intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh xuất huyết não - màng não ở trẻ em 1-6 tháng tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2015

Chia sẻ: ViBandar2711 ViBandar2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu 35 bệnh nhi được chẩn đoán là xuất huyết não - màng não điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2015. Các tác giả thu được những kết quả sau: 1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng của XHNMN ở trẻ em từ 1 đến 6 tháng tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh xuất huyết não - màng não ở trẻ em 1-6 tháng tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2015

  1. phần nghiên cứu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO - MÀNG NÃO Ở TRẺ EM 1-6 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2015 Nguyễn Thị Ngọc Yến*, Đinh Dương Tùng Anh**, Đinh Văn Thức**, Nguyễn Thị Phương** *Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng, * *Đại học Y Dược Hải Phòng; TÓM TẮT Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu 35 bệnh nhi được chẩn đoán là xuất huyết não - màng não điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2015. Các tác giả thu được những kết quả sau: 1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng của XHNMN ở trẻ em từ 1 đến 6 tháng tuổi * Đặc điểm dịch tễ học: Trẻ nam bị XHNMN cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 2,18/1, nhiều ở nhóm 1 – 2 tháng tuổi, trung bình 52,5 ± 7,5 ngày tuổi. Bệnh nhi ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị. Bệnh gặp ở 100% trẻ không được tiêm phòng vitamin K sau sinh. * Lâm sàng: Đa số bệnh nhi vào viện trong vòng 2 ngày đầu của bệnh, trung bình 2,2 ± 1,38 ngày. Triệu chứng thần kinh hay gặp: quấy khóc, bỏ bú, co giật, nôn. Triệu chứng da xanh niêm mạc nhợt gặp với tỷ lệ cao 97,14%. Xuất huyết chủ yếu ở dưới da. * Cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu hemoglobin giảm vừa và nặng. Tiểu cầu bình thường. Thời gian đông máu kéo dài. 100% bệnh nhi có tỷ lệ prothrombin giảm. Các trường hợp chọc dò DNT: 100% đều có máu để không đông và làm xét nghiệm tế bào đều có nhiều hồng cầu trong dịch não tủy. Chụp CT. Scanner sọ não: xuất huyết trong nhu mô não hay gặp nhất. 2. Kết quả điều trị * Về biện pháp điều trị: Tất cả các bệnh nhi đều được truyền máu, chủ yếu truyền 1 lần chiếm 60%. Đa số bệnh nhi đều được tiêm vitamin K 5mg/kg/ngày trong 3 ngày. Chống phù não bằng manitol với tỷ lệ 71,43%. * Kết quả điều trị: Số bệnh nhi nặng xin về 51,43%, khỏi 17,14% và số chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương 31,43%. ABSTRACT CLINICAL SUB-CLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS OF TREATMENT OF CEREBRAL HEMORRHAGE IN CHILDREN IN 1-6 MONTHS IN Hai Phong children Hospital in 2015 A retrospective study of 35 pediatric patients diagnosed with meningocardial haemorrhage treated at Haiphong Children’s Hospital in 2015. The authors obtained the following results: 1. Clinical, subclinical characteristics of hemorrhagic meningitis in children from 1 to 6 months of age: - Epidemiological characteristics: The prevalence of male sex is higher than that of females, with a male / female ratio was 2.18 /1, most of patients were 1 to 2 months, mean: 52.5 ± 7.5 days. Children in rural areas more than in urban areas. The disease is found in 100% of children not receiving postpartum vitamin K injections. - Clinical: Most patients go to hospital within the first 2 days of the disease, averaging 2.2 ± 1.38 days. Common neurological symptoms: crying, no breastfeeding, convulsions, vomiting. The symptoms of pale skin with pearly mucus are high with 97.14%. Hemorrhage is mainly under the skin. Clinical: Analysis of hemoglobin formulations moderate and severe reduction. Normal platelets. Nhận bài: 19-7-2017; Thẩm định: 4-8-2017 Người chịu trách nhiệm chính: Đinh Văn Thức Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 67
  2. tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 Long duration of blood coagulation. 100% of children with prothrombin rate decreased. Cases of DNT: 100% are bloody to freeze and tested for red blood cells in CSF. CT scanner: brain hemorrhage in the most common brain parenchyma. 2. Treatment results * Regarding treatment: All patients have blood transfusions, mainly for 1 time, occupying 60%. Most pediatric patients are given vitamin K 5mg / kg / day for 3 days. Anti-cerebral edema with manitol at 71.43%. * Results: The rate of serious illness is 51.43%, rate of patients hospitalized was 17.14%, proportion of patients who have to refer to the National Hospital of Pediatrics is 31.43%. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ huyết tiêu hóa, chảy máu lâu cầm nơi tiêm. Có thể có rối loạn hô hấp: có cơn ngừng thở, suy hô hấp. Xuất huyết não - màng não (XHNMN) có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào và là bệnh có tỷ lệ mác * Tiêu chuẩn xét nghiệm: bệnh cao. Tỷ lệ mắc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao - Chọc dò dịch não tủy (DNT): là xét nghiệm có hơn trẻ lớn, ở hai nhóm này xuất huyết não chủ giá trị quyết định chẩn đoán: Màu sắc DNT: có máu yếu là do thiếu vitamin K tự phát là chủ yếu. Ở Việt để quá 30 phút không đông, có thể có màu hồng, đỏ Nam, để rút kinh nghiệm cho công tác phòng, hay vàng tùy theo lượng máu trong DNT, và bệnh chẩn đoán và điều trị bệnh XHNMN, chúng tôi tiến nhi đến sớm hay muộn, áp lực tăng, xét nghiệm hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: protein tăng. Tế bào DNT: có nhiều hồng cầu. 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận - Hoặc chụp CT. Scanner sọ não có hình ảnh lâm sàng của XHNMN ở trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi điều XHNMN hoặc siêu âm có hình ảnh XHNMN. trị tại BVTE Hải Phòng từ 1/1/2015 - 31/12/2015. - Công thức máu: Hồng cầu giảm còn dưới 2. Nhận xét kết quả điều trị của các bệnh nhi trên. 3T/L, Hb và hematocrit cũng giảm nhiều. - Thời gian đông máu kéo dài. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các trường hợp siêu âm có hình ảnh XHNMN. 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Gồm các bệnh nhi từ 28 ngày tuổi tới 6 tháng - Áp dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu tuổi được chẩn đoán XHNM vào điều trị tại BVTE mô tả một loạt case bệnh. Hải Phòng từ tháng 1 năm 2015 đến hết 31 tháng - Cỡ mẫu và cách chọn: Gồm 35 bệnh nhi 1 - 12 năm 2015. 6 tháng tuổi được chẩn đoán XHNMN điều trị tại Tiêu chuẩn để chẩn đoán XHNMN ở trẻ nhỏ BVTE Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu. bao gồm: - Xử lý kết quả theo phương pháp thống kê y * Tiêu chuẩn về lâm sàng: Bệnh xảy ra cấp tính: học SPSS 16. Có các triệu chứng não, màng não: khóc thét, bỏ bú, nôn, thóp phồng, li bì, co giật, hôn mê. Thiếu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU máu cấp: da xanh, niêm mạc nhợt. Biểu hiện xuất 3.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng huyết: xuất huyết dưới da, bầm, tụ máu, xuất của XHNMN Bảng 1. Phân bố bệnh nhi vào viện theo tuổi Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % 1-
  3. phần nghiên cứu Bảng 2. Phân bố bệnh nhi vào viện theo giới STT Giới tính Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 Nam 24 68,57 2 Nữ 11 31,43 Nhận xét: Số bệnh nhi nam được chẩn đoán XHNMN vào viện điều trị chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ = 2,18/1. Bảng 3. Phân bố bệnh nhi vào theo địa dư Địa dư Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % Nội thành 9 25,71 Ngoại thành 26 74,29 Nhận xét: Trẻ mắc bệnh ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị. Bảng 4. Phân bố theo thời gian từ khi bệnh tới khi vào viện STT Số ngày Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % Trung bình 1 1 19 54,29 2 2 12 34,29 3 4 1 2,86 2,2 ± 1,38 4 8 2 5,7 5 14 1 2,86 Nhận xét: Bệnh nhi tới viện chủ yếu vào ngày thứ nhất tới ngày thứ hai của bệnh. Bảng 5. Các triệu chứng trước khi tới viện Triệu chứng n Tỷ lệ % Bỏ bú 19 54,29 Li bì 13 37,14 Ỉa chảy 3 8,57 Nôn 15 42,86 Co giật 15 42,86 Quấy khóc 20 57,14 Sốt 14 40 Hôn mê 1 2,86 Xuất huyết dưới da 1 2,86 Nhận xét: Các triệu chứng sớm trước vào viện là chủ yếu là quấy khóc, nôn và bỏ bú, co giật. Bảng 6. Triệu chứng thần kinh cơ năng khi vào viện STT Triệu chứng Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 Bỏ bú 9 25,71 2 Li bì 24 68,57 3 Hôn mê 9 25,71 4 Co giật 16 45,71 Nhận xét: Trong số các triệu chứng thần kinh cơ năng khi vào viện, triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là tình trạng li bì của trẻ. 69
  4. tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 Bảng 7. Triệu chứng thần kinh thực thể STT Triệu chứng Số bệnh nhi (n = 35 ) Tỷ lệ % 1 Liệt thần kinh khu trú 1 2,86 2 Cứng gáy 4 11,43 3 Kernig 3 8,57 4 Vạch màng não 2 5,71 5 Thóp phồng 21 60 6 Tăng trương lực cơ 9 25,71 7 Giãn đồng tử 10 28,57 8 Giảm phản xạ 8 22,86 Nhận xét: Trong các triệu chứng thần kinh thực thể khi vào viện, triệu chứng thóp phồng hay gặp nhất. Bảng 8. Biểu hiện da niêm mạc STT Triệu chứng Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 Da xanh, niêm mạc nhợt 34 97,14 2 Vàng da 1 2,86 Nhận xét: Triệu chứng da xanh niêm mạc nhợt xuất hiện sớm và chiếm đa số. Bảng 9. Biểu hiện xuất huyết ở các cơ quan khác STT Triệu chứng Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 XH dưới da nơi tiêm chích 1 2,86 2 XH dưới da tự phát 3 8,57 3 XH khoang miệng 1 2,86 4 Đại tiện phân máu 1 2,86 5 Tổng số 6 17,14 Nhận xét: Ngoài XH não, trẻ đa số bị xuất huyết dưới da tự phát. Bảng 10. Các rối loạn chức năng quan trọng STT Rối loạn chức năng Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 Nhiệt độ > 37oC 14 40 2 Nhiệt độ < 36 C o 3 8,57 3 Thở nhanh 12 34,29 4 Thở chậm 4 11,43 5 Nhịp tim nhanh 20 57,14 Nhận xét: Trong các RLCN quan trọng khám thấy khi trẻ vào viện, nhịp tim nhanh chiếm tỷ lệ cao nhất. Bảng 11. Xét nghiệm dịch não tủy STT Xét nghiệm Số bệnh nhi (n = 12) Tỷ lệ % 1 Chọc dò tủy sống có máu để không đông 12 100 2 Hồng cầu trong DNT nhiều 12 100 Protein trong DNT (n = 12) < 50 mg % 2 16,67 3 50 - 100 mg % 1 8,33 100 - 150 mg % 1 8,33 > 150 mg % 8 66,67 Nhận xét: Các bệnh nhi được chọc DNT đều thấy có máu không đông, xét nghiệm thấy nhiều tế bào hồng cầu. protein trong DNT > 150mg% chiếm tỷ lệ cao. 70
  5. phần nghiên cứu Bảng 12. CT Scanner sọ não STT Vị trí xuất huyết Số bệnh nhi (n = 23) Tỷ lệ % 1 Dưới màng cứng 1 4,35 2 Dưới màng nhện 3 13,04 3 Trong nhu mô não 9 39,13 4 Dưới màng cứng và màng nhện 2 8,7 5 Dưới màng nhện và nhu mô 7 30,43 6 Dưới màng nhện, màng cứng, và nhu mô 1 4,35 Nhận xét: Trong số 23 trẻ chụp CT. Scanner sọ não, thấy chủ yếu xuất huyết trong nhu mô đơn thuần. Bảng 13. Xét nghiệm hồng cầu, hemoglobin trong máu ngoại vi STT HB Số bệnh nhi Tỷ lệ % 1 > 110 1 2,86 2 110 - 91 4 11,43 3 90 - 61 25 71,43 97,14 4 ≤ 60 5 14,28 5 Tổng số 35 100 Nhận xét: 97,14% bệnh nhi vào viện có tình trạng thiếu máu, chủ yếu ở mức độ vừa. Bảng 14. Các xét nghiệm khác STT Xét nghiệm Số bệnh nhi Tỷ lệ % Thời gian máu chảy (n = 18) 1 2 - 6 phút 18 100 > 6 phút 0 Thời gian máu đông (n = 18) 5,56 2 2 - 8 phút 1 94,44 > 8 phút 17 Siêu âm qua thóp có tổn thương XHNMN 3 5 62,5 (n = 8) Nhận xét: Số bệnh nhi có thời gian đông máu kéo dài chiếm tỷ lệ cao. Bảng 15. Tỷ lệ prothrombin STT Prothrombin Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % 1 Giảm 35 100 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhi có tỷ lệ prothrombin giảm. Bảng 16. Số lượng tiểu cầu Tiểu cầu Số bệnh nhi Tỷ lệ % ≥ 150 G/L 35 100 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhi có số lượng tiểu cầu bình thường. 71
  6. tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 3.2. Kết quả điều trị Bảng 17. Điều trị truyền máu Số lần truyền máu Số bệnh nhi Tỷ lệ % Số bệnh nhi được truyền máu 35 100 Truyền 1 lần 21 60 Truyền 2 lần 8 22,85 Truyền 3 lần 5 14,29 Truyền 4 lần 1 2,86 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhi được truyền máu, chủ yếu được truyền 1 lần. Bảng 18. Điều trị nguyên nhân   Số bệnh nhi Tỷ lệ % Số bệnh nhi được tiêm vitamin K 35 100 Tiêm 1 ngày 1 2,86 Tiêm 2 ngày 2 5,71 Tiêm 3 ngày 32 91,43 Nhận xét: Tất cả bệnh nhi đều được tiêm vitamin K 5mg/kg/ngày trong 3 ngày (trừ 3 bệnh nhân tiêm 1 và 2 ngày do gia đình xin về sớm). Bảng 19. Điều trị chống phù não và chống co giật, an thần Thuốc Số bệnh nhi Tỷ lệ % Manitol 25 71,43 Chống co giật, an thần (Midazolam, phenobarbital) 16 45,71 Nhận xét: Đa số các bệnh nhi được điều trị chống phù não bằng manitol, chống co giật bằng phenobarbital. Bảng 20. Phương pháp điều trị Phương pháp điều trị Số bệnh nhi (n = 35) Tỷ lệ % Mổ (vị trí): Dưới màng cứng 5 14,28 17,14 Ngoài màng cứng 1 2,86 Nội khoa đơn thuần 29 82,86 Nhận xét: Số bệnh nhi được phẫu thuật 17,14%, chủ yếu phẫu thuật lấy máu tụ dưới màng cứng. Bảng 21. Kết quả điều trị Kết quả Số bệnh nhi Tỷ lệ % Khỏi 6 17,14 Nặng xin về 18 51,43 Chuyển nhi trung ương 11 31,43 Nhận xét: Bệnh nhi nặng xin về và chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương chiếm tỷ lệ cao. 4. BÀN LUẬN trong số các bệnh nhi XHNMN vào viện điều trị, nam giới chiếm tỷ lệ cao 68,57%, nữ 31,43%, tỷ lệ 4.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng nam/nữ = 2,18/1. của bệnh * Về tuổi vào viện: Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ 1 - 2 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ tháng tuổi, chiếm tới 71,43%, trung bình 52 ± 7,5 * Về giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng 72
  7. phần nghiên cứu lứa tuổi 1 - 2 tháng chiếm 86,2%. Trong nghiên nghiên cứu chúng tôi thấy, nhịp tim nhanh là rối cứu của De´siree´ và CS cũng thấy tuổi mắc trung loạn chức năng hay gặp chiếm 57,14%. Đây có thể bình của bệnh nhi điều trị là 47 ngày tuổi. do sự đáp ứng của cơ thể với tình trạng thiếu máu. * Phân bố bệnh theo địa dư: Kết quả nghiên 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhi ở nông thôn chiếm * Về chọc dịch não tủy: Có 12 trường hợp được 74,29% cao hơn ở thành phố (25,71%) gần 3 lần. chọc dịch não tủy 100% đều có máu để không * Phân bố bệnh theo thời gian kể từ khi bị đông và làm xét nghiệm tế bào có nhiều hồng bệnh: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh cầu trong dịch não tủy. Đây là tiêu chuẩn quan nhi được đưa vào viện ngày thứ nhất tới ngày trọng để chẩn đoán xác định XHNMN. thứ 2 của bệnh, trung bình là 2,2 ± 1,38 ngày. * Về số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi: Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhi có thiếu Nguyễn Văn Thắng trung bình 2,4 ± 2,04 ngày. máu chiếm tới 97,14%. Trong đó, thiếu máu mức XHNMN là một bệnh cấp tính, không có thời gian vừa chiếm 71,43%, mức nặng chiếm 14,28%. ủ bệnh, bệnh nhi cần được đưa ngay tới viện khi Tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn có các triệu chứng của bệnh. Để thực hiện điều đó Thắng thiếu máu 93,7%, thiếu máu vừa 50,3%, người chăm sóc trẻ cần có kiến thức về XHNMN. thiếu máu nặng 43,4%. Chứng tỏ rằng, mức độ 4.1.2. Các triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhanh và nhiều gây ra diễn biến cấp * Các triệu chứng sớm của XHNMN: Kết quả tính của bệnh, nhanh chóng đưa tới tình trạng nghiên cứu cho thấy, các triệu chứng sớm hay gặp: sốc giảm thể tích tuần hoàn. Đặc biệt máu chảy quấy khóc 57,14%, bỏ bú 54,29%, nôn 42,86%, co trong não gây chèn ép nhu mô não ảnh hưởng giật 42,86%. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn nặng nề tới chức năng sinh tồn của trẻ. Biến đổi Văn Thắng những triệu chứng trước khi nhập viện: nhanh chóng tình trạng toàn thân của trẻ. quấy khóc 52,53%, bỏ bú 74,9%, nôn 67%, co giật * Về rối loạn đông máu: Có 17 ca bệnh chiếm 39,2%, không có sự khác biệt nhiều. tới 94,44% trường hợp có thời gian đông máu * Các triệu chứng khi vào viện: Triệu chứng cơ kéo dài. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu năng có tỷ lệ cao li bì 68,57% và co giật 45,71%. của Nguyễn Văn Thắng 68%. Tỷ lệ prothrombin Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng [8] cho thấy giảm chiếm 100%. li bì chiếm 85,5%, co giật 51,8%. Nghiên cứu của * Chụp CT.Scanner sọ não và siêu âm: Kết quả Nguyễn Văn Thắng thấy triệu chứng li bì chiếm nghiên cứu, khi chụp CT. Scanner sọ não thấy 78,5%. Trong các triệu chứng thần kinh, hôn mê XHNMN đa dạng, gặp ở nhiều vị trí: XH trong nhu là dấu hiệu không thường gặp nhưng khi có thì mô, DMC, DMN... Trong đó, xuất huyết trong nhu tiên lượng nặng. Trong nghiên cứu này, những trẻ mô não hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 39,13% khá sát bị hôn mê đều rất nặng xin về. với kết quả nghiên cứu của De´siree´ Y là 38%, gần Thóp phồng là triệu chứng thực thể hay gặp giống với kết quả của Nguyễn Văn Thắng 48,7%. nhất trong nghiên cứu, chiếm 60% số bệnh nhi Vị trí xuất huyết dưới nhện chiếm 13,4%, vị trí XH vào viện. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn dưới màng cứng trong nghiên cứu gặp 4,35%, tỷ Thắng thấy có 91,3% bệnh nhi có triệu chứng lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Ozdemir MA thóp phồng. Như vậy, thăm khám thóp trẻ nhỏ là và cộng sự tỷ lệ XH DMC 28%. Tuy nhiên, nghiên việc rất cần thiết. Thóp phồng là biểu hiện của các cứu của Nguyễn Văn Thắng XH dưới nhện 90,1% bệnh lý có gây tổn thương ở não, màng não. Các và XH dưới màng cứng 77,6%. Còn trong nghiên triệu chứng thần kinh khác: tăng trương lực cơ cứu của Yilmaz C và CS XH DMC gặp với tỷ lệ cao 25,71%, giãn đồng tử gặp 28,57% bệnh nhi cao nhất 50%. Như vậy, XHNMN đa dạng gặp ở nhiều hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn vị trí, không có sự đặc trưng về vị trí. Thắng giãn đồng tử 4,6%. Siêu âm não qua thóp làm ở 8 bệnh nhi và ghi * Biểu hiện thiếu máu: Dấu hiệu da xanh niêm nhận 5 trường hợp có tổn thương. mạc nhợt gặp ở đa số bệnh nhi với tỷ lệ 97,14%. 4.2. Kết quả điều trị bệnh XHNMN Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu * Truyền máu tươi cùng nhóm: 100% bệnh nhi của Nguyễn Văn Thắng da xanh 97,9%. được truyền máu, phần lớn bệnh nhi được truyền * Rối loạn chức năng các cơ quan khác: Qua máu 1 lần chiếm 60%, truyền 2 lần chiếm 22,85%, 73
  8. tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 3 lần chiếm 14,29% và 4 lần chiếm 2,86%. Việc nhi có tỷ lệ prothrombin giảm. Các trường hợp truyền máu không chỉ bù lại khối hồng đã mất mà chọc dò DNT: 100% đều có máu để không đông còn bổ sung yếu tố đông máu giúp cho cầm máu và làm xét nghiệm tế bào đều có nhiều hồng cầu của bệnh nhi. Những trường hợp phải truyền 2 lần trong dịch não tủy. Chụp CT. Scanner sọ não: xuất trở lên do sau truyền lần 1 vẫn còn triệu chứng: da huyết trong nhu mô não hay gặp nhất. xanh hơn, niêm mạc nhợt, tình trạng bệnh không 5.2. Kết quả điều trị cải thiện, co giật hôn mê, xét nghiệm công thức * Về biện pháp điều trị: Tất cả các bệnh nhi máu số lượng hồng cầu và hemoglobin còn thấp. đều được truyền máu, chủ yếu truyền 1 lần chiếm * Điều trị nguyên nhân:100% bệnh nhi được 60%. Đa số bệnh nhi đều được tiêm vitamin K tiêm vitamin K 5mg/kg/ngày trong 3 ngày (trừ 5mg/kg/ngày trong 3 ngày. Chống phù não bằng 3 bệnh nhi gia đình xin về sớm). Nghiên cứu của manitol với tỷ lệ 71,43%. Nguyễn Văn Thắng [8] thấy rằng 89,5% trường hợp có tỷ lệ prothrombin giảm khi vào viện và * Kết quả điều trị: Số bệnh nhi nặng xin về 93% bệnh nhi có tỷ lệ prothrombin bình thường 51,43%, khỏi 17,14% và số chuyển Bệnh viện Nhi sau tiêm vitamin K. Trung ương 31,43%. * Điều trị chống phù não và chống co giật: Kết TÀI LIỆU THAM KHẢO quả nghiên cứu thấy có 71,43% bệnh nhi được dùng manitol, có 45,71% bệnh nhi được sử dụng 1. Phạm Nhật An và Ninh Thị Ứng (2000), “Xuất an thần, thuốc chống co giật. Kết quả này cao huyết não - màng não trẻ em”, Bài giảng nhi khoa hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng tỷ tập 2, NXB Y học, tr 263 - 273. lệ dùng manitol 43,2%, tỷ lệ dùng thuốc an thần 2. Đỗ Ngọc Diệp (2015), “Nghiên cứu thực trạng và chống co giật 62,5%. và một số yếu tố liên quan giảm tỷ lệ prothrombin * Kết quả điều trị: Theo kết quả nghiên cứu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”, Sở số bệnh nhi tử vong - nặng xin về 51,43%, sống khoa học và công nghệ. Dost.hanoi.gov.vn 17,14% và số chuyển bệnh viện nhi trung ương 3. Đỗ Thanh Hương và CS (2007), “Một số đặc 31,43%. Trong nghiên cứu của Yilmaz C và CS tỷ điểm dịch tễ của bệnh chảy máu trong sọ trẻ em lệ tử vong gặp khá cao 33%. Còn kết quả nghiên từ sơ sinh đến tuổi 15”, tại Bệnh viện Nhi trung cứu của Nguyễn Văn Thắng số tử vong 14,7%, ương, tạp chí Nghiên cứu Y học, Bộ Y tế - Trường sống 85,3%. đại học Y Hà Nội, Tập 47, số 1, tr. 82 - 87. 5. KẾT LUẬN 4. Nguyễn Văn Thắng và Thành Ngọc Minh (1997), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng XHNMN Từ kết quả của nghiên cứu trên, cho phép ở trẻ nhỏ từ 30 ngày - 6 tháng do giảm phức hợp chúng tôi rút ra một số kết luận sau: prothrombin tại Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em”, Kỷ 5.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng yếu công trình nghiên cứu khoa học - Trường Đại của XHNMN ở trẻ em từ 1 đến 6 tháng tuổi học Y Hà Nội, tập 1, tr 52 - 56. * Đặc điểm dịch tễ học: Trẻ nam bị XHNMN cao 5. Hà Thị Tư, Thái Quí, Đoàn Vấn (1975), hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 2,18/1, nhiều ở nhóm 1 - 2 “Nguyên nhân xuất huyết não - màng não muộn tháng tuổi, trung bình 52,5 ± 7,5 ngày tuổi. Bệnh nhi ở trẻ dưới 1 tuổi”, Y học Việt Nam số 1, tr. 29 - 36. ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị. Bệnh gặp ở 100% 6. De´siree´ Y, Visser, Nicolas J, Jansen, trẻ không được tiêm phòng vitamin K sau sinh. Marloes, M LiLand, Tom J de Koning and Peter * Lâm sàng: Đa số bệnh nhi vào viện trong M, Van Hasselt (2011), “Intracranial bleeding due vòng 2 ngày đầu của bệnh, trung bình 2,2 ± 1,38 to vitamin K deficiency: advantage of using a ngày. Triệu chứng thần kinh hay gặp: quấy khóc, pediatric intensive careregistry”, Intensive Care bỏ bú, co giật, nôn. Triệu chứng da xanh niêm Med.37 (6) 1014 - 1020. mạc nhợt gặp với tỷ lệ cao 97,14%. Xuất huyết 7. Dharmendra J Nimavat, MD, FAAP (2016), chủ yếu ở dưới da. “Haemorrhage disease of new born”, Associate * Cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu Professor of clinical Pediatrics, Department of hemoglobin giảm vừa và nặng. Tiểu cầu bình Pediatrics, Division of Neonatology, Southern thường. Thời gian đông máu kéo dài. 100% bệnh Illinois University School of Medicine. 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2