intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chính sách lãi suất của Việt Nam năm 2023 và khuyến nghị cho năm 2024

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá chính sách lãi suất của Việt Nam năm 2023 và khuyến nghị cho năm 2024" sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phương pháp phân tích dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê, báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại…. nhằm đánh giá kết quả thực tế của chính sách lãi suất năm 2023 và đề xuất kiến nghị cho năm 2024. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chính sách lãi suất của Việt Nam năm 2023 và khuyến nghị cho năm 2024

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 19. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO NĂM 2024 PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa* TS. Nguyễn Tố Tâm** TS. Phan Thị Thanh Loan*** Tóm tắt Chính sách lãi suất của Việt Nam năm 2023 đã liên tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm để thúc đẩy tín dụng, tăng cung hàng hóa, giảm thất nghiệp; đồng thời, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp vay, từ đó hạ giá bán và giảm lạm phát do chi phí đẩy. Dù các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát năm 2023 được xem là đạt được và là thành tựu kinh tế vĩ mô ấn tượng, nhưng chính sách lãi suất thấp năm 2023 còn có những hạn chế, cần được đánh giá và đề xuất hoàn thiện cho năm 2024 nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô năm 2024 của Chính phủ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phương pháp phân tích dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê, báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại…. nhằm đánh giá kết quả thực tế của chính sách lãi suất năm 2023 và đề xuất kiến nghị cho năm 2024. Từ khóa: lãi suất, lạm phát, ngân hàng thương mại 1. GIỚI THIỆU Chính sách lãi suất là một nội dung quan trọng trong tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, có ảnh hưởng đến cung và cầu tín dụng, cung và cầu sản xuất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt để đạt được các mục tiêu vĩ mô về tăng trưởng, lạm phát, ổn định tỷ giá. Năm 2023, chính sách lãi suất liên tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm về *,*** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân **Trường Đại học Điện lực 292
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI mức thấp là điểm nổi bật nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng và sản xuất trong bối cảnh lãi suất thế giới không ngừng tăng. Đánh giá kết quả thực tế của chính sách lãi suất năm 2023 và đề xuất kiến nghị cho năm 2024, do đó, có ý nghĩa thực tiễn và được thực hiện trong bài viết. Phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phương pháp phân tích dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê, báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại… được các tác giả sử dụng trong bài viết này. 2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT Lãi suất (ký hiệu I/m) là tỷ lệ phần trăm của tiền vốn cho vay mà người vay có trách nhiệm phải trả cho người cho vay trong một khoảng thời gian đã xác định, thông thường được tính theo năm. Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ đầu tư sinh lời mà bên gửi tiền, hay bên cho vay nhận được từ số tiền vốn gốc. 2.1. Ý nghĩa của lãi suất Lãi suất phản ánh giá trị thời gian của tiền. Nếu lãi suất cho vay thấp, mọi người có xu hướng dùng tiền để mua sắm thay vì cho vay nên cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng. Lãi suất thấp khiến người đang có nhu cầu cần vay vốn sẽ vay nhiều tiền hơn; lãi suất thấp cũng có tác dụng giảm chi phí tài chính của người đi vay, do đó giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa mà họ cung cấp. Chính sách lãi suất thấp như vậy gia tăng cầu, hạ thấp giá bán của bên cung, nên được coi là chính sách kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, chính sách lãi suất thấp sẽ chỉ phù hợp trong bối cảnh lạm phát thấp, lãi suất trên thế giới theo chiều giảm. Nếu lãi suất thấp trong bối cảnh lạm phát cao thì lãi suất thực (real interest rate) là âm, không khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào ngân hàng. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Cung - cầu vốn vay: Là tổng tiền tệ do hệ thống ngân hàng cung cấp ra thị trường để giao dịch. Mọi sự thay đổi cung - cầu trên thị trường đều tác động đến lãi suất. Tuy nhiên, mức biến động này cũng phụ thuộc vào Chính phủ nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng. Tỷ lệ lạm phát: Khi mọi người nhận thấy lạm phát có xu hướng tăng, đa phần chủ yếu sẽ dùng tiền để dự trữ hàng hóa hoặc các dạng tài sản khác như ngoại tệ, vàng... Từ đó, làm giảm nguồn cung cho quỹ cho vay và gây áp lực lên lãi suất. Chính sách của Nhà nước: Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, Nhà nước phải đưa ra nhiều chính sách như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập. Mọi chính sách này đều ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng. Bội chi ngân sách: Khi bội chi ngân sách, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để bù vào khoản thâm hụt. Khi lượng cung trái phiếu tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến lãi suất tăng. 293
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2023 Đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội, bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,6% GDP, áp lực lạm phát cao. Cùng với đó, sự cố Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn (SCB) vào tháng 10/2022 và suy giảm khả năng thanh toán của trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán dẫn đến khủng hoảng niềm tin của người dân, làn sóng rút tiền gửi và lãi suất huy động tăng mạnh. Bên cạnh đó, một loạt thách thức mới từ môi trường quốc tế (như các cuộc xung đột địa chính trị, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn, tăng trưởng giảm tốc…) cũng đặt ra những thách thức lớn cho chính sách phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023 của Chính phủ. Định hướng chính sách được lựa chọn là phục hồi tổng cầu, ổn định hệ thống tài chính. Chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn là chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp và tăng trưởng dư nợ cho vay. Chính sách lãi suất ở Việt Nam thể hiện quan điểm duy trì lãi suất thực (real interest rates) lớn hơn 0 (Hình 1) để bảo đảm lợi ích cho người gửi tiền, khích lệ người dân tiết kiệm để gửi vào ngân hàng, tạo nguồn tài trợ cho đầu tư xã hội. Hình 1. Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2022 Lãi suất thực (Real interest rate, %) 15 10 5 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 -5 2022 -10 -15 -20 -25 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, có tại: Real interest rate (%) - Viet Nam | Data (worldbank.org) Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện bốn lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, duy trì chính sách lãi suất thấp ở Việt Nam (Hình 2). Mục tiêu của chính sách lãi suất thấp này là kích thích tiêu dùng của người dân, giúp hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, kích thích doanh nghiệp vay tiền để mở rộng sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm và hàng hóa bán ra (giảm lạm phát do chi phí đẩy) và tăng khả năng mua sắm của người dân. Chính sách giảm lãi suất về mức thấp được đưa ra trong bối cảnh lượng tiền huy động được trong các ngân hàng thương mại là dồi dào, do kết quả của chính sách lãi suất cao trong năm 2022 và lạm phát năm 2023 được duy trì ở mức khá thấp (Hình 3), niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng thương mại đã phục hồi sau sự cố ngân hàng SCB cuối năm 2022. Bội chi ngân sách nhà nước thấp, ở mức 4% GDP, giảm 40,3 nghìn tỷ đồng so với dự toán (Minh Đức, 2023) nên áp lực phát 294
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI hành tiền để tài trợ thâm hụt là không cao. Chính sách lãi suất thấp được thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước thể hiện rằng, bên cạnh việc hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế thì mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của đồng tiền, kiểm soát được lạm phát. Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành tín dụng phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế; hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia (Thùy Dương, 2023). Hình 2. Lãi suất ngắn hạn của Việt Nam năm 2023 Lãi suất ngắn hạn (Short-term interest rate, %) 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Tháng 2, Tháng 3, Tháng 4, Tháng 5, Tháng 6, Tháng 7, Tháng 8, Tháng 9, Tháng Tháng Tháng Tháng 1, 2023 2023 2023 2023 2023 2023 2023 2023 10, 2023 11, 2023 12, 2023 2024 Nguồn: CEIC, có tại: Vietnam Short Term Interest Rate, 2004 - 2024 | CEIC Data Hình 3. Lạm phát của Việt Nam năm 2023 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2024), có tại: “Các yếu tố tác động đến lạm phát năm 2023 và một số giải pháp kiểm soát lạm phát trong năm 2024” – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) Bối cảnh lãi suất trên thế giới năm 2023: Đa số các nước lớn tiếp tục đà tăng lãi suất từ năm 2022 để kiềm chế lạm phát cao do chi tiêu công nhiều bởi đại dịch Covid-19, xung đột ở Ukraine. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bốn lần nâng lãi suất, mỗi lần 0,25%. Từ 295
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tháng 7 - 12/2023, lãi suất ở mức 5,25 - 5,5%, cao nhất trong lịch sử 10 năm qua. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất lên mức 3,25%, cao nhất trong lịch sử 23 năm của ECB. Ngân hàng Trung ương Anh cũng nâng lãi suất lên mức 5,25%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua (Khánh Tú, 2023). Trong bối cảnh đó, chính sách lãi suất thấp ở Việt Nam được xem là đi ngược dòng lãi suất các đồng tiền mạnh. Kết quả là đồng nội tệ chịu áp lực tăng giá, gây khó cho xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Chính sách lãi suất huy động thấp cũng dẫn đến việc người gửi tiền thoái lui (Hanh Nguyen, 2023), tăng đầu tư vào các thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng…, gây nên bong bóng ở các thị trường này. Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh và liên tục trong năm 2023, thực tế, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại không giảm nhiều (Minh Phương, 2023; Thùy Dương, 2024), không khuyến khích được doanh nghiệp vay để mở rộng hoạt động (Hanh Nguyen, 2023). Kết quả là tỷ lệ tiền mặt tại các ngân hàng thương mại còn rất nhiều (MĐ, 2023). Lãi suất huy động giảm mạnh trong khi lãi suất cho vay giảm ít có thể đã đóng góp nhiều vào lợi nhuận cao của các ngân hàng thương mại năm 2023, bù đắp cho chi phí nợ xấu cao của ngân hàng (Hình 4). Điều này làm chệch mục tiêu của chính sách lãi suất điều hành thấp của Ngân hàng Nhà nước. Hình 4. Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2023 Nguồn: Minh Vy (2024) 296
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023, dư nợ cho vay năm 2023 bằng 1,169 dư nợ cho vay năm 2022, nhưng thu nhập từ lãi bằng 1,26 thu nhập từ lãi năm 2022. Điều đó chứng tỏ lãi suất cho vay năm 2023 chưa giảm. Các ngân hàng thương mại lớn khác cũng có cùng xu hướng (Bảng 1). Bảng 1. Tương quan thu nhập từ lãi và dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại của Việt Nam năm 2023 Dư nợ cho vay năm 2023 so với dư Thu nhập từ tiền lãi năm Ngân hàng nợ cho vay năm 2022 2023 so với năm 2022 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1,169 1,26 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 1,16 1,267 Ngân hàng TMCP Quân đội* 1,266 1,39 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 1,075 1,2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam** 1,016 1,397 Ghi chú: *: tính đến quý III/2023; **: tính đến quý II/2023 Nguồn: Số liệu tác giả tính toán từ báo cáo tài chính của các ngân hàng Phân tích cụ thể hơn kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng trong nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp, tổ chức hầu hết hoàn thành trên 90% mục tiêu lợi nhuận (Hình 5). Trái lại, các ngân hàng cho vay cá nhân hầu như chưa đạt được lợi nhuận theo kế hoạch (ngoại trừ Sacombank), trong đó, TPBank và VPBank chỉ hoàn thành được hơn một nửa mức lợi nhuận mục tiêu (Phan Linh, 2024). Thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay doanh nghiệp, tổ chức có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay cá nhân phản ánh lãi suất cho vay doanh nghiệp tổ chức ở mức cao. 297
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 5. Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng thương mại của Việt Nam năm 2023 Nguồn: Phan Linh (2024) 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT NĂM 2024 Ở VIỆT NAM Năm 2024 được xem là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ. Mục tiêu kinh tế Việt Nam đặt ra năm 2024 là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 298
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI (GDP) từ 6 - 6,5% với ba trụ cột tăng trưởng: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng; lạm phát (tốc độ tăng CPI bình quân) từ 4 - 4,5% (Quốc hội, 2023); ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tăng trưởng tín dụng là 15% (Ngân hàng Nhà nước, 2024). Để khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế, chính sách lãi suất huy động thấp cần đi kèm với lãi suất cho vay thấp của ngân hàng thương mại. Hạ lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là cần thiết để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp vay và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hạ lãi suất cho vay cũng là áp lực khiến các ngân hàng thương mại phải rà soát lại các hoạt động, tiết kiệm chi phí hoạt động để có hiệu quả cao hơn. Để hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, yêu cầu các ngân hàng thương mại công khai lãi suất cho vay trung bình hay công khai chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân là một biện pháp hữu ích. Ngân hàng Nhà nước đã quy định (Chỉ thị số 01/CT-NHNN) các ngân hàng thương mại công khai lãi suất cho vay, nhưng thực tế việc thực hiện còn rất hạn chế (Thanh Hoa, 2024). Các ngân hàng thương mại đưa ra các rào cản về công khai lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng như cho vay khách hàng doanh nghiệp (Tùng Thư, 2024). Tuy nhiên, lãi suất cho vay trung bình thì không thuộc các rào cản này. Do đó, hiệu lực hóa quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc các ngân hàng thương mại công khai lãi suất cho vay trung bình cần được sớm thực hiện. Để hiệu lực hóa Chỉ thị số 01/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cần đưa nội dung công khai lãi suất cho vay trung bình vào trong kế hoạch giám sát các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Lãi suất cho vay đối với các nhóm đối tượng ưu tiên (các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các động lực phát triển kinh tế - để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp và giảm lạm phát do chi phí đẩy) cần được tiếp tục duy trì ở mức thấp để khuyến khích tạo động lực cho các doanh nghiệp này. Có thể coi đây là một nội dung mà kiểm toán hằng năm các ngân hàng thương mại cần đánh giá và có ý kiến để gia tăng hiệu lực của chính sách lãi suất ưu đãi. Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng cần tập trung vào lãi suất cho vay các đối tượng ưu tiên và quy mô vay họ đã nhận được. Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành VII cũng nên lưu ý đánh giá tính hiệu lực của chính sách lãi suất thấp khi thực hiện kiểm toán các ngân hàng thương mại có phần vốn nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng). Các ngân hàng này giữ vai trò dẫn dắt trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của cả nước. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành VII có thể đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp. Sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước (Chuyên ngành VII) sẽ tạo áp lực đối với các ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát chi phí hoạt 299
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA động và nợ xấu để giảm lãi suất cho vay tương ứng với lãi suất huy động đã giảm. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng cần chú ý xem xét vấn đề lãi suất cho vay khi giám sát các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đã giảm thì chính sách lãi suất có thể linh hoạt tăng trong các thời điểm cụ thể, tương đồng với lãi suất của các nền kinh tế lớn trên thế giới nhằm ổn định tỷ giá, hỗ trợ cho xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán. Với nền kinh tế có độ mở cao (trên 70% như Việt Nam), ảnh hưởng của xuất nhập khẩu đến GDP là rất lớn. Lãi suất huy động tăng lên cũng khích lệ người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và giảm áp lực với thị trường vàng và bất động sản hiện đang rất nóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hanh Nguyen (2023), “Lending interest rate unlikely to fall more in last months of 2023”, Sài Gòn Giải phóng, có tại: Lending interest rate unlikely to fall more in last months of 2023 | SGGP English Edition. 2. Khánh Tú (2023), “Sau một năm trượt dài về đáy, lãi suất năm 2024 sẽ tăng tới đâu?”, Vietnam Finance. 3. MĐ (2023), “Tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý IV/2023 và cả năm 2023”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 8/10/2023. 4. Minh Đức (2023), “Ước bội chi ngân sách 4% GDP trong năm 2023, giảm hơn 40 nghìn tỷ đồng”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 27/12/2023. 5. Minh Phương (2023), “Nghịch lý lãi suất huy động giảm, lãi cho vay vẫn cao”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 14/11/2023. 6. Minh Vy (2024), “Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2023 của 17 ngân hàng: Bảng xếp hạng lợi nhuận có sự phân hóa mạnh”, Cafef, 25/1/2024. 7. Ngân hàng Nhà nước (2024), Chỉ thị số 01/CT-NHNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024. 8. Phan Linh (2024), “Áp lực lợi nhuận và nợ xấu tiếp tục đè nặng ngân hàng”, Kinh tế Việt Nam, số 9, ngày 26/02/2024. 9. PV (2024), Năm 2024 không đặt vấn đề lãi suất tăng. 10. Quốc hội (2023), Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. 11. Thùy Dương (2023), Điều hành chính sách tiền tệ 2023: Giữ ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát, có tại: Tin bộ tài chính (mof.gov.vn). 12. Thùy Dương (2024), “Lãi suất thời gian tới liệu có tăng?”, TTXVN. 300
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 13. Thanh Hoa (2024), “Ngân hàng phải báo cáo việc thực hiện công khai lãi suất cho vay trước ngày 23/02?”, VnBusiness, 21/02/2024. 14. Thanh Xuân (2023), “Kịch tính thị trường lãi suất”, Thanh niên, 18/10/2023. 15. Tùng Thư (2024), “Ngân hàng Nhà nước sắp công khai lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng”, VnEconomy, ngày 21/2/2024. 16. World Bank (2024), Real interest rate (%) - Viet Nam | Data (worldbank.org). 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2