ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 8
lượt xem 12
download
Một chiến lược khác là làm dấu hiệu về cơ thể trẻ và uốn tay của trẻ theo hình dạng các dấu hiệu và hướng dẫn các chuyển động. Thực tế, phần lớn trẻ khiếm thính được sinh ra trong gia đình có cha mẹ bình thường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 8
- vật. Một chiến lược khác là làm dấu hiệu về cơ thể trẻ và uốn tay của trẻ theo hình dạng các dấu hiệu và hướng dẫn các chuyển động. Thực tế, phần lớn trẻ khiếm thính được sinh ra trong gia đình có cha mẹ bình thường. Một vấn đề đặt ra là liệu những bậc cha mẹ này có sử dụng hoặc có thể sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu để giao tiếp với đứa trẻ bị điếc không. Những người theo phương pháp song ngữ cho rằng có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Họ cho rằng, rất nhiều cha mẹ nếu được theo học các chương trình đào tạo, có sự khích lệ và hỗ trợ phù hợp sẽ có thể thành công trong việc sử dụng dấu hiệu để giao tiếp với trẻ bị điếc một cách thú vị. - Học tập thông qua dấu hiệu: những năm học tại trường Căn cứ vào việc trẻ phải tiếp xúc với ngôn ngữ dấu hiệu trong những năm đầu đời, có thể giả định là khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, nó có được những khả năng ngôn ngữ cần thiết để có thể tiếp cận với bài giảng bình thường. Ngôn ngữ nói sẽ được dạy như là ngôn ngữ thứ hai sau ngôn ngữ dấu hiệu và các phương pháp hướng dẫn tiếng nói sẽ tận dụng khả năng ngôn ngữ dấu hiệu mà đứa trẻ có được. 3.2.2.3. Đánh giá phương pháp song ngữ - Những người khiếm thính như là nhóm văn hoá thiểu số: Đối với quyền của cộng đồng người điếc, không ai có thể phủ nhận rằng người khiếm thính muốn và có quyền tạo nên một nhóm người. Như những người khác, người khiếm thính tự do trong việc kết giao với bất cứ ai. Điều này cũng dẫn đến một ý tưởng hấp dẫn là sự kết hợp thành nhóm của những người đồng cảnh ngộ, những người này có thể giao tiếp và kết bạn dễ dàng hơn. Không thể phủ nhận những lợi ích về tâm lý và xã hội của cộng đồng. Không thể chấp nhận được việc cô lập người điếc do họ không có khả năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, người khiếm thính có quyền được nhận biết như một nhóm văn hoá và ngôn ngữ thiểu số nếu họ muốn và có thể tham gia hoạt động chính trị để hỗ trợ cho lợi ích của họ. - Vị thế của ngôn ngữ dấu hiệu: Một khía cạnh của phương pháp song ngữ thường không được thừa nhận là vị thế của ngôn ngữ dấu hiệu tự nhiên với vai trò là ngôn ngữ chính thống. Van Uden cho rằng ngôn ngữ dấu hiệu không có khả năng như ngôn ngữ nói trong việc chuyển tải tri thức, thông tin và các ý tưởng. Ngôn ngữ dấu hiệu quá ít nên không có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ như ngôn ngữ nói. Đặc biệt ngôn ngữ dấu hiệu khó mà diễn đạt được ý tưởng hay suy nghĩ của con người. - Việc tiếp thu ngôn ngữ dấu hiệu như là ngôn ngữ đầu tiên: Bằng chứng được sử dụng để hỗ trợ cho tranh luận về trẻ khiếm thính được tiếp xúc với ngôn ngữ dấu hiệu tự nhiên trong những năm đầu đời có thể tiếp thu dấu hiệu giống như trẻ bình thường tiếp thu lời nói là một nét đặc biệt trong lý lẽ của những người ủng hộ phương pháp song ngữ, nhưng hiện nay lý lẽ này không được chấp nhận. Tuy nhiên, theo báo cáo từ những nghiên cứu được thực hiện tại Anh, Harris (1992) cho rằng chúng ta cần có nhiều số liệu hơn nữa, các mẫu lớn hơn nữa về việc trẻ khiếm thính tiếp thu dấu hiệu trước khi đưa ra bất cứ một kết luận nào về vấn đề này. Nếu cứ tiếp tục duy trì quan điểm rằng ngôn ngữ dấu hiệu tự nhiên có thể giúp trẻ điếc có được khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi thì sẽ có áp lực trong - 34 -
- việc phát triển những công cụ mới để đánh giá ngôn ngữ dấu hiệu ở những trình độ khác nhau. Những người lo lắng và nghi ngờ về phương pháp song ngữ có thể không đòi hỏi bằng chứng rằng nếu trẻ bị điếc có những kinh nghiệm ngôn ngữ thích hợp có thể phát triển dấu hiệu như những dấu hiệu như những đứa trẻ có thính giác bình thường. Điều đáng quan tâm là liệu một đứa trẻ bị điếc có phát triển ngôn ngữ dấu hiệu đủ tốt để hỗ trợ khả năng của chúng trong quá trình giáo dục và để biết đọc biết viết hay không. Nghiên cứu của Harris (1992) cho thấy việc tạo một môi trường phát triển ngôn ngữ dấu hiệu có thể là một vấn đề, thậm chí cho dù nếu cha mẹ cũng bị điếc và cũng sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu. Có bằng chứng cho thấy những bậc cha mẹ có thính giác bình thường gặp nhiều khó khăn khi cố gắng duy trì các hoạt động giao tiếp tương hỗ với trẻ bị điếc. Dường như không dễ điều hoà “nhu cầu” của trẻ bị điếc trong việc có một gia đình luôn hỗ trợ chúng và “nhu cầu” của trẻ bị điếc về ngôn ngữ sử dụng dấu hiệu tự nhiên với vai trò là phương tiện xác định “cái tôi” của trẻ. “Quyền” của các bậc phụ huynh đã trở thành một vấn đề. Vì bất cứ lý do gì, nếu cha mẹ không học ngôn ngữ dấu hiệu một cách thuần thục và nếu họ không muốn mất mất đi đứa trẻ, biến nó thành thành viên của cộng đồng người điếc thì liệu họ có quyền chọn một phương pháp giáo dục khác hay không? Liệu họ có quyền “tước đoạt” của đứa trẻ ngôn ngữ đầu tiên của chúng hay không? Câu hỏi xem ai là người có quyền quyết định loại hình giáo dục và phương pháp giao tiếp mà trẻ điếc nên có không phải là riêng phương pháp song ngữ. Tuy nhiên, xét về phương pháp song ngữ, vấn đề “quyền quyết định” thực sự là một vấn đề đáng quan tâm. - Tiếp cận chương trình giáo dục thông qua ngôn ngữ dấu hiệu: Những thảo luận ở phần trên đã gây nghi ngờ về việc liệu có điều kiện “lý tưởng” của một trẻ điếc bẩm sinh (được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ bị điếc) có lặp lại không với đa số trẻ bị điếc sinh ra trong những gia đình có thính giác bình thường. Khi nhận thức về phương pháp tiếp cận song ngữ, người ta không chắc chắn rằng trẻ bị điếc sẽ được giáo dục nhiều thông qua phương pháp ra dấu hiệu tự nhiên. Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng người có thính giác bình thường nhìn chung đều không chuẩn bị tích cực để học và sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu tự nhiên. Do đó, triển vọng rằng đa số cha mẹ và giáo viên của trẻ bị điếc sẽ thông thạo ngôn ngữ dấu hiệu thật xa vời. Nếu cha mẹ bị điếc buộc phải phát triển ngôn ngữ dấu hiệu tại trường và tiếp thu học vấn bằng ngôn ngữ dấu hiệu thì sẽ tuyển dụng thâm những người điếc khác làm việc tại trường, không chỉ với vai trò là giáo viên mà còn là phiên dịch viên hay người truyền đạt thông tin. Và người ta vẫn băn khoăn liệu có đủ thanh niên điếc sẵn sàng làm việc tại các vị trí trên không. Vấn đề giáo dục trẻ thông qua ngôn ngữ dấu hiệu không cần phải coi như là một vấn đề “chung” tuy nhiên, những vấn đề giáo dục này bị ảnh hưởng từ những khó khăn về tính khả thi những khó khăn này được chỉ rõ mà không được lảng tránh. - Phát triển khả năng biết đọc biết viết: Tuy nhiên, nếu chúng ta cho rằng ngôn ngữ dấu hiệu có thể trở thành phương tiện giao tiếp vượt trội trong lớp học thì một trong những nhiệm vụ chính là phải phát triển khả năng biết đọc biết viết. - 35 -
- Phần lớn các tài liệu viết về việc sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu để phát triển ngôn ngữ viết đều cho thấy khả năng thực hiện việc này và cho rằng đó là cách để trẻ bị điếc biết đọc biết viết. Nhưng khả năng biết đọc biết viết lại không thể hiện nhiều thông qua các bằng chứng về sự thành công hay thất bại. Lindahl và Anderson (1990) đã mô tả phương pháp tiếp cận song ngữ được sử dụng tại Thuỵ Điển và cho rằng: “thông qua ngôn ngữ dấu hiệu, họ (các học sinh điếc) cũng có thể hiểu tiếng Thuỵ Điển tốt hơn và tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. “Các tác giả này không cung cấp cho chúng ta các bằng chức dựa trên các tiêu chuẩn của Thuỵ Điển. Báo cáo về kinh nghiệm giáo dục song ngữ tại Đan Mạch, Hansen (1991) cho rằng “khả năng đọc của trẻ bị điếc đã tăng lên đáng kể từ khi thực hiện phương pháp tiếp cận song ngữ trong những năm 1980”. Nếu như vậy, tại sao chúng ta lại không có được thông tin chính xác để xác nhận tình hình trên? “Giải pháp” của những người thích sử dụng ngôn ngữ nói là phải phát triển ngôn ngữ nói trước, sau đó sẽ học đọc học viết qua ngôn ngữ nói và cuối cùng mới học ngôn ngữ dấu hiệu. Nói một cách ngắn gọn, người thích sử dụng ngôn ngữ nói cho rằng cách học song ngữ tốt nhất là coi ngôn ngữ dấu hiệu như ngôn ngữ thứ hai. Ý kiến này hoàn toàn trái ngược với những người thích sử dụng song ngữ. Cả người thích ngôn ngữ nói lẫn người theo quan điểm giao tiếp tổng thể đều cho rằng tiếp cận bằng ngôn ngữ nói là một cách làm hợp lý để phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ điếc. - Tranh luận về đạo đức khi sử dụng dấu hiệu như là ngôn ngữ đầu tiên: Gần đây có những cuộc tranh luận giữa những người thích sử dụng ngôn ngữ nói và những người theo quan điểm giao tiếp tổng thể về việc áp dụng ngôn ngữ nói như là ngôn ngữ quan trọng hàng đầu trong giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn cần câu trả lời (hoặc chí ít cũng có những cuộc thảo luận) về lời cáo buộc của những người theo phái song ngữ về “âm mưu bình thường hoá” rằng những người thích sử dụng ngôn ngữ nói và những người theo phe giao tiếp tổng thể đã cố tình tạo sự khuyết tật và biến trẻ bị điếc thành một người mà chúng không bao giờ có thể trở thành - người có thính giác bình thường. Những người ủng hộ giao tiếp tổng thể và ngôn ngữ nói lại tin rằng lời cáo buộc trên là không công bằng. Cũng giống như những người thích sử dụng song ngữ, họ tin rằng trẻ bị điếc cũng có khả năng học ngôn ngữ như trẻ có thính giác bình thường và việc “đánh thức” khả năng này là trung tâm của quá trình giáo dục trẻ bị điếc. Tuy nhiên, họ lại tin rằng tiềm năng học ngôn ngữ của trẻ bị điếc có thể được hiện thực hoá thông qua việc trực tiếp áp dụng ngôn ngữ nói (trực tiếp hoặc như trong giao tiếp tổng thể) và sẽ hỗ trợ cho việc học dấu hiệu. Họ cho rằng có thể học được ngôn ngữ nói như là ngôn ngữ đầu tiên và do đó không cần phải có những loại hình ngôn ngữ ít phổ biến trong xã hội. Những người thích sử dụng ngôn ngữ nói và những người ủng hộ giao tiếp tổng thể không đồng ý với ý kiến của những nhà song ngữ rằng việc đưa ra hình thức ngôn ngữ nói như một ngôn ngữ đầu tiên là phủ nhận tật điếc, không đếm xỉa tới sự khác biệt giữa người điếc và người bình thường. Những người thích ngôn ngữ nói hoặc ủng hộ giao tiếp tổng thể cho rằng họ đang tạo cho trẻ bị điếc những gì chúng cần nhất: ngôn ngữ nói và khả năng biết đọc biết viết. Họ nhận thức được rằng “chẳng có gì sai nếu bị điếc” cũng giống như chẳng có gì sai nếu lỡ bị mù hay bị lùn. Họ cũng cho rằng nếu có - 36 -
- gì có thể biện hộ cho các quan điểm trái ngược thì đó phải là sự khác biệt giữa những cá nhân và mỗi người đều có những giới hạn và sự thương tổn nhất định: điều chúng ta cần là một xã hội ý thức và chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân - một xã hội không phân biệt đối xử giữa những con người chỉ vì họ khác nhau. Những người thích ngôn ngữ nói và ủng hộ giao tiếp tổng thể cho rằng các tranh cãi về đạo đức không chỉ xảy ra trên khía cạnh những người thích sử dụng song ngữ. Xét các trường hợp sử dụng song ngữ, dường như các ý kiến tranh luận về thứ tự ưu tiên là rất đúng và xét trên cơ sở đạo đức thì thứ tự ưu tiên này được dựa trên những nghiên cứu kỹ càng về ngôn ngữ và những kết quả giáo dục trẻ bị điếc. Tuy nhiên, không có các bằng chứng xác thực về việc học song ngữ không có nghĩa là việc tiếp cận bằng phương pháp song ngữ không thể đạt được các mục tiêu đề ra. Có thể mất nhiều thời gian để thực hiện các chiến lược hiệu quả hoặc phát triển ngôn ngữ dấu hiệu ở trẻ bị điếc ở những địa điểm mà ngôn ngữ dấu hiệu không được coi là một ngôn ngữ. Như chúng ta đều thấy, việc hỗ trợ để áp dụng ngôn ngữ dấu hiệu như là ngôn ngữ đầu tiên của trẻ bị điếc chủ yếu dựa trên các nguyên tắc đạo đức. Các nhà phê bình có thể không đồng ý với mô hình song ngữ hiện nay nhưng tất nhiên họ cũng không thể chê trách rằng những người thích sử dụng song ngữ bị sai về mặt đạo đức. Thực tế, trong tình hình tư tưởng hiện nay, các nhà phê bình khó có thể tiếp tục tranh cãi rằng bệnh điếc là một khuyết tật và là một vấn đề buộc phải vượt qua. Dường như sẽ sai nếu tranh cãi, thậm chí càng sai nếu lên án ý tưởng học ngôn ngữ dấu hiệu như là ngôn ngữ đầu tiên của trẻ bị điếc căn cứ trên ngông ngữ dấu hiệu đối với người điếc và sự tôn trọng người điếc như một nhóm xã hội và văn hoá. Có nhiều vấn đề đang thách thức chúng ta như làm sao để trẻ bị điếc thành thạo các dấu hiệu trước khi bước vào tuổi đến trường hay vấn đề các giáo viên thực hiện các bài giảng về dấu hiệu và phát triển ngôn ngữ thông qua dấu hiệu đều là những vấn đề hết sức thực tế nhưng chúng ta đều có thể vượt qua. Với những người thích song ngữ, không thể bác bỏ rằng trẻ bị điếc có quyền học ngôn ngữ của chúng như ngôn ngữ đầu tiên, ngôn ngữ duy nhất mà chúng không bị coi là người khuyết tật và tính đạo đức chính là ở đây. 3.2.3 Phương pháp giao tiếp tổng hợp 3.2.3.1. Phương pháp giao tiếp tổng hợp bao gồm những gì? Phương pháp giao tiếp tổng thể gồm việc sử dụng tất cả các phương thức giao tiếp-dấu hiệu, đánh vần bằng ngón tay, phát âm, nghe, đọc hình miệng, biểu lộ thông qua nét mặt và cử chỉ điệu bộ. Bằng cách tiếp cận với tất cả các kênh giao tiếp, người ta tin rằng phương pháp này sẽ giúp trẻ bị điếc có thể sử dụng các cơ quan cảm giác để phát triển ngôn ngữ và có những phương tiện để giao tiếp. Khía cạnh quan trọng nhất của phương pháp này là việc chấp nhận nguyên tắc sử dụng bất cứ phương tiện giao tiếp nào có thể phát triển giao tiếp hiệu quả và hiểu được ngôn ngữ. Nói chung, phương pháp này sử dụng các dấu hiệu để giúp làm rõ ý nghĩa. Việc sử dụng rộng rãi các hình ảnh và cảm nhận về hình ảnh của trẻ điếc sẽ nhấn mạnh vào cái mà trẻ có thể làm được. 3.2.3.2. Trường hợp tiếp cận giao tiếp tổng hợp Không khó để hiểu được sự hấp dẫn của việc sử dụng phương pháp giao tiếp tổng thể, đặc biệt là sau những nghiên cứu thành công của việc giáo dục trẻ bị điếc bằng lời nói. Dù vậy, rất nhiều tình huống của phương pháp giao tiếp tổng thể lại căn cứ vào những chỉ trích tiêu cực về phương pháp tiếp cận hoàn toàn bằng lời nói. - 37 -
- Những người ủng hộ giao tiếp tổng thể cho rằng phương pháp giao tiếp bằng lời phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giáo dục, ngôn ngữ và lời nói thấp ở những thanh niên điếc và vì vậy phương pháp giao tiếp bằng lời phải đối mặt với nhiều vấn đề. Người ta tin rằng đã đến lúc phải có một phương pháp thay thế để cải thiện tình hình. Để phát triển các tình huống, những người ủng hộ giao tiếp tổng thể đã đưa ra rất nhiều lý do cho thất bại “không thể tránh khỏi” của phương pháp giao tiếp hoàn toàn bằng lời. Ngay từ đầu, trẻ bình thường sử dụng thính giác để có được ngôn ngữ và vì vậy, khi đứa trẻ lên 5 và đi học thì chúng đã có nhiều năm kinh nghiệm ngôn ngữ. Tuy nhiên, hầu như trẻ đã mất đi toàn bộ kinh nghiệm có được trong giai đoạn này. Nếu trẻ bị tổn thương thính giác lớn hơn 70dB HL, chúng sẽ nghe được rất ít hay không nghe thấy gì trước khi chúng được sử dụng các thiết bị hỗ trợ thính giác. Thậm chí khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ thính giác, những đứa trẻ bị điếc nặng cũng chỉ nghe được những tiếng động nhỏ. Vì vậy, liệu trẻ bị điếc có thành thạo ngôn ngữ hay không khi đã lên 3 tuổi chúng vẫn chưa có khả năng nói, hoặc nếu có thì khả năng này cũng rất kém. Điều này trái ngược với những đứa trẻ 3 tuổi bình thường - những đứa trẻ có một lượng từ vựng khoảng 1 000 từ và sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ suy nghĩ của chúng. Vì vậy, trẻ bị điếc nặng và bị hạn chế trong giao tiếp sẽ có thể thiếu nhận thức và ngôn ngữ trong những năm đầu đời. Những người ủng hộ phương pháp giao tiếp tổng thể ý thức được rằng: mặc dù có những thất bại, một số trẻ điếc sẽ tiếp tục phát triển ngôn ngữ giao tiếp qua lời nói và sẽ phát triển “lời nói bên trong” (nội dung bên trong của lời nói). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đối với hầu hết trẻ bị điếc thì thông tin bắt nguồn từ môi trường lời nói bị giảm giá trị do tổn thương thính giác của trẻ và do đó, thông tin này không thể hiện lời nói. Các yếu tố âm thanh của lời nói không thể phân biệt rõ ràng để hỗ trợ ngôn ngữ nói: rất nhiều giọng nói “giống nhau”. Những người ủng hộ giao tiếp tổng thể nhấn mạnh: khả năng của trẻ bị điếc trong việc lĩnh hội ngữ pháp là rất hạn chế. Theo quan điểm của phương pháp giao tiếp tổng thể, các thiết bị hỗ trợ khả năng nghe giúp tăng cường một số yếu tố làm giảm khả năng nghe song những thiết bị đó không thể bù đắp được những khó khăn do tổn thương hệ thống thính giác. Hơn nữa, các thiết bị trợ thính chỉ khuếch đại môi trường thính giác: chúng không thể có những chức năng mà cái tai bình thường có thể làm để phân biệt những dấu hiệu âm thanh từ những tiếng ồn xung quanh. Vì vậy, những khó khăn khi nhận biết giọng nói của trẻ bị điếc tăng lên gấp đôi. Hơn thế nữa, có những tranh cãi xung quanh việc đọc được lời nói thông qua nhìn môi. Thông tin nhận được từ việc nhìn môi người khác là rất hạn chế, một số âm không thể phân biệt được khi nhìn môi người khác như p, b, m; một số âm không thể quan sát được trên môi như r, g, n và những nguyên âm đọc lướt rất khó có thể phân biệt. Phải nghe được lời nói thì mới có thể nhận biết được: việc nhìn môi người khác là chưa đủ. Theo lý lẽ của phương pháp giao tiếp tổng thể, việc cho rằng chỉ một số ít trẻ bị điếc có thể vượt qua được “hàng rào âm thanh” là chưa đủ để chứng minh cho một phương pháp giáo dục-phương pháp cho rằng số đông trẻ bị điếc đã hết hy vọng chữa khỏi hoặc tốt nhất là trẻ bị điếc phải vượt qua một cuộc vật lộn vất vả để đạt được ngôn - 38 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1
5 p | 446 | 92
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 2
5 p | 336 | 47
-
Đại cương về kim loại - sự ăn mòn kim loại (Hồ Chí Tuấn - ĐH Y HN)
9 p | 177 | 42
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 1
5 p | 272 | 38
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 2
5 p | 250 | 33
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 3
5 p | 139 | 32
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11
4 p | 247 | 25
-
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG & MẶT PHẲNG
7 p | 400 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 1
5 p | 258 | 25
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 10
5 p | 125 | 17
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 6
5 p | 111 | 16
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7
5 p | 117 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 p | 131 | 15
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 10
5 p | 175 | 14
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 8
5 p | 104 | 13
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 10
5 p | 93 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 11
2 p | 86 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 8
5 p | 93 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn