Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ 1-2 tháng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2016 đến 12/2016 và nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ 1-2 tháng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016
- tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ 1 - 2 THÁNG TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2016 Trần Thị Thắm, Hoàng Ngọc Anh, Trần Thị Trang Trường Đại học Y Dược Hải Phòng TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2016 đến 12/2016 và nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên. Đối tượng: 323 bệnh nhi từ 1 tới 2 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016. Phương pháp: Mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 43.43 ngày. Bệnh gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (trẻ nam: 56 %), tỉ lệ nam/nữ là 1.3:1. Tỉ lệ bệnh nhi nhập viện cao nhất vào mùa đông (37,5%), lí do vào viện thường gặp nhất là ho (76,5%). Triệu chứng thở nhanh (84,8%), rút lõm lồng ngực (84,2%), ran ẩm (86,1%), suy hô hấp (7,7%). Hình ảnh tổn thương trên phim Xquang phổi: nốt mờ tập trung hai rốn phổi (33,1%), nốt mờ rải rác hai trường phổi (27,6%), xẹp phổi (0,9%). CRP huyết thanh: tăng (21,4%). Số lượng bạch cầu: tăng (27,2%), giảm (1%), bạch cầu đa nhân trung tính tăng (13,3%), giảm (31,6%). Kết quả điều trị: thời gian điều trị trung bình là 10.27 ngày, kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với nhóm aminosid là phác đồ thường được sử dụng nhất (40,9%), đặc biệt là cefoperazone và aminoglycosid (22,3%). Phần lớn bệnh nhi không phải đổi kháng sinh (64,2%), đổi kháng sinh một lần (26%). Hầu hết bệnh nhi không có biến chứng (94,1%), suy hô hấp (5%), Kết quả khỏi (96,9%), không có bệnh nhi nào tử vong. Kết luận: Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Bệnh gặp ở trẻ nam nhiều trẻ nữ, trẻ nhập viện đông nhất vào mùa đông. Lí do vào viện thường gặp nhất là ho, các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm, ít bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp. Hình ảnh tổn thương thường gặp trên phim Xquang là nốt mờ rải rác hai trường phổi, nốt mờ tâp trung hai rốn phổi. Có sự thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi ở nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính. CRP huyết thanh đa số trong giới hạn bình thường. Về kết quả điều trị: thời gian điều trị trung bình là 10,27 ngày, kháng sinh được dùng nhiều nhất là cefoperazone (cephalosporin thế hệ 3) phối hợp với gentamycin (aminoglycosid), phần lớn bệnh nhân không phải đổi kháng sinh. Hầu hết bệnh nhi không có biến chứng và khỏi bệnh, không có bệnh nhi nào tử vong. Từ khóa: viêm phổi, trẻ em. ABSTRACT CLINICAL, LABORATORY FEATURES AND TREATMENT RESULT OF PNEUMONIA IN INFANTS AGED 1 - 2 MONTHS IN RESPIRATORY DEPARTMENT IN HAI PHONG’S CHILDREN HOSPITAL IN 2016 Tham Tran Thi , Ngoc Anh Hoang, Trang Tran Thi Objectives: To describe the clinical and laboratory characteristics of pneumonia in infants aged 1 – 2 months in Respiratory Department in Haiphong Children’s Hospital from January to December in 2016 and remark on treatment results of patients reported above. Subject: 323 infants aged 1 – 2 months diagnosed with pneumonia and treated in Respiratory department in Haiphong Children’s Hospital. Methode: Case Nhận bài: 17-7-2017; Thẩm định: 1-8-2017 Người chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Thắm Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 96
- phần nghiên cứu series study. Results: Clinical, laboratory features: The average age of patients was 43.43 days. The incidence in male was higher than in female (male: 56%), the male/female ratio was 1.3:1. The highest rate of hospitalization was in the winter months (37.5%). The most common reason for hospitalization was cough (76.5%). The presence of tachypnea (84.8%), chest indrawing (84.2%), coarse crackles (86.1%), respiratory distress was rarely reported (7.7%). Chest X ray result: perihilar infiltrates (33.1%), patchy infiltrates through both lungs (27.6%), lung collapse (0.9%). CRP concentration: increased (21.4%). White blood cell count: increased (27.2%), decreased (1%). Change in number of leukocytes: increased (13.3%), decreased (31.6). Treatment results: the average time of hospitalization was 10.27 days, the combination of a third generation cephalosporin with an aminogycoside antibiotics was the most commonly used therapy (40.9%), of which cefoperazone and gentamycin made up the highest rate. Times of antibiotics change: no change (64.2%), once (26%), twice (7.4%). Complications: non-complicated (94.4%), respiratory distress (5%). Outcome: recovery (96.9%), none of patients died in hospital. Conclusions: Clinical, laboratory features: The incidence in male was higher than in female, the highest rate of hospitalization was in the winter months, the most common reason for hospitalization was cough, the common menifestations: tachypnea, chest indrawing, coarse crackles. Chest X ray results: perihilar infiltrates, patchy infiltrates through both lungs. There were changes in white blood cell count, especially leukocytes. Most of patients had a normal CRP concentration. Treatment results: the average time of hospitalization was 10.27 days, the combination antibiotics therapy of cefoperazone (the third generation cephalosporin) and gentamycin (aminoglycoside) was the most common choice, most of patients did not need antibiotics change and recovered from pneumonia without any complications, none of patients died in hospital. Keywords: Pneumonia, children. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ sẽ góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị viêm phổi, một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Viêm phổi là một trong những những bệnh thường gặp ở trẻ em, với tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU vong cao. Theo TCYTTG [13], đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 2.1. Đối tượng khoảng 19% trong các nguyên nhân. Các kết quả Tất cả các bệnh nhi từ 1 tới 2 tháng tuổi được nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho rằng chẩn đoán viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng nguy cơ của bệnh chủ yếu tập trung vào đối tượng vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Trẻ em Hải trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ càng nhỏ, bệnh càng có xu Phòng từ 01/01 đến 31/12 năm 2016. hướng nặng [8]. Đặc biệt, dưới 2 tháng tuổi là giai Chẩn đoán viêm phổi dựa vào các tiêu chuẩn đoạn hệ miễn dịch của trẻ hết sức non yếu, đồng sau [1]: Ho, xuất tiết đờm dãi; nhịp thở nhanh: < 2 thời chịu ảnh hưởng của các bệnh lý sau sinh như tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/ phút; rút lõm lồng ngực; đẻ non, đẻ ngạt, bệnh bẩm sinh, cũng, do đó trẻ trường hợp nặng có thể có rối loạn nhịp thở, cơn dưới 2 tháng tuổi rất hay mắc bệnh hô hấp đặc biệt ngừng thở, suy hô hấp; nghe phổi có ran ẩm nhỏ là viêm phổi. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hạt, có thể có ran rít kèm ran ngáy; X quang phổi đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm phổi ở trẻ có nốt mờ to, nhỏ không đều tập trung hai rốn em nhưng chủ yếu là ở độ tuổi dưới 5 tuổi hoặc phổi hoặc rải rác hai bên nhu mô phổi. dưới 1 tuổi nói chung, ít có các công trình đi sâu 2.2. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu cho trẻ 1 - 2 tháng tuổi. Vậy viêm phổi Thiết kế nghiên cứu: mô tả một loạt ca bệnh ở trẻ từ 1 - 2 tháng tuổi có đặc điểm lâm sàng, cận Chọn cỡ mẫu theo phương pháp thuận tiện lâm sàng như thế nào, kết quả điều trị ra sao? Đó là những câu hỏi cần phải trả lời. Xuất phát từ thực Mỗi bệnh nhi có một bệnh án riêng trong đó tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm ghi chép đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, khu vực mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nông thôn hay thành thị, mùa vào viện. của viêm phổi ở trẻ 1 - 2 tháng tuổi vào điều trị tại - Lí do vào viện khoa Hô hấp Bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ tháng - Các triệu chứng: rút lõm lồng ngực, thở nhanh, 01/2016 đến 12/2016 và nhận xét kết quả điều trị ở nghe phổi: có thể nghe thấy ran ẩm, ran ẩm kèm ran những bệnh nhân trên. Hy vọng với kết quả thu được rít, ran ngáy hoặc không nghe thấy ran, suy hô hấp. 97
- tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 - Công thức máu Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên - X quang phổi cứu được cho phép bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y Dược Hải - Định lượng CRP Phòng. Đối tượng tham gia nghiên cứu là tình - Soi cấy dịch tị hầu và kháng sinh đồ nguyện. Thông tin về bệnh nhân được bảo mật - Chẩn đoán vào viện: viêm phổi nặng hoặc chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học. viêm phổi rất nặng. - Kháng sinh đã dùng trong quá trình nằm viện 3. Kết quả nghiên cứu - Thời gian điều trị 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng - Số lần đổi thuốc kháng sinh Tuổi trung bình của bệnh nhi trong nghiên - Biến chứng. cứu là 43.43 ngày tuổi. - Kết quả điều trị: khỏi, chuyển tuyến trên, tử vong. Giới: Bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, nam Xử lý số liệu: phần mềm thống kê y học SPSS chiếm 56%, tỉ lệ nam/nữ là 1.3:1. 22.0. Tính tỉ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, Tỉ lệ bệnh nhi nhập viện cao nhất vào mùa so sánh phân tích các tỉ lệ (test χ2). đông (37.5%). Bảng 1. Lí do vào viện của các bệnh nhi trong nghiên cứu Lí do vào viện Số bệnh nhân Tỉ lệ % Ho 247 76,4 Sốt 6 1,8 Khó thở 9 0,9 Ho và khó thở 31 9,6 Ho và sốt 31 9,6 Lí do khác 5 1,5 Tổng 323 100 Nhận xét: Trong 323 bệnh nhi nhập viện thì lí do vào viện thường gặp nhất là ho (76.5%), sốt đơn thuần chỉ gặp ở 1,8% các trường hợp. Các lý do khác như co giật, bỏ bú chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Bảng 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi trong nghiên cứu Lí do vào viện Số bệnh nhân Tỉ lệ % Rút lõm lồng ngực 272 84,2 Thở nhanh 274 84,4 Ran ẩm 278 86,1 Suy hô hấp 25 7,7 Nhận xét: Triệu chứng thở thanh gặp ở 84,8% các trường hợp, rút lõm lồng ngực gặp ở 84,2% trường hợp, khi nghe phổi thấy 86,1% trường hợp có ran ẩm đơn thuần, có 7,7% trường hợp vào viện có tình trạng suy hô hấp. Bảng 3. Hình ảnh X quang của các bệnh nhi trong nghiên cứu Xquang phổi Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%) Nhu mô phổi sáng 124 38,4 Nốt mờ rải rác hai bên 89 27,6 Nốt mờ tập trung hai rốn phổi 107 33,1 Xẹp phổi 3 0,9 Tổng 323 100,0 Nhận xét: Chụp Xquang phổi được thực hiện ở tất cả các bệnh nhi trong nghiên cứu. Tổn thương nốt mờ tập trung hai rốn phổi chiếm 33,1%, có 38,4% có hình nhu mô phổi sáng, tổn thương nốt mờ rải rác hai phổi gặp ở 89 bệnh nhi chiếm tỉ lệ 27,6%. 98
- phần nghiên cứu Bảng 4. Các xét nghiệm máu ngoại vi Các thông số Số BN Tỉ lệ % Tăng 88 27,2 Giảm 3 0,9 Bạch cầu Bình thường 232 71,8 Tổng 323 100 Tăng 43 13,3 Giảm 102 31,6 Bạch cầu đa nhân trung tính Bình thường 178 55,1 Tổng 323 100 ≥ 10 mg/L 69 21,4 CRP huyết thanh < 10 mg/L 254 78,6 Tổng 323 100 Nhận xét: Bệnh nhi có số lượng bạch cầu tăng chiếm 27,2%. Số bệnh nhi có số lượng bạch cầu giảm là 3 chiếm 0,9%. Giảm bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 31,6%. CRP huyết thanh tăng ≥ 10 mg/L chiếm 21,4%. 3.2. Kết quả điều trị Bảng 5. Các loại kháng sinh đã dùng cho bệnh nhi Kháng sinh đã dùng Số bệnh nhân ( n) Tỉ lệ (%) Ampicillin/amoxicillin+ Sulbactam 11 3,4 Cefuroxim 8 2,5 Cefoperazone 18 5,6 Cefotaxim 51 15,8 Ceftriaxone 13 4 Cefuroxim + Gentamicin/ Amikacin 12 3,7 Cefoperazone + Gentamicin/ Amikacin 72 22,3 Cefotaxim + Gentamicin/ Amikacin 47 14,6 Ceftriaxone + Gentamicin/ Amikacin 13 4 Cefoperazone + Ciprofloxacin 34 10,5 Cefotaxim + Ciprofloxacin 3 0,93 Ceftriaxone + Ciprofloxacin 3 0,93 Cefoperazone + Carbapenem 20 6,2 Cefotaxim + Carbapenem 4 1,2 Ceftriaxone + Carbapenem 5 1,5 Cefoperazone + Colistin 9 2,8 Nhận xét: Có 132 bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 (Cefoperazone, cefotaxi, ceftriaxone) kết hợp với một kháng sinh nhóm aminosid (40,9%). Trong đó, kháng sinh cefoperazone được kết hợp với nhóm aminosid nhiều nhất (22,3%). 99
- tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 Bảng 6. Biến chứng và kết quả điều trị Biến chứng và kết quả điều trị Số BN Tỉ lệ % Suy hô hấp 16 5,0 Xẹp phổi 3 0,9 Biến chứng Không có 304 94,1 Tổng 323 100 Khỏi bệnh 313 96,9 Chuyển tuyến trên 10 3,1 Kết quả điều trị Tử vong 0 0 Tổng 323 100 Nhận xét: 94,4% trường hợp không có biến chứng, 5% trường hợp có biến chứng suy hô hấp; Có 3,1% bệnh nhi phải chuyển tuyến trên, 96,9% bệnh nhi khỏi bệnh, không có bệnh nhi nào tử vong. 4. Bàn luận lõm lồng ngực gặp ở 84,2% trường hợp. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng [2] 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với tần suất triệu chứng rút lõm lồng ngực là 77,5%. Về giới: 56% số trẻ mắc viêm phổi là nam, còn 86,1% trường hợp nghe thấy ran ẩm đơn thuần, 8,4% 44% là nữ, tỉ lệ nam/nữ là 1.3/ 1. Kết quả nghiên trường hợp thấy ran ẩm kèm ran ran rít, ran ngáy. Kết cứu của chúng tôi có sự tương đương với một số quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Đào tác giả trong và ngoài nước về bệnh nhi nam mắc Minh Tuấn và CS [6] với ran ẩm nghe được ở 74% bệnh nhiều hơn nữ tuy nhiên có sự khác biệt về tỉ trường hợp, ran rít nghe được ở 63% bệnh nhi. lệ. Nguyễn Tiến Dũng [2] nghiên cứu 325 trẻ mắc Xét nghiệm công thức máu: Phần lớn bệnh nhi có viêm phổi dưới 1 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi bình thường Mai thấy tỉ lệ nam: nữ là 1,9/ 1. (71,8%), có 27,2% số bệnh nhi có tăng bạch cầu Về mùa vào viện: Tỉ lệ trẻ nhập viện cao nhất trong máu ngoại vi, có 3 bệnh nhi (chiếm 0,9% ) bị vào các tháng mùa đông (tháng 10 – tháng 12), hạ bạch cầu. Kết quả này tương tự của Nguyễn Thị chiếm 37,5%. Kết quả này của chúng tôi tương Yến và Nguyền Thị Quỳnh Hương [9] với tỉ lệ tăng đương với nghiên cứu của Đào Minh Tuấn và CS bạch cầu ở nhóm trẻ < 2 tháng là 28,2%. Có 31,9% [6], 57,3% trẻ nhập viện vào tháng 9, 10. Điều này số trẻ trong nghiên cứu có giảm bạch hạt, tăng bạch là do cơ thể trẻ chưa thích ứng tốt với điều kiện cầu hạt gặp ở 13,3% bệnh nhi. môi trường nên dễ mắc bệnh khi thay đổi thời CRP huyết thanh: 21,4% bệnh nhi có CRP tăng. tiết, khi bị nhiễm lạnh. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Đỗ Lí do vào viện: Ho là triệu chứng thường gặp Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang [3] với kết quả CRP nhất khiến bệnh nhi phải nhập viện, ho đơn tăng ở 6,3% trường hợp. Hiện nay trên thế giới thuần gặp trong 76,5% trường hợp, ho kết hợp cũng như ở Việt Nam thường dùng procalcitonin với sốt, khó thở trong 19,2% các trường hợp. Kết để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Nhưng tại quả nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của thời điểm tiến hành nghiên cứu ở Bệnh viện Trẻ Sunit Shingi [12] với cho thấy ho là lí do của 90% em Hải Phòng xét nghiệm procalcitonin chưa các trường hợp nhập viện. được đưa vào làm xét nghiệm thường quy để xác Về biểu hiện lâm sàng: Thở nhanh gặp ở 84,8% định chẩn đoán. trường hợp với tần số thở trung bình là 59,93±4,257. Xquang phổi: Nghiên cứu của chúng tôi cho Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Tiến thấy, hình ảnh tổn thương phổi trên Xquang Dũng [2] với tần suất triệu chứng thở nhanh là 88,3%. của các bệnh nhi là: có 34,8% có hình ảnh nhu Nghiên cứu của James A Taylor [10] cho thấy ở nhóm mô phổi sáng, nốt mờ rải rác hai trường phổi là tuổi 0- 5 tháng tuổi triệu chứng thở nhanh có độ 27,6%, tập trung 2 rốn phổi chiếm 33,1%, ít gặp nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 83,3% và 79,1%. Rút các biến chứng như xẹp phổi (0,9%). Nghiên cứu 100
- phần nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Nhung [4] trên 115 trẻ có chụp 5. Kết luận phim Xquang: nốt mờ rải rác 2 trường phổi là 71,3%, rốn phổi là 87%, cao hơn so với kết quả 5.1. Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nghiên cứu của chúng tôi. Về giới: nam nhiều hơn giới nữ (56% so với 44%). 4.2. Kết quả điều trị Lí do vào viện hay gặp nhất là ho chiếm 76,5%. Về thời gian điều trị: Thời gian điều trị trung Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là: thở bình trong nghiên cứu là 10,27 ± 5,304 ngày. Kết nhanh gặp ở 84,8%, rút lõm lồng ngực gặp ở quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Minh 84,2% và ran ẩm gặp ở 86,1% bệnh nhi. Tuấn và CS [7]. Theo đó, số ngày nằm viện trung bình của trẻ viêm phổi dưới 2 tháng tuổi là 18,8± Số lượng bạch cầu tăng gặp ở 27,2% các 18,9 ngày, cao nhất so với các nhóm tuổi khác. trường hợp. Về kháng sinh đã dùng: Có 132 bệnh nhi chiếm Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính giảm 40,9% được dùng phối hợp giữa một kháng sinh thấy ở 31,6% các trường hợp, tăng gặp ở 13,3% thuộc nhóm cephalosporin thế hệ III (như cefotaxim, các trường hợp. ceftriaxone, cefoperazone) với một kháng sinh CRP đa số trong giới hạn bình thường chiếm 78,6%. nhóm aminosid (như amikacin, gentamycin) trong Tổn thương thường gặp nhất trên Xquang là đó sự phối hợp giữa kháng sinh cefoperazone với nốt mờ tập trung hai rốn phổi chiếm tỉ lệ 33,1%. một aminosid là phổ biến nhất, chiếm 22,3%. Có 82 bệnh nhi (25,4%) chỉ sử dụng một lọai kháng sinh Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là: thở nhanh cephalosporin thế hệ 3, trong đó cefotaxim được gặp ở 84,8%, rút lõm lồng ngực gặp ở 84,2% và dùng nhiều hơn cả. Kết quả này của chúng tôi thấp ran ẩm gặp ở 86,1% bệnh nhi. hơn so với nghiên cứu của Trần Thanh Tú [5] có 72,4% 5.2. Kết quả điều trị bệnh nhi được sử dụng kết hợp cephalosporin thế Kháng sinh thường dùng nhất là kết hợp hệ III và aminosid, sự kết hợp giữa cephalosporin thế cephalosporin thế hệ III với kháng sinh nhóm hệ III, aminosid và nhóm carbapenem được sử dụng amnosid, chiếm tỉ lệ 40,9%, trong đó sự phối hợp ở 83 bệnh nhân chiếm 8% thấp hơn trong nghiên giữa cefoperazone với nhóm aminosid là phổ cứu của chúng tôi. biến nhất, chiếm 22,3% tổng các trường hợp điều Số lần đổi thuốc kháng sinh: Có 207 bệnh nhi trị kháng sinh. chiếm tỉ lệ 64,1% không phải đổi kháng sinh lần nào, 84 bệnh nhi (chiếm 26%) đổi thuốc một lần. Đa số bệnh nhi không phải đổi thuốc trong Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương quá trình điều trị (64,1%). với nghiên cứu của Karalanglin Tiewsoh và CS [11] Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhi cho kết quả là 113 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 56,5% trong nghiên cứu là 10,27± 5,304 ngày. phải đổi thuốc kháng sinh sau 48 giờ không có sự Kết quả điều trị: 94,4% bệnh nhi khỏi bệnh, cải thiện triệu chứng. Điều này cho thấy những không có bệnh nhi nào tử vong. bệnh nhân viêm phổi từ 1 - 2 tháng tuổi điều trị khó khăn hơn, đáp ứng với điều trị kém hơn nên Tài liệu tham khảo nhiều khi phải đổi thuốc mới cho kết quả tốt. Về biến chứng và kết quả điều trị: Có 304 bệnh 1. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn xử trí viêm phổi nhi (chiếm 94,1%) được điều trị và không có biến cộng đồng ở trẻ em. chứng, 5% bệnh nhi biến chứng suy hô hấp, 3 bệnh 2. Nguyễn Tiến Dũng (1995), Một số đặc điểm nhi chiếm 0,9% có biến chứng xẹp phổi trong quá lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị trình nằm viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, Luận án Phó tiến không có bệnh nhi nào tử vong, có 313 bệnh nhi sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội, tr.41. chiếm 96.9% khỏi bệnh. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Đào Minh Tuấn và CS [7] với tỉ lệ 3. Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Đài Trang (2013), khỏi bệnh là 94%, số trẻ tử vong là 5 trường hợp, Khảo sát kiến thức về chăm sóc của các bà mẹ có chiếm 6%. Ngày nay có nhiều loại kháng sinh tốt con bị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, nên kết quả điều trị viêm phổi rất tốt. Tạp chí y học thực hành (872), tr.16-20. 101
- tạp chí nhi khoa 2017, 10, 4 4. Lê Thị Tuyết Nhung (2004), Đặc điểm lâm sàng, quản ở trẻ dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung cận lâm sàng và dịch tễ học bệnh viêm phế quản ương, Tạp chí nghiên cứu y học, tr.142-147. phổi ở trẻ em từ 1 đến 12 tháng tuổi tại khoa Hô hấp 9. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Hương Bệnh viện Nhi Trung ương, luận văn tốt nghiệp bác (2012), Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm sĩ đa khoa, đại học Y Hà Nội, tr.32-33. phế quản phổi ở trẻ dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Nhi 5. Trần Thanh Tú (2014), Gánh nặng viêm phổi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, tr.63-65. cộng đồng ở trẻ em, Tạp chí Y học Việt Nam, số 10. James A Taylor MD, Mark Del Beccaro MD 2/2014, tr.26-29. (1995), Establishing clinically relevant standard 6. Đào Minh Tuấn (2008), Nghiên cứu nguyên for tachypnea in febrile children younger than 2 nhân, dịch tễ học, lâm sàng viêm phổi nặng ở trẻ years, Arch PediatrAdolesc Med, 149:283-287. em dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi 11. Karalanglin Tiewsoh, Raked Lodha (2009), Trung ương năm 2008, Tạp chí y học thực hành Factor determining the outcome of children Việt Nam số 730, tr.64-65. hospitalized with severe pneumonia, BMC 7. Đào Minh Tuấn (2012), Nghiên cứu căn Pediatrics, 2009, 9:15. nguyên và mức độ kháng kháng sinh của vi 12. Sunit Shinghi, Anil Dhawan (1994), Clinical khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi, Tạp chí signs of pneumonia in infants under 2 months, Y học thực hành Việt Nam, tr. 30-35. BMJ, 70: 413-417. 8. Vương Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Yến 13. UNICEF/ WHO (2009), The state of the (2012), Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm phế world’s children 2009. 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thủ tục phẫu thuật u buồng trứng theo phân loại O-RADS tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2023-2024
5 p | 8 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi thoát vị bẹn bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
5 p | 10 | 2
-
Mối liên quan giữa tăng huyết áp không trũng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
5 p | 6 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt giảm bạch cầu hạt trung tính ở bệnh nhân ung thư
8 p | 6 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới ở người cao tuổi tại Hải Phòng 2021-2023
9 p | 7 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sởi tại khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2018-2019
7 p | 12 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân tràn dịch màng phổi tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022
7 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle ở bệnh nhân chỉnh hình răng mặt tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
6 p | 8 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2022)
10 p | 4 | 1
-
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư khoang miệng giai đoạn III-IVA,B và kiểm chuẩn kế hoạch xạ trị VMAT tại Bệnh viện K
4 p | 1 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u màng não độ cao tại Bệnh viện K
5 p | 9 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ tuần 22 trở lên tại Trung tâm Sản khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 4 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sarcôm tử cung tại Bệnh viện K
5 p | 2 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 1 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp
6 p | 4 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên
4 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đuối nước tại Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn