intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 5

Chia sẻ: Dqwdqwdqwd Qwdqwdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với yêu cầu này, kiểu máy đeo sau tai với micro hướng ra phía trước đặc biệt có tác dụng. Chỉ định kiểu máy đeo nói chung không thể tuỳ tiện hoặc do khả năng của túi tiền mà phải căn cứ vào tính năng kỹ thuật của máy đối với mức điếc, loại điếc và nhất là vào chỉ định đeo một bên tai hay cả hai bên, yêu cầu dẫn truyền bằng đường xương hay đường không khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 5

  1. đeo máy cả hai tai mà người điếc có thể nghểnh một bên tai như người bình thường để tập trung nghe ưu thế một bên nhiều hơn trong môi trường tiếng ồn để bắt nhận âm thanh hay lời nói từ một hướng đến nhất định. Đối với yêu cầu này, kiểu máy đeo sau tai với micro hướng ra phía trước đặc biệt có tác dụng. Chỉ định kiểu máy đeo nói chung không thể tuỳ tiện hoặc do khả năng của túi tiền mà phải căn cứ vào tính năng kỹ thuật của máy đối với mức điếc, loại điếc và nhất là vào chỉ định đeo một bên tai hay cả hai bên, yêu cầu dẫn truyền bằng đường xương hay đường không khí... Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đa số người đeo máy trợ thính ưa chuộng kiểu máy đeo sau tai. Tuy nhiên, kiểu máy hộp vẫn tiếp tục được sản xuất vì loại máy này có công suất cực mạnh để dùng cho những người điếc nặng. Riêng trong hoàn cảnh nước ta, máy trợ thính kiểu hộp đáp ứng thêm cả cho nhu cầu sửa chữa dễ dàng và đặc biệt có loại sử dụng được pin tiểu làm bộ nguồn (loại pin này dễ kiếm hơn nhiều so với pin khuy hoặc acquy) mặt khác giá thành lại rẻ hơn nhiều so với giá của các loại máy đeo sau tai. 2.2.1.4. Kiểm tra máy trợ thính Nên tiến hành kiểm tra máy trợ thính trong không khí: Thoải mái Không làm trẻ sợ hãi Khuyến khích Các giai đoạn kiểm tra máy trợ thính: Giai đoạn 1: Đối với một học sinh mới, một trẻ lần đầu tiên đeo máy hay khi giáo viên gặp một lớp mới. Cách kiểm tra dễ nhất là đặt núm tai gần micro khi máy đã mở, nếu có tiếng rít thì có nghĩa là máy đang hoạt động. Giáo viên kiểm tra máy trợ thính theo các công việc sau: - Kiểm tra máy có pin hay không? Pin có nằm đúng vị trí không? - Kiểm tra xem pin còn hay hết? - Kiểm tra mức tăng giảm âm lượng (volume) và nút tắt mở. - Kiểm tra xem máy đã đặt đúng số volume đã chỉ định không? Một số lỗi có thể phát hiện ra chỉ bằng việc nghe trực tiếp qua máy trợ thính, việc lắng nghe này tốt nhất là sử dụng một núm tai mẫu bằng nhựa. Mặc dù ở giai đoạn này, trẻ hoàn toàn thụ động nhưng trẻ nên được cuốn hút vào quá trình kiểm tra máy trợ thính càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ tiến hành giai đoạn này trong một vài ngày đầu khi kiểm tra máy trợ thính của một học sinh mới đối với bạn, hay khi trẻ mới sử dụng máy trợ thính. Giai đoạn 2: Trẻ nên bước sang giai đoạn này càng sớm càng tốt sau khi giáo viên đã kiểm tra máy trợ thính. Cách thức: - Có thể lặp lại giai đoạn 1 - Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói /ba/” + Giáo viên đứng phía sau trẻ khoảng cách 1 mét + Giáo viên sử dụng giọng nói bình thường + Cần ghi nhận phản ứng của trẻ. - 19 -
  2. Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra máy trợ thính trở lại để phát hiện những lỗi khác và sửa chữa kịp thời. Đối với một số trẻ cần được tiến hành như thế nhiều lần để tạo một sự tự tin ở trẻ. Khi trẻ đã phản ứng một cách tự tin, ta hãy bước sang giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 3: Khi trẻ phản ứng một cách tự tin với âm /ba/ bạn có thể bước sang giai đoạn 3. Có thể phải trải qua nhiều ngày để trẻ tự tin. - Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói: m, i, u, a, s, x” + Giáo viên đứng phía sau trẻ khoảng cách 1 mét + Giáo viên sử dụng giọng nói bình thường + Giáo viên nói các âm ngắt quãng nhau không đều + Phản ứng của trẻ được ghi nhận theo mẫu sau: Tên trẻ:............................................................. Ngày: .............................................................. Phản ứng Nhận xét Âm Có Không m u i a s x Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra máy trợ thính để phát hiện những lỗi khác và sữa chữa kịp thời. Ta luôn liên hệ trở lại với bảng ghi chép này vào những lần kiểm tra máy trợ thính sau đó. Giai đoạn 4: - Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói: m, i, u, a, s, x” Ghi nhận những phản ứng của trẻ và so sánh những phản ứng đã được ghi chép lại trước đó (trong giai đoạn 3) Nếu trẻ không thể phản ứng đầy đủ với tất cả các âm mà trẻ đã được làm trước đó thì ta hãy nghĩ là máy trợ thính có vấn đề. Hãy phát hiện lỗi và sữa chữa kịp thời. Nếu trẻ phản ứng tốt hơn so với trước đó thì điều này có nghĩa là trẻ đã có tiến bộ trong việc luyện nghe. Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối cùng - Trẻ tự kiểm tra máy trợ thính của mình bằng cách nói nhỏ: m, i, u, a, s, x. Hoặc: - Trẻ yêu cầu một người nghe được bình thường kiểm tra máy cho trẻ theo cách trên. - Trẻ tự phát hiện những lỗi đơn giản và tự sữa chữa máy trợ thính. VD như: lắp pin mới, vặn volume đúng vị trí, thay dây hỏng, lau sạch núm tai,... - 20 -
  3. Ngay cả khi trẻ có thể thực hiện được mức độ ở giai đoạn 5 thì giáo viên cũng nên kiểm tra máy trợ thính đều đặn, sử dụng giai đoạn 4 và giáo viên cũng nên kiểm tra bằng cách nghe qua máy một cách thường xuyên. 2.2.2. Kính trợ thính: Ngoài các loại máy trợ thính trên, còn có dụng cụ hỗ trợ thính lực cho trẻ điếc, đó là kính trợ thính (máy trợ thính kính). Là một loại kính có gắn một hay hai loại máy trợ thính ở gọng (nếu gắn cả hai bên gọng tức là đeo kiểu stereo). Loại máy trợ thính này hợp với người già cần được hỗ trợ cả thính giác và thị giác. 2.3. Tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ khiếm thính 2.3.1. Tín hiệu và tiếng động nền - Tín hiệu: là âm thanh mà chúng ta cần nghe - Tiếng động nền: là tất cả những âm thanh khác ngoài tín hiệu VD: khi xem tivi thì âm thanh phát ra từ tivi (thuyết minh) là tín hiệu còn tiếng nói chuyện của người trong phòng hay những tiếng động khác gọi là tiếng động nền. Nhưng ta nói chuyện thì tiếng nói mà ta muốn nghe là tín hiệu còn tiếng thuyết minh và các âm thanh khác là tiếng động nền. - Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền (đôi khi người ta gọi tỷ lệ giữa tín hiệu và tiếng động nền) là hiệu số của cường độ của âm thanh tín hiệu trừ đi cường độ của tiếng động nền (trong môi trường nghe) Tín hiệu Tiếng động nền Độ chênh lệch 75dB 70dB 5dB 70dB 70dB 0dB 70dB 75dB -5dB Đối với các phòng học dành cho trẻ điếc: TIẾNG ĐỘNG NỀN DƯỚI 45DB LÀ TỐT NHẤT ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA TÍN HIỆU VÀ TIẾNG ĐỘNG NỀN TỐT NHẤT VÀO KHOẢNG 15 ĐẾN 29DB MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Người nghiên cứu Mẫu giáo Tiểu học Trung học Nhà trẻ Sanders - 1965 69dB 59dB 62dB Blair - 1977 72dB 65dB - Smyth - 1972 72dB - - Moody - 1989 75dB 65dB 64dB Sinclair+Riggs - 1984 - 63dB - Toe - 1986 - 53dB - - 21 -
  4. Ở Việt Nam (1992) khảo sát trong 85 lớp ở 20 trường dạy trẻ điếc cho thấy: - Tiếng động nền trung bình là 62dB (cao nhất là 74db, thấp nhất là 51dB. - Giọng nói của giáo viên trung bình là 73dB (cao nhất là 86dB, thấp nhất là 51dB) - Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền là 13dB (cao nhất là 25dB, thấp nhất là 5dB) 2.3.2. Thời gian vang dội Trong một phòng những sóng âm gặp các vật cản bị phản hồi gây nên sự vang dội/vang vọng. Thời gian vang dội là thời gian mà một âm thanh giảm đi 60dB theo sự kết thúc của một tín hiệu. Thời gian vang dội của một phòng kín được tính theo công thức: 0,16. V RT = ∑αj . Aj RT: thời gian vang dội - đơn vị giây (s) V: thể tích phòng - đơn vị m3 ∑αj . Aj: tổng các tích của diện tích bề mặt Aj với hệ số hấp thụ âm thanh αj của chất liệu tương ứng với bề mặt đó. BẢNG HỆ SỐ HẤP THỤ ÂM THANH αj Chất liệu Hệ số αj Chất liệu Hệ số αj Tấm xốp 0,50 Gỗ 0,06 Tường gạch 0,03 Thảm 0,37 Vải mỏng 0,11 Kính 0,05 Vải dày 0,50 Đá đen 0,01 Bê tông 0,02 Vôi vữa 0,05 VD: Tính thời gian vang dội của một phòng kín có kích thước sau: - Chiều dài D = 4 m - Chiều rộng R = 7 m - Chiều cao H = 3 m Thể tích: V = D.R.H = 4m x 7m x 3m = 84m3 Diện tích các bề mặt: + Cửa sổ A1 = 2,5m x 1,0m = 2,5m2 + Cửa sổ A2 = 3,6m x 1,0m = 3,6m2 + Cửa ra vào A3 = 2,5m x 0,9m = 2,25m2 + Bảng A4 = 3,5m x 1,4m = 4,9m2 + Trần nhà A5 = 7,0m x 4,0m = 28,0m2 + Sàn nhà A6 = 7,0m x 4,0m = 28,0m2 + Tường A7 = [2 x (7,0m x 3,0m) + 2 x (4,0m x 3,0m)] - 13,25m2 = 52,75 m2 Bề mặt Chất liệu Hệ số hấp thụ αj Diện tích Aj αj . Aj Các cửa sổ Kính 0,05 6,1 (A1 + A2) 0,350 - 22 -
  5. Cửa ra vào Gỗ 0,06 2,25 0,135 Bảng Gỗ 0,06 4,9 0,294 Tường Vôi vữa 0,05 52,75 2,638 Trần nhà Vôi vữa 0,05 28,0 1,4 Nền nhà Bê tông 0,02 28,0 0,56 ∑αj . Aj 5,332 0,16. V 0,16 x 84 RT = = = 2,52 (giây) ∑αj . Aj 5,332 Như vậy, thời gian vang dội của căn phòng trên là 2,52 giây Ảnh hưởng của thời gian vang dội đối với trẻ điếc: - Sự vang vọng làm giảm độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền (làm tăng tiếng động nền) - Những âm lớn có tần số trầm (ví dụ các nguyên âm) che lấp các âm nhỏ hơn có tần số cao (ví dụ các phụ âm) - Những âm thanh có tần số trầm dễ bị phản hồi khi gặp các vật cản - Trẻ điếc sẽ nghe rất khó những phụ âm nhỏ hơn khi thời gian vang vọng cao. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: * Theo số liệu của Finotzo-Tillman (1978) nghiên cứu với 12 trẻ bình thường và 12 trẻ điếc có đeo máy trợ thính: MÔI TRƯỜNG THỜI GIAN VANG VỌNG (GIÂY) ĐỐI TƯỢNG NGHE 0,0 0,4 1,2 Trẻ bình thường 95% 92% 76% YÊN TĨNH Trẻ điếc 83% 74% 45% Trẻ bình thường 80% 71% 54% S/ N = +6 Trẻ điếc 60% 52% 27% * Ở Việt Nam (1992) khảo sát trong 15 lớp ở 10 trường dạy trẻ điếc cho thấy: - Phòng học có thời gian vang dội lớn nhất là 4,18 giây - Phòng học có thời gian vang dội thấp nhất là 0,78 giây - Trung bình thời gian vang dội của phòng học là 1,94 giây Kết luận: Nếu trong một môi trường có tiếng động nền và thời gian vang dội lớn trẻ điếc rất khó tiếp nhận được lời nói 2.3.3. Sự liên hệ khoảng cách và âm thanh 2.3.3.1. Các khu vực âm thanh - Khu vực âm thanh tự do: là khu vực mà các sóng âm thanh có thể di chuyển mà không có sự cản trở nào (trong thực tế khó tìm được khu vực âm thanh tự do, có thể trên đỉnh của ngọn núi cao) - Khu vực âm thanh gần: trong khu vực âm thanh gần (từ 1m đến 1,3m kể từ nguồn âm) cường độ của âm thanh không thay đổi. - 23 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2