Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC THẬN CỦA SUY THẬN<br />
TIẾN TRIỂN NHANH Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Trần Thị Bích Hương*, Trần Hiệp Đức Thắng**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Bùi thị Ngọc Yến*,<br />
Lê Thanh Toàn***, Nguyễn Minh Tuấn****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Suy thận tiến triển nhanh là một khẩn cấp trong thận học, được đặc trưng bằng tình trạng mất<br />
chức năng thận nhanh trong vòng vài ngày đến vài tháng.<br />
Mục tiêu: (1) Mô tả các đặc điểm lâm sàng, huyết học, sinh hóa, miễn dịch, chức năng thận; (2) Mô tả đặc<br />
điểm mô bệnh học của những bn suy thận tiến triển nhanh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Từ 12/2013 đến 5/2015, có 38 bn được chẩn đoán và điều trị suy thận tiến triển nhanh tại khoa<br />
Thận Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tuổi trung vị là 25. Tỉ lệ nữ/nam = 3/1. Có 34 bn viêm thận lupus (28/31 bn xếp loại<br />
class IV), 3 bn bệnh thận IgA và 1 bn U hạt Wegener đã chẩn đoán trước đó. Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là tiểu<br />
máu (34/38 bn, 89,5%), tiểu protein ≥ 3g/24 giờ (25/38 bn, 65,8%). Tất cả bn đều có kích thước thận bình thường<br />
trên siêu âm. Sinh thiết thận tiến hành trên 34 bn. Nhóm bn lupus có trên 90% cầu thận còn sống, kèm các tổn<br />
thương hoạt động như liềm tế bào, huyết khối vi mạch thận, hoại tử ống thận cấp. Trong khi 3 bn bệnh thận IgA<br />
có tổn thương chủ yếu là mạn tính. Sau điều trị tích cực, nhóm viêm thận lupus (26/34 bn; 71%) và 1bn U hạt<br />
Wegener cải thiện chức năng thận, trong khi 3 bn IgA chức năng thận không cải thiện.<br />
Kết luận: Định hướng chẩn đoán nguyên nhân dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng phối hợp với giải phẫu<br />
bệnh thận giúp điều trị thích hợp các trường hợp suy thận tiến triển nhanh.<br />
Từ khóa: Suy thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận liềm, thuyên tắc vi mạch<br />
huyết khối, viêm thận lupus, bệnh thận IgA, U hạt Wegener.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL AND HISTOLOGICAL FEATURES OF RAPIDLY PROGRESSIVE RENAL FAILURE IN<br />
ADULTS AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Tran thi Bich Huong, Tran Hiep Duc Thang, Nguyen Ngoc Lan Anh, Bui thi Ngoc Yen,<br />
Le Thanh Toan, Nguyen Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 474 - 482<br />
Background: Rapidly progressive renal failure (RPRF) is an emergency in nephrology, characterized by a<br />
rapid decrease in renal function within several days to several months. Kidney damage represents one or more<br />
glomerular, tubular and vascular injuries.<br />
Objectives: (1) To describe clinical, hematological, biological and immunological features; (2) To describe<br />
histological features; (3) To illustrate short-term outcomes in renal function and death in the first stage of<br />
treatment of RPRF patients.<br />
Method: A prospective, case study.<br />
Results: From December 2013 to May 2015, 38 RPRF cases in Nephrology Department, Cho Ray Hospital<br />
* Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh, Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
** Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, ***Khoa Siêu Âm, Bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
**** Khoa Thận Nhân Tạo, Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Trần thị Bích Hương,<br />
ĐT 0938817385,<br />
email: huongtrandr@yahoo.com<br />
<br />
474<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
were recruited. The median age was 25 years. The female/male ratio=3/1. There were 34 cases of lupus nephritis<br />
(LN), 28 among them were categorized as class IV LN, 3 cases of IgA nephropathy and 1 case previously<br />
diagnosed with Wegener’s granulomatosis. The commonly clinical presentations of RPRF were hematuria<br />
(89,5%, 34/38), proteinuria ≥ 3g/24h (65,8%, 25/38). The median serum creatinine was 2.4 mg/dL. There were 12<br />
cases on dialysis during hospitalization, half of them were withdrawn from dialysis at discharge. Plasmapheresis<br />
was prescribed in 6 cases and both had renal function recovery. Most cases (72,9%, 27/37) recovered in renal<br />
function, 1 case died.<br />
Conclusion: Causal oriented diagnosis consisted in clinical presentations, laboratory and histological<br />
features may help prescribing suitable treatment for RPRF patients.<br />
Keywords: Rapidly progressive renal failure, rapidly progressive glomerulonephritis, crescentic<br />
glomerulonephritis, thrombotic microangiopathy, lupus nephritis, IgA nephropathy, Wegener’s granulomatosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Suy thận tiến triển nhanh (rapid progressive<br />
renal failure, RPRF) là tình trạng mất chức năng<br />
thận nhanh trong vòng vài ngày (từ 7 ngày) đến<br />
vài tháng. Tốc độ mất chức năng thận này chậm<br />
hơn so với suy thận cấp hoặc tổn thương thận<br />
cấp (acute kidney injury, là tình trạng mất chức<br />
năng thận nhanh trong vài giờ đến vài ngày,<br />
dưới 7 ngày), nhưng nhanh hơn bệnh thận mạn.<br />
Mặc dù có cùng 1 kiểu hình lâm sàng về tốc độ<br />
suy giảm chức năng thận, RPRF xuất phát từ 1<br />
hoặc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau gây ra<br />
như từ cầu thận, ống thận hoặc mạch máu thận,<br />
và đòi hỏi can thiệp khẩn cấp để hồi phục chức<br />
năng thận. Theo Tomono Fujii, tử vong do RPRF<br />
là 8% cao hơn nhóm bn không tổn thương thận<br />
là 1,2%, và thấp hơn nhóm bn tổn thương thận<br />
cấp là 17,5%. Trong y văn cho đến nay, các<br />
nghiên cứu về RPRF chủ yếu là các báo cáo ca<br />
lâm sàng hoặc hàng loạt ca lâm sàng, nhất là khi<br />
bn hồi phục chức năng thận sau 1 thời gian chạy<br />
thận nhân tạo. Năm 2010, chúng tôi đã báo cáo<br />
về 1 trường hợp suy thận tiến triển nhanh ở bn<br />
lupus. Năm 2013, Huỳnh Thoại Loan &CS báo<br />
cáo về 12 TH viêm cầu thận tiến triển nhanh do<br />
viêm lupus ở bệnh nhi.Chúng tôi chưa tìm được<br />
nghiên cứu về RPRF ở người trưởng thành với<br />
số lượng tập trung trong nước, nên tiến hành đề<br />
tài này, nhằm mục tiêu nghiên cứu (1) Mô tả các<br />
đặc điểm lâm sàng, huyết học, sinh hóa, miễn<br />
dịch, chức năng thận, (2) Mô tả đặc điểm mô<br />
bệnh học của các TH suy thận tiến triển nhanh.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân (bn) người trưởng thành<br />
nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng<br />
12/2013 đến tháng 5/ 2015, được chẩn đoán suy<br />
thận tiến triển nhanh (creatinine huyết thanh<br />
tăng trên 50% hoặc eGFR giảm > 50% so với cơ<br />
bản trong thời gian dưới 3 tháng trước nhập<br />
viện). và đồng ý tham gia nghiên cứu.Tiêu chí<br />
loại trừ: suy thận mạn giai đoạn cuối với kích<br />
thước 2 thận nhỏ trên siêu âm, tổn thương thận<br />
cấp, suy thận cấp, thai kỳ, hoặc bn trên 80 tuổi,<br />
hồ sơ không đủ số liệu nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thiết kế tiền cứu, mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu<br />
Chức năng thận được đánh giá dựa vào<br />
creatinine HT và eGFR (theo công thức ước đoán<br />
của MDRD) ở nhiều thời điểm khác nhau: trước<br />
nhập viện, lúc nhập viện và mỗi 3 ngày trong<br />
quá trình nằm viện, lúc xuất viện. Bn được tiến<br />
hành xét nghiệm nước tiểu đánh giá tiểu protein<br />
(tổng phân tích nước tiểu, protein niệu 24h), tiểu<br />
máu (tổng phân tích nước tiểu, Cặn Addis). Các<br />
xét nghiệm miễn dịch như kháng thể kháng<br />
nhân, antidsDNA, ANCA -MPO, ANCA-PR3,<br />
Anticardiolipin (IgG và IgM), anti 2<br />
Glycoprotein I, screening test, bổ thể C3, C4<br />
được tiến hành tại khoa Sinh hóa và khoa Huyết<br />
học, Bệnh viện Chợ Rẫy. Nếu BN suy thận nặng<br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
đang chạy thận nhân tạo, bn được kiểm tra đông<br />
máu trước sinh thiết thận 1 ngày như thường<br />
quy và được sắp xếp sao cho bn không chạy thận<br />
nhân tạo 24 giờ trước và 24 giờ sau sinh thiết<br />
thận. Mọi thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu<br />
cầu đều được ngưng 7 ngày trước sinh thiết<br />
thận. Những trường hợp khẩn cấp được truyền<br />
chế phẩm thiếu như khối tiểu cầu, huyết tương<br />
tươi đông lạnh trước hoặc sau sinh thiết thận.<br />
Sinh thiết thận qua da được BS Thận học tiến<br />
hành bằng súng tự động (Bard Corp Magmum,<br />
USA), kim 16G 13cm với sự hỗ trợ của BS Siêu<br />
âm, tại khoa Siêu âm, bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu<br />
thận được khảo sát tại khoa giải phẫu bệnh,<br />
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tại đây, mẫu<br />
thận được vùi nến, cắt mỏng 2-3µm thành nhiều<br />
lame và nhuộm Hematoxyline Eosin (HE),<br />
Periodic Acid Schiff (PAS), Trichrome, Bạc khảo<br />
sát dưới kính hiển vi quang học, và nhuộm miễn<br />
dịch huỳnh quang với kháng thể kháng IgG,<br />
IgA, IgM, C3, C1q, Fibrinogen, Kappa, Lambda,<br />
và albumine làm chứng nền và khảo sát dưới<br />
kính hiển vi huỳnh quang. Các kết quả giải phẫu<br />
bệnh do cùng 1 BS giải phẫu bệnh đọc. Các bệnh<br />
nhân suy thận nặng có chỉ định chạy thận nhân<br />
tạo tại khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
và được giới thiệu đến các đơn vị thận nhân tạo<br />
tại địa phương sau xuất viện.<br />
<br />
Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu<br />
Về bệnh nguyên nhân<br />
Lupus đỏ hệ thống dựa vào 4/11 tiêu chuẩn<br />
của Hội Thấp Học Hoa Kỳ. Trong đó chẩn đoán<br />
viêm thận lupus nếu bn có tiểu protein ><br />
0,5g/24h, kèm hoặc không kèm tiểu máu, trụ<br />
niệu bất thường. Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán viêm thận theo SLICC (2012), nếu bn<br />
không đạt tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp<br />
học Hoa Kỳ. Phân loại viêm thận do lupus theo<br />
hệ thống phân loại ISN/RPS 2004. Bệnh thận IgA<br />
dựa vào kết quả lắng đọng chủ yếu IgA vùng<br />
giang mạch qua khảo sát miễn dịch huỳnh<br />
quang, không thay đổi bổ thể. Bệnh U hạt<br />
Wegener: chẩn đoán dựa vào ANCA-PR3 dương<br />
tính mạnh và mô bệnh học.<br />
<br />
476<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Về huyết học<br />
Thiếu máu dựa vào tiêu chuẩn của WHO với<br />
Hb < 12g/dL ở nam và 30.000/ph trong cặn Addis.<br />
Nhóm bn IgA và U Hạt Wegener đều không<br />
Bảng 2: Triệu chứng thực thể và xét nghiệm sinh hóa của nhóm nghiên cứu lúc nhập viện<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Số TH phù toàn thân<br />
Thể tích nước tiểu lúc nhập viện (ml/24h)<br />
Số TH thiểu niệu (NT24h < 400ml)<br />
Số TH tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg)<br />
Số TH tiểu protein ≥3g/24h<br />
Số TH tiểu máu (HC>5000/ph)<br />
<br />
Lupus đỏ hệ thống<br />
N=34<br />
34<br />
725 (642,998)<br />
9<br />
12<br />
23<br />
30<br />
<br />
Bệnh thận IgA<br />
N=3 (#)<br />
3<br />
1000<br />
0<br />
0<br />
2<br />
3<br />
<br />
U hạt Wegener<br />
N=1<br />
1<br />
1000<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
<br />
477<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Số TH tiểu bạch cầu (BC> 2000/ph)<br />
Số TH có creatinine nền trước NV<br />
Số TH protein máu