Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP MÔI CỦA GIBSON<br />
TRÊN ĐỐI TƯỢNG CÓ NỤ CƯỜI LỘ NƯỚU QUÁ MỨC<br />
Nguyễn Văn Quan* , Nguyễn Bích Vân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh mức độ lộ nướu, đường cười, vẻ đẹp nụ cười, vẻ đẹp khuôn mặt<br />
trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 sinh viên Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
tuổi từ 18 đến 25, có nụ cười không tự nhiên do lộ nướu quá mức. Các đối tượng được hướng dẫn tập bài tập môi<br />
của Gibson trong 4 tuần tại nhà. Hình nụ cười tối đa và khuôn mặt khi cười tối đa được chụp vào các thời điểm:<br />
trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. Điểm thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt được đánh giá bởi 5 nha<br />
sĩ có trình độ sau đại học. Mức độ lộ nướu được đo bằng phần mềm AutoCAD 2004.<br />
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy mức độ lộ nướu khi cười ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4 thấp hơn trước khi tập<br />
luyện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0,017). Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười, nụ cười, khuôn mặt ghi nhận ở tuần thứ 2 và<br />
thứ 4 cao hơn trước khi tập luyện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p