Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA STENT NIỆU QUẢN KIM LOẠI:<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU<br />
Nguyễn Minh Thiền*, Lê Tuấn Khuê*, Phạm Thế Anh*, Đỗ Ngọc Anh Khoa*, Nguyễn Tuấn Vinh**,<br />
Bùi Văn Kiệt**, Phan Thanh Hải*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ống thông niệu quản thông thường được sử dụng để điều trị sự tắc nghẽn niệu quản do bệnh<br />
lý lành tính và ác tính, ống thông JJ thông thường liên quan với những vấn đề như là sự bám sỏi vào ống thông<br />
(do đó đòi hỏi phải thay ống thông trong 3-6 tháng), tạo sỏi, đau, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trào ngược bàng<br />
quang niệu quản, giãm nhu động niệu quản và dịch chuyển vị trí ống thông niệu quản. Một ống thông JJ lý<br />
tưởng là không gây triệu chứng, sử dụng lâu dài, không gây bám sỏi và dẫn lưu tốt trong mọi trường hợp. Tuy<br />
nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa có loại ống thông JJ thông thường nào thật sự lý tưởng. Do đó chúng tôi sử<br />
dụng ống thông niệu quản kim loại nhằm khắc phục những nhược điểm trên.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của ống thông niệu quản kim loại trong điều trị triệu<br />
chứng kích thích và hẹp niệu quản mà không hiệu quả với những ống thông JJ thông thường.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 10 trường hợp sử dụng ống thông niệu quản kim loại. Bệnh<br />
nhân được chẩn đoán lâm sàng hẹp niệu quản có đặt ống thông thông thường nhưng có kích thích quá mức (đau,<br />
tiểu nhiều lần, tiểu máu nhiều) hoặc ống thông không hiệu quả dẫn lưu (vẫn còn ứ nước). Chúng tôi xét hiệu quả<br />
của ống thông kim loại niệu quản qua tiêu chuẩn chọn bệnh bao gồm: độ ứ nước trước và sau khi đặt 3 tháng,<br />
tình trạng tiểu máu, đánh giá mức độ đau trước và sau khi đặt ống thông kim loại dựa theo thang điểm đau của<br />
Wong-Baker Faces Pain Scale.<br />
Kết quả: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, có 10 bệnh nhân tham gia đặt ống thông kim loại.<br />
chúng tôi có 8 bệnh nhân nam và 2 bệnh nhân nữ. Có 4 bệnh nhân hẹp khúc nối tái phát sau phẫu thuật, bốn<br />
bệnh nhân hẹp niệu quản sau phẫu thuật can thiệp vào niệu quản, một bệnh nhân hẹp niệu quản tại vị trí sỏi<br />
khảm, một bệnh nhân ung thư cổ tử cung chèn ép hai niệu quản. Có 5 bệnh nhân không hiệu quả với ống thông<br />
thông thường. Có 2 bệnh nhân đau mức độ nặng do ống JJ thông thường muốn rút bỏ ống thông JJ. Tất cả các<br />
trường hợp còn lại hẹp niệu quản nặng không hiệu quả với ống thông JJ thông thường (và có triệu chứng đau<br />
trung bình do ống thông JJ thông thường). Tất cả các ống thông kim loại sau khi đặt đều đúng vị trí, nong rộng<br />
được chỗ hẹp. Hậu phẫu có đau vị trí đặt đặt ống thông kim loại. Tất cả bệnh nhân đều hết đau (100%). Trước<br />
khi đặt ống thông niệu quản kim loại, tất cả bệnh nhân đều ứ nước thận độ 2-3. Sau một tháng siêu âm lại thấy 9<br />
trường hợp không ứ nước hoặc còn độ 1. Về biến chứng, có một trường hợp ống thông kim loại niệu quản di<br />
chuyển lên bể thận. Có 3 bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có 6 bệnh nhân tiểu máu vi thể.<br />
Kết luận: Ống thông niệu quản kim loại (Allium stent) bước đầu cho thấy cải thiện chất lượng cuộc sống và<br />
hiệu quả trong điều trị hẹp niệu quản không đáp ứng với các ống thông thông thường. Cung cấp thêm một công<br />
cụ mới trong dẫn lưu nước tiểu lâu dài. Tuy nhiên, chi phí cao hơn và độ phức tạp của việc đặt thông làm ảnh<br />
hưởng đến số lương bệnh nhân.<br />
Từ khóa: ống thông niệu quản kim loại, hẹp niệu quản<br />
<br />
<br />
<br />
Trung Tâm Medic<br />
* **Bệnh viện Bình Dân, TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Thiền ĐT: 0903.744242 Email: thiennguyen200937@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132 Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF THE METALLIC URETERAL STENT: INITIAL RESULTS<br />
Nguyen Minh Thien, Le Tuan Khue, Pham The Anh, Do Ngoc Anh Khoa, Nguyen Tuan Vinh,<br />
Bui Van Kiet, Phan Thanh Hai<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 3 ‐ 2019: 132 ‐ 138<br />
Background: Common ureteral stents are used to treat ureteral obstructions due to benign and malignant<br />
diseases. Conventional ureteral stents are often associated with problems such as encrustation (Thus replacement<br />
of stents is required every 3-6 months), stone formation, pain, infection, reflux, reduced ureteral motility and<br />
migration. An ideal stent should be asymptomatic and has long-term use, no encrustation and good drainage in<br />
all cases. However, there is no any ideal type of ureteral stent. We therefore highly recommend a new treatment<br />
for ureteral obstructions by using metallic urethral stents instead of traditional ureteral stents.<br />
Objectives: Evaluate the effectiveness of the metallic ureteral stents in treatment of irritative urinary tract<br />
and ureteral stricture which are ineffective with the intervention of common ureteral stents.<br />
Methods: We recruit a series cases of using Allium metallic stents. Patients were diagnosed with ureteral<br />
stenosis post receiving intervention of conventional ureteral stents. They experienced excessive stimulation (such<br />
as pain, frequency, excessive hematuria) or ineffective stent (like large hydronephrosis). We evaluate the<br />
effectiveness of the Allium metallic stent by considering criteria: hydronephrosis, hematuria, assessing painful<br />
emotions of urinary tract before and after the placement of Allium stents (We based on a Pain scale of WHO).<br />
Results: From June 2018 until December 2018. Ten patients (eight men and two women) were selected to<br />
participate in a trial of Allium metallic stenting. There were four cases of recurrent ureteropelvic junction (UPJ),<br />
four cases of ureteral stricture after having open surgeries, one case of ureteral stenosis following an endoscopic<br />
treatment of ureteral calculi, one case of an advanced cervical cancer. All patients sustained hydronephrosis with<br />
grade 2-3. After procedure, kidney ultrasound showed an improvement of hydronephrosis level (grade 0-1) in nine<br />
patients. Five out of five patients, who had experienced severe pain prior attending the Allium metallic stenting<br />
procedure, all were pain free (100% success). In terms of complications: one case experienced a stent migrating to<br />
the renal pelvis (10%), three cases experienced urinary tract infection (UTI), six cases sustained microscopic<br />
hematuria.<br />
Conclusions: The metallic ureteral stent initially showed an improvement in quality of life and the<br />
effectiveness of treatment of ureteral stenosis which was not responding well to the conventional ureteral stents.<br />
This new intervention also provides a new tool in long-term urine drainage. However, a high cost of this<br />
procedure would limit the number of patients contemplating.<br />
Keywords: metallic ureteral stent, ureteral obstruction<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ trí ống thông niệu quản(4,8).<br />
<br />
Ống thông JJ thông thường sử dụng để điều Một ống thông lý tưởng là không gây triệu<br />
chứng, sử dụng lâu dài, không gây bám sỏi và<br />
trị sự tắc nghẽn niệu quản do bệnh lý lành tính<br />
dẫn lưu tốt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên<br />
và ác tính, ống thông JJ thông thường liên quan<br />
cho đến hiện nay vẫn chưa có loại thông JJ thông<br />
với những vấn đề như là sự bám sỏi vào ống<br />
thường nào thật sự lý tưởng, bệnh nhân được<br />
thông (do đó đòi hỏi phải thay ống thông trong đặt thông JJ có nhiều tác dụng ngoại ý như<br />
3‐6 tháng), gây đau bàng quang, nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn ngược dòng, đau bàng quang, tiểu<br />
đường tiết niệu, trào ngược bàng quang niệu máu… chiếm tỉ lệ khoảng 80%(10), nhiều nhất là<br />
quản, giảm nhu động niệu quản và di chuyển vị đau bàng quang với tỉ lệ hơn 30%(6). Một số<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 133<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
trường hợp bệnh nhân rất đau đớn kèm rối loạn ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU:<br />
đi tiểu gây rối loạn cuộc sống(18). Để giải quyết Đối tượng nghiên cứu<br />
các vấn đề này, đã từ lâu các nhà Niệu khoa Âu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng hẹp<br />
– Mỹ (đặc biệt ở Ý) đã ứng dụng ống thông niệu<br />
niệu quản có đặt ống thông thông thường<br />
quản kim loại vào trong thực hành lâm sàng.<br />
nhưng có kích thích quá mức (đau, tiểu nhiều<br />
Đây là kỹ thuật điều trị ít xâm hại, đã mang lại<br />
lần, tiểu máu nhiều) hoặc ống thông không<br />
hiệu quả cao trong các trường hợp có chỉ định<br />
hiệu quả dẫn lưu (vẫn còn ứ nước). Chúng tôi<br />
cần thiết.<br />
xét hiệu quả của ống thông qua tiêu chuẩn<br />
Ở Việt Nam, một số báo cáo ban đầu ở miền chọn bệnh bao gồm: độ ứ nước trước và sau<br />
Bắc (bệnh viện Quân Đội 108, trong đó có báo khi đặt 3 tháng, tình trạng tiểu máu, đánh giá<br />
cáo tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Bình Dân mức độ đau trước và sau khi đặt ống thông<br />
2017) đã cho thấy hiệu quả cao của phương pháp kim loại dựa theo thang điểm đau của Wong‐<br />
điều trị này. Baker Faces Pain Scale.<br />
Cho đến nay, các bệnh viện chuyên khoa Phương pháp nghiên cứu<br />
cũng như các Trung tâm Tiết niệu ở trong nước Hàng loạt trường hợp tại phòng khám đa<br />
đang tiến hành ứng dụng phương pháp điều trị khoa y tế Hoà Hảo (Trung Tâm Y Khoa Medic)<br />
này, nhưng vẫn còn rất ít các báo cáo về hiệu từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2018, có 10 trường<br />
quả điều trị. Do đó, đây là đề tài có tính bức hợp sử dụng ống thông niệu quản kim loại.<br />
thiết, góp phần giới thiệu thêm một phương Chỉ định đặt ống thông kim loại<br />
pháp lựa chọn trong điều trị hẹp tắc nghẽn niệu Hiện nay, sử dụng ống thông niệu quản<br />
quản tái phát nhưng không dung nạp ống thông kim loại được chỉ định chủ yếu cho việc điều<br />
JJ thông thường. trị tắc nghẽn niệu quản trong bệnh lý ác tính.<br />
Hẹp niệu quản nặng không hiệu quả với ống<br />
Về lịch sử, các ống thông kim loại niệu quản<br />
thông thông thường. Những bệnh nhân không<br />
được phát triển từ điều trị bệnh hẹp mạch máu<br />
thể chịu được triệu chứng kích thích của ống<br />
và đường mật. Ống thông mạch vành kim loại<br />
thông thông thường(12).<br />
đầu tiên được đặt ở bệnh nhân của Jacques Puel<br />
Ống thông niệu quản này (Allium Medical,<br />
ở Toulouse, Pháp vào ngày 28 tháng 3 năm 1986.<br />
Israel) được làm từ sợi NiTinol, kẹp giữa các dải<br />
Sự phát triển tự nhiên của ống thông này đã polyme. Dải này là vật liệu kết hợp được đúc<br />
được áp dụng trong tiết niệu cho nong niệu đạo, thành một ống thông hình trụ (Hình 1). Có hai<br />
tuyến tiền liệt và cuối cùng là niệu quản. Ứng đường kính 24 và 26 Fr và chiều dài 100 và 120<br />
dụng ban đầu của ống thông niệu kim loại là mm. Đoạn cuối của nó được thiết kế để duy trì<br />
trong điều trị hẹp niệu đạo(16). Các ống thông trong bàng quang đường tiết niệu. Ống thông<br />
kim loại niệu quản này đã được mở rộng cho kim loại niệu quản được đặt vào niệu quản<br />
ống thông tuyến tiền liệt và sau đó là ống thông thông qua kênh của máy soi bàng quang, có<br />
niệu quản. Ống thông niệu quản kim loại đầu đường kính 8Fr hoặc 10Fr. Khi ở đúng vị trí,<br />
tiên được mô tả bởi Gort và cs năm 1990. sheath được rút ra để giải phóng và mở rộng<br />
ống thông. Các kết nối giữa các dải composite<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
giống như gỡ tem bưu chính và có thể tách ra<br />
Đánh giá hiệu quả bước đầu của ống thông khi đầu xa của ống thông được kéo. Do đó, các<br />
niệu quản kim loại trong điều trị triệu chứng ống thông khi gỡ bỏ đi ra trong hình dạng của<br />
kích thích và hẹp niệu quản mà không hiệu quả một dãy băng. Ống thông này cũng có thể được<br />
với những ống thông JJ thông thường. đưa vào ngược từ bàng quang cũng như xuôi từ<br />
<br />
<br />
134 Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bể thận xuống, thời gian lưu thông # 36 tháng(14,17).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Allium stent<br />
KẾT QUẢ chứng đau trung bình do ống thông JJ thông<br />
Trong số 10 bệnh nhân tham gia đặt ống thường) (Biểu đồ 2).<br />
thông kim loại. Chúng tôi có 8 bệnh nhân nam Tất cả các ống thông kim loại sau khi đặt<br />
đều đúng vị trí, nong rộng được chỗ hẹp. Hậu<br />
và 2 bệnh nhân nữ. Có 4 bệnh nhân hẹp khúc nối<br />
phẫu có đau vị trí đặt đặt ống thông kim loại<br />
tái phát sau phẫu thuật, bốn bệnh nhân hẹp niệu<br />
(Hình 1, 2, 3).<br />
quản sau phẫu thuật can thiệp vào niệu quản,<br />
Tất cả bệnh nhân đều hết đau (100%).<br />
một bệnh nhân hẹp niệu quản tại vị trí sỏi khảm,<br />
Trước khi đặt ống thông kim loại, tất cả bệnh<br />
một bệnh nhân ung thư cổ tử cung chèn ép hai<br />
nhân đều ứ nước thận độ 2‐3. Sau một tháng<br />
niệu quản (Biểu đồ 1).<br />
siêu âm lại thấy tất cả đều không ứ nước hoặc<br />
Về nguyên nhân thì có 5 bệnh nhân không còn nhẹ (hoặc độ 1) (Bảng 1).<br />
hiệu quả với ống thông thông thường. Có 2 bệnh Bảng 1 Hiệu quả sau khi đặt ống thông kim loại<br />
nhân đau mức độ nặng do ống thông JJ thông Trước khi đặt Sau khi đặt 01<br />
thường muốn rút bỏ thông. Tất cả các trường ống thông tháng<br />
Độ ứ nước thận 2-3 10 01<br />
hợp còn lại hẹp niệu quản nặng không hiệu quả<br />
Độ ứ nước thận nhẹ 0 09<br />
với ống thông JJ thông thường (và có triệu<br />
<br />
Phân loại bệnh<br />
<br />
1 UPJ tái phát<br />
1 4 hẹp niệu quản sau mổ<br />
hẹp niệu quản sau sỏi<br />
4 K cổ tử cung tiến xa<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1 Phân loại bệnh<br />
Nguyên nhân đặt stent kim loại<br />
<br />
3 stent không hiệu quả<br />
<br />
5 đau muốn bỏ thông<br />
kết hợp cả hai<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2 Nguyên nhân đặt ống thông kim loại<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 135<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Trước khi đặt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Trong thủ thuật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Sau một tháng: siêu âm thận và KUB<br />
<br />
<br />
136 Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Về biến chứng giải quyết được vấn đề ứ nước cho bệnh nhân.<br />
Có một trường hợp ống thông di chuyển lên Về biến chứng, có một trường hợp ống thông<br />
bể thận, có 3 trường hợp nhiễm khuẩn đường di chuyển lên bể thận nhưng còn tác dụng nong<br />
tiết niệu và có 6 trường hợp tiểu máu vi thể sau đoạn hẹp khúc nối, thận ứ nước độ 1 nhưng<br />
một tháng. bệnh nhân không muốn rút bỏ thống nên chúng<br />
tôi chưa rút ống thông bỏ.<br />
BÀN LUẬN<br />
Ống thông bằng kim loại vẫn di chuyển,<br />
Các đoạn ống thông kim loại được cho là có<br />
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, di chuyển<br />
một số ưu điểm so với các ống thông JJ thông<br />
dẫn đến tái phát của tắc nghẽn. Khi các ống<br />
thường và cũng có chi phí cao(5,7). Các ưu điểm<br />
thông phân đoạn chiếm một phần của niệu<br />
chính bao gồm thời gian lưu thông lâu hơn và ít<br />
quản, sự di chuyển có thể xảy ra theo một<br />
thay ống thông thường xuyên hơn, dẫn đến tiết<br />
trong hai hướng(13). Ngay cả một mức độ nhỏ<br />
kiệm chi phí và ít gián đoạn trong các phương<br />
của chuyển động của ống thông có thể dẫn<br />
pháp điều trị khác như xạ trị hoặc hóa trị, v.v…<br />
đến tái phát tắc nghẽn của niệu quản. Thường<br />
Phần lớn các ống thông trong thể loại này là<br />
ống thông ít có triệu chứng báo hiệu của sự di<br />
phân đoạn, tính năng này có một số ưu điểm chuyển. Điều này có thể dẫn đến chậm phát<br />
như ống thông này không đi qua miệng niệu<br />
hiện và mất chức năng thận.<br />
quản, do đó bệnh nhân không bị kích thích bàng<br />
Bàn về 3 trường hợp nhiễm khuẩn đường<br />
quang (một hậu quả không thể tránh khỏi của<br />
tiết niệu sau một tháng: Do tất cả bệnh nhân<br />
ống thông JJ thông thường). Điều này cải thiện<br />
trước khi đặt ống thông kim loại đều phải sạch<br />
chất lượng cuộc sống bệnh nhân có ống thông<br />
khuẩn trong nước tiểu, nên sau một tháng kiểm<br />
kim loại niệu quản(1,9,13). Trong bài báo có đề cập<br />
tra nước tiểu thấy có nhiễm khuẩn nhưng không<br />
một trường hợp hẹp niệu quản sau tán sỏi nội<br />
triệu chứng lâm sàng, chúng tôi cấy nước tiểu và<br />
soi, bệnh nhân từ đầu không đồng ý phẫu thuật<br />
điều trị khỏi.<br />
tạo hình niệu quản, muốn đặt ống thông JJ niệu<br />
quản nhưng không hiệu quả với ống thông JJ Các ống thông niệu quản kim loại cung cấp<br />
thông thường. nhiều ưu điểm so với các ống JJ thông thường:<br />
loại cấp cao hơn, thời gian lưu thông lâu hơn (36<br />
Sức mạnh vốn có của kim loại chống chèn ép<br />
tháng), giảm sự liên quan đến bệnh tật và cải<br />
do bướu cá tính nên ống thông kim loại dường<br />
thiện chất lượng cuộc sống đã được báo cáo.<br />
như không bị tổn hại. Vì chúng làm từ loại thông<br />
Việc đặt ống thông kim loại cần phải có trung<br />
cao cấp nên sự mở rộng của ống thông sớm là<br />
tâm chuyên khoa tiết niệu, cần máy C‐arm, máy<br />
thuận lợi(11). Tỷ lệ lưu thông dài hơn có thể làm<br />
soi bàng quang, máy soi niệu quản và cả về<br />
giảm nhu cầu thay đổi ống thông thường xuyên,<br />
những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm<br />
tiết kiệm chi phí cũng như giảm sự bất tiện của<br />
trong việc đặt ống thông niệu quản. Việc rút<br />
bệnh nhân(3,5,15).<br />
thông cũng rất phức tạp, cần phải soi niệu quản,<br />
Bàn về độ ứ nước sau khi đặt ống thông kim cần phải gây mê hoặc tê tủy sống, phải kiểm soát<br />
loại, chúng tôi có một trường hợp ung thư cổ tử<br />
nhiễm khuẩn đường tiết niệu thận tốt.<br />
cung chèn ép hai niệu quản, hẹp nhiều đoạn, do<br />
ống thông niệu quản kim loại có 3 kích thước KẾT LUẬN<br />
(10, 12 và 20 cm) nên khi khảo sát vị trí hẹp nặng Ứng dụng lâm sàng hiện tại của ống thông<br />
để đặt ống thông thì vị trí còn lại hẹp nhẹ nên kim loại trong điều trị tắc nghẽn niệu quản lành<br />
vẫn gây ứ nước độ 2 sau khi đặt. Xử lí vấn đề tính và ác tính cho thấy kết quả khá hứa hẹn.<br />
này, chúng tôi phải đặt thông một ống thông Ống thông niệu quản kim loại (Allium stent)<br />
(thông JJ 8Fr) lồng vào ống thông kim loại thì bước đầu cho thấy cải thiện chất lượng cuộc<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 137<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
sống và hiệu quả trong điều trị hẹp niệu quản development and validation of a multidimensional quality of<br />
life measure. J Urol; 169:1060‐4.<br />
không đáp ứng với các ống thông thông thường. 9. Joshi HB, Newns N, Stainthorpe A, MacDonagh RP, Keeley FX<br />
Tuy nhiên, chi phí cao hơn và độ phức tạp của Jr, Timoney AG (2003). Ureteral stent symptom questionnaire:<br />
development and validation of a multidimensional quality of<br />
việc đặt thông làm ảnh hưởng đến số lượng<br />
life measure. J Urol; 169(3):1060–1064.<br />
bệnh nhân. 10. Joshi HB, Okeke A, Newns N, Keeley FX, Jr, Timoney AG<br />
(2002). Characterization of urinary symptoms in patients with<br />
Cung cấp thêm một công cụ mới để dẫn lưu<br />
ureteral stents. Urology; 59:511–9<br />
nước tiểu lâu dài. 11. Kim KH, Cho KS, Ham WS, Hong SJ, Han KS (2015). Early<br />
Sự an toàn của lựa chọn điều trị mới này application of permanent metallic mesh stent in substitution for<br />
temporary polymeric ureteral stent reduces unnecessary<br />
đã được ghi nhận rất rõ và hiệu quả trong việc ureteral procedures in patients with malignant ureteral<br />
sử dụng ống thông kim loại ở một số chỉ định obstruction. Urology; 86(3):459–464.<br />
12. Kulkarni R. (2014). Metallic stents in the management of ureteric<br />
là tối ưu(2).<br />
strictures. Indian J Urol; 30(1): 65–72.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13. Kulkarni RP, Bellamy EA (1999). A new thermo‐expandable<br />
shape‐memory nickeltitanium alloy stent for the management<br />
1. Agrawal S, Brown CT, Bellamy EA, Kulkarni R (2009). The<br />
of ureteric strictures. BJU Int; 83(7):755–759.<br />
thermo‐expandable metallic ureteric stent: an 11‐year follow‐up.<br />
14. Leonardo C, Salvitti M, Franco G, De Nunzio C, Tuderti G,<br />
BJU Int; 103(3):372–376.<br />
Misuraca L, Sabatini I, De Dominicis C (2013). Allium stent for<br />
2. Al Aown A (2010). Clinical experience with ureteral metal<br />
treatment of ureteral stenosis. Minerva Urol Nefrol; 65(4):277–283.<br />
stents. Indian J Urol; 26(4): 474–479.<br />
15. Liatsikos EN, Siablis D, Kalogeropoulou C, Karnabatidis D,<br />
3. Baumgarten AS, Hakky TS, Carrion RE, Lockhart JL, Spiess PE<br />
Triadopoulos A, Varaki L, Zabakis P, Perimenis P, Barbalias GA<br />
(2014). A single‐institution experience with metallic ureteral<br />
(2001). Coated v noncoated ureteral metal stents: an<br />
stents: a cost‐effective method of managing deficiencies in<br />
experimental model. J Endourol; 15(7):747–751.<br />
ureteral drainage. Int Braz J Urol; 40(2):225–231.<br />
16. Mattelaer JJ (2004). History of ureteral and urethral stenting. In:<br />
4. Duvdevani M, Chew BH, Denstedt JD (2006). Minimizing<br />
Stenting the Urinary System, 2 ed, pp 17–24.<br />
symptoms in patients with ureteric stents. Curr Opin Urol; 16:77‐82.<br />
17. Moskovitz B, Halachmi S, Nativ O (2012). A new<br />
5. Fiuk J, Bao Y, Calleary JG, Schwartz BF, Denstedt JD (2015). The<br />
self‐expanding, large‐caliber ureteral stent: results of a<br />
use of internal stents in chronic ureteral obstruction. J Urol;<br />
multicenter experience. J Endourol; 26(11):1523–1527.<br />
193(4):1092–1100.<br />
18. Saltzman B (1988). Ureteral stents: indications, variations and<br />
6. Haleblian G, Kijvikain K, de la Rosette J, Preminger G (2008).<br />
complications. Urol Clin N Am.; 15:481–91.<br />
Ureteral stenting and urinary stone management: a systematic<br />
review. J Urol.; 179:424–30.<br />
7. Hendlin K, Korman E, Monga M (2012). New metallic ureteral Ngày nhận bài báo: 01/04/2019<br />
stents: improved tensile strength and resistance to extrinsic Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019<br />
compression. J Endourol; 26(3):271–274.<br />
8. Joshi HB, Newns N, Stainthorpe A, MacDonagh RP, Keeley FX Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019<br />
Jr, Timoney AG (2003). Ureteral stent symptom questionnaire:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
138 Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học<br />