 6,25 8 50 16 100 Cefotaxime 5 31,25 3 18,75 8 50 16 100 Cefuroxime 0 0 0 0 1 100 1 100 Ampicillin 3 18,75 0 0 13 81,25 16 100 Chloramphenicol 13 86,67 1 6,67 1 6,67 15 100 Gentamycin 0 0 0 0 1 100 1 100 Ciprofloxacin 9 60 0 0 6 40 15 100 Acid nalidixic 2 14,29 1 7,14 11 78,57 14 100 Ceftazidime 10 66,67 1 6,67 4 26,67 15 100 Co-trimoxazol 1 6,25 0 0 15 93,75 16 100 Nhận xét: vi khuẩn Shigella đã cho thấy chỉ còn nhạy cảm với chloramphenicol ở một tỉ lệ cao và với ceftazidime hoặc ciprofloxacin ở một tỉ lệ tương đối thấp. Hầu hết các chủng vi khuẩn đã phân lập cho thấy tính kháng cao đối với co-trimoxazol, acid nalidixic và ampicillin. Bảng 5. Số ngày điều trị của bệnh nhân theo chủng vi khuẩn gây bệnh (n=40) Ngày điều trị Dưới 3 ngày 3-5 ngày Trên 5 ngày Chủng vi khuẩn n (%) n (%) n (%) S. dysenteriae 0 (0%) 1 (2,5%) 2 (5%) S. flexneri 1 (2,5%) 11 (27,5%) 6 (15%) S. boydii 0 (0%) 0 (0%) 1 (2,5%) S. sonnei 1 (2,5%) 16 (40%) 1 (2,5%) Tổng (Trung bình số ngày điều trị: 2 (5%) 28 (70%) 10 (25%) 4,23 ngày ± 1,67 ngày) Nhận xét: đa số các ca lỵ trực khuẩn Shigella có thời gian điều trị nội trú là 3 – 5 ngày. Tỷ lệ khỏi bệnh trong nghiên cứu này là 100%. IV. BÀN LUẬN của Lưu Thị Hồng Quyên với nhóm tuổi Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần dưới 6 tuổi chiếm chủ yếu (96,81%) [5]. Tỷ lớn bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trên 6 tháng lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh không cao tuổi (chiếm 80%); có 90% số bệnh nhân dưới (chiếm 20% so với tỷ lệ trẻ mắc bệnh trên 6 5 tuổi; nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao tháng là 80%), có thể do trẻ được nuôi dưỡng nhất là từ 6 tháng – 3 tuổi (chiếm 52,5%). chủ yếu bằng sữa mẹ và qua đó nhận được Kết quả này có sự tương đồng với kết quả các kháng thể từ mẹ, vì vậy trẻ mắc bệnh ít 173
  6. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 hơn. Tỷ lệ trẻ nam/nữ trong nghiên cứu này kết quả của Lưu Thị Hồng Quyên với là 1,1/1. So sánh với các kết quả nghiên cứu 20,63% bệnh nhân co giật do sốt [5]. Những của Lưu Thị Hồng Quyên (nam/nữ: 1,5/1); khác biệt nói trên có thể là kết quả của việc có thể thấy tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu người chăm sóc trẻ có kĩ năng xử trí và theo này ít chênh lệch hơn so với các nghiên cứu dõi trẻ bị sốt tốt hơn, hoặc cũng có thể do trên, mặc dù số trẻ nam vẫn nhiều hơn. Kết việc sử dụng kháng sinh sớm trên trẻ bệnh. quả này phù hợp với một khảo sát gần đây Chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân cho thấy trong bệnh lỵ trực khuẩn Shigella ở vào viện trong tình trạng không mất nước, trẻ em có xu hướng gặp nhiều ở trẻ nam hơn chiếm 82,5%; bệnh nhân có mất nước chiếm ở trẻ nữ [5]. Nghiên cứu này cũng cho thấy 15%; có 1 bệnh nhân mất nước nặng chiếm đa số trẻ mắc bệnh ở vùng nông thôn, chiếm 2,5%. Trong đó, 100% các trường hợp nhiễm 80% tổng số bệnh nhân. Kết quả này cao hơn S. dysenteriae có mất nước. Tỷ lệ bệnh nhân so với kết quả trong nghiên cứu của Lưu Thị không mất nước trên phù hợp với nghiên cứu Hồng Quyên (63,9%) [5]. Kết quả này phù của Lưu Thị Hồng Quyên với 87,31% bệnh hợp về mặt lý thuyết do bệnh thường gặp ở nhân không mất nước [5]. Tỷ lệ gây mất những địa phương có điều kiện vệ sinh chưa nước của S. dysenteriae cao phù hợp về mặt tốt, điều kiện kinh tế chưa cao. lý thuyết do đây là chủng có khả năng gây Khảo sát số ca mắc theo thời điểm nhập bệnh mạnh, đặc biệt là typ 1 (S. shiga) nhờ viện trong năm, chúng tôi nhận thấy số ca có ngoại độc tố. Nôn là triệu chứng không bệnh tăng cao vào các tháng 5, 6 và đặc biệt thường gặp trong lỵ trực khuẩn. Tỷ lệ bệnh cao vào tháng 12. Kết quả này cho thấy có sự nhân có phân nhầy máu là 87,5%, chỉ có khá tương đồng với kết quả của một nghiên 5/40 bệnh nhân không có triệu chứng này. cứu gần đây nhằm đánh giá về đặc điểm dịch Kết quả này cao hơn kết quả của Lưu Thị tễ học bệnh lỵ do Shigella và các yếu tố khí Hồng Quyên với tỷ lệ 73% [5]. Có thể thấy hậu liên quan ở Đài Loan trên 1926 ca bệnh, triệu chứng phân nhầy máu phổ biến trong lỵ theo đó, sự xuất hiện của bệnh lý này có liên trực khuẩn, tuy nhiên không loại trừ bệnh đối quan đáng kể với thời tiết mùa nóng và độ với những bệnh nhân không có triệu chứng ẩm tương đối ở mức 70–74% [6]. này do bệnh ở thể không điển hình. Chỉ có Tỷ lệ bệnh nhân có sốt là 47,5% cho thấy 15% bệnh nhân có triệu chứng mót rặn, trong sốt là triệu chứng hay gặp nhưng vẫn thấp đó chủ yếu là nhiễm S. sonnei, chỉ có 1 hơn so với các trường hợp không có sốt. Kết trường hợp mót rặn nhiễm S. flexneri (chiếm quả này thấp hơn so với kết quả của Lưu Thị tỷ lệ 1/18 bệnh nhân nhiễm S. flexneri). Kết Hồng Quyên với 90,47% bệnh nhân có sốt. quả này có sự khác biệt nhỏ so với kết quả Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy chỉ của Lưu Thị Hồng Quyên với 23,81% bệnh có 5% số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng co nhân có mót rặn [5]. giật, đều do sốt cao. Kết quả này thấp hơn 174
  7. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 529 - th¸ng 8 - sè CHUYÊN ĐỀ - 2023 Nghiên cứu này cho thấy đa số mọc S. kháng sinh là 60%, thấp hơn nhiều so với flexneri và S. sonnei với tỷ lệ ngang nhau là nghiên cứu của Lưu Thị Hồng Quyên với tỷ 45%, có 3 trường hợp nhiễm S. dysenteriae lệ nhạy là 79,37% [5]. Một nghiên cứu trước (chiếm 7,5%) và 1 trường hợp nhiễm S. đây cũng đã lột tả rõ sự biến động trong đặc sonnei (chiếm 2,5%). Kết quả này khác với tính kháng kháng sinh của trực khuẩn kết quả của Lưu Thị Hồng Quyên với Shigella tại Việt Nam [3], củng cố tầm quan 58,72% nhiễm S. sonnei, 1 trường hợp nhiễm trọng của việc nghiên cứu giám sát vấn đề S. dysenteriae, còn lại là S. flexneri [6]; này để có những cập nhật kịp thời trong thực nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tư với 87,1% hành điều trị bệnh. nhiễm S. sonnei, 11,8% nhiễm S. flexneri, Trong nghiên cứu này, có thể thấy chỉ số 1,1% nhiễm S. dysenteriae. Kết quả trên có viêm như CRP, số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch lẽ do sự thay đổi về không gian về thời gian cầu đa nhân trung tính tăng lên ở một lượng dẫn đến thay đổi tác nhân gây bệnh. Tuy bệnh nhân đáng kể (40% tăng CRP; 57,5% nhiên, về cơ bản những chủng gây bệnh tăng số lượng bạch cầu; 75% tăng tỷ lệ bạch chính là S. flexneri và S. sonnei với tỷ lệ thay cầu đa nhân trung tính). Kết quả này vẫn phù đổi tùy theo khu vực và thời gian. Tỷ lệ hợp về mặt lý thuyết do tình trạng nhiễm nhiễm S. dysenteriae không nhiều và rất ít khuẩn nên cơ thể sẽ có phản ứng làm tăng trường hợp nhiễm S. boydii [7]. bạch cầu và CRP. Trong số các loại kháng sinh được làm Số ngày điều trị của phần lớn bệnh nhân kháng sinh đồ thì có nhiều loại bị kháng với là trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày (chiếm tỷ lệ khá cao như: ceftriaxone kháng 50%, 70%), tỷ lệ bệnh nhân nhiễm S. flexneri điều cefotaxime kháng 50%, ampicillin kháng trị dưới 5 ngày chiếm 66,67% và tỷ lệ này ở 81,25%, acid nalidixic kháng 78,57%. Tỷ lệ nhóm nhiễm S. sonnei là 94,44%. Trung bình này không thay đổi nhiều so với kết quả số ngày điều trị này là 4,23 ± 1,672 ngày; kết nghiên cứu cũ được thực hiện tại Bệnh viện quả này tương đồng với kết quả của Lưu Thị Trẻ em Hải Phòng [5]. Tuy nhiên, những loại Hồng Quyên (4,63 ± 1,63 ngày) [5]. Kết quả thuốc này đã gia tăng tỷ lệ kháng lại nhiều điều trị này cũng phù hợp với phác đồ điều loại thuốc hiện nằm trong khuyến cáo được trị của Bộ Y tế khuyến cáo thời gian điều trị dùng để điều trị lỵ trực khuẩn [4], có thể thấy theo phác đồ là 5 ngày [4]. Co-trimoxazol gần như không có hiệu quả điều trị (tỷ lệ kháng trên 90%), các loại V. KẾT LUẬN Cephalosporin thế hệ 3 (Ceftriaxone, Bệnh lỵ trực khuẩn chủ yếu gây ra bởi Cefotaxime) đã có sự kháng thuốc mạnh. các chủng vi khuẩn S. flexneri và S. sonnei Ciprofloxacin là kháng sinh đầu tay trong với triệu chứng thường gặp nhất là ỉa phân điều trị lỵ trực khuẩn, tuy nhiên kết quả nhày máu. Mót rặn và nôn chỉ gặp ở một tỉ lệ nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhạy cảm của nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 175
  8. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 sống tại vùng ngoại thành. Đa số bệnh nhân susceptibility and clinical presentation. BMC không có sốt, tuy nhiên vẫn có một số trường Infectious Diseases, 2009. 9(1): p. 204. hợp trẻ mắc bệnh này bị co giật do sốt cao. 4. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Các chủng Shigella đã phân lập được cho một số bệnh truyền nhiễm. Ban hành kèm thấy đã đề kháng lại nhiều loại kháng sinh theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2016: trong khuyến cáo của Bộ Y tế ban hành năm Nhà xuất bản Y học. 2016 với tỉ lệ cao hơn so với kết quả nghiên 5. Lưu Thị Hồng Quyên, Đặc điểm dịch tễ cứu trước đây tại Hải Phòng. lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lỵ do Shigella tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường 1. Muzembo, B.A., et al., Shigellosis in Đại học Y Dược Hải Phòng. 2013. Southeast Asia: A systematic review and 6. Chen, C.C., C.Y. Lin, and K.T. Chen, meta-analysis. Travel Med Infect Dis, 2023. Epidemiologic features of shigellosis and 52: p. 102554. associated climatic factors in Taiwan. 2. Thompson, C.N., et al., A cohort study to Medicine (Baltimore), 2019. 98(34): p. define the age-specific incidence and risk e16928. factors of Shigella diarrhoeal infections in 7. Nguyễn Hồng Tư, Đặc điểm cận lâm sàng Vietnamese children: a study protocol. BMC và kết quả điều trị bệnh lỵ do Shigella tại Public Health, 2014. 14: p. 1289. Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam 3. Vinh, H., et al., A changing picture of Cuba Đồng Hới năm 2019. Tạp chí Nghiên shigellosis in southern Vietnam: shifting cứu và Thực hành Nhi khoa, 2020. 4(5). species dominance, antimicrobial 176
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2