Đại cương Hệ nội tiết
lượt xem 84
download
Hệ nội tiết là một mạng lưới các tuyến của cơ thể sản xuất ra hơn 50 loại hormon hoặc những chất dẫn truyền hóa học để duy trì và điều hòa những chức năng cơ bản của cơ thể. Nó là một hệ thống kiểm soát toàn bộ cơ thể lớn thứ hai (chỉ sau hệ thần kinh). Trong khi các xung thần kinh được hệ thần kinh phát ra có thể kích thích cơ thể hoạt động thì những hormon được hệ nội tiết tiết ra hoạt động chậm hơn để đạt được tác dụng lan tỏa và biến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại cương Hệ nội tiết
- Hệ nội tiết
- Hệ nội tiết Hệ nội tiết là một mạng lưới các tuyến của cơ thể sản xuất ra hơn 50 loại hormon hoặc những chất dẫn truyền hóa học để duy trì và điều hòa những chức năng cơ bản của cơ thể.
- Nó là một hệ thống kiểm soát toàn bộ cơ thể lớn thứ hai (chỉ sau hệ thần kinh). Trong khi các xung thần kinh được hệ thần kinh phát ra có thể kích thích cơ thể hoạt động thì những hormon được hệ nội tiết tiết ra hoạt động chậm hơn để đạt được tác dụng lan tỏa và biến đổi của nó. Những quá trình hoạt động của cơ thể được điều hòa bởi hệ nội tiết có thể diễn ra trong một thời gian tương đối dài. Một số quá trình diễn ra liên tục. Những quá trình sống này bao gồm sự lớn lên, phát triển, sinh sản, miễn dịch (khả năng chống lại bệnh tật của c ơ thể), và quá trình cân bằng nội môi (khả năng duy trì sự cân bằng của những chức năng bên trong của cơ thể). NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ NỘI TIẾT Các tuyến là những cơ quan có thể tiết ra những chất được cơ thể giữ lại để sử dụng hoặc tiết ra những chất được đưa ra ngoài cơ thể. Những tuyến tiết ra các chất được đưa ra ngoài cơ thể được gọi là tuyến ngoại tiết ("ngoại" có nghĩa là bên ngoài). Các tuyến ngoại tiết có các ống dẫn để mang những chất tiết của chúng ra bề mặt da hoặc vào các khoang của cơ thể. Một số ví dụ về tuyến ngoại tiết là tuyến mồ hôi và gan. Tuyến nội tiết ("nội" có nghĩa là bên trong) tiết ra hoặc phóng thích những chất được dùng bên trong cơ thể. Những tuyến này không có các ống mà phóng thích chất tiết của chúng trực tiếp vào các mô xung quanh và vào máu. Những chất tiết
- này - hay còn gọi là các hormon - sau đó sẽ đi theo hệ tuần hoàn để đến nhiều điểm khác nhau trong cơ thể. Từ hormone có bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đánh thức" hoặc "làm cho vận động". Các hormon kiểm soát hoặc phối hợp các hoạt động của những mô, c ơ quan, và hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hầu hết các hormon có thành phần cấu tạo là các amino acid, là các đơn vị xây dựng cơ bản của protein. Corticoid là một nhóm nhỏ thuộc hormon đ ược hình thành từ các phân tử cholesterol (một chất giống như mỡ được gan sản xuất). NHỮNG TỪ CẦN BIẾT Vỏ thượng thận: là lớp bên ngoài của tuyến thượng thận tiết ra cortisol và aldosterone. Tuyến thượng thận: là tuyến nằm phía trên mỗi thận bao gồm lớp ngoài (vỏ thường thận) và lớp trong (tủy thượng thận). Tủy thượng thận: lớp bên trong của tuyến thượng thận tiết ra epinephrine và norepinephrine. Hormon kích thích tuyến thượng thận: là loại hormon được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên có khả năng kích thích vỏ thượng thận tiết ra cortisol.
- Aldosterone: là loại hormon được tiết ra bởi lớp vỏ thượng thận có chức năng kiểm soát sự cân bằng muối và nước trong cơ thể. Androgen: là loại hormon kiểm soát những đặc điểm giới tính thứ phát của nam giới. Hormon kháng bài niệu: là loại hormon được sản xuất bởi vùng dưới đồi và dự trữ ở thùy sau tuyến yên làm tăng sự hấp thu nước của thận. Calcitonin: là những hormon được tiết ra bởi tuyến giáp làm giảm nồng độ canxi trong máu. Cortisol: là loại hormon được tiết ra bởi vỏ thượng thận có chức năng làm cải thiện hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể khi gặp những tình huống căng thẳng. Epinephrine: còn được gọi là adrenaline, là loại hormon được tiết ra bởi tủy thượng thận kích thích cơ thể phản ứng lại với những tình huống căng thẳng. Estrogen: là hormon corticoid sinh dục nữ được buồng trứng chế tiết để tạo ra những đặc điểm giới tính thứ phát và điều hòa chu kỳ sinh sản của nữ. Tuyến: là những cơ quan chế tiết hoặc bài tiết ra các chất để được cơ thể sử dụng hoặc để thải ra ngoài.
- Glucagon: là những hormon được tiết ra bởi các đảo Langerhans làm tăng nồng độ đường trong máu. Tuyến sinh dục: là cơ quan sinh dục nơi các tế bào sinh dục phát triển. Hormon gonadotropic: là những hormon được chế tiết từ thùy trước tuyến yên làm ảnh hưởng hoặc kích thích sự phát triển hoặc hoạt động của các tuyến sinh dục. Cân bằng nội môi: là khả năng của cơ thể hoặc tế bào duy trì sự cân bằng nội tại của các chức năng của nó, chẳng hạn như giữ nhiệt độ cơ thể không đổi bất kể nhiệt độ môi trường như thế nào. Vùng dưới đồi: là một vùng của não có chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể; ngoài ra nó còn điều hòa sự chế tiết của tuyến yên. Insulin: là hormon được chế tiết bởi đảo Langerhans có chức năng điều hòa lượng đường trong máu. Đảo Langerhans: là các tế bào nội tiết của tụy chế tiết ra insulin và glucagon. Hormon hoàng thể hóa: là loại hormon gonadotropic được chế tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên. Ở phụ nữ nó kích thích sự rụng trứng và sự phóng thích estrogen và progesterone từ buồng trứng. Ở nam giới nó kích thích sự chế tiết testosterone từ tinh hoàn.
- Melatonin: là loại hormon được chế tiết từ tuyến tùng giúp cơ thể có cảm nhận được 24 giờ trong ngày và đóng vai trò trong việc xác định thời điểm dậy thì và sự phát triển giới tính. Quá trình chuyển hóa: là tất cả những quá trình sinh lý để duy trì sự sống của sinh vật. Phản hồi âm tính: là hệ thống kiểm soát hoạt động như sau: một tín hiệu kích thích tạo ra một phản ứng, phản ứng này làm giảm tín hiệu kích thích đó, nhờ vậy phản ứng này cũng ngừng lại. Norepinephrine: còn được gọi là noradrenaline, là một loại hormon được tiết ra bởi tủy thượng thận làm nâng huyết áp của cơ thể lên trong những tình huống căng thẳng. Buồng trứng: tuyến sinh dục của nữ, là nơi trứng được sản xuất và là nơi tiết estrogen và progesterone. Tuyến cận giáp: 4 tuyến nhỏ nằm ở mặt sau của tuyến giáp điều hòa nồng độ canxi trong máu. Tuyến tùng: là tuyến nằm sâu ở phần sau của não giúp ổn định chu kỳ ngày đêm của cơ thể.
- Tuyến yên: là tuyến nằm phía dưới vùng dưới đồi kiểm soát và phối hợp sự chế tiết của các tuyến nội tiết khác. Progesterone: là loại hormon dạng corticoid của phụ nữ được buồng trứng chế tiết để làm tử cung sẵn sàng hơn để nhận trứng đã được thụ tinh. Prolactin: là loại hormon gonadotropic đ ược chế tiết bởi thùy trước tuyến yên để kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Tinh hoàn: là tuyến sinh dục nam sản xuất ra các tinh trùng và chế tiết testosterone. Testosterone: là loại hormon được chế tiết bởi tinh hoàn thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan sinh dục nam và những đặc điểm giới tính thứ phát. Thymosin: là hormon được chế tiết bởi tuyến ức có khả năng thay đổi một số nhóm tế bào lympho thành những tế bào T chống lại vi trùng. Tuyến ức: là một cơ quan tuyến bao gồm mô lympho nằm phía sau đỉnh của xương ức sản xuất ra các tế bào lympho biệt hóa, phát triển đến mức cực đại ở giai đoạn sớm của tuổi thiếu nhi và hầu như biến mất ở người lớn. Tuyến giáp: là tuyến bao xung quanh phần tr ước và phần bên của khí quản ở đáy họng ngay phía trước thanh quản ảnh hưởng đến sự phát triển và các quá trình chuyển hóa.
- Thyroxine: là loại hormon được tuyến giáp chế tiết để điều hòa tốc độ chuyển hóa và tác động đến sự phát triển ở trẻ em. Mỗi loại hormon chỉ tác động đến một loại tế bào hay một cơ quan nhất định nào đó, được gọi là tế bào đích hay cơ quan đích. Mỗi tế bào đích có các receptor (thụ thể) nằm trên màng hoặc bên trong nó, các th ụ thể là nơi các hormon đặc hiệu có thể bám hoặc nối vào. Chỉ khi sự nối kết này xảy ra thì hormon mới có thể mang lại sự thay đổi trong hoạt động của tế bào. Một số hormon ảnh hưởng đến gần như tất cả các tế bào trong cơ thể, một số loại khác chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất. Một số tế bào có nhiều thụ thể khác nhau, đóng vai tr ò làm tế bào đích của nhiều loại hormon khác nhau. Không giống như các cơ quan hay bộ phận thuộc những hệ thống khác của cơ thể, những tuyến nội tiết chính không có mối liên kết vật lý với nhau nhưng lại được phân bố khắp cơ thể. Nằm ở trong hộp sọ là vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tùng; nằm trong cổ họng là tuyến giáp và tuyến cận giáp, nằm ở phần trên ngực là tuyến ức, và nằm ở bụng là tụy và tuyến thượng thận; nằm ở vùng chậu của nữ là buồng trứng và trong bìu dái của nam giới là tinh hoàn.
- Chú thích hình: nh ững thành phần của hệ nội tiết bao gồm buồng trứng (ở nữ) và tinh hoàn (ở nam giới). Hypothalamus: vùng dưới đồi
- Pineal: tuyến tùng Pituitary: tuyến yên Parathyroid: tuyến cận giáp Thyroid: tuyến giáp Thymus: tuyến ức Adrenal: tuyến thượng thận Pancreas: tụy Ovaries: buồng trứng Testes: tinh hoàn. Hầu hết các tuyến nội tiết đều chỉ hoạt động ở hệ nội tiết, nh ưng một số tuyến khác còn hoạt động ở những hệ khác nữa. Do đó, chúng được gọi là các tuyến hỗn hợp. Tuyến tụy ngoài chức năng là tuyến nội tiết nó còn là một thành phần của hệ tiêu hóa do nó chế tiết ra dịch tụy vào ruột non. Buồng trứng và tinh hoàn còn là một phần của hệ sinh dục cho chúng sản xuất ra các giao tử hay c òn được gọi là các tế bào sinh dục của nam và nữ - tinh trùng và trứng. Tuyến ức là một phần của hệ bạch huyết do chúng hỗ trợ sự phát triển của một số loại bạch cầu để chiến đấu chống lại vi trùng và những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài khác.
- VÙNG DƯỚI ĐỒI Vùng dưới đồi không phải là một tuyến mà là một vùng nhỏ trong não chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể. Nó có thành phần là chất xám (mô não gồm những tế bào thần kinh không có lớp vỏ bảo vệ bên trong), có kích thước khoảng bằng một quả hạnh và có trong lượng chỉ bằng khoảng 1/300 tổng trọng lượng của não. Vùng dưới đồi thường được xem là một phần của hệ nội tiết do nhiều lý do. Nó gửi các tính hiệu đến tuyến thượng thận để tiết ra hormon epinephrine và norepinephrine. Nó cũng sản xuất ra hormon riêng của nó: hormon kháng bài niệu (ADH - antidiuretic hormone), oxytocin, và các loại hormon điều hòa. Cả ADH và oxytocin đều được dự trữ ở thùy sau của tuyến yên cho đến khi vùng dưới đồi gửi một tín hiệu thần kinh đến tuyến yên để phóng thích chúng. Các loại hormon điều hòa được chia ra làm 2 nhóm: hormon chế tiết (RH - Releasing hormone) và hormon ức chế (IH - Inhibiting hormone). Cả 2 loại hormon này đều có chức năng kiểm soát sự chế tiết hormon của tuyến yên. RH kích thích tuyến yên sản xuất hormon. IH ức chế hoặc ngăn sự chế tiết hormon của tuyến yên. TUYẾN YÊN Nằm ở vùng đáy của não, phía trên mũi, tuyến yên là một tuyến nhỏ, hình bầu dục, có kích thước xấp xỉ một quả nho. Nó đ ược treo bởi một mảng mô mỏng xuất phát từ mặt trong của vùng dưới đồi. Tuyến yên được chia ra làm 2 thùy hay 2 vùng
- riêng biệt nhau: vùng trước tuyến yên (hay thùy trước) và vùng sau tuyến yên (hay thùy sau). Thùy trước tuyến yên sản xuất và chế tiết ra 6 loại hormon. Thùy sau tuyến yên chế tiết ra 2 loại hormon nhưng không sản xuất ra chúng mà những loại hormon này được sản xuất bởi vùng dưới đồi và thùy sau tuyến yên chỉ đóng vai trò là nơi dự trữ và sẽ phóng thích chúng ra khi có nhu cầu sử dụng. Sáu trong tám loại hormon được chế tiết bởi tuyến yên có chức năng kích thích hay khởi động những tuyến nội tiết khác. Vì lý do này, chúng còn được gọi là các hormon tropic (từ tropic bắt nguồn từ một từ Hy Lạp là tropos, có nghĩa là thay đổi). Hai loại hormon còn lại kiểm soát những chức năng khác của cơ thể. Do sự chế tiết của tuyến yên có vai trò kiểm soát và điều hòa sự chế tiết của các tuyến nội tiết khác nên nó thường được gọi là "tuyến kiểm soát" (master gland) của hệ nội tiết. SỰ KHÁM PHÁ RA CÁC HORMON CỦA VÙNG DƯỚI ĐỒI Có một khoảng thời gian, các nhà nghiên cứu y học biết rằng vùng dưới đồi kiểm soát hoạt động của tuyến yên nhưng cho đến những năm cuối thập kỷ 1960, họ vẫn không thể biết được chính xác nó kiểm soát bằng cách n ào. Vào năm 1968, một nhà nội tiết học người Mỹ sinh tại Pháp là Roger Guillemin (1924-) và các cộng sự cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời: đó chính là hormon. Trước khi có sự khám phá đó, nhà giải phẫu học người Anh Geoffrey W. Harris đã đặt giả thuyết rằng vùng dưới đồi tiết ra hormon để điều hòa hoạt động của tuyến
- yên, mặc dù vậy Harris và các cộng sự của ông vẫn không thể phân lập và xác định được bất kỳ loại hormon nào từ vùng dưới đồi. Vào những năm 1950, Guillemin bắt đầu nghi ên cứu để tìm ra những bằng chứng còn thiếu. Làm việc với một nhà nội tiết học đồng sự là Andrew V. Schally, Guillemin đã sử dụng một công cụ được phát triển bởi nhà vật lý học Rosalyn Sussman Yalow để phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hormon. Không lâu sau đó, Guillemin và Schally kết thúc sự hợp tác với nhau và theo đuổi công trình nghiên cứu của mình một cách riêng biệt. Cuối cùng vào năm 1968, trong khi làm việc với vùng dưới đồi lấy từ não cừu, Guillemin và những đồng sự của ông đã phân lập được hormon của vùng dưới đồi làm tuyến yên chế tiết ra hormon kích thích tuyến giáp (TSH - thyroid-stimulating hormone). Vào năm kế tiếp, cả Guillemin và Schally đều xác định được cấu trúc của TSH. Guillemin sau đó tiết tục phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của những hormon vùng dưới đồi khác. Vì những khám phá của họ, dẫn đến sự hiểu biết về các loại hormon đ ược sản xuất bởi vùng dưới đồi, Guillemin, Schally, và Yalow chia nhau giải Nobel vào năm 1977 cho ngành Vật Lý và Y Học.
- TUYẾN TÙNG Tuyến tùng hay thể tùng là một tuyến nhỏ hình nón nằm sâu ở phần sau của não. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn còn đôi chút hoang mang về chức năng nội tiết của tuyến này là chế tiết ra hormon melatonin. TUYẾN GIÁP Một trong những tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể là tuyến giáp, nó có dạng con bướm bao quanh phần trước và phần bên của khí quản ở đáy họng ngay phía dưới thanh quản (là phần trên của khí quản có chứa dây thanh). Nó đ ược chia ra làm 2 thùy nối với nhau bằng một dải mô được gọi là eo giáp. Do tuyến giáp chứa một lượng lớn mạch máu nên nó có màu đỏ xẫm. Tuyến giáp bao gồm những cấu trúc rỗng hình cầu được gọi là các nang giáp. Các nang giáp chế tiết ra 2 loại hormon chính là thyroxine và calcitonin. Thyroxine điều hòa tốc độ chuyển hóa và ở trẻ em nó tác động đến quá trình phát triển. Calcitonin làm giảm nồng độ canxi trong máu.
- Chú thích hình : Hình cắt ngang của não. Có thể nhìn thấy tuyến yên nằm ở đáy não, ngay phía trên mũi, tuyến yên có kích thước xấp xỉ một quả nho. Cerebrum: đại não Pineal gland: tuyến tùng Cerebellum: tiểu não Spinal cord: tủy sống Cerebral peduncle: cuống não Pituitary gland: tuyến yên.
- TUYẾN CẬN GIÁP Tuyến cận giáp là 4 khối mô tuyến nhỏ, mỗi khối có kích thước khoảng bằng hạt đậu Hà Lan nằm ở mặt sau của tuyến giáp (mỗi th ùy tuyến giáp có 2 tuyến cận giáp nằm phía sau). Tuyến cận giáp chế tiết ra các hormon cận giáp (PTH - parathyroid hormon) có chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu. TUYẾN ỨC Tuyến ức là một khối mô lympho mềm, phẳng, có màu hồng xám nằm ở phần ngực trên phía dưới xương ức. Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, tuyến ức tương đối lớn (bằng khoảng 1 nắm tay của trẻ). Tuyến ức tiếp tục phát triển từ lúc đó cho đến tuổi dậy thì. Sau thời điểm đó, nó thu nhỏ lại và dần dần hòa lẫn vào với các mô xung quanh. Chỉ còn rất ít mô tuyến ức còn sót lại ở người lớn.
- Tuyến tùng (vị trí sáng nhất) chế tiết ra hormon melatonin. TUYẾN TỤY Tụy là một tuyến mềm, hồng có dạng hình tam giác, dài khoảng 6 inch (15cm). Nó nằm bên dưới dạ dày, trải dài từ khúc uốn của tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) đến lách. Vai trò chính của tụy là một cơ quan tiêu hóa, nó chế tiết dịch tụy vào tá tràng qua ống tụy. Những enzyme tiêu hóa trong dịch tụy giúp phân giải các carbonhydrate, chất béo và protein trong ruột non. Ngoài vai trò là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, tụy còn là một cơ quan của hệ nội tiết sản xuất ra các hormon điều hòa nồng độ glucose (đường) trong máu.
- Hình chụp qua kính hiển vi điện tử của tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp chế tiết ra hormon PTH kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Giống như các đảo nhỏ, nằm rải rác giữa các tế bào sản xuất dịch tụy là một nhóm nhỏ các tế bào nội tiết được gọi là các tiểu đảo Langerhans (hay tiểu đảo tụy). Chúng được đặt theo tên của Paul Langerhans (1847-1888), là bác sĩ và là nhà giải phẫu học, người đã phát hiện ra chúng. Tụy chứa khoảng từ 1 đến 2 triệu tiểu đảo
- chiếm khoảng 2% tổng khối lượng của tụy. Mỗi tiểu đảo tụy chứa các loại tế bào khác nhau sản xuất ra những hormon khác nhau, trong đó loại hormon quan trọng nhất là insulin và glucagon. Cả 2 đều có chức năng điều hòa lượng glucose trong máu nhưng theo 2 hướng khác nhau. TUYẾN THƯỢNG THẬN Tuyến thượng thận là 2 tuyến nằm giống như cái mũ ở đầu của mỗi thận. Tuyến thượng thận được chia ra làm 2 lớp riêng biệt nhau: vỏ thượng thận (lớp ngoài) và tủy thượng thận (lớp trong). Lớp vỏ thượng thận chiếm khoảng 80% mỗi tuyến thượng thận. Nó có màu vàng xám do sự hiện diện của chất béo được chứa trong đó, đặc biệt là cholesterol và nhiều loại acid béo khác nhau. Vỏ thượng thận đặc biệt quan trong trong các chu trình của cơ thể, nếu nó ngừng hoạt động thì chủ nhân của nó cũng sẽ tử vong trong vòng vài ngày sau đó. Vỏ thượng thận chế tiết ra khoảng 30 loại hormon corticoid, trong đó loại quan trọng nhất là cortisol (còn được gọi là hydrocortisone) và aldosterone. Cortisol được chế tiết ra trong những tình huống căng thẳng (như bị tổn thương thực thể, bị bệnh, sợ hãi, giận dữ, đói) để điều hòa những hoạt động chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo của cơ thể. Aldosterone điều hòa sự cân bằng muối và nước của cơ thể. Tủy thượng thận có màu đỏ nâu chủ yếu là do nó chứa nhiều mạch máu bên trong. Nó chế tiết ra 2 loại hormon là epinephrine (còn được gọi là adrenaline) và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TỔNG QUAN HỆ NỘI TIẾT
32 p | 422 | 124
-
Bài giảng Hệ nội tiết - TS. Nguyễn Văn Ba
20 p | 428 | 84
-
Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 9
26 p | 194 | 36
-
Giáo trình Dị ứng học đại cương (chuyên ngành vệ sinh học và tổ chức y tế): Phần 1
196 p | 145 | 34
-
Giải phẫu bệnh: Hệ nội tiết
62 p | 267 | 32
-
Bài giảng Chương nội tiết - Bài 1: Đại cương sinh lý nội tiết, chức năng nội tiết vùng dưới đồi
40 p | 132 | 17
-
Nhập môn Giải phẫu học - Giải phẫu người: Phần 1
391 p | 97 | 16
-
Bài giảng Sinh lý học - Bài 13: Sinh lý nội tiết
50 p | 170 | 16
-
Bài giảng Đại cương về nội tiết và bệnh lý hệ nội tiết
60 p | 98 | 11
-
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội
91 p | 42 | 11
-
Bài giảng Đại cương hệ nội tiết - BS. Lê Quốc Tuấn, ThS. BS. Nguyễn Phúc Hậu
23 p | 120 | 7
-
Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh nội tiết
281 p | 23 | 4
-
Bài giảng Ứng dụng sinh học phân tử trong các bệnh lý nội tiết - PGS. TS. Đỗ Đức Minh
46 p | 12 | 4
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu học
150 p | 49 | 3
-
Bài giảng Đại cương về Hệ nội tiết
39 p | 67 | 2
-
Đề cương học phần Giải phẫu đại cương (Mã số học phần: ANA231)
96 p | 3 | 2
-
Bài giảng Đại cương hệ nội tiết - BS. Lê Quốc Tuấn
52 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn