intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại học khởi nghiệp - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết "Đại học khởi nghiệp - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam" là tổng hợp và đi sâu phân tích các kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của một số trường Đại học tại các quốc gia phát triển như: Đức, Mỹ, Đài Loan và Thái Lan. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường Đại học của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại học khởi nghiệp - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bùi Thị Hoa ĐẠI HỌC KHỞI NGHIỆP - KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Bùi Thị Hoa(*) Tóm tắt: Đại học khởi nghiệp - là cái nôi đào tạo tư duy khởi nghiệp sáng tạo, là nguồn sản xuất tri thức chất lượng cao và công nghệ cho xã hội, cung cấp các ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng góp cho sự gia tăng tài sản và năng lực trí tuệ của doanh nghiệp. Mục đích của bài viết này là tổng hợp và đi sâu phân tích các kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của một số trường Đại học tại các quốc gia phát triển như: Đức, Mỹ, Đài Loan và Thái Lan. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường Đại học của Việt Nam trong thời gian tới như: Thành lập vườn ươm, hỗ trợ khởi nghiệp trong trường Đại học; Tổ chức đào tạo và giáo dục về khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học; Xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường Đại học từ nguồn vốn của Chính phủ, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ khóa: Khởi nghiệp, đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, giáo dục đại học. ENTREPRENEURIAL UNIVERSITY - GLOBAL EXPERIENCES AND LESSONS FOR VIETNAM Abstract: Entrepreneurial University - a cradle for nurturing creative entrepreneurial thinking, a production source of high-quality knowledge and technology for society, providing abundant creative ideas for startup projects, increasing assets and intellectual capacity of businesses. The article aims to summarize and deeply analyze universities’ activities in startup support for students in developed countries such as Germany, (*) TS., Trường Đại học Tài chính - Marketing. 198
  2. BÙI THỊ HOA the United States, Taiwan, and Thailand, from which it draws lessons and experiences to promote entrepreneurship activities in Vietnamese universities in the coming time, including Establishing incubators, supporting entrepreneurship in universities; Organizing training and education activities on entrepreneurship for university students; Establishing government-funded entrepreneurship support funds in universities and startup support funds; building close relationships between universities and businesses. Keywords: Entrepreneurship, entrepreneurial university, innovation and creativity, higher education. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong gần một thập kỷ qua, phong trào khởi nghiệp đã và đang trở thành một làn sóng mới thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, đã thu hút sự tham gia, chú ý của đông đảo người dân trong đó bao gồm học sinh - sinh viên. Để xây dựng quốc gia khởi nghiệp, một trong những điều kiện tiên quyết là phải xây dựng hệ thống các trường Đại học khởi nghiệp - là cái nôi đào tạo tư duy khởi nghiệp sáng tạo, là nguồn sản xuất tri thức chất lượng cao và công nghệ cho xã hội, cung cấp các ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng góp cho sự gia tăng tài sản và năng lực trí tuệ của doanh nghiệp. Theo thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2022, toàn quốc có 238 trường Đại học, học viện; 412 trường Cao đẳng. Với vai trò tiên phong của mình, trường Đại học, Cao đẳng luôn hướng đến sứ mệnh “thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết, cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng, không bị cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bỏ lại phía sau. Kể từ đó, thuật ngữ “Đại học khởi nghiệp” xuất hiện, được tiếp cận thường xuyên hơn, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu mà còn phải tạo các nhà khởi nghiệp “chất lượng” về cả tinh thần khởi nghiệp lẫn kỹ năng khởi nghiệp với mục tiêu chính là phục vụ “Quốc gia khởi nghiệp”. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2023 trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tổ chức Hội thảo Đại học khởi nghiệp hướng đến: Vai trò của lãnh đạo nhà trường trong xây dựng mô hình Đại học khởi nghiệp; tiếp theo đó vào ngày 25 tháng 8 năm 2023 diễn ra Hội thảo khoa học: Đại học khởi nghiệp - Vai trò, tác động đối với kinh tế, văn hóa xã hội do trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh tổ chức. Một lần nữa 199
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM chúng ta có thể thấy, Đại học khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế quốc gia và là xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Thực tế cho thấy, có một số trường Đại học đã bắt đầu đổi mới chương trình đào tạo theo hướng bổ sung học phần về khởi nghiệp vào chương trình đào tạo cũng như thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, mở các khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thông qua các hoạt động này, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về khởi nghiệp, bổ sung kiến thức, kỹ năng và tầm nhìn cần thiết để có thể bắt tay khởi nghiệp kinh doanh. Đây cũng chính là những hạn chế mà sinh viên đang phải đối diện, ví như: Thiếu tâm thế sẵn sàng ứng phó với mọi sự biến đổi của thị trường; thiếu kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng điều hành về mặt con người, quản trị nhân lực và tính toán tài chính; thiếu khả năng tính toán rủi ro về môi trường, kinh tế chính trị xã hội; thiếu sự hòa hợp trong tập thể làm việc thậm chí thiếu cơ hội thực hành dẫn đến thiếu trải nghiệm thực tế… Từ những phân tích trên cho thấy, việc xây dựng và phát triển môi trường khởi nghiệp cho sinh viên của các trường Đại học vô cùng cần thiết. Để phát huy tốt điều này, các trường Đại học ở Việt Nam nên tập trung nghiên cứu, học tập mô hình các trường Đại học khởi nghiệp thành công trong khu vực và thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng phù hợp với bối cảnh hiện tại của Việt Nam nhằm rút ngắn thời gian đào tạo và đạt hiệu quả cao. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học khởi nghiệp trên thế giới 2.1.1. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường Đại học Đức Tại Đức, cuối những năm 90 đầu những năm 20 của thế kỷ XXI nền kinh tế trong nước chủ yếu dựa vào các tập đoàn lớn và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2005, loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Hoạt động khởi nghiệp trong giới trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Đến năm 2016, trên cả nước ước tính có khoảng 6.000 dự án khởi nghiệp ra đời, giúp Đức trở thành quốc gia có số lượng người trẻ khởi nghiệp ấn tượng nhất khu vực châu Âu. Sự bùng nổ này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều các bạn sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường thành lập các cơ sở kinh doanh hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về phía Chính phủ cũng như Ban giám hiệu các trường Đại học nỗ lực tạo điều kiện nhằm khuyến khích người trẻ khởi nghiệp và các trường Đại học này có nhiệm vụ đào tạo khởi nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy với mục đích là thay đổi tư duy của 200
  4. BÙI THỊ HOA sinh viên về khởi nghiệp “Khởi nghiệp để tạo ra giá trị, hơn là tìm kiếm một việc làm”. Hầu hết, trường Đại học ở Đức đều có trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các trung tâm vệ tinh nhằm hỗ trợ quá trình khởi nghiệp, khuyến khích các hoạt động đào tạo khởi nghiệp. Họ đóng vai trò là người kết nối, thiết lập mạng lưới uy tín với các chuyên gia tư vấn kinh doanh, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh hoặc các quỹ đầu tư, thậm chí cả các cựu sinh viên khi họ là thành viên sáng lập tổ chức… Tất cả các hoạt động trên đều được đưa vào chương trình đào tạo với mục đích giúp người học có góc nhìn thực tế về khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều trường kết hợp với các địa phương để xây dựng các phòng chuyển giao công nghệ như thành phố Frankfurt và Darmstadt (trung tâm tài chính của Đức) đã hợp tác với các trường Đại học hàng đầu để tạo ra một trung tâm công nghệ hợp nhất tài năng kỹ thuật trẻ về ngành ngân hàng. Ngoài ra, hàng năm các cuộc thi về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được tổ chức rộng rãi ở các trường Đại học, giúp người học có cơ hội cọ xát với thực tế, đẩy nhanh quá trình khởi nghiệp và dễ dàng thu được những thành công bước đầu. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu vai trò của các “Mentor”, họ được toàn quyền quyết định về chuyên môn cũng như sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Như vậy, tại Đức hệ thống các trường Đại học luôn được đầu tư bài bản, tạo điều kiện tốt nhất có thể để tạo ra một thế hệ thanh niên khởi nghiệp hiệu quả và từng bước tái khẳng định vị thế quốc gia về kinh tế thông qua giáo dục khởi nghiệp. 2.1.2. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường Đại học Mỹ Để duy trì vị thế của nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Mỹ đề cao tinh thần khởi nghiệp, lấy đó làm lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Những cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi đã thành công đều rất được coi trọng, bất kể vị trí xã hội hay sắc tộc. Trong thời gian từ những năm 1970 đến giữa thập niên 2000, mỗi năm trung bình có khoảng 500.000 đến 600.000 doanh nghiệp mới được thành lập và sự xuất hiện của các tập đoàn hùng mạnh thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp, trong đó có yếu tố then chốt đến từ các trường Đại học. Theo các nhà hoạch định chính sách, đại học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy người trẻ sẵn sàng khởi nghiệp. Các trường Đại học ở Mỹ đã xây dựng văn hóa khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp bằng cách khuyến khích người học tự tin thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; đầu tư vốn cho người học ngay từ năm nhất (nếu ý tưởng có cơ sở để thành công), bổ trợ kiến thức khởi nghiệp thông qua các khóa học chuyên môn như: Pháp lý, sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu và sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của sản 201
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM phẩm. Minh chứng cho những điều trên sẽ được thể hiện rõ qua một số trường Đại học sau: - Học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology Valley) đóng vai trò như một gã khổng lồ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tại Boston và đặt nền móng cho những bước nhảy vọt tại Đại học Stanford ở khu vực Silicon Valley. Bên cạnh đó, MIT cũng đồng hành và thúc đẩy thời đại kỹ thuật số bằng việc mở đường phát triển cho tính toán hiện đại và công nghệ mạng máy tính, viết các phần mềm nâng cấp tương tác với người dùng, tất cả đều bắt nguồn từ văn hóa khởi nghiệp với thông điệp “bộ gen của trường hãy quan tâm, nắm lấy và áp dụng những gì được học tại MIT vào cuộc sống, đó là trong gen của chúng tôi”. Không chỉ dừng lại đó, học viện còn tạo được mối quan hệ thân thiết với chính phủ liên bang và những tổ chức bảo trợ cũng như các quỹ thiện nguyện, qua đó góp phần tăng vị thế của học viện trong quá trình phát triển và phạm vi ảnh hưởng trong bang và trên toàn nước Mỹ. - Trường Đại học Babson là một trong những trường Đại học hiếm hoi tại Mỹ được xếp hạng thứ nhất về “khởi sự doanh nghiệp” trong 21 năm liên tiếp theo xếp hạng của US News & World Report. Tập trung xây dựng các chương trình hợp tác giữa trường Đại học và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau và theo NSF (The National Science Foundation) Quỹ khoa học quốc gia sẽ có 4 yếu tố tạo thành sự hợp tác này: (1) Hỗ trợ nghiên cứu; (2) Cộng tác viên nghiên cứu; (3) Chuyển giao tri thức; (4) Chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, về phía các trường Đại học có vai trò thiết lập các tổ chức như: Vườn ươm doanh nghiệp, công viên khoa học, công viên công nghệ… Mục đích là nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh và khởi nghiệp. Các vườn ươm chủ yếu tập trung vào nguồn lực và vốn liên quan đến cơ sở hạ tầng trong khi đó chuyển giao tri thức luôn đề cao sự phát triển kiến thức nền tảng, kết hợp và trao đổi giữa các bên nhằm triển khai các công trình, công nghệ và các quy trình mới. 2.1.3. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường Đại học Đài Loan Năm 2015, Đài Loan đứng đầu châu Á và đứng vị trí số 8 trên thế giới về chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (GEI). Để có được vị trí này, Đài Loan đã nỗ lực xây dựng các trung tâm ươm tạo (Incubation Center - IC). Các IC chính là đơn vị tổ chức các chương trình đào tạo khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian từ 1996 - 2005, Đài loan có 140 IC, trong đó IC thuộc về các trường Đại học chiếm 81%. Các IC được thành lập trong trường Đại học với mục tiêu không chỉ là nơi ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp được sáng lập bởi các nhà nghiên cứu, sinh viên trong 202
  6. BÙI THỊ HOA trường mà còn có thể ươm tạo doanh nghiệp của các nhà khởi nghiệp từ bên ngoài. Sau khi các trung tâm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức thì các IC sẽ đảm nhiệm hai chức năng chính: (i) quản lý về sở hữu trí tuệ - chuyển giao công nghệ; (ii) huấn luyện khởi nghiệp. Chương trình này thường là các khóa đầu tư ngắn hạn (từ 6 tháng - 1 năm) gồm các phần như: Huấn luyện, hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư và xin kinh phí tài trợ, mở rộng mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp. Nội dung vườn ươm là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp một cách toàn diện hơn, từ quy trình thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp cho đến quảng bá và thâm nhập thị trường. Về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của IC trong trường Đại học không đa dạng và phong phú, chủ yếu tận dụng cơ sở vốn có của nhà trường. Không gian làm việc thường trên dưới 200 m2, nhân sự khoảng 10 người và có sự hợp tác của các chuyên gia ươm tạo khởi nghiệp từ bên ngoài, đôi khi cũng có nguồn lực từ chính sinh viên của nhà trường. Khi mới thành lập, các IC chủ yếu phát triển các dịch vụ cơ bản về môi giới (chuyển giao công nghệ của trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp); tổ chức các lớp khởi nghiệp bằng cách mời chuyên gia tình nguyện từ bên ngoài và cho thuê văn phòng. Năm 2003, Bộ Kinh tế Đài Loan xây dựng “Đại học Online cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” đóng vai trò như một nền tảng thông tin về khởi nghiệp và cho phép tất cả các sinh viên được truy cập miễn phí. Đến năm 2012, có hơn 12 triệu người truy cập Đại học ảo này, thời gian truy cập khoảng 40 phút với 1.100 khóa học về kinh doanh và 257 video chia sẻ của những nhà khởi nghiệp thành đạt. Các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên sẽ nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia, nhà trường và bộ phận hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm của nhà trường. Nền tảng về pháp lý cũng được hỗ trợ trong giai đoạn này. Quá trình khởi nghiệp thường sẽ trải qua 5 giai đoạn, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 sẽ chủ yếu tập trung vào đào tạo kiến thức, kỹ năng và khả năng tư duy để khi chuyển sang giai đoạn 4 sinh viên có đủ khả năng trở thành “người làm thuê cho chính mình” giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách hiệu quả và cũng là bước đệm ở giai đoạn 5 tăng tốc và cất cánh. 2.1.4. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường Đại học Thái Lan Năm 1997 nền kinh tế Thái Lan gặp khủng hoảng trầm trọng, nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó nguyên cốt lõi đến từ các chính sách thiếu linh hoạt, chưa xây dựng phương án dự phòng bị rủi ro hiệu quả, bên cạnh đó Thái Lan cũng bị tác động xấu từ nền kinh tế thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính này, chính phủ Thái Lan bắt đầu xây dựng và đưa ra nhiều chính sách, chương trình hành động cụ thể 203
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nhằm khôi phục nền kinh tế trong nước. Hầu hết các chính sách về kinh tế quốc gia, kế hoạch phát triển xã hội, kế hoạch khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tập trung vào hoạt động “hỗ trợ khởi nghiệp”. Những hoạt động này có vai trò là những “hạt nhân” trong quá trình phục hồi hậu khủng hoảng. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng thành lập các “Vườn ươm doanh nghiệp” trực thuộc các trường Đại học, đây có thể xem là những hoạt động chính thức đầu tiên thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong trường Đại học. Ủy ban giáo dục Thái Lan đã chọn ra 9 trường Đại học nghiên cứu hàng đầu để cải thiện khả năng nghiên cứu, tăng cường khuyến khích nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất. Tại đây, chính phủ đóng vai trò là “thành viên” kết nối để tạo sự đồng thuận và thống nhất giữa các trường với mục đích phục vụ cho sức cạnh tranh của quốc gia. Để góp phần vào quá trình khởi nghiệp, Bộ thông tin công nghệ truyền thông cũng đã thành lập quỹ “Kinh tế kỹ thuật số” để hỗ trợ các nhà khởi nghiệp về công nghệ và Bộ này có trách nhiệm hợp tác với các trường Đại học nhằm xây dựng “vườn ươm kỹ thuật số” để thúc đẩy các ngành như: Robot và công nghiệp sáng tạo; Y tế; Du lịch… Mục đích là khuyến khích khởi nghiệp và nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm. Năm 2011, đã có 35 vườn ươm doanh nghiệp được thành lập với 327 trường hợp được ươm tạo và thành lập được 60 doanh nghiệp. Các vườn ươm này được triển khai dưới sự hỗ trợ liên kết giữa Đại học và công nghệ để đẩy mạnh quá trình thương mại hóa công nghiệp. Thái Lan cũng đang lên kế hoạch thành lập “khu khởi nghiệp” tại Bangkok, Chiang Mai và một số tỉnh trên toàn quốc. Gần đây nhất, chính phủ Thái Lan đã chi thêm 2,5 tỉ Bath trong ngân sách 190 tỉ của tài khóa năm nay để giúp 27 trường Đại học mở rộng các dự án nghiên cứu vì mục đích thương mại nhằm thúc đẩy chính sách “Thái Lan 4.0”. Chương trình “vườn ươm doanh nghiệp” trực thuộc các trường Đại học được điều phối bởi Ủy ban giáo dục và các trường Đại học nhằm cung cấp dịch vụ “mentoring” và tư vấn liên quan đến khởi nghiệp. Các vườn ươm này hỗ trợ các nhà nghiên cứu và sinh viên của các trường bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp từ các dự án nghiên cứu. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng thành lập Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, củng cố các tổ chức như: Tập đoàn bảo lãnh tín dụng kinh doanh nhỏ; Tập đoàn tài chính kinh doanh nhỏ; Hiệp hội công nghiệp… 2.2. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế cho đại học khởi nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Hiện nay tại Việt Nam đội ngũ các nhà tri thức trẻ khởi nghiệp còn nhiều non trẻ so với khu vực và thế giới, vì vậy việc học tập kinh nghiệm đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp từ các quốc gia khác sẽ là những bài học quý giá dành cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Từ năm 2017 trở lại đây, hệ thống các chính sách của Nhà 204
  8. BÙI THỊ HOA nước về xây dựng nền kinh tế tri thức, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành làn sóng mới ở Việt Nam thu hút mọi tầng lớp trong xã hội từ học sinh sinh viên đến giới kinh doanh thậm chí cả các cấp chính quyền. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy các trường đại học hiện thực hóa ý tưởng cũng như các dự án khởi nghiệp. Từ những phân tích về kinh nghiệm của một số quốc gia, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các trường Đại học ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: - Thành lập các vườn ươm, hỗ trợ khởi nghiệp trong trường Đại học Đối với các trường có nguồn lực vững mạnh, cần thúc đẩy, tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ hình thành vườn ươm, hỗ trợ khởi nghiệp trong trường Đại học. Vườn ươm này có văn phòng làm việc, có phòng thí nghiệm miễn phí, tạo điều kiện cho các nhóm được ươm tạo trong trường có cơ hội được thực hành và sáng tạo; ngoài ra còn đóng vai trò thúc đẩy kinh doanh để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nguồn, khởi nghiệp. Vườn ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp khi thành lập thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển (i) Giai đoạn đầu: Giữ vai trò là nơi kết nối, gắn kết các nguồn lực sẵn có; tổ chức đào tạo cùng với sự tham gia của các đội ngũ chuyên gia bên ngoài. (ii) Giai đoạn giữa: Phát triển chuyên sâu hơn về các hoạt động như: tư vấn khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu, tìm hiểu thị trường, tận dụng các nguồn lực sẵn có trong trường… (iii) Giai đoạn cuối: Tham gia vào thị trường có hạng mục sản phẩm nghiên cứu từ đầu vào, đầu ra và thị trường trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, ở Việt Nam có một số trường đã hình thành được các vườn ươm khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong trường Đại học và có được những chuyển biến bước đầu như: Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương… Để các vườn ươm phát huy tích hiệu quả trong thời gian tới, trường Đại học phải xem khởi nghiệp như một hoạt động hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của nhà trường; bắt đầu thực hiện từ năm thứ 2 trở đi. Khuyến khích sinh viên các ở lĩnh vực khác nhau thành lập nhóm khởi nghiệp cùng nhau: Marketing; Tài chính - Thương mại; Công nghệ; Công nghệ - thông tin; Du lịch; Y tế; Nông nghiệp,… để các dự án khởi nghiệp không chỉ mang tính đột phá mà còn có tính khả thi; không chỉ đổi mới sáng tạo mà còn gắn với thị trường với sản phẩm thiết thực. Bên cạnh đó, cũng cần vận động, kết nối với các doanh 205
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nghiệp lớn để hỗ trợ và đồng hành cho một số dự án khởi nghiệp (có khả năng thành công trong tương lai) để tạo dấu ấn, quảng bá hình ảnh của nhà trường và nhà đầu tư. - Tổ chức đào tạo và giáo dục về khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường Đại học Tổ chức về đào tạo trong chương trình chính thức về khởi nghiệp, kinh doanh là những môn học nên được giảng dạy trong nhà trường; phát triển chuyên ngành về khởi nghiệp; môn học khởi nghiệp được đào tạo ngay từ những năm đầu tiên với 3 giai đoạn chính: (i) Đào tạo tư duy khởi nghiệp (ii) Giải quyết vấn đề kinh doanh hiệu quả (iii) Đào tạo tăng trưởng và các kỹ năng khởi nghiệp mang tính chuyên môn Tổ chức các khóa đào tạo khởi nghiệp với mục đích nâng cao nhận thức, kiến thức cho sinh viên về khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp từ đó tăng số lượng, chất lượng các cá nhân và nhóm khởi nghiệp trong trường. Đối với chương trình đào tạo khởi nghiệp sẽ cung cấp các công cụ và kỹ năng để sinh viên vận dụng, hay phát triển ý tưởng khởi nghiệp hoặc xây dựng đề án khởi nghiệp. Minh chứng cho điều này, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình, nhà trường xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp bằng các khóa học chuyên môn như: sở hữu trí tuệ, các thủ tục pháp lý, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Kết quả là nhóm sinh viên của nhà trường đã vượt qua hàng ngàn các nghiên cứu đến từ 77 trường Đại học khác nhau để giành giải nhất cho dự án:“Cánh tay robot đút thức ăn cho người già và bệnh nhân Parkinson” và được các doanh nghiệp của Singapore quan tâm và có mong muốn mua bản quyền để tiếp tục đầu tư nghiên cứu hoàn thiện hướng tới thương mại hóa sản phẩm. Song song đó, hoạt động đào tạo còn được thể hiện qua các sự kiện, hội thảo chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khởi nghiệp. Nguồn lực chiếm ưu thế là vẫn là Giảng viên, các chuyên viên ươm tạo, các chuyên gia mời ngoài và thậm chí có thể là cựu sinh viên nhưng tất cả ở họ đều phải tựu chung một mục đích là phải “truyền đi được tinh thần khởi nghiệp” qua những gì họ đang dạy và họ đã làm hoặc đã nghiên cứu. - Xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường Đại học từ nguồn vốn của Chính phủ, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Kinh nghiệm thành công của Thái Lan trong việc thành lập quỹ hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại các trường Đại học được hỗ trợ từ Chính phủ và các doanh nghiệp đã minh chứng cho việc cần thiết phải xây dựng quỹ hỗ trợ này. Ví như: Trong 206
  10. BÙI THỊ HOA năm 2013, Ủy ban giáo dục, Bộ Giáo dục Thái Lan đã thiết lập quỹ 172 triệu đô để hỗ trợ cho start-up với mục đích tạo ra được 5000 - 10.000 doanh nghiệp mới hàng năm. Như vậy, thành lập quỹ hỗ trợ chuyên biệt đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên tại các trường Đại học có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm sẽ là cơ hội tốt để trường phát hiện và thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, quỹ cũng huy động các nguồn vốn, đầu tư tài chính cho các đề tài, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do sinh viên làm chủ nhiệm. Mục đích của quỹ là tìm kiếm, thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo và giúp sinh viên có thể hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp của mình, kinh phí đầu tư này là phi lợi nhuận. Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta có hỗ trợ về vốn cho sinh viên nhưng con số còn rất ít, mỗi dự án được đầu tư khoảng 50 triệu và có thể kêu gọi thêm nguồn vốn đầu tư từ các quỹ như: Quỹ Khởi Nghiệp Doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ Việt Nam (Start-up Vietnam Foundation - SVF); Quỹ phát triển hệ sinh thái cho cộng đồng Khởi nghiệp Việt Nam, kết nối Cộng đồng Doanh nghiệp Khởi nghiệp (Start-up); Hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp (Bussiness Acceelerator) và các Quỹ đầu tư mạo hiểm (Ventute Capital); Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (The Vietnamese Innovative Start-up Acceelarator - VIISA) là một trong những chương trình tăng tốc khởi nghiệp uy tín tại Việt Nam được điều hành bởi các công ty lớn là FPT, Dragon Captital Group và tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc). Tuy nhiên, thực tế sinh viên khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn này, các dự án thường phải có người bảo lãnh hoặc phải có sản phẩm cụ thể, được xem như một trở ngại rất lớn đối với sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc mới tốt nghiệp, kinh nghiệm còn hạn chế. Ngoài ra, có một số quỹ cũng giới hạn theo khu vực nên những sinh viên ở các khu vực này cũng khó tiếp cận nguồn vốn. Như vậy, việc xây dựng các quỹ hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp trong trường Đại học là vô cùng cần thiết và cấp bác, chỉ có nhà trường mới có thể chủ động trong quá trình hỗ trợ sinh viên thành lập các dự án, phát huy ý tưởng… Quỹ này sẽ có nguồn đầu tư hợp pháp từ nhà trường thông qua các nguồn vốn như: Nguồn chi thường xuyên; nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên; nguồn ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp Từ bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, họ chỉ thành công khi họ tạo được mối liên kết với các doanh nghiệp. Do đó, 207
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM muốn thành công các trường Đại học Việt Nam cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khởi nghiệp, từ đó tạo cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu này trong thực tế cuộc sống nhằm đạt tới mục đích khởi nghiệp thành công. Như vậy chúng ta phải thấm nhuần triết lý hợp tác giữa ba bên: Chính phủ, Đại học và Công nghệ; các trường Đại học tại một số quốc gia đã làm rất tốt về sự hợp tác này ví như Thái Lan, Đài Loan hay Singapore, thậm chí cả Malaysia. Tại Việt Nam, sự hợp tác giữa các trường Đại học với doanh nghiệp có thể được giải thích qua nguyên lý giáo dục: Đào tạo - Nghiên cứu - Phục vụ sản xuất, đã có rất nhiều các hội thảo chuyên đề, trong đó đáng chú ý như các hội thảo tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông của Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Lạc Hồng về vấn đề này. Tại hội thảo “Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo xã hội trong trường Đại học” do Bộ Giáo Dục và Đào tạo, hội đồng Anh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, PGS.TS. Neil Stott (Đại học Cambridge - Anh) khẳng định: “Thành lập doanh nghiệp trong trường Đại học đang là xu hướng hiện nay, đặc biệt là các công ty xã hội. So với việc doanh nghiệp thành lập trường Đại học để nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho chính doanh nghiệp đó, các công ty xã hội thuộc các trường Đại học công lập mang ý nghĩa giáo dục và hướng về cộng đồng, về xã hội nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thế hệ người trẻ ngày nay không muốn làm việc như ngày xưa, nhất là làm trong công ty không có danh tiếng tốt, không có đóng góp cho xã hội”. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp được xem là một điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của hai bên. Tại các quốc gia phát triển, các trường Đại học uy tín và có thương hiệu thường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp như xã hội, Đồng thời, là trung tâm nghiên cứu, sáng tạo ra những thành tựu công nghệ theo yêu nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Để có thể kết hợp với các doanh nghiệp hiệu quả lâu dài và bền vững, nhà trường phải nghiên cứu nghiêm túc, bài bản về chương trình đào tạo, cân đối hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giúp người học tự tin về kiến thức kỹ năng và thái độ khi tiếp xúc với các doanh nghiệp. III. KẾT LUẬN Cho đến nay Đại học khởi nghiệp vẫn còn là một khái niệm tương đối mới so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, để phát huy được các nguồn lực sẵn có 208
  12. BÙI THỊ HOA thì trường Đại học phải trở thành một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Có một thực tế rằng, hiện nay tình hình khởi nghiệp tại các trường còn nhỏ lẻ chưa tập trung, việc nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới để vận dụng vào bối cảnh, tình hình thực tiễn của Việt Nam là cần thiết và hợp lý, rút ngắn thời gian đào tạo và đạt được kết quả cao. Bài viết là cơ sở để các trường Đại học tham khảo và áp dụng một cách cụ thể, linh hoạt góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Drucker, F.P. (2011). Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới. Đặng Bảo Hà. (2015). Tổng quan “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: Vai trò của chính sách chính phủ”, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường Đại học - Dịch từ Michael Jackson. (2016). “New startup and entrepreneurial creative ideas and model, Creativity development and opportunities for bussiness and startup ideas”. International Conference of VNU. Thủ tướng. (2016). Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Nguyễn Quý Thanh. (2018). “Những đặc trưng mới của trường Đại học trong nền giáo dục 4.0”. Báo Giáo dục và Thời đại, Số 9. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. (2017). Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Tư duy và Công cụ. NXB. Phụ nữ. Hoàng Thị Bảo Thoa. (2022). Tăng cường vai trò của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. https://ueb.edu.vn/Nghien-Cuu/UEB/Tang-cuong- vai-tro-cua-truong-dai-hoc-trong-he-sinh-thai-khoi-nghiep-Viet Nam/1698/1715/0/31916, truy cập ngày 25/03/2022. Kinh nghiệm khởi nghiệp tại các trường Đại học của Đức. https://itp.vn/vi/tin- tuc/khoi-nghiep/876-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai- hoc-cua-duc.html. Khởi nghiệp sáng tạo tại Đức. https://ngkt.mofa.gov.vn/khoi-nghiep-sang-tao-tai-duc/. Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường Đại học của Thái Lan. https://itp.vn/vi/tin-tuc/khoi-nghiep/877-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai- cac-truong-dai-hoc-cua-thai-lan.html. 209
  13. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại trường Đại học của Mỹ. https://itp.vn/vi/tin- tuc/khoi-nghiep/865-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-truong-dai-hoc- cua-my.html. Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường Đại học của Đài Loan. https://itp.vn/en/news/startup/878-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac- truong-dai-hoc-cua-dai-loan.html. Tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam đang ở đâu. https://khoinghiepphianam.com/ Ngô Đình Xây. (2016). Đại học khởi nghiệp trong Quốc gia khởi nghiệp. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/dai-hoc-khoi- nghiep-trong-quoc-gia-khoi-nghiep-92166, truy cập ngày 25/09/2016. Khởi nghiệp từ trường Đại học: Sao vắng bóng các công ty Spin- off? https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/khoi-nghiep-tu-truong-dai-hoc-sao- vang-bong-cac-cong-ty-spinoff/2023102004231902p1c785.htm. Xây dựng các trường Đại học khởi nghiệp. https://diendandoanhnghiep.vn/xay-dung- cac-truong-dai-hoc-khoi-nghiep-236027.html truy cập ngày 13/12/2022. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2