ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ IMMUNOGLOBULIN TRÊN BỆNH NHÂN<br />
TAY CHÂN MIỆNG NẶNG TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Chế Thanh Đoan*, Trần Thị Việt*, Đổ Châu Việt*, Trần Thị Thuý*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) và bước đầu đánh giá kết quả của IG trong<br />
những trường hợp TCM nặng tại khoa Nhiễm Nhi đồng II.<br />
Phương pháp: Hồi cứu, tất cả các trường hợp TCM nặng được điều trị Immunoglobulin (IG) tại khoa<br />
nhiễm BV Nhi đồng 2, sẽ được thu thập các đặc điểm LS, CLS và bước đầu đánh giá kết quả điều trị IG.<br />
Kết quả: Từ 10/ 2007 đến tháng 06/2008 có 27 trẻ TCM nặng được điều trị IG tại khoa Nhiễm BV Nhi<br />
Đồng II, lứa tuổi gặp nhiều nhất < 3 tuổi (85,2%), triệu chứng được ghi nhận đầu tiên của bệnh là sốt (88,9%);<br />
Giật mình (96,2%), rung giật cơ (76,9%), sang thương da dạng hồng ban (88,9%) là những dấu hiệu gặp nhiều<br />
nhất. Biến chứng thường xảy ra trong vòng 5 ngày đầu của bệnh(92,6%) nhất là ngày 2 – 3; Các dấu hiệu mạch<br />
nhanh(96,3%), thở nhanh (77,8%), HA tăng (70,4%) được ghi nhận. CLS cho thấy BC máu tăng, CRP bình<br />
thường; Dịch não tủy thường gặp BC tăng, sinh hóa bình thường. Điều trị IG làm cải thiện các triệu chứng LS<br />
và CLS.<br />
Kết luận: TCM nặng thường gặp ở trẻ < 3 tuổi, với triệu sốt cao, giật mình. Biến chứng thường xảy ra<br />
trong 5 ngày đầu của bệnh với biểu hiện hay gặp là mạch nhanh, thở nhanh, HA tăng. Điều trị IG kịp thời giúp<br />
cải thiện bệnh, tuy nhiên cần một nghiên cứu sâu hơn để kiểm chứng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICALS FEATURES, LABORATORY FINDINGS AND EFFECTIVENESS OF IVIG<br />
IN CHILDREN WITH SEVERE HAND – FOOTH – MOUTH DISEASE AT DEPARTMENT<br />
OF INFECTIUOS DISEASES, CHILDREN’S HOSPITAL No 2<br />
<br />
Che Thanh Doan, Tran Thi Viet, Do Chau Viet, Tran Thi Thuy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 24 – 30<br />
Objective: To describe clinical features and laboratory findings and to preliminarily assess the results of<br />
IVIG in children with severe hand – footh – mouth disease (HFMD).<br />
Methods: Case series, all of severe HFMD children who were received IVIG in the infected department of No<br />
2 CHILDREN HOSPITAL.<br />
Results: From October 2007 to June 2008, 27 patients with severe HFMD were received IVIG at the<br />
Department of Infectious Diseseases, Children’s Hospital No2. Most of them were under 3 years old (85.2%). The<br />
first symtom was high fever (88.9%). The most common signs were startle reflex (96.2%), myoclonus jerk<br />
(76.9%) and erythematous maculopapular rash on the hands an the feet (88.9%). Complications appeared 1 – 5<br />
days (mostly 2-3 days) after onset of the disease with tachypnea (77.8%), tachycardia (96.3%) and hypertension<br />
(70.4%). IVIG improved outcome of the disease.<br />
Conclusion: Severe HFMD often occures in patients under 3 years old with high fever, startle reflex and<br />
myoclonus jerk. Complications occures 1 – 5 days after onset the disease with tachypnea, tachycardia,<br />
hypertension. IVIG improved outcome of the disease, However, clinical trials are needed to confirm the evidence.<br />
đầu ở nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương,<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
với tỉ lệ mắc và biến chứng cao, tử vong nhanh<br />
Bệnh Tay Chân Miệng (TCM) ở trẻ em<br />
nếu vào suy tuần hoàn hô hấp. Bệnh đã gây<br />
đang là vấn đề sức khỏe gây quan tâm hàng<br />
trên 4 trận dịch lớn: Bungary (1975 - 44 ca tử<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
vong) Hungary (1978 - 47 ca tử vong),<br />
Malaysia(1997 - 47 ca tử vong) và hiện gây<br />
dịch ở Trung Quốc. Ở nước ta, trong 3 năm trở<br />
lại đây bệnh xuất hiện tại Miền Nam Việt Nam<br />
với số lượng mắc ngày càng cao và là nguyên<br />
nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh<br />
truyền nhiễm ở trẻ em. Tại BV Nhi đồng 2 số<br />
bệnh nhân đến khám và nhập viện tăng dần<br />
theo từng năm; 2006 (Điều trị ngoại trú: 3079,<br />
điều trị nội trú: 550), 2007 (Điều trị ngoại trú:<br />
6343, điều trị nội trú: 2043), quí 1/ 2008 (Điều<br />
trị ngoại trú: 2021, điều trị nội trú: 517).<br />
Việc phát hiện sớm quản lý theo giai đoạn<br />
bệnh và sử dụng Immunoglobuline (IG) truyền<br />
tĩnh mạch góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ở Đài<br />
loan. Bộ y tế Việt nam cũng đã đưa<br />
Immunoglobuline vào phác đồ điều trị. Tuy<br />
nhiên giá thành của Immunoglobuline khá cao,<br />
chỉ định muộn không hiệu quả, ngược lại lạm<br />
dụng, gây tốn kém cho nhân dân và nhà nước.<br />
Tay chân miệng, được nghiên cứu rất ít ở<br />
nước ta, Còn trên thế giới, cũng chưa nhiều, vấn<br />
đề sử dụng Immunoglobuline còn nhiều bàn cải,<br />
các tác giả Đài loan sử dụng chủ yếu theo kinh<br />
nghiệm, chưa thấy công trình nghiên cứu nào<br />
đánh giá hiệu quả trên lâm sàng cũng như chưa<br />
có thử nghiệm lâm sàng.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác<br />
định đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS)<br />
và bước đầu đánh giá kết quả của IG trong<br />
những trường hợp TCM nặng tại khoa Nhiễm<br />
Nhi đồng II. Kết quả này sẽ giúp cung cấp các<br />
dữ liệu cơ bản về bệnh TCM nặng và giúp định<br />
hướng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu – mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng và phương pháp<br />
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán TCM bằng<br />
lâm sàng và cận lâm sàng, có biến chứng, được<br />
chỉ định truyền IG tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng<br />
2, từ 10/ 2007 đến 06/ 2008.<br />
Tất cả hồ sơ bệnh án đáp ứng tiêu chí chọn,<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
được thu thập theo bệnh án mẫu. Xử lý số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS 11.5.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ tháng 10/07 đến tháng 6/08 có 27 trẻ nhập<br />
khoa nhiễm được chẩn đóan là tay chân miệng<br />
có điều trị bằng IG.<br />
<br />
Đặc tính dân số nghiên cứu<br />
Bảng 1: Phân bố theo địa phương<br />
Địa phương<br />
Thành thị<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
21<br />
<br />
77,8<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
6<br />
<br />
22,2<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
27<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhi ở TP HCM chiếm 77,8%, ở các tỉnh<br />
lân cận 22,2%<br />
Bảng 2: Phân bố theo giới<br />
Tỷ lệ %<br />
63<br />
<br />
Tỉ lệ nam/ nữ<br />
<br />
10<br />
<br />
37<br />
<br />
1,7/1<br />
<br />
27<br />
<br />
100<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
17<br />
<br />
Phân bố theo giới, tỉ lệ nam / nữ: 1,7/1, theo y<br />
văn bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. cũng tương<br />
tự như nghiên cứu của các tác giả khác trong và<br />
ngoài nước (2,3,6).<br />
Bảng 3: Phân bố theo tuổi:<br />
Tuổi<br />
< 1 tuổi<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
4<br />
<br />
14,8<br />
<br />
1 – 3 tuổi<br />
<br />
19<br />
<br />
70,4<br />
<br />
3 – 5 tuổi<br />
<br />
3<br />
<br />
11,1<br />
<br />
> 5 tuổi<br />
<br />
1<br />
<br />
3,7<br />
<br />
Lứa tuổi gặp nhiều nhất < 3 tuổi chiếm<br />
85,2%. Theo y văn, TCM gặp chủ yếu ở trẻ < 5<br />
tuổi, nhất là ở trẻ < 3 tuổi. Một số nghiên cứu ở<br />
Đài loan cho thấy trẻ < 3 tuổi có nguy cơ biến<br />
chứng cao hơn (2,3).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Triệu chứng đầu tiên của bệnh:<br />
Bảng 4: Triệu chứng đầu tiên của bệnh<br />
Triệu chứng<br />
Sốt<br />
Hồng ban, bóng nước<br />
Yếu chân<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
24<br />
2<br />
1<br />
27<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
88,9<br />
7,4<br />
3,7<br />
100,0<br />
<br />
Sốt là triệu chứng đầu tiên và thường được<br />
ghi nhận nhất của bệnh (88,9%). Kết quả này<br />
cũng tương tự như tác giả Trương Thị Chiết<br />
Ngự(6), hầu hết triệu chứng đầu tiên được người<br />
nhà ghi nhận là sốt. Theo các tác giả Đài loan thì<br />
TCM không biến chứng thường không sốt, hoặc<br />
sốt nhẹ, những trường hợp sốt cao thường liên<br />
quan đến biến chứng (2,3). Do những bệnh nhi<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng,<br />
nên triệu chứng sốt gặp trong đa số trường hợp.<br />
<br />
Triệu chứng khiến cha mẹ đưa trẻ khám tại<br />
bệnh viện<br />
Bảng 5: Triệu chứng khiến cha mẹ đưa trẻ khám tại<br />
bệnh viện<br />
Triệu chứng<br />
Sốt<br />
Giật mình<br />
Hồng ban, mụn nước<br />
Run chi<br />
Đi loạng choạng<br />
Khóc thét<br />
Ói<br />
Sốt ói<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
11<br />
6<br />
3<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
27<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
40,7<br />
22,2<br />
11,1<br />
11,1<br />
3,7<br />
3,7<br />
3,7<br />
3,7<br />
100,0<br />
<br />
Trẻ được người nhà đưa đến bệnh viện vì lý<br />
do sốt vẫn là triệu chứng chiếm đa số (40,7%) kế<br />
đến là giật mình (22,2%)<br />
Giật mình là triệu chứng thứ 2 sau sốt được<br />
người nhà ghi nhận và đưa nhập viện, cũng<br />
tương tự nghiên cứu của Trương Thị Chiết Ngự<br />
(6). Giật mình là một trong các triệu chứng<br />
thường gặp trong bệnh lý TCM theo nghiên cứu<br />
của các tác giả Đài loan(4).<br />
Bảng 6: Ngày nhập viện kể từ khi phát bệnh<br />
Ngày thứ<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
2<br />
13<br />
7<br />
3<br />
2<br />
27<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
7,4<br />
48,1<br />
25,9<br />
11,1<br />
7,4<br />
100,0<br />
<br />
Trẻ nhập viện thường ngày thứ 2 của bệnh,<br />
sớm nhất 1 ngày, dài nhất là 5 ngày, ngày thứ<br />
nhất đến ngày thứ 4 chiếm (92,6%). Điều này<br />
cũng phù hợp y văn, và các nghiên cứu khác, các<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
trường hợp biến chứng của TCM thường xảy ra<br />
từ ngày 2 – 5 của bệnh(2,3,6).<br />
<br />
Các triệu chứng và dấu hiệu được theo dõi<br />
trong quá trình nhập viện<br />
Bảng 7: Các triệu chứng trong quá trình nhập viện<br />
Triệu chứng<br />
<br />
N<br />
<br />
có<br />
Số ca<br />
<br />
không<br />
% Số ca %<br />
<br />
Tính<br />
chất<br />
<br />
Sốt (NĐ)<br />
27<br />
26 96,3 1 3,7<br />
Loét miệng,<br />
24<br />
17 70,8 7 29,2<br />
Hồng ban<br />
27<br />
24 88,9 3 11,1<br />
Mụn nước, bóng nước 26<br />
22 84,6 4 15,4<br />
Ho<br />
25<br />
1<br />
4,0 24 96,0<br />
Oi<br />
26<br />
5<br />
19,2 21 80,8<br />
Giật mình,<br />
27<br />
25 92,6 2 7,4<br />
Rung giật cơ<br />
26<br />
20 76,9 6 23,1<br />
Yếu chi<br />
27<br />
2<br />
7,4 25 92,6<br />
Liệt dây sọ<br />
27<br />
2<br />
7,4 25 92,6<br />
Rl tri giác<br />
27<br />
2<br />
7,4 25 92,6<br />
Hoảng hốt, chới với<br />
27<br />
8<br />
29,6 19 70,4<br />
* T cao nhất: 41°C, TB: 39,8+0,4 Số ngày sốt: 4→12<br />
<br />
Dấu hiệu sốt, chiếm cao nhất (96,3%). Hồng<br />
ban (88,9%), mụn nước - bóng nước (84,6%) rung<br />
giật cơ (76,9%) các trường hợp.<br />
Trong quá trình nhập viện, theo nghiên cứu<br />
của chúng tôi, sốt là đấu hiệu gặp nhiều nhất<br />
chiếm (96,3%), nhiệt độ cao nhất 41°C thấp nhất<br />
38,8°C và trung bình 39,8 ± 0,4. số ngày sốt trung<br />
bình khỏang 6 ngày (6,7± 1,9) ngày. Kết quả này<br />
cũng tương tự tác giả Trương Thị Chiết Ngự, ghi<br />
nhận hầu hết các trường hợp TCM có biến<br />
chứng đều có sốt và sốt trên 39°C có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm không biến chứng(6). Điều<br />
này cũng tương tự các tác giả nước ngoài, Chang<br />
và cộng sự cũng ghi nhận, sốt trên 39°C và kéo<br />
dài trên 3 ngày có ý nghĩa tiên lượng biến chứng<br />
thần kinh(3,6). Sốt cao và kéo dài có lẽ do đáp ứng<br />
viêm mạnh với việc phóng thích quá mức các<br />
cytokin một số ít là do tổn thương thần kinh TƯ<br />
liên quan đến trung tâm điều nhiệt trong các<br />
trường hợp tổn thương thân não nặng.<br />
Giật mình được ghi nhận 25 trường hợp<br />
(92,6%), rung giật cơ ghi nhận 20/26 trường hợp<br />
(76,9%), điều này được ghi nhận tương tự trong<br />
các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, theo<br />
LY chang và cộng sự: rung giật cơ gặp trong<br />
<br />
3<br />
<br />
bệnh cảnh tổn viêm màng não vô trùng và viêm<br />
não do EV71(3). Theo Hsiao – Kuo - Lu rung giật<br />
cơ có liên quan với tác nhân EV71(4). Giật mình<br />
và rung giật cơ là do kích thích từ vỏ não, thân<br />
não, tiểu não và tủy sống trong bệnh lý do EV71.<br />
<br />
Tính chất phát ban/ mụn nước ở da<br />
Bảng 8: Tính chất phát ban/mụn nước ở da<br />
Vị trí<br />
<br />
Mặt<br />
Thân mình<br />
Tay/ khuỷu<br />
Lòng bàn tay<br />
Lòng bàn chân<br />
<br />
N<br />
<br />
Biểu hiện<br />
Hồng ban<br />
Mụn nước<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
14<br />
15<br />
<br />
3,7<br />
7,4<br />
3,7<br />
56,0<br />
57,6<br />
<br />
11<br />
11<br />
<br />
44,0<br />
42,3<br />
<br />
27<br />
27<br />
27<br />
25<br />
26<br />
<br />
Chủ yếu phát ban được ghi nhận là hồng<br />
ban nhiều hơn bóng nước.<br />
Vị trí chiếm tỷ lệ cao nhất là lòng bàn chân<br />
(96,3%) (hồng ban 57,6% mụn nước 42,3%)<br />
cũng như lòng bàn tay 92,6% (hồng ban 56%<br />
mụn nước 44%). Theo Peter C. McMinn, trẻ<br />
nhiễm EV71 thường biểu hiện sang thương da<br />
hồng ban, còn Coxackie sang thương dạng<br />
bóng nước(5). Do bệnh nhi bị TCM trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là nặng có khả năng<br />
bị nhiễm EV 71 nhiều hơn nên tỉ lệ hồng ban<br />
nhiều hơn bóng nước.<br />
<br />
Biến chứng của bệnh<br />
Bảng 9: Biến chứng của bệnh TCM<br />
Biến chứng<br />
<br />
N<br />
<br />
- Viêm não<br />
Viêm<br />
màng não<br />
Thần<br />
kinh<br />
- Liệt mềm cấp<br />
- Viêm não tủy<br />
Hô hấp<br />
- Thở nhanh<br />
- Tim nhanh<br />
Tuần<br />
- Tăng huyết áp<br />
hoàn<br />
- Sốc.<br />
<br />
27<br />
27<br />
27<br />
27<br />
27<br />
27<br />
27<br />
27<br />
<br />
có<br />
không<br />
Tần Tỉ lệ Tần<br />
Tỉ lệ %<br />
số<br />
%<br />
số<br />
2<br />
7,4 25<br />
92,6<br />
11 40,7 16<br />
59,3<br />
2<br />
7,4 25<br />
92,6<br />
1<br />
3,7 26<br />
96,3<br />
21 77,8 6<br />
22,2<br />
26 96,3 1<br />
3,7<br />
19 70,4 8<br />
29,6<br />
2<br />
7,4 25<br />
92,6<br />
<br />
Trong các trường hợp ghi nhận có biến<br />
chứng thần kinh thì viêm màng não hay gặp<br />
nhất (chiếm 40,7 %), cũng tương tự như các tác<br />
giả trong và ngoài nước khác(2,3,6)<br />
Nhịp tim nhanh (96,3%), thở nhanh (77,8),<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
tăng HA (70,4%) được ghi nhận. Các dấu hiệu<br />
này biểu hiện rối loạn hệ thần kinh tự động,<br />
chúng được tạo nên bởi vai trò của đáp ứng<br />
viêm của cytokin, do phóng thích quá mức các<br />
catecholamin, cũng như tác động trực tiếp đến<br />
trung tâm tuần hoàn, hô hấp ở thân não(2,3,7).<br />
<br />
Phân độ bệnh (theo phác đồ Bộ Y Tế)<br />
Bảng 10: Phân độ bệnh theo phác đồ Bộ y tế:<br />
Tần số<br />
6<br />
19<br />
2<br />
27<br />
<br />
Độ<br />
2<br />
3<br />
4<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
22,2<br />
70,4<br />
7,4<br />
100,0<br />
<br />
Trong những bệnh nhân bị TCM nặng được<br />
điều trị IG tại Khoa Nhiễm BV chúng tôi, chủ<br />
yếu là độ III (70,4%). Có 2 trường hợp độ 4, bệnh<br />
nhân đã vào trụy mạch.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Huyết đồ: Lúc nhập viện<br />
Bảng 11: Công thức máu lúc nhập viện<br />
Huyết cầu<br />
Bạch cầu (BC)/ml<br />
<br />
Thấp<br />
nhất<br />
6 420<br />
<br />
Cao nhất Trung bình + SD<br />
<br />
Tiểu cầu (TC)/ml 12 3000<br />
<br />
27 800<br />
<br />
13 309±5 209<br />
<br />
532 000<br />
<br />
343 625±108 925<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, huyết đồ<br />
lúc nhập viện, cho thấy có sự tăng bạch cầu, và<br />
tiểu cầu trường hợp bệnh nhi có BC tăng cao<br />
nhất là 27 800/ml, TC cao nhất là 532 000/ml.<br />
Theo nghiên cứu của Trương Thị Chiết Ngự: Số<br />
lượng BC trung bình 126 000/ml, số lượng TC<br />
trung bình là 327 000/ml(6). Khác với bệnh cảnh<br />
nhiễm siêu vi khác, trong TCM bạch cầu bình<br />
thường hoặc tăng, theo nghiên cứu của tác giả<br />
nước ngoài, BC tăng là yếu tố nguy cơ biến<br />
chứng suy tuần hoàn hô hấp(2,3,7).<br />
<br />
Sinh hóa<br />
Thực hiện lúc nhập viện<br />
Bảng 12: Sinh hóa những trẻ bị TCM<br />
N<br />
<br />
TB ± SD<br />
<br />
CRP/máu<br />
<br />
24<br />
<br />
7±8,9<br />
<br />
SGOT/SGPT<br />
<br />
11<br />
<br />
38±8,5/ 25,4±5,6<br />
<br />
Ure/Creatinin<br />
<br />
10<br />
<br />
Đạm máu<br />
Đường máu<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
0,2±0,05/ 5,1±0,7<br />
78<br />
86<br />
<br />
Trong 24 trường hợp được xét nghiệm CRP<br />
cho giá trị TB là 7 mg/l. các xét nghiệm về chức<br />
năng gan, thận đều bình thường, thể hiện của<br />
bệnh cảnh nhiễm siêu vi trong bệnh cảnh TCM.<br />
Phù hợp với y văn.<br />
<br />
Dịch não tủy<br />
Bảng 13: Dịch não tủy những trẻ bị TCM<br />
Tế bào: Số lượng (tỉ lệ % N)<br />
<br />
N<br />
15<br />
<br />
142±113(12±7)<br />
<br />
Sinh hóa:- Đạm (g/l)<br />
<br />
15<br />
<br />
0,15±0,06<br />
<br />
-Đường/ ĐH (mg%)<br />
-Lactate (mmol/l)<br />
<br />
GIÁ TRỊ<br />
<br />
0,6±0,13<br />
1,5±0,4<br />
<br />
Trong 15 trẻ được chọc dịch não tủy 11 trẻ<br />
biểu hiện của bệnh cảnh viêm màng não siêu vi:<br />
chủ yếu tăng BC đơn nhân, cao nhất là 384<br />
tb/mm3; đạm, đường DNT bình thường.<br />
<br />
Điều trị Immunoglobulin<br />
Ngày chỉ định Immunoglobulin<br />
Bảng 14: Ngày chỉ định Immunoglobulin<br />
Ngày<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số ca<br />
5<br />
13<br />
3<br />
5<br />
1<br />
27<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
18,5<br />
48,1<br />
11,1<br />
18,5<br />
3,7<br />
100<br />
<br />
Ngày chỉ định IG nhiều nhất là ngày 3 của<br />
bệnh (48,1%)<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
việc chỉ định IG đa số vào ngày thứ 2 - 5 của<br />
bệnh (96,3%), theo y văn biến chứng thường xảy<br />
ra trong vòng 5 ngày đầu, nhất là ngày 2 – 3 của<br />
bệnh. Theo tác giả Trương Thị Chiết Ngự, biến<br />
chứng thần kinh, tuần hoàn thường xảy ra từ<br />
ngày 2 – 4 của sốt(6). Theo Chang(3) thì biến chứng<br />
của bệnh thường xảy ra trong vòng 5 ngày đầu<br />
của bệnh. Trong một nghiên cứu khác Chang và<br />
cộng sự cho thấy suy tuần hoàn hô hấp xuất hiện<br />
sau khởi bệnh từ 1 – 3 ngày(2)<br />
<br />
Những thay đổi sau khi điều trị<br />
Immunoglobulin (bảng 9)<br />
Mạch giảm có ý nghĩa thống kê sau 1 liều<br />
IVIG (p = 0,000024) còn sau liều 2 (p=0,00000).<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nhiệt độ sau điều trị IG nhưng không có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,08).<br />
Nhịp thở giảm sau 2 liều có ý nghĩa<br />
(P=0,0007).<br />
Huyết áp tâm thu và tâm trương đều giảm<br />
nhưng chỉ huyết áp tâm trương là có ý nghĩa (p =<br />
0,001).<br />
Bảng 15: So sánh những thay đổi trước và sau điều<br />
trị IG<br />
Sau Đt IG trong vòng 1 giờ<br />
Trước<br />
Đt IG<br />
Liều 1<br />
Liều 2<br />
(TB±<br />
± SD) TB±<br />
p<br />
p<br />
± SD<br />
TB±<br />
± SD<br />
0,00002<br />
Mạch (l/ph) 168 ±13 152 ±11<br />
142 ± 13 0,000<br />
4<br />
Biến số<br />
<br />
Nhiệt (độ C)<br />
<br />
38,7 ± 38,6 ±<br />
0,7<br />
0,7<br />
50 ± 15 42 ± 15<br />
<br />
0,6<br />
<br />
38,2 ±<br />
0,08<br />
0,5<br />
36 ± 12 0,0007<br />
<br />
Thở (l/ph)<br />
0,14<br />
HA T.Thu<br />
115 ± 15 110 ± 12 0,2<br />
105 ± 9 0,09<br />
(mmHg)<br />
HA Tâm<br />
trương<br />
73 ± 9 68 ± 8,7 0,057<br />
65 ± 7 0,001<br />
(mmHg)<br />
BC máu (số 13309 ±<br />
p=0,0003<br />
8289 ± 5677<br />
tb/ml)<br />
5209<br />
TC máu (số 343625 ±<br />
p=0,4<br />
320200 ± 94345<br />
tb/ml)<br />
108925<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận giật mình nhiều trước<br />
khi điều trị IG 85,2% (23/27) còn sau điều trị IG<br />
giật mình và rung giật cơ giảm rõ rệt ở tất cả 23<br />
trường hợp<br />
Đa số các trường hợp tri giác đều ghi nhận<br />
tỉnh táo tuy nhiên có 3 trường hợp ghi nhận ngủ<br />
gà, tiếp xúc chậm hay li bì sau đó tri giác cải<br />
thiện tốt. Có 1 trường hợp sau 2 liều IG điểm<br />
Glasgow ghi nhận 7 điểm sau đó biểu hiện di<br />
chứng não nặng.<br />
Về huyết đồ: Trước khi điều trị IG, BC máu<br />
tăng, trung bình 13 309/ml, cao nhất là 27,800/ml,<br />
theo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài<br />
nước thì BC tăng là yếu tố tiên lượng nặng(2,3).<br />
Tác giả Trương Thị Chiết Ngự cũng ghi nhận<br />
những trường hợp biến chứng thì tiểu cầu<br />
tăng(6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy bạch cầu và tiểu cầu đều giảm sau điều trị<br />
IG nhưng chỉ có BC là có ý nghĩa thống kê<br />
Vấn đề nghiên cứu hiệu quả của IVIG trên<br />
lâm sàng còn rất hiếm, chưa có một thử nghiệm<br />
<br />
5<br />
<br />