Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - NỘI SOI CỦA NHÓM CÓ TIỀN CĂN GIA ĐÌNH<br />
UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG<br />
Nguyễn Thúy Oanh*, Quách Trọng Đức**, Lê Quang Nhân***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng và nội soi, đánh giá tỷ lệ bất thường ở người có thân nhân bị<br />
ung thư đại tràng để thấy sự cần thiết của chương trình tầm sóat.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu từ 06/2009 đến 06/2010. Đối tượng là thân<br />
nhân bệnh nhân ung thư đại-trực tràng, phát hiện tại Khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí<br />
Minh, được hỏi bệnh sử, khám và nội soi đại tràng.<br />
Kết quả: Trong 219 đối tượng nghiên cứu (123 nữ và 96 nam), tuổi trung bình 41,2 được tầm sóat bằng<br />
nội soi đại tràng: 31,5% có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu máu…. 25,1% có polyp, trong đó 4,8%<br />
đa polyp gia đình. Có 8,7% là polyp tuyến ống, 3,2 % polyp tuyến nhánh và 0,5% là polyp ung thư. Tỷ lệ polyp<br />
nghịch sản vừa là 4,1% và nghịch sản nặng là 3,2%. Còn có 7,3% ung thư đại-trực tràng, 2,3% vừa có ung thư<br />
vừa có polyp.<br />
Kết luận: Tỷ lệ thân nhân cùng bị ung thư đại-trực tràng trong gia đình khá cao 7,3%, và 2,3% vừa có<br />
ung thư vừa có polyp. Polyp ác tính và có nguy cơ ác tính từ 0,5 % đến 3,2 % mặc dù chỉ 31,5% có triệu chứng.<br />
Vì thế rất cần tầm sóat ung thư đại-trực tràng trong nhóm nguy cơ cao.<br />
Từ khóa: Tầm sóat, nguy cơ cao, đa polyp gia đình, ung thư đại trực tràng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND COLONOSCOPIC FINDINGS IN RELATIVES OF<br />
PATIENTS WITH COLORECTAL CANCER<br />
Nguyen Thuy Oanh, Quach Trong Duc, Le Quang Nhan<br />
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 26 - 30<br />
Objective: To evaluate the clinical characteristics and the colonoscopic findings in relatives of patients with<br />
CRC.<br />
Materials and methods: This is a prospective study which was conducted at HCM-UMC. Relatives of<br />
patients with CRC were consulted and then invited to join a CRC screening program using colonoscopy. Clinical<br />
characteristics, symptoms and colonoscopic findings were recorded.<br />
Results: There were 219 subjects (123 female, 96 male) with the mean age of 41.2. 31.5% of the subjects had<br />
symptoms such as abdominal pain, dyspepsia, hematochezia. There were 25.1% subjects with colorectal polyps<br />
(including 8.7% with tubular adenoma, 3.2% with villous adenoma, 4.1% with moderate dysplasia, 3.2% with<br />
severe dysplasia), 7.3% with CRC, and 2.3% with concomitant colorectal polyps and CRC.<br />
Conclusion: A high proportion of relatives of patients with CRC had advanced colorectal adenoma or<br />
already had CRC. As a consequence, a screening program should be established for this subpopulation so as to<br />
1increase the chance to detect and cure early CRC and advanced adenoma.<br />
* Bộ Môn Ngoại, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
** Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
*** Khoa Ngoại Tiêu hóa, BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Nguyễn Thúy Oanh<br />
ĐT: 0903952441<br />
Email: khoanoisoi@yahoo.com<br />
<br />
26<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Screening, high – risk, colorectal cancer, familial polyposis<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Định bệnh sớm là chìa khóa của sự thành<br />
công của việc điều trị thành công bệnh ung<br />
thư. Tầm sóat ung thư là kiểm tra quần thể<br />
người không có triệu chứng nghi ngờ một<br />
bệnh ung thư để khi điều trị sẽ hiệu quả hơn.<br />
Ung thư đại tràng là một trong những ung thư<br />
lý tưởng có khả năng điều trị được nếu chẩn<br />
đoán và điều trị ở giai đoạn còn sớm. Nghiên<br />
cứu nhằm ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng<br />
và nội soi, đánh giá triệu chứng bất thường, tỷ<br />
lệ phát hiện bệnh ở những người có thân nhân<br />
bị ung thư đại tràng để thấy được sự cần thiết<br />
của chương trình tầm sóat.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là nghiên cứu tiền cứu, thuộc chương<br />
trình tầm sóat ung thư của Khoa Nội soi Tiêu<br />
hóa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ<br />
Chí Minh. Các thân nhân bệnh nhân bị ung<br />
thư đại trực tràng phát hiện tại Khoa Nội soi<br />
bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí<br />
Minh, được hỏi bệnh sử, thăm khám và nội soi<br />
đại tràng. Các đặc điểm về lâm sàng và nội soi<br />
được ghi nhận theo mẫu bệnh án và phân tích<br />
kết quả.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 6/2009 đến tháng<br />
6/2010 chúng tôi đã nội soi đại tràng tầm sóat<br />
cho 219 bệnh nhân gồm 123 nữ (56,2%) và 96<br />
nam (43,8%) trung bình là 41,2 tuổi. Tỷ lệ soi đến<br />
manh tràng là 90,4% (198/219). Tỷ lệ chuẩn bị<br />
đại tràng sạch là 90,9% (199/219). Có 31,5%<br />
(69/219) trường hợp có triệu chứng (đau bụng,<br />
rối loạn tiêu hóa, tiêu máu…), 25,1% bị polyp,<br />
7,3% bị ung thư đại trực tràng và 2,3% vừa có<br />
ung thư vừa có polyp đại trực tràng.<br />
Bảng 1. Số người cùng bị ung thư đại-trực tràng<br />
trong gia đình<br />
Số người bị ung thư đại-trực tràng trong n<br />
%<br />
gia đình<br />
1 người<br />
203 92,7%<br />
2 người<br />
14 6,4%<br />
<br />
Số người bị ung thư đại-trực tràng trong n<br />
%<br />
gia đình<br />
3 người<br />
2<br />
0,9%<br />
Tổng cộng<br />
219 100%<br />
<br />
Bảng 2. Cấp di truyển liên hệ trong gia đình<br />
Cấp liên hệ trong gia đình<br />
Liên hệ cấp I<br />
Liên hệ cấp II<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
212<br />
7<br />
219<br />
<br />
%<br />
96,8%<br />
3,2%<br />
100%<br />
<br />
Bảng 3. Thời gian có các triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng<br />
3-6 tháng<br />
6 tháng -12 tháng<br />
>12 tháng<br />
Không triệu chứng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
9<br />
20<br />
5<br />
7<br />
25<br />
153<br />
219<br />
<br />
%<br />
4,1%<br />
9,1%<br />
2,3%<br />
3,2%<br />
11,4%<br />
69,9%<br />
100%<br />
<br />
Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng<br />
Đau bụng<br />
Tiêu chảy<br />
Táo bón<br />
Táo bón & tiêu chảy xen kẽ<br />
Tiêu máu<br />
Sụt cân<br />
Mót cầu<br />
<br />
n<br />
34<br />
18<br />
22<br />
4<br />
13<br />
8<br />
5<br />
<br />
%<br />
15,5%<br />
8,2%<br />
10%<br />
1,8%<br />
5,9%<br />
3,7%<br />
2,3%<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả nội soi đại tràng<br />
Kết quả nội soi<br />
Bình thường<br />
Viêm loét<br />
Polyp<br />
Ung thư<br />
Ung thư + polyp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
140<br />
3<br />
55<br />
16<br />
5<br />
219<br />
<br />
%<br />
63,9%<br />
1,4%<br />
25,1%<br />
7,3%<br />
2,3%<br />
100%<br />
<br />
Bảng 6. Số lượng polyp đại-trực tràng trên các bệnh<br />
nhân phát hiện có polyp<br />
Số polyp<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
8<br />
10<br />
≥ 100<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
26<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
23<br />
60<br />
<br />
%<br />
43,3%<br />
6,6%<br />
1,7%<br />
1,7%<br />
1,7%<br />
1,7%<br />
1,7%<br />
3,3%<br />
38,3%<br />
100%<br />
<br />
27<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 7. Kích thước polyp của các trường hợp phát<br />
hiện trong nghiên cứu<br />
Kích thước polyp<br />
30mm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
26<br />
11<br />
7<br />
6<br />
8<br />
2<br />
60<br />
<br />
%<br />
43,3%<br />
18,4%<br />
11,7%<br />
10%<br />
13,3%<br />
3,3%<br />
100%<br />
<br />
Bảng 7. Giải phẫu bệnh của các trường hợp polyp<br />
được cắt trọn<br />
Kết quả giải phẫu bệnh<br />
Viêm<br />
Tăng sản<br />
Tuyến ống<br />
Tuyến nhánh<br />
Ung thư<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
2<br />
11<br />
19<br />
7<br />
1<br />
40<br />
<br />
%<br />
5%<br />
27,5%<br />
47,5%<br />
17,5%<br />
2,5%<br />
100%<br />
<br />
Trong nhóm polyp tuyến ống và tuyến<br />
nhánh (26 trường hợp): 25/26 trường hợp có<br />
kèm tình trạng nghịch sản: 9 (34,6%) nghịch<br />
sản nhẹ, 9 (34,6%) nghịch sản vừa và 7 (30,8%)<br />
nghịch sản nặng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Định bệnh sớm là chìa khóa của sự thành<br />
công trong điều trị bệnh ung thư. Vì thế tầm sóat<br />
bệnh ung thư là một vấn đề rất lớn cần bàn nhất<br />
là đối với đối tượng có tiền căn gia đinh có<br />
người thân bị ung thư đại-trực tràng vì họ có<br />
nguy cơ bị bệnh này rất cao(3,13). Nghiên cứu của<br />
chúng tôi với 219 đối tượng cho thấy:<br />
- 31,5% có triệu chứng bất thường (đau<br />
bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu máu…)<br />
- 25,1% bị polyp<br />
- 7,3% bị ung thư đại-trực tràng<br />
- 2,3% vừa có ung thư vừa có polyp<br />
Những con số này là thông điệp báo động<br />
trong công tác khám và điều trị bệnh nhân hàng<br />
ngày không những của bác sĩ chuyên khoa tiêu<br />
hóa mà ngay cả vai trò của bác sĩ gia đình, bác sĩ<br />
tuyến cơ sở cũng rất quan trọng và cần thiết.<br />
Theo y học chứng cứ, ung thư đại-trực tràng rất<br />
cần tầm sóat vì là bệnh thường gặp, tỷ lệ khỏi<br />
<br />
28<br />
<br />
bệnh rất cao, trên 90% nếu bệnh được phát hiện<br />
ở giai đoạn tiền ung như polyp, chỉ cần cắt<br />
polyp là ngăn ngừa được ung thư đại tràng-trực<br />
tràng. Tuy nhiên dùng xét nghiệm nào để tầm<br />
sóat thì còn nhiều bàn cãi và tùy tình trạng sức<br />
khỏe của bệnh nhân và phương tiện có sẵn ở cơ<br />
sở y tế. Trong tình huống thực tế bệnh viện Việt<br />
Nam, chúng tôi nhận thấy nội soi đại tràng là<br />
phương pháp tầm sóat hợp lý nhất. Có 2 nhóm<br />
đối tượng nguy cơ cao cần nên tầm sóat:<br />
- Người có thân nhân liên hệ cấp I như<br />
cha mẹ, anh em, đã bị ung thư đại tràng-trực<br />
tràng trước tuổi 45, dễ bị ung thư gấp 10 lần<br />
người thường.<br />
- Người có hơn 2 người thân thế hệ 1 bị ung<br />
thư, dễ bị ung thư gấp 6 lần người thường.<br />
Về polyp<br />
Qua tầm sóat 219 đối tượng chúng tôi thấy<br />
25,1% có polyp đại-trực tràng nhiều nhất ở trực<br />
tràng, đại tràng chậu hông và manh tràng. Đây<br />
là một nhóm tổn thương phức tạp có thể có<br />
cuống hoặc không, lành tính hoặc ác tính. Đa số<br />
polyp chúng tôi tìm thấy thuộc loại polyp tuyến<br />
ống với mức độ nghịch sản vừa. Nguy cơ<br />
chuyển thành ung thư tùy thuộc vào kích thước<br />
và loại polyp(12). Polyp tuyến ống (tubular<br />
adenoma) có 5% chuyển thành ung thư trong<br />
khi với polyp tuyến nhánh (villous adenoma) tỷ<br />
lệ này lên đến 40%. Polyp hỗn hợp (tubulovillous adenoma) hóa ác trong 22% các trường<br />
hợp. Polyp có kích thước nhỏ hơn 1 cm hiếm khi<br />
hóa thành ung thư. Tỷ lệ này tăng theo kích<br />
thước: polyp càng to hóa ác càng nhiều. Nguy cơ<br />
hóa ác của polyp lớn hơn 2cm lên đến 35-50%.<br />
Trong nghiên cứu này có 10 bệnh nhân polyp có<br />
kích thước từ 20 mm đến 30 mm. Mặc dù không<br />
phải mọi polyp đều hóa ác nhưng ung thư đạitrực tràng thường xuất phát từ đây mà ra. Từ<br />
đó, các tác giả đưa ra quan điểm phòng ngừa<br />
ung thư đại-trực tràng bằng cách cắt bỏ mọi<br />
polyp trước khi ung thư xuất hiện.<br />
Về đa polyp<br />
Trong nghiên cứu này có 23 đối tượng bị đa<br />
polyp (trên 10 polyp) chiếm 10,5% (23/219). Đây<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
là con số rất cao chúng ta phải đặc biệt quan<br />
tâm. Đa polyp trong gia đình (FAP), có 4,8 % ít<br />
gặp hơn loại ung thư đại tràng không do polyp<br />
nhưng chắc chắn diễn tiến thành ung thư đại<br />
tràng. Hội chứng FAP có di truyền liên quan<br />
đến nhiễm sắc thể tính trội này chỉ chiếm 1%<br />
trong mọi ung thư đại tràng - trực tràng. Bất<br />
thường về di truyền do xảy ra đột biến trên gen<br />
APC nằm ở nhiễm sắc thể 5q(1,2). Về mặt lâm<br />
sàng, bệnh nhân có hàng trăm cho đến hàng<br />
ngàn polyp ngay sau tuổi dậy thì. Đến tuổi 50<br />
thì 100% các bệnh nhân có hội chứng FAP đều bị<br />
ung thư đại tràng - trực tràng. Nếu có bệnh FAP,<br />
nên quyết định cắt toàn bộ đại tràng để phòng<br />
ngừa polyp hóa ác(5,7,8,11,13). Đối với thân nhân liên<br />
hệ cấp I của các bệnh nhân này thì điều quan<br />
trọng là phải tầm sóat ung thư cho họ bằng cách<br />
nội soi đại tràng chậu hông từ hơn 10 tuổi(3,6,9,10).<br />
Về hội chứng Lynch: đây là loại ung thư di<br />
truyền không phải polyp. Trong nghiên cứu<br />
chúng tôi có 20 trường hợp, nhiều nhất ở trực<br />
tràng (10 bệnh nhân) và đại tràng chậu hông (4<br />
bệnh nhân). Hội chứng này thường gặp hơn đa<br />
polyp trong gia đình (1-3%), di truyền theo<br />
nhiễm sắc thể tính trội với đặc điểm là ung thư<br />
đại tràng-trực tràng xảy ra rất sớm, trung bình<br />
40-45 tuổi. 70% các bệnh nhân bị hội chứng này<br />
sẽ bị ung thư đại tràng-trực tràng, thường ở đại<br />
tràng phải. Đây là điểm khác biệt với ung thư<br />
loại thường thấy. Xuất độ ung thư hai nơi là<br />
40%. Còn gọi đây là hội chứng Lynch I(1,2,12). Hội<br />
chứng Lynch II có kèm với ung thư ngoài đại<br />
tràng như ung thư nội mạc tử cung, buồng<br />
trứng, tuỵ, dạ dày, ruột non, đường mật và niệu.<br />
Sau đây là tiêu chuẩn Amsterdam để định<br />
bệnh hội chứng Lynch trên lâm sàng:<br />
- Ung thư đại tràng ở thân nhân thuộc thế hệ 1.<br />
- Ung thư đại tràng ở thân nhân trong 2 thế<br />
hệ kế tiếp nhau với một bệnh nhân bệnh trước<br />
tuổi 50.<br />
Ở các đối tượng này, nội soi đại tràng tầm<br />
sóat nên thực hiện ở tuổi 20 đến 25. Ung thư đại<br />
tràng - trực tràng trong gia đình trong liên hệ<br />
cấp I thì đối tượng nguy cơ dễ bị ung thư ở tuổi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
40 tuổi, nên nội soi đại tràng mỗi 5 năm. Soi gần<br />
hơn nếu trong gia đình có nhiều người mắc phải<br />
hoặc mắc phải ở tuổi trẻ hơn 50 tuổi.<br />
Về các bệnh viêm: các bệnh viêm đại tràng<br />
gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gây<br />
phản ứng viêm trên hơn một nửa đại tràng và<br />
khiến bệnh nhân dễ bị ung thư gấp 10 lần người<br />
bình thường.<br />
Các tác giả khuyến cáo nếu viêm đại tràng 8<br />
năm thì hàng năm nên nội soi đại tràng. Mục<br />
tiêu chính là phát hiện tổn thương tiền ung(1,2).<br />
Về việc phòng ngừa và tầm sóat: Lieberman<br />
và cộng sự(4) khuyến cáo nên theo áp dụng các<br />
biện pháp sau đây để giảm nguy cơ bị ung thư:<br />
- ăn ít chất béo<br />
- ăn nhiều trái cây, rau và chất sợi<br />
- tránh hút thuốc lá và uống rượu<br />
- tránh béo phì<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua kết quả của nghiên cứu nói trên, chúng<br />
tôi nhận thấy tỷ lệ thân nhân cùng bị ung thư<br />
đại-trực tràng trong gia đình khá cao (7,3%),<br />
mặc dầu chưa có triệu chứng rõ ràng. Những<br />
con số này là thông điệp báo động trong công<br />
tác điều trị bệnh nhân hàng ngày cho các bác sĩ<br />
tiêu hóa và nội soi. Như vậy, chương trình tầm<br />
sóat rất cần được thực hiện để tìm ung thư giai<br />
đoạn sớm, góp phần làm giảm và ngăn chặn<br />
ung thư đại-trực tràng trong quần chúng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Bullard KM et al (2005). Colon, Rectum, and Anus In:<br />
Schwartz’s Principles of Surgery. 8th ed, 1089-1086. Mc-GrawHill.<br />
Fry RD et al (2008). Colon and rectum In: Towsend CM (ed):<br />
Sabiston Textbook of Surgery. The Biological Basis of Modern<br />
Surgical Practice, 18th edition, 1398-1406. WB Saunders.<br />
Gryfe R (2006). Clinical Implications of Our Advancing<br />
Knowledge of Colorectal Cancer genetics: Inherited<br />
Syndromes,<br />
Prognosis,<br />
Prevention, Screening and<br />
Therapeutics. Surg Clin N Am; 86: 787-817.<br />
Lieberman et al (2000). Use of colonoscopy to screen<br />
asymptomatic adults for colorectal cancer. N Engl J Med 343:<br />
162-168.<br />
Miller AB (1996). Fundamental issue in screening for cancer<br />
In: Schottenfeld D (ed): Cancer Epidemiology an Prevention,<br />
2nd edition, 1433. Oxford University Press.<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
6.<br />
<br />
Plevris JN (2005). Screening and surveillance for upper and<br />
lower gastrointestinal cancer. J R Coll Physicians Edinb, 35: 55<br />
- 59.<br />
Provenza D (2003). Screening and Surveillance of<br />
gastrointestinal Cancers, In: Rustgi AK (ed): Gastrointestinal<br />
Cancers. A companion to Sleisenger and Fortran’s<br />
Gastrointestinal and Liver diseases, 193. WB Saunders.<br />
O,Brien MJ (1995), Colorectal Polyps In: Cohen AM (ed),<br />
Cancer of the Colon, Rectum, and Anus, 127-135. McGrawHill, Inc.<br />
Read TE, Kodner IJ (1999). Colorectal Cancer: Risk Factors<br />
and Recommemdations for Early Detection. Am Fam<br />
Physician. 59 (11): 3083 – 92.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011<br />
10.<br />
<br />
Rhodes J (2005): Screening for gastrointestinal cancers. Web:<br />
<br />
http://www.netdoctor.co.uk/health_advice/examinatio<br />
ns/gastrointestinalscreening.htm.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Spiro HM (1993). Tumors, In: Spiro HM (ed), Clinical<br />
Gastroenterology, 4th edition, 219-226. Mc-Graw-Hill, Inc.<br />
Stein E (2003). Anorectal and Colon Diseases, In: Stein E (ed),<br />
Textbook and Color Atlas of Proctology, 223-235. Springer.<br />
Winawer SJ (1995). Surveillance of Patients with Polyps In:<br />
Cohen AM (ed), Cancer of the Colon, Rectum, and Anus 345350. McGraw-Hill, Inc.<br />
<br />
RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ Ở NHỮNG KHÁCH HÀNG<br />
ĐẾN ĐƠN VỊ TƯ VẤN TÌNH DỤC CỦA BỆNH VIỆN TỪ DŨ<br />
Ngô Thị Yên*, Nguyễn Đỗ Nguyên**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề Rối loạn tình dục nữ là một vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân và chưa được nghiên cứu<br />
nhiều tại Việt Nam.<br />
Mục tiêu Mô tả những đặc điểm dịch tễ học, phân nhóm rối loạn tình dục nữ của 56 khách hàng được chẩn<br />
đoán rối loạn tình dục tại đơn vị tư vấn tình dục của bệnh viện Từ Dũ.<br />
Phương pháp Đối tượng nghiên cứu là những người đến để được tư vấn về những trục trặc trong quan hệ<br />
tình dục, tự trả lời bộ câu hỏi Chỉ Số Chức Năng Tình Dục Nữ. Bộ câu hỏi gốc bằng tiếng Anh được dịch sang<br />
tiếng Việt. Ngưỡng điểm để xác định rối loạn tình dục chung cũng như cho từng nhóm được dựa vào những<br />
nghiên cứu trước. Chẩn đoán rối loạn tình dục gồm sáu nhóm là giảm ham muốn, giảm phấn khích, không đủ<br />
chất nhờn âm đạo, khó đạt khóai cảm, không thỏa mãn và đau khi giao hợp.<br />
Kết quả Tất cả đối tượng đều khó đạt khóai cảm hoặc không thỏa mãn về cuộc sống tình dục. Những loại rối<br />
loạn khác đều có tỉ lệ cao, theo thứ tự là giảm phấn khích, không đủ chất nhờn, giảm ham muốn, và đau khi giao<br />
hợp. Điểm số trung bình về rối loạn tình dục chung là 16,83 ± 2,92, thấp nhiều so với ngưỡng chẩn đoán là<br />
26,55. Đa số khách hàng có thời gian rối loạn tình dục từ 3 tháng đến dưới 12 tháng trước khi đi khám. Chỉ có<br />
14% đối tượng nghiên cứu biết đầy đủ về một quá trình giao hợp bình thường. Trong các yếu tố về gia đình và<br />
xã hội thì quan hệ gia đình trục trặc là yếu tố phổ biến nhất.<br />
Kết luận Cần có những nghiên cứu mô tả qui mô lớn để xác định tỉ lệ rối loạn tình dục nữ trong dân số<br />
cũng như những nghiên cứu phân tích để xác định những yếu tố liên quan. Đẩy mạnh việc giới thiệu về Đơn vị<br />
Tư vấn Tình dục của bệnh viện Từ Dũ cho cộng đồng để những khách hàng có nhu cầu sẽ được tư vấn và giúp<br />
đỡ sớm hơn.<br />
Từ khóa: rối loạn tình dục nữ, đơn vị tư vấn tình dục, bệnh viện Từ Dũ.<br />
<br />
* Khoa Kế hoạch Gia đình, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh<br />
** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Ngô Thị Yên<br />
ĐT: 08-54042835<br />
E-mail: thaomy1995@yahoo.com;<br />
<br />
30<br />
<br />