Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson
lượt xem 3
download
Bài viết Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson trình bày khảo sát đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa và mối liên quan giữa các triệu chứng này với tình trạng chậm làm trống dạ dày được chẩn đoán bằng kỹ thuật xạ hình làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN PARKINSON Trần Thanh Hùng* TÓM TẮT 47 những bệnh nhân có chậm làm trống dạ dày và Mở đầu: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa những bệnh nhân không có chậm làm trống dạ thần kinh thường gặp đứng hàng thứ hai sau bệnh dày. Tuy nhiên, triệu chứng nôn có liên quan có Alzheimer. Chẩn đoán chậm làm trống dạ dày có ý nghĩa thống kê với tình trạng chậm làm trống ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến chất lượng dạ dày, kiểm định chính xác Fisher, p = 0,017. cuộc sống và điều trị bệnh nhân Parkinson. Mục Kết luận: nôn là triệu chứng tiêu hóa quan trọng tiêu: Khảo sát đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa giúp gợi ý chẩn đoán tình trạng chậm làm trống và mối liên quan giữa các triệu chứng này với dạ dày ở bệnh nhân Parkinson. tình trạng chậm làm trống dạ dày được chẩn đoán Từ khóa: Chậm làm trống dạ dày (delayed bằng kỹ thuật xạ hình làm trống dạ dày ở bệnh gastric emptying), thang điểm GCSI nhân Parkinson. Đối tượng và Phương pháp: (Gastroparesis Cardinal Symptom Index), xạ nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh hình làm trống dạ dày (gastric emptying nhân mắc bệnh Parkinson và ký đồng ý tham gia scintigraphy). nghiên cứu. Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng tiêu hóa bằng thang điểm GCSI và được SUMMARY thực hiện xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn CLINICAL CHARACTERISTICS AND đặc để đánh giá tình trạng chậm làm trống dạ DIAGNOSIS OF DELAYED GASTRIC dày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R phiên EMPTYING IN PARKINSON'S bản 4.0.3. Kết quả: Nghiên cứu gồm 72 bệnh PATIENT nhân Parkinson trong đó nữ giới chiếm 73,6%. Tỉ Background: Parkinson's disease is the lệ chậm làm trống dạ dày trên xạ hình là 45,8%. second most common neurodegenerative disease Có 50 bệnh nhân (chiếm 69,4%) có ít nhất 1 triệu after Alzheimer's disease. The diagnosis of chứng tiêu hóa, mức độ nặng của triệu chứng tiêu delayed gastric emptying is important because of hóa là rất nhẹ, chỉ có 2/72 bệnh nhân có GCSI ≥ its relevance to quality of life and treatment of 1,9 (chiếm 2,8%). Không có sự khác biệt có ý Parkinson's patients. Objectives: Investigating nghĩa thống kê về tỉ lệ các triệu chứng tiêu hóa the characteristics of gastrointestinal symptoms, bao gồm: buồn nôn, nôn khan, cảm giác nặng the relationship between these symptoms and bụng, cảm giác ăn mau no, đầy bụng sau ăn, chán delayed gastric emptying diagnosed by gastric ăn, đầy hơi và chướng bụng khi so sánh giữa emptying scintigraphy in Parkinson's patients. Subjects and methods: A descriptive, *Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. prospective cross-sectional study in patients with Chịu trách nhiệm chính: Trần Thanh Hùng Parkinson's disease who signed informed consent Email: tranthanhhungmd@ump.edu.vn to participate in the study. The patient was Ngày nhận bài: 25.8.2022 evaluated for gastrointestinal symptoms using the Ngày phản biện khoa học: 28.8.2022 GCSI score and performed a gastric emptying Ngày duyệt bài: 10.9.2022 364
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022 scintigraphy with solid food to assess delayed tình trạng này có thể dẫn tới giảm hấp thu gastric emptying. Data were analyzed using R các thuốc điều trị bệnh Parkinson, nhất là software version 4.0.3. Results: The study levodopa, và gây ra các đáp ứng dao động included 72 Parkinson's patients, of which với thuốc. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên women accounted for 73.6%. The rate of delayed cứu này với các mục tiêu sau đây: gastric emptying on scintigraphy is 45.8%. There 1. Khảo sát đặc điểm các triệu chứng were 50 patients (accounting for 69.4%) with at tiêu hóa ở bệnh nhân Parkinson bằng thang least 1 gastrointestinal symptom. The severity of điểm GCSI gastrointestinal symptoms was very mild, only 2. Khảo sát mối liên quan giữa các triệu 2/72 patients had GCSI ≥ 1.9 (accounting for chứng tiêu hóa với tình trạng chậm làm 2.8%). There was no statistically significant trống dạ dày được chẩn đoán bằng kỹ thuật difference in the prevalence of gastrointestinal xạ hình làm trống dạ dày. symptoms including: nausea, retching, stomach fullness, not able to finish a normal-sized meal, II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU feeling excessively full after meals, loss of 2.1. Đối tượng: bệnh nhân mắc bệnh appetite, bloating and stomach visibly larger Parkinson được khám và theo dõi định kì tại when compared between patients with delayed phòng khám chuyên khoa bệnh Parkinson và gastric emptying and those without delayed các rối loạn vận động, bệnh viện Nguyễn Tri gastric emptying. However, vomiting was Phương. Bệnh nhân được chụp xạ hình làm statistically significantly associated with delayed trống dạ dày tại khoa Y Học Hạt Nhân, bệnh gastric emptying, Fisher's exact test, p = 0.017. viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh. Conclusions: Vomiting is an important Tiêu chuẩn chọn mẫu gastrointestinal symptom that suggests the Bệnh nhân tuổi ≥ 18 được chẩn đoán bệnh diagnosis of delayed gastric emptying in patients Parkinson theo tiêu chuẩn MDS Clinical with Parkinson's disease. Diagnostic Criteria for Parkinson’s Disease Keywords: delayed gastric emptying, 2015[6], đồng ý tham gia nghiên cứu. Gastroparesis Cardinal Symptom Index, gastric Tiêu chuẩn loại trừ emptying scintigraphy. Tiền căn bệnh tắc nghẽn dạ dày-ruột. Tiền căn phẫu thuật dạ dày-ruột (ngoại trừ mổ I. ĐẶT VẤN ĐỀ viêm ruột thừa). Bệnh nhân được nuôi ăn qua Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần đường ruột. Bệnh nhân có bệnh nội khoa kinh thường gặp đứng hàng thứ hai sau bệnh nặng, không chờ đợi làm xạ hình được. Bệnh Alzheimer [1]. Ngoài gây ra các triệu chứng nhân đái tháo đường kiểm soát kém. Bệnh vận động kinh điển, bệnh Parkinson còn gây nhân dị ứng với trứng. Phụ nữ có khả năng ra các triệu chứng ngoài vận động. Trong mang thai mà không dùng phương pháp ngừa những năm gần đây, đã có một sự bùng nổ thai hiệu quả. Phụ nữ mang thai. Phụ nữ thông tin liên quan đến các rối loạn chức đang cho con bú. năng tiêu hóa trong bệnh Parkinson, đặc biệt 2.2. Phương pháp nghiên cứu: là tình trạng chậm làm trống dạ dày. Ngoài Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tiến cứu lên chất lượng cuộc sống của người bệnh, 365
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022 Cỡ mẫu: dựa theo công thức tính tỷ lệ Giá trị p
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022 Biểu đồ 2. Số lượng triệu chứng chậm làm trống dạ dày được bệnh nhân báo cáo Có 22 bệnh nhân (chiếm 30,6%) không có triệu chứng tiêu hóa nào. Có 50 bệnh nhân (chiếm 69,4%) có ít nhất 1 triệu chứng tiêu hóa. Số lượng triệu chứng tiêu hóa phần lớn được ghi nhận ở bệnh nhân dao động từ 1 đến 5. Biểu đồ 3. Phân bố điểm số GCSI toàn bộ 367
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022 Khi sử dụng thang điểm GCSI Phần lớn bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (Gastroparesis Cardinal Symptom Index) để có thời gian làm trống 1/2 dạ dày nằm trong đánh giá mức độ nghiêm trọng của 9 triệu khoảng từ 50 phút đến 75 phút. Thời gian chứng tiêu hóa thường đi kèm chậm làm làm trống 1/2 dạ dày nhanh nhất là: 28 phút. trống dạ dày thì cho thấy mức độ nặng của Có hai bệnh nhân có thời gian làm trống dạ triệu chứng tiêu hóa là rất nhẹ. Điểm số dày kéo dài > 120 phút. Ở một bệnh nhân, GCSI trong mẫu nghiên cứu thì thấp với ghi nhận chỉ làm trống được 47% thức ăn trung vị là 0,25 và KTPV là [0,00-0,50]. Khi trong dạ dày ở thời điểm 120 phút. Bệnh sử dụng tổng điểm số GCSI ≥ 1,9 được đề nhân còn lại chỉ làm trống được 8% thức ăn nghị là giá trị ngưỡng để chẩn đoán chậm trong dạ dày ở thời điểm 120 phút khi khảo làm trống dạ dày [4], thì chỉ có 2/72 bệnh sát xạ hình làm trống dạ dày. Dựa trên giá trị nhân có GCSI ≥ 1,9 (chiếm 2,8%). ngưỡng bình thường là ≤ 61 phút [2] [3], 3.3. Đặc điểm xạ hình làm trống dạ trong nghiên cứu của chúng tôi có 33 bệnh dày: nhân, chiếm tỉ lệ 45,8%, có tình trạng chậm làm trống dạ dày. 3.4. Mối liên quan giữa các triệu chứng tiêu hóa với tình trạng chậm làm trống dạ dày được chẩn đoán bằng kỹ thuật xạ hình làm trống dạ dày: Bảng 1. Mối liên quan giữa loại triệu chứng tiêu hóa và tình trạng chậm làm trống dạ dày Không chậm làm Có chậm làm Loại triệu chứng tiêu hóa trống dạ dày trống dạ dày p (n=39) (n=33) Buồn nôn* 0,198 không 35 (89,7%) 26 (78,8%) có 4 (10,3%) 7 (21,2%) Nôn khan* 0,403 không 37 (94,9%) 29 (87,9%) có 2 (5,13%) 4 (12,1%) Nôn* 0,017 không 39 (100%) 28 (84,8%) có 0 (0,00%) 5 (15,2%) Cảm giác nặng bụng** 0,316 không 28 (71,8%) 20 (60,6%) có 11 (28,2%) 13 (39,4%) Cảm giác ăn mau no** 0,953 368
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022 không 21 (53,8%) 18 (54,5%) có 18 (46,2%) 15 (45,5%) Đầy bụng sau ăn** 0,305 không 27 (69,2%) 19 (57,6%) có 12 (30,8%) 14 (42,4%) Chán ăn** 0,285 không 25 (64,1%) 25 (75,8%) có 14 (35,9%) 8 (24,2%) Đầy hơi** 0,704 không 31 (79,5%) 25 (75,8%) có 8 (20,5%) 8 (24,2%) Chướng bụng * 0,198 không 35 (89,7%) 26 (78,8%) có 4 (10,3%) 7 (21,2%) *kiểm định chính xác Fisher. ** kiểm định χ2 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ các triệu chứng tiêu hóa bao gồm: buồn nôn, nôn khan, cảm giác nặng bụng, cảm giác ăn mau no, đầy bụng sau ăn, chán ăn, đầy hơi và chướng bụng khi so sánh giữa những bệnh nhân có chậm làm trống dạ dày và những bệnh nhân không có chậm làm trống dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng nôn có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng chậm làm trống dạ dày, kiểm định chính xác Fisher, p = 0,017. Bảng 2. Mối liên quan giữa nhóm triệu chứng tiêu hóa và chậm làm trống dạ dày Không chậm làm Có chậm làm trống Nhóm triệu chứng tiêu hóa trống dạ dày dạ dày p (n=39) (n=33) Buồn nôn/nôn 0,00 [0,00;0,00] 0,00 [0,00;0,00] 0,385 Đầy bụng/mau no 2,00 [0,00;3,00] 2,00 [0,00;6,00] 0,697 Đầy hơi 0,00 [0,00;0,00] 0,00 [0,00;1,00] 0,319 Điểm số GCSI 0,25 [0,00;0,33] 0,17 [0,00;1,08] 0,476 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống IV. BÀN LUẬN kê giữa các nhóm triệu chứng tiêu hóa, cũng Trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu, như tổng điểm chung GCSI với tình trạng điều quan trọng là phải có một công cụ tin chậm làm trống dạ dày, kiểm định Wilcoxon- cậy để đánh giá và đo lường các triệu chứng Mann-Whitney. tiêu hóa gợi ý chậm làm trống dạ dày. Thang điểm GCSI đã được kiểm định ở 169 bệnh nhân có chậm làm trống dạ dày và tương 369
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022 quan tốt với sự cảm nhận độ nặng triệu làm trống dạ dày dù bệnh nhân có hay không chứng của chính bệnh nhân cũng như sự có các triệu chứng tiêu hóa khác bao gồm: đánh giá của bác sĩ. Tổng điểm số ≥ 1,9 được buồn nôn, nôn khan, cảm giác nặng bụng, đề nghị là giá trị ngưỡng để chẩn đoán chậm cảm giác ăn mau no, đầy bụng sau ăn, chán làm trống dạ dày [4]. ăn, đầy hơi, chướng bụng, kiểm định chính Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần xác Fisher. Không có sự khác biệt có ý nghĩa lớn bệnh nhân đều có ít nhất một triệu chứng thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có chậm làm tiêu hóa. Nhóm triệu chứng đầy bụng/mau no trống dạ dày khi xem xét các nhóm triệu là thường gặp nhất. Nhóm triệu chứng này chứng: buồn nôn/nôn, đầy bụng/mau no, đầy bao gồm các triệu chứng: cảm giác nặng hơi/chướng bụng, cũng như tổng điểm số bụng, cảm giác ăn mau no, đầy bụng sau ăn, GCSI chung. Các nghiên cứu trước đây tiến chán ăn. Đây cũng là nhóm triệu chứng có hành ở bệnh nhân Parkinson cũng cho thấy biểu hiện nặng nhất trong số các nhóm triệu không có sự liên quan giữa triệu chứng tiêu chứng tiêu hóa. Phần lớn triệu chứng tiêu hóa hóa với thời gian làm trống dạ dày. là ở mức độ rất nhẹ (1) hoặc nhẹ (2). Một tỉ Nghiên cứu của tác giả Marrinan và cộng lệ nhỏ bệnh nhân có mức độ triệu chứng tiêu sự năm 2015 tại Newcastle, Anh Quốc tiến hóa là vừa phải (3) và nặng (4). Không có hành ở 28 bệnh nhân Parkinson cho thấy khi bệnh nhân nào có triệu chứng tiêu hóa ở mức phân tích từng triệu chứng tiêu hóa của thang độ rất nặng (5). Điểm số thang điểm GCSI điểm GCSI thì chỉ có triệu chứng chướng (Gastroparesis Cardinal Symptom Index) bụng là có liên quan có ý nghĩa thống kê với trong mẫu nghiên cứu thì thấp với trung vị là thời gian làm trống dạ dày, hệ số tương quan 0,25. Khi sử dụng giá trị ngưỡng tổng điểm Spearman = 0,335, p = 0,047. Tuy nhiên, số GCSI ≥ 1,9 để chẩn đoán chậm làm trống không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dạ dày [4], thì chỉ có 2 bệnh nhân có GCSI ≥ thời gian làm trống dạ dày khi khảo sát các 1,9 (chiếm 2,8%). Kết quả này tương tự như nhóm triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn/nôn, kết quả của các tác giả khác [5]. đầy bụng/mau no, đầy hơi/chướng bụng. Khi Khi phân tích từng triệu chứng tiêu hóa, khảo sát tổng điểm số GCSI thì có xu hướng chúng tôi nhận thấy triệu chứng nôn có liên cho thấy điểm số cao hơn ở những bệnh nhân quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng chậm có thời gian làm trống dạ dày chậm hơn, tuy làm trống dạ dày, kiểm định chính xác nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống Fisher, p = 0,017. Có 100% (5 bệnh nhân) kê, hệ số tương quan Pearson = 0,314, p = triệu chứng nôn có chậm làm trống dạ dày. 0,059 [5]. Trong khi đó, ở những bệnh nhân không có triệu chứng nôn thì tỉ lệ chậm làm trống dạ V. KẾT LUẬN dày chỉ là 41,8%. Không có sự khác biệt có ý Nghiên cứu chúng tôi cho thấy chậm làm nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có chậm trống dạ dày là tình trạng thường gặp ở bệnh 370
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022 nhân Parkinson khi khảo sát bằng phương motility in patients with Parkinson's disease", pháp xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn Mov Disord, 16 (6), pp. 1041-7. 4. Kofod-Andersen K., Tarnow L. (2012), đặc. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân không "Prevalence of gastroparesis-related có triệu chứng tiêu hóa hoặc triệu chứng tiêu symptoms in an unselected cohort of patients hóa rất nhẹ. Chỉ có triệu chứng nôn là có liên with Type 1 diabetes", J Diabetes quan có ý nghĩa và giúp gợi ý chẩn đoán tình Complications, 26 (2), pp. 89-93. trạng chậm làm trống dạ dày. 5. Marrinan S. (2015), "Gastroparesis symptoms in Parkinson's disease :correlation TÀI LIỆU THAM KHẢO with motor and non-motor symptoms and 1. de Lau L. M., Breteler M. M. (2006), exploration of a novel drug to improve gastric "Epidemiology of Parkinson's disease", emptying", Newcastle University. Newcastle, Lancet Neurol, 5 (6), pp. 525-35. UK. 2. Djaldetti R., Baron J., Ziv I., et al. (1996), 6. Postuma R. B., Berg D., Stern M., et al. "Gastric emptying in Parkinson's disease: (2015), "MDS clinical diagnostic criteria for patients with and without response Parkinson's disease", Mov Disord, 30 (12), fluctuations", Neurology, 46 (4), pp. 1051-4. pp. 1591-601. 3. Hardoff R., Sula M., Tamir A., et al. (2001), "Gastric emptying time and gastric 371
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010
5 p | 126 | 6
-
Đặc điểm lâm sàng và hoá sinh của bệnh nhân mắc bệnh xirô niệu
8 p | 70 | 2
-
Bài giảng Bệnh cơ tim không lèn chặt đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở 10 bệnh nhân - BS Trần Vũ Anh Thư
32 p | 61 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ cao
3 p | 34 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ tiền sản giật không có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
5 p | 6 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020-2022
6 p | 7 | 2
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư họng – thanh quản
4 p | 2 | 1
-
Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh nhóm bệnh nhân chấn thương cột sống cổ kiểu Hangman
4 p | 4 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của người bệnh đứt dây chằng chéo trước tại Bệnh viện E
5 p | 4 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và Xquang bệnh nhân thoái hóa khớp gối điều trị tại khoa Châm cứu dưỡng sinh/ Viện Y học cổ truyền Quân đội năm 2019
5 p | 15 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị tấn công của bệnh nhân leukemia cấp dòng tủy người trưởng thành tại Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 3 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus pneumoniae ở trẻ em điều trị tại Khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 3 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi trong viêm tai giữa cấp tính giai đoạn vỡ mủ ở trẻ em từ tháng 09/2019 đến tháng 03/2020
5 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh gãy liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi được thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh
7 p | 3 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bệnh lý dò dịch não tủy do vỡ nền sọ sau chấn thương sọ não tại Bệnh viện Việt Đức
3 p | 1 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng và áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân co thắt tâm vị trước và sau điều trị cắt cơ thực quản dưới qua nội soi hoặc nong bóng
3 p | 2 | 0
-
Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ của nhiễm nấm da do sợi tơ nấm vách ngăn
4 p | 2 | 0
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của bệnh nhân ung thư âm hộ di căn hạch bẹn tại Bệnh viện K
4 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn