ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 4
lượt xem 7
download
Nhóm A: gồm các máy đo sức nghe đơn giản chỉ dùng được để đo các ngưỡng nghe, đồng thời với khả năng tạo được tiếng che lấp (thông thường là tiếng động trắng) để loại trừ tai bên đối diện, các máy nhóm này còn được gọi là “các máy đo sức nghe dùng để phát hiện điếc” và bao gồm hầu hết mọi kiểu máy đo sức nghe xách tay được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 4
- - Nhóm A: gồm các máy đo sức nghe đơn giản chỉ dùng được để đo các ngưỡng nghe, đồng thời với khả năng tạo được tiếng che lấp (thông thường là tiếng động trắng) để loại trừ tai bên đối diện, các máy nhóm này còn được gọi là “các máy đo sức nghe dùng để phát hiện điếc” và bao gồm hầu hết mọi kiểu máy đo sức nghe xách tay được. - Nhóm B: gồm các máy đo hoàn chỉnh hơn. Ngoài khả năng của nhóm máy A, còn cho phép làm được các nghiệm pháp trên ngưỡng (thông thường là các nghiệm pháp đo hồi thính) và đôi khi còn có thể thêm cả đo sức nghe bằng lời nói qua chụp tai. Máy đo sức nghe dù đơn giản (máy nhóm A) cũng phải gồm những bộ phận chính sau đây: + Bộ phận phát các tần số đơn âm: ít nhất 7 tần số của gam đô từ 128 tới 8192Hz (thông thường người ta lấy chẵn từ 125 đến 8000Hz) + Bộ phận điều chỉnh chính xác các tần số + Bộ phận khuyếch đại + Các bộ phận điều chỉnh chính xác hệ số khuyếch đậi cho mỗi tần số (lên từng nấc 5dB, từ -10 đến 100dB) + Bộ suy giảm ghi trực tiếp bằng dB + Chụp tai và khối rung + Bộ phận phát tiếng động che lấp để làm điếc tai bên không đo. Đối với một máy nghe hoàn chỉnh hơn (thuộc nhóm B) thì ngoài các bộ phận kể trên của một máy nhóm A còn được thiết kế thêm những bộ phận cho phép đo được các nghiệm pháp trên ngưỡng nghe. Cũng có máy được bố cục thêm để đo cả sức nghe bằng lời nói (qua chụp tai) và như thế có kèm theo micro. Tuy nhiên, máy đo sức nghe bằng lời nói thường được thiết kế riêng để có thể vừa đo được qua chụp tai, vừa đo được qua tiếng loa ở trường tự do. Ngày nay, các máy đo sức nghe bán trên thị trường đều được thiết kế thế nào cho mỗi tần số cường độ dB đều ứng với giá trị của ngưỡng nghe tối thiểu của người bình thường để khi kết quả trên đồ thị lâm sàng được dễ dàng và trực tiếp không phải tính toán. Ngoài ra, còn có một số thang chuẩn đo cho đường khí đạo và một thang chuẩn đo cho đường cốt đạo không vượt quá những mức giới hạn về cường độ như sau: - Đối với đường dẫn truyền không khí: 55 dB cho tần số 125 Hz 80 dB - 250 Hz 100 dB - 500 Hz 110 dB - 1000 Hz 110 dB - 2000 Hz 110 dB - 4000 Hz 90 dB - 8000 Hz - Đối với đường dẫn truyền đường xương: 40 dB cho tần số 125 Hz 40 dB - 250 Hz 60 dB - 500 Hz 70 dB - 1000 Hz 70 dB - 2000 Hz - 14 -
- 70 dB - 4000 Hz 70 dB - 8000 Hz Vì thế, khi không ghi được ngưỡng nghe của một hay nhiều tần số nào đó thì có nghĩa là thính giác của người bệnh đã mất đi những tần số tại cường độ đó nhưng cũng có thể các tần số đó vẫn tồn tại ở những ngưỡng nghe vượt quá khả năng của máy. Ngoài ra, ta thấy rằng các giá trị của đường cốt đạo đều ở dưới mức giá trị của đường khí đạo vì thế mà đối với những trường hợp điếc nặng, ta có thể ghi được đường biểu diễn khí đạo trong khi đó đường biểu diễn cốt đạo lại bị cắt đoạn do ngưỡng nghe của nó nằm ngoài các khả năng về cường độ của máy đo. Ngoài ra, một máy đo sức nghe tốt còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật do tổ chức quốc tế về chuẩn hoá về mức thuần khiết của âm thanh và độ chênh lệch cho phép về cường độ âm thanh. Phòng cách âm: Ảnh hưởng của tiếng ồn xung quanh đến kết quả đo ngưỡng nghe rất đáng kể. Một căn phòng bề ngoài yên tĩnh thông thường có mức tạp âm nền từ 30-50dB trên ngưỡng nghe và làm nhiễu sự trả lời của người bệnh. Người ta nghiệm thấy sự tăng lên 20dB của môi trường sẽ ghi được sự khác biệt từ 5-20dB trên đồ thị ghi sức nghe: môi trường âm thanh này gây ra một hiệu quả che lấp và hiệu quả này thay đổi tuỳ vào tần số, cường độ và thể loại điếc. Điều này cho phép vứt bỏ quan niệm cho rằng có thể đo sức nghe chính xác với điều kiện miễn là tiếng ồn xung quanh được biết trước và không thay đổi. 2.2. Một số dụng cụ trợ thính 2.2.1. Máy trợ thính 2.2.1.1. Công dụng của máy trợ thính Máy trợ thính là một loại tăng âm nhỏ dùng cho người điếc. Máy có tính năng thu, khuếch đại và thích nghi các tín hiệu âm thanh sao cho người điếc có thể trong giới hạn các khả năng về cảm thụ và dung nạp của mình, tiếp nhận được các thông báo do máy cung cấp. Như vậy, máy trợ thính có 3 chức năng: - Thiết lập hoặc khôi phục sự giao tiếp giữa người điếc với môi trường âm thanh họ đang sống. - Giúp cho người điếc tự xác định được vị trí của mình trong mối tương quan với thế giới âm thanh xung quanh họ. - Giúp cho người điếc cảm thụ được các biểu hiện âm thanh của bản thân sự hoạt động của mình và nhờ đó mà có thể được hoặc khôi phục lại khả năng giám sát các hoạt động phát âm. Trợ giúp một chức năng bảo đảm cho con người mối liên hệ giác quan cần thiết và tinh tế nhất với môi trường sống bị suy giảm, máy trợ thính có tầm quan trọng nhất trong số những biện pháp phục hồi chức năng cho người điếc nhờ tính năng kỹ thuật cao và phương pháp đeo máy ngày một hoàn chỉnh. Nếu được sử dụng một cách thích đáng, vào thời điểm thuận lợi và với những thông số tối ưu, máy trợ thính sẽ giúp cho tín hiệu âm thanh vượt qua được trở lực gây ra do biến hỏng bộ máy thính giác ngoại biên, tạo điều kiện đưa người điếc hoà nhập với xã hội. - 15 -
- Kỹ thuật chế tạo máy trợ thính cho người điếc (bao gồm các kỹ thuật cơ học - điện tử và âm thanh) trong vòng hai mươi năm gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc đặc biệt trong lĩnh vực thu nhỏ bộ phận tăng âm, trong lĩnh vực chế tạo micro (với sự ra đời của các loại micro định hướng, micro xenamic...) 2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy trợ thính Máy trợ thính cá nhân dùng cho người điếc gồm chủ yếu các bộ phận sau đây: Bộ phận điều chỉnh Micro Bộ phận khuếch đại Loa Âm đi vào Âm đi ra Nút tắt/mở Pin - 1 Micro: Thu nhận âm thanh và biến đổi từ tín hiệu âm học thành những tín hiệu điện tử. - 1 bộ phận khuếch đại (amply): Thường được cấu tạo bằng các bóng bán dẫn 3 cực (tranzito) bố cục làm nhiều tầng kế tiếp nhau, để khuếch đại các điện áp xoay chiều thu nhận được từ hai đầu của bộ phận biến năng vào hay micro. - 1 loa tai: Mà ở đó điện áp xoay chiều đã được khuếch đại, lại được biến đổi thành các dao động sóng âm, cũng được khuếch đại lên theo một tỷ lệ. Đó là bộ phận biến năng ra. (Trong trường hợp chỉ định đeo máy trợ thính bằng đường cốt đạo - do những lý do đặc biệt - thì bộ phận biến năng ra sẽ là một khối rung, thay thế cho loa tai) - 1 pin hay acquy: Cung cấp năng lượng điện cho hoạt động của máy. - Các bộ phận chuyển mạch và điều chỉnh: Cho phép thay đổi các đặc trưng thu, khuyếch đại và khôi phục các tín hiệu âm thanh. - Cuối cùng là một bộ phận rất phụ nhưng không kém phần quan trọng cho kết quả của trợ thính, đó là núm tai. Có nhiều kiểu núm tai: Các núm tai bằng cao su hay chất dẻo mềm (còn gọi là lêtin): thường là loại làm sẵn gồm 3 cỡ: nhỏ, vừa và to (thường chỉ dùng để thử máy sau đó thay thế bằng một núm thửa theo tai) Các núm thửa theo tai: là loại núm tai lý tưởng nhất, có nhiều loại đáp ứng cho những kỹ thuật đeo máy, khác nhau nhưng loại thông dụng nhất là loại có lòng đen bằng kim loại để cố định loa tai. Máy trợ thính chỉ thực sự phát huy được tác dụng của nó khi đã thích nghi hoàn toàn với người đeo và người đeo thực sự thâu nhận các cảm giác do máy cung cấp như một bộ phận của cơ thể mình. Một yếu tố quan trọng của việc thích nghi này lại được tạo ra bởi núm tai (đeo ở tai). Núm tai thửa, phù hợp theo độ lồi lõm của hõm tai, sẽ - 16 -
- không gây ra cảm giác mất thoải mái khi phải đeo lâu và truyền dẫn tốt tín hiệu âm thanh đã được khuyếch đại phát ra từ loa tai vào ống tai ngoài. Núm tai vừa khít sẽ đảm bảo chất lượng dẫn truyền sóng âm một cách tối ưu. 2.2.1.3. Các loại máy trợ thính * Máy trợ thính kiểu hộp (máy trợ thính đeo ở túi) Máy trợ thính kiểu hộp có đặc trưng là micro, bộ phận khuyếch đại và pin (acquy) đều bố cục trong một hộp, còn loa tai thì độc lập ở ngoài và được nối với hộp máy bằng một dây mềm. Có thể đó là một dây đơn nối với một loa tai hay một dây hình chữ “Y” nối với cả hai loa tai và truyền tới cho cả hai tai những tín hiệu âm thanh giống nhau trong điều kiện mức điếc của hai bên tai chênh lệch nhau không đáng kể. Tuy nhiên, cần nhớ là dù đeo dây kiểu nào thì các máy trợ thính này cũng chỉ có một micro duy nhất nên không thể cho phép phân biệt rõ các tín hiệu âm thanh trong không gian như kiểu đeo Stereo (với 2 máy đeo riêng rẽ ở hai bên tai). Máy trợ thính này thường được dùng cho những trẻ điếc nặng và điếc sâu. Ưu điểm của loại máy này là cầm thoải mái, bộ phận điều khiển rộng, dễ nhìn. Bộ phận tiếp nhận và micro được đặt cách xa nhau nên có thể đạt được tới năng lượng tối đa mà không có sự phản hồi âm học. Nhược điểm của máy này là micro không đặt ngay tại khu vực tai nên làm cho âm thanh khó tập trung. Loại máy hộp cồng kềnh, không tiện lợi và dây dễ bị đứt. * Máy trợ thính sau tai - 17 -
- Loại máy trợ thính này có thể dùng cho tất cả các mức độ điếc. Ưu điểm của máy này là có khả năng tập trung âm thanh và bảo tồn âm thanh của máy nghe ở mỗi tai. Gọn hơn máy trợ thính trước ngực và có ưu điểm dấu kín được sau vành tai nên được nhiều người ưu chuộng. Rất nhiều máy trợ thính sau tai được làm ở kích thước nhỏ để vừa khít với những tai nhỏ nhất. Giá thành của máy trợ thính này cao hơn nhiều so với máy hộp và pin của nó khó tìm. * Máy trợ thính trong tai Tất cả các bộ phận được chứa trong một khối làm vừa khít với tai người đeo. Loại trợ giúp này được đặt hoàn toàn trong tai và không cần dây, ống dẫn hay núm tai. Máy này chỉ thích hợp cho điếc nhẹ và trung bình bởi vì mức nguy hiểm của sự phản hồi về âm học. Một số người thấy rằng máy này dễ cầm hơn máy sau tai vì chúng chỉ có một mẫu nhưng bộ phận điều khiển quá nhỏ. Loại máy này sử dụng pin tròn rất nhỏ 1,4 vôn. * Máy trợ thính trong ống tai Tương tự như máy trợ thính trong tai, mọi bộ phận được bao bọc trong một khối mà nó khít vào phần kênh của tai. Loại này dễ dàng đặt vào trong tai và có thể bị che khuất nhờ vành tai ngoài. Thích hợp cho điếc nhẹ và điếc vừa bởi vì mức nguy hiểm cao của sự phản hồi về âm học. Sử dụng pin tròn cực nhỏ 1,4 vôn.. Ba kiểu máy: sau tai, trong tai và trong ống tai có ưu điểm chung là kín đáo và nhẹ. Hơn nữa vị trí đeo máy rất hợp với sinh lý về mặt tiếp nhận sóng âm các hướng: hướng vào cửa micro được đặt gần lỗ tai sẽ thu nhận âm thanh trong những điều kiện gần như bình thường; mặt khác lại có thể đeo cả 2 bên tai, thực hiện kiểu nghe stereo giúp cho người điếc tiếp nhận ở mỗi tai khác nhau về cường độ và lệch pha về thời gian đến của một tín hiệu âm thanh, giúp cho người nghe định hướng được nguồn âm nhờ - 18 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1
5 p | 454 | 92
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 2
5 p | 339 | 47
-
Đại cương về kim loại - sự ăn mòn kim loại (Hồ Chí Tuấn - ĐH Y HN)
9 p | 178 | 42
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 1
5 p | 279 | 38
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 p | 254 | 34
-
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG & MẶT PHẲNG
7 p | 402 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11
4 p | 251 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 p | 262 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 10
5 p | 127 | 17
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 6
5 p | 112 | 16
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7
5 p | 118 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 p | 131 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 10
5 p | 181 | 14
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 8
5 p | 105 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 11
2 p | 87 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 10
5 p | 96 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 p | 93 | 10
-
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG (tt)
6 p | 126 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn