Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ ABVD TRONG ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM<br />
HODGKIN TẠI KHOA HUYẾT HỌC BV. CHỢ RẪY NĂM 2006 – 2010<br />
Nguyễn TrườngSơn*, Trần Thanh Tùng*, Lê Phước Đậm*, Lâm Mỹ Hạnh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Lymphôm Hodgkin là một loại ung thư hạch, có nguồn gốc từ tế bào lympho, đặc trưng bởi sự<br />
lây lan có trật tự của bệnh từ một nhóm hạch lymphô này đến nhóm hạch lymphô khác và kèm theo đó là triệu<br />
chứng của bệnh hệ thống, nhiều nghiên cứu chứng minh phác đồ ABVD hiệu quả trong điều trị bệnh lý<br />
Lymphôm Hodgkin.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán lymphôm Hodgkin,<br />
đồng ý hóa trị phác đồ ABVD. - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Trong 5 năm 2006 – 2010, chúng tôi điều trị 17 bệnh nhân lymphôm não nguyên phát bằng phác<br />
đồ ABVD ghi nhận kết quả như sau: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 70,6%, không đáp ứng là 5,8%. Tác dụng phụ<br />
của thuốc: Xảy ra ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở mức độ 1, 2 (trong đó đáng chú ý là suy thận cấp, suy tim<br />
tiến triển và xơ hoá phổi do thuốc). Tất cả các trường hợp đáp ứng hoàn toàn hiện chưa ghi nhận tái phát.<br />
Kết luận: Phác đồ ABVD giúp tăng tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân<br />
Lymphôm Hodgkin.<br />
Từ khóa: Lymphôm Hodgkin, đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, không đáp ứng, bệnh tiến triển, bệnh<br />
tái phát, suy tim tiến triển, xơ phổi do thuốc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTIVE EVALUATION OF ABVD REGIMEN IN TREATING LYMPHOMA HODGKIN AT<br />
HEMATOLOGY DEPARTMENT IN CHO RAY HOSPITAL 2006 - 2010<br />
Nguyen Truong Son, Tran Thanh Tung, Le Phuoc Dam, Lam My Hanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 230 - 234<br />
Background: Hodgkin Lymphoma is a type of lymphoma, derived from lymphocytes, characterized by<br />
orderly spread of disease from one lymph nodes group to another group of lymphô and is accompanied by<br />
symptoms of systemic disease, many studies prove the effectiveness ABVD regimen in the treatment of Hodgkin<br />
Lymphoma disease.<br />
Subjects and Research method: Subject: Patients who have been diagnosed to be affected by lymphoma<br />
Hodgkin, agreed to use chemotherapy by ABVD regimen. Research method: short cut description.<br />
Results: From 2008 to 2010, we have researched 17 patients of lymphoma Hodgkin, treated by ABVD<br />
regimen, with following result: The response ratio: - Response completely: 70.6%; - No response: 5.8%. Side<br />
effects of medications: occurs in many organs but mainly in grade 1.2 (in which there is acute kidney failure,<br />
heart failure progression and drug-induced pulmonary fibrosis). All cases of complete response is not recorded<br />
relapse.<br />
Conclusion: ABVD regimen increases the rate of complete response and prolong life in patients with<br />
Hodgkin Lymphoma disease.<br />
<br />
*Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Phước Đậm ĐT: 0938778261<br />
<br />
230<br />
<br />
Email: lephuocdamcr09@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Lymphoma Hodgkin, Complete Response, Partial Response, No Response, Progressive Disease,<br />
Relapse Disease, Heart Failure Progression, Drug-induced Pulmonary Fibrosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Lymphôm Hodgkin là một loại ung thư<br />
hạch, có nguồn gốc từ tế bào lymphô. Nó<br />
được đặt theo tên của Thomas Hodgkin,<br />
người đầu tiên mô tả những bất thường trong<br />
hệ thống bạch huyết. Lymphôm Hodgkin<br />
được đặc trưng bởi sự lây lan có trật tự của<br />
bệnh từ một nhóm hạch lymphô này đến<br />
nhóm hạch lymphô khác và kèm theo đó là<br />
triệu chứng của bệnh hệ thống(1,4).<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá hiệu quả phác đồ ABVD trong<br />
điều trị Lymphôm Hodgkin.<br />
<br />
Ngày nay, có nhiều phác đồ đa hoá trị liệu<br />
giúp làm tăng tỷ lệ đáp ứng bệnh và kéo dài thời<br />
gian sống ở bệnh nhân Lymphôm Hodgkin như<br />
MOPP, ABVD hay phác đồ MOPP phối hợp<br />
hoặc MOPP phối hợp ABV… Trong đó phác đồ<br />
ABVD, bao gồm Doxorubicin, Bleomycin,<br />
Vinblastine và Dacarbazine (được nghiên cứu<br />
lần đầu tiên vào năm 1982 bởi Santoro và<br />
Bonadona), được điều trị cho bệnh nhân<br />
Lymphôm Hodgkin kháng với phác đồ MOPP.<br />
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh phác<br />
đồ ABVD hiệu quả cao hơn phác đồ MOPP,<br />
tương đương phác đồ phối hợp MOPP với<br />
ABVD hoặc MOPP phối hợp ABV, nhưng độc<br />
tính thấp hơn(2,3,5).<br />
Khoảng 80% bệnh nhân Lymphôm Hodgkin<br />
thể tiến triển đáp ứng hoàn toàn sau khi điều trị<br />
phác đồ ABVD. Tuy nhiên khoảng ¼ bệnh nhân<br />
này sẽ có tiến triển bệnh, cần phải điều trị thêm,<br />
một nửa trong số những bệnh nhân này sẽ sống<br />
kéo dài với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân(7).<br />
Ngày nay phác đồ ABVD trở thành tiêu<br />
chuẩn hoá trị bước đầu cho bệnh nhân<br />
Lymphôm Hodgkin.<br />
Nhằm để hiệu quả trong điều trị cũng như<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân<br />
Lymphôm Hodgkin, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu phác đồ ABVD, qua đó đánh giá tỷ lệ đáp<br />
ứng, tác dụng phụ của thuốc.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Đánh giá đáp ứng bệnh sau điều trị (03 đợt,<br />
06 đợt, 08 đợt).<br />
- Đánh giá thời gian sống không bệnh, thời<br />
gian sống toàn bộ, tái phát bệnh.<br />
- Đánh giá tác dụng phụ của thuốc.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân đến điều<br />
trị tại khoa Huyết Học BV Chợ Rẫy, không phân<br />
biệt giới tính có chẩn đoán Lymphôm Hodgkin,<br />
đồng ý điều trị với phác đồ ABVD.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Xâm nhập hệ thần kinh trung ương.<br />
- Hội chứng Richter.<br />
- Viêm gan siêu vi B, C đang tiến triển.<br />
- Bệnh lý nặng khác đi kèm.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả cắt ngang.<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Chẩn đoán<br />
* Chẩn đoán Lymphôm Hodgkin dựa vào<br />
sinh thiết hạch, khảo sát giải phẫu bệnh lý.<br />
* Khảo sát sự xâm lấn dựa vào: Tuỷ đồ, CT –<br />
Scan, MRI.<br />
* Đánh giá chỉ số tiên lượng bệnh: IPS<br />
(International Prognostic Score).<br />
* Phân loại mô học theo WHO.<br />
* Phân chia giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn<br />
Ann Arbor.<br />
* Đánh giá tổng trạng bệnh nhân: Chỉ số<br />
hoạt động cơ thể theo ECOG (Eastern<br />
Cooperative Oncology Group).<br />
* Đánh giá tế bào lymphô tồn lưu sau khi kết<br />
thúc điều trị: PET – CT.<br />
<br />
231<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Phác đồ điều trị: ABVD (theo BC Cancer<br />
Agency)<br />
Bảng 1: Phác đồ ABVD<br />
Thuốc<br />
Doxorubicin<br />
<br />
Liều dung<br />
Cách dùng<br />
2<br />
25mg/m ngày 1<br />
TM<br />
và ngày 15<br />
2<br />
Vinblastine<br />
6mg/m ngày 1<br />
TM<br />
và ngày 15<br />
Hydrocortisone 100mg ngày 1 và Pha 50 – 100ml NaCL<br />
ngày 15<br />
9‰ TTM trên 10 -15<br />
<br />
Thuốc<br />
<br />
Liều dung<br />
<br />
Bleomycin<br />
Dacarbazine<br />
<br />
Cách dùng<br />
phút<br />
2<br />
10U/m ngày 1 Pha 50ml NaCL 9‰<br />
và ngày 15<br />
TTM trên 10 -15 phút<br />
2<br />
375mg/m ngày Pha 250 – 500ml NaCL<br />
1 và ngày 15<br />
9‰ hoặc Glucose 5%<br />
TTM trên 1 giờ<br />
<br />
TM: tiêm mạch TTM: truyền tĩnh mạch<br />
<br />
Lập lại phác đồ mỗi 28 ngày.<br />
<br />
Bảng 2: Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng<br />
Đáp ứng<br />
Hoàn toàn<br />
<br />
Định nghĩa<br />
Biến mất các bằng chứng về bệnh.<br />
<br />
Hạch<br />
Gan, lách<br />
Tuỷ xương<br />
Hạch biến mất hoàn<br />
Không to, các khối u Không có hình ảnh xâm<br />
toàn.<br />
biến mất.<br />
lấn tuỷ xương.<br />
Một phần<br />
Giảm các bằng chứng về bệnh. Giảm ≥50% kích thước,<br />
Giảm ≥50% kích<br />
không xuất hiện tổn thước, không xuất hiện<br />
thương mới.<br />
tổn thương mới.<br />
Bệnh ổn định<br />
Không đạt được tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn hoặc một phần.<br />
Tái phát<br />
Xuất hiện bất kỳ tổn thương mới Xuất hiện hạch mới hoặc Tăng >50% kích thước. Tổn thương mới hoặc lập<br />
hoặc tăng ≥50% kích thước so với tăng ≥50% kích thước so<br />
lại tổn thương.<br />
trước khi điều trị.<br />
với trước điều trị.<br />
<br />
Tiêu chí ngưng điều trị sau mỗi 03 đợt khi<br />
* Gan, lách, khối u lớn thêm.<br />
<br />
Nhận xét: # 70% trường hợp có tổn thương<br />
hạch vùng cổ.<br />
<br />
* Hạch tăng kích thước lại hay hạch mới xuất<br />
hiện thêm.<br />
<br />
Tế bào học<br />
<br />
* Tổn thương tuỷ còn tồn tại hay mới xuất<br />
hiện.<br />
<br />
Đánh giá độc tính do hóa trị theo tiêu chuẩn<br />
NCI (the National Cancer Institute Common<br />
Toxicity Creteria grading system)<br />
<br />
Bảng 4: Phân loại tế bào<br />
Phân loại theo WHO<br />
Type 1<br />
Type 2<br />
Type 3<br />
Type 4<br />
<br />
Số bệnh nhân (%)<br />
02 (11,8%)<br />
09 (53%)<br />
03 (17,6%)<br />
03 (17,6%)<br />
<br />
Nhận xét: 53% type 2 theo phân loại WHO.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Giai đoạn bệnh<br />
<br />
Qua 5 năm nghiên cứu, chúng tôi có 17 bệnh<br />
nhân với kết quả như sau:<br />
<br />
Bảng 5: Phân chia giai đoạn bệnh<br />
<br />
Tuổi – Giới<br />
Tuổi thấp nhất: 15; cao nhất: 52; trung bình:<br />
27,4.<br />
<br />
Giai đoạn bệnh<br />
Giai đoạn I<br />
Giai đoạn II<br />
Giai đoạn III<br />
Giai đoạn IV<br />
<br />
Nhận xét: 53% trường hợp giai đoạn II.<br />
<br />
Giới: Nam/Nữ: 1,8/1.<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
<br />
Chỉ số tiên lượng<br />
<br />
Bảng 3: Vị trí tổn thương<br />
<br />
Bảng 6: Chỉ số tiên lượng<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
Hạch vùng cổ<br />
Hạch vùng nách<br />
Hạch trung thất<br />
Hạch vùng bụng<br />
Hạch vùng bẹn<br />
<br />
232<br />
<br />
Số bệnh nhân(%)<br />
00<br />
09 (53%)<br />
07 (41,2%)<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Số bệnh nhân (%)<br />
12 (70,6%)<br />
04 (23,5%)<br />
06 (35,2%)<br />
02 (11,8%)<br />
04 (23,5%)<br />
<br />
0<br />
1<br />
2<br />
4<br />
≥5<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
07 (41,2%)<br />
08 (47,2%)<br />
01 (5,8%)<br />
00<br />
<br />
Nhận xét: # 95% trường hợp có chỉ số tiên<br />
lượng 0-2.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Đáp ứng lâm sàng<br />
Bảng 7: Đáp ứng lâm sàng<br />
Trước hoá tri Sau 05 đợt Sau 08 đợt<br />
<br />
Vị trí hạch<br />
<br />
(Số bệnh nhân) (Số bệnh<br />
nhân)<br />
<br />
(Số bệnh<br />
nhân)<br />
<br />
Hạch vùng cổ<br />
<br />
12 (70,6%)<br />
<br />
06 (35,2%) 04 (23,5%)<br />
<br />
Hạch vùng<br />
nách<br />
<br />
04 (23,5%)<br />
<br />
03 (17,6%)<br />
<br />
01 (58%)<br />
<br />
Hạch trung thất<br />
<br />
06 (35,2%)<br />
<br />
04 (23,5%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Hạch vùng<br />
bụng<br />
<br />
02 (11,8%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Hạch vùng bẹn<br />
<br />
04 (23,5%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhận xét: Tác dụng phụ ghi nhận xảy ra ở<br />
hầu hết các cơ quan, tuy nhiên chủ yếu ở mức<br />
độ 1-2 và hồi phục tự nhiên.<br />
<br />
Thời gian sống toàn bộ (Biểu đồ Kaplan –<br />
Meier)<br />
<br />
1<br />
0,8<br />
<br />
Đáp ứng điều trị<br />
<br />
0,6<br />
0,4<br />
0,2<br />
0<br />
<br />
Bảng 8: Đáp ứng điều trị<br />
Đáp ứng<br />
<br />
Thời gian sống<br />
<br />
6<br />
<br />
Sau 04 đợt<br />
<br />
Sau 08 đợt<br />
<br />
(Số bệnh nhân)<br />
<br />
(Số bệnh nhân)<br />
<br />
Hoàn toàn<br />
<br />
08 (47,2%)<br />
<br />
12 (70,6%)<br />
<br />
Một phần<br />
<br />
06 (35,2%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Không đáp ứng<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
01 (5,8%)<br />
<br />
Ngưng hoá trị<br />
<br />
02 (11,8%)<br />
<br />
03 (17,6%)<br />
<br />
Nhận xét: # 70% đáp ứng hoàn toàn sau 08<br />
đợt điều trị<br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc<br />
Bảng 9: Tác dụng phụ của thuốc<br />
Tác dụng phụ<br />
Buồn nôn / Nôn<br />
Giảm bạch cầu hạt<br />
Giảm bạch cầu<br />
+<br />
Hạ K /máu<br />
+<br />
Hạ Na /máu<br />
Sụt cân<br />
Thiếu máu<br />
Suy thận<br />
Tăng men gan<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
17<br />
09<br />
08<br />
04<br />
03<br />
03<br />
02<br />
02<br />
02<br />
<br />
(%)<br />
(100%)<br />
(52,8%)<br />
(47,2%)<br />
(23,5%)<br />
(17,6%)<br />
(17,6%)<br />
(11,8%)<br />
(11,8%)<br />
(11,8%)<br />
<br />
Viêm dạ dày<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Sốt do thuốc<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Xơ phổi<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Tăng bilirubin<br />
<br />
01<br />
<br />
(5,8%)<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
7<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
27<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ đáp ứng<br />
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đạt<br />
được tỷ lệ lui bệnh khoảng 76,4%, tương<br />
đương với tác giả Canellos et al 1992,<br />
Bonfante et al 1992 (đạt tỷ lệ lui bệnh khoảng<br />
80%)(2,3). Trong 17 trường hợp chúng tôi<br />
nghiên cứu có 03 trường hợp (17,6%) phải<br />
ngưng điều trị sau 05 đợt do tác dụng phụ<br />
của thuốc gây suy thận (02 trường hợp), suy<br />
tim (01 trường hợp) mà chúng tôi buộc phải<br />
ngưng hoá trị và chuyển sang xạ trị để điều trị<br />
cho bệnh nhân; chúng tôi cũng ghi nhận được<br />
01 trường hợp (5,8%) không đáp ứng ngay từ<br />
đầu với phác đồ ABVD (có sự khác biệt với<br />
những tác giả khác), do đó cần phải phối hợp<br />
với những xét nghiệm khác như dấu ấn bề<br />
mặt tế bào, di truyền tế bào để giúp củng cố<br />
chẩn đoán.<br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc<br />
Cấp tính<br />
Xảy ra hầu hết tại các cơ quan như tiêu hoá,<br />
huyết học, tim mạch, tiết niệu, hô hấp, tim<br />
mạch, chủ yếu ở mức độ 1, 2 (theo tiêu chuẩn<br />
NCI - the National Cancer Institute Common<br />
Toxicity Creteria grading system), thường tự hồi<br />
phục. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu chúng<br />
tôi ghi nhận có 02 bệnh nhân suy thận; 01 bệnh<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
nhân suy tim (độc tính của nhóm Andracyline),<br />
phải ngưng hoá trị sau 05 đợt; 01 bệnh nhân xơ<br />
phổi (độc tính của Bleomycin) sau 08 đợt điều<br />
trị. Đây là những độc tính có thể gây tử vong<br />
cho bệnh nhân, giảm tỷ lệ đáp ứng bệnh cũng<br />
như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của<br />
bệnh nhân sau này, những độc tính này thường<br />
xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh lý<br />
phối hợp. Do đó chúng ta cần theo dõi thận<br />
trọng để sớm phát hiện ra những độc tính này<br />
và lựa chọn một chiến lược điều trị thích hợp.<br />
<br />
Tác dụng phụ của thuốc<br />
<br />
Mãn tính<br />
Do số lượng mẫu còn ít và số lượng bệnh<br />
nhân rải rác trong nhiều năm hoặc có những<br />
bệnh nhân sau đạt lui bệnh không còn được<br />
theo dõi. Do đó chúng tôi hiện tại chưa có đầy<br />
đủ về tác dụng mãn tính.<br />
<br />
Qua 12 trường hợp đáp ứng hoàn toàn, hiện<br />
tại chúng tôi chưa ghi nhận tái phát.<br />
<br />
Thời gian sống toàn bộ<br />
Trong số 12 trường hợp bệnh nhân đáp<br />
ứng hoàn toàn chúng tôi (có những trường<br />
hợp kết thúc hoá trị lâu nhất là 57 tháng, sớm<br />
nhất là 6 tháng) hiện không ghi nhận trường<br />
hợp nào tái phát.<br />
<br />
Cấp tính: Bước đầu ghi nhận tổn thương tại<br />
các cơ quan như: tiêu hoá, huyết học, tim mạch,<br />
hô hấp, tiết niệu. Các tác dụng phụ này xảy ra ở<br />
mức độ nhẹ, có 02 trường hợp suy thận và suy<br />
tim phải ngưng hoá trị.<br />
Mãn tính: Do thời gian nghiên cứu còn ngắn<br />
và số lượng mẫu còn ít, hiện tại chúng tôi chưa<br />
ghi nhận.<br />
<br />
Thời gian sống toàn bộ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
7.<br />
<br />
Tỷ lệ đáp ứng<br />
<br />
8.<br />
<br />
Hoàn toàn: 70,6%; một phần: 5,8%; không<br />
đáp ứng: 5,8%.<br />
<br />
9.<br />
<br />
234<br />
<br />
Aster JC – Epidemiology pathologic features and diagnosis of<br />
classical Hodgkin lymphoma (www.uptodate.com)<br />
Bonfante V, Santoro A, Viviani S, et al (1992), ABVD in the<br />
treatment of Hodgkin’s Disease, Semin Oncol, 19:38.<br />
Canellos GD, Anderson JK, Propert KJ, et al (1992),<br />
Chemotherapy Advanced Hodgkin’s disease with MOPP,<br />
ABVD or MOPP alternately with ABVD, Engl J Med, 327:1478.<br />
Cisela B (2003), Hodgkin and Non Hodgkin Lymphoma<br />
lymphoproliferature Disorders and Related Plasma Cell<br />
Disorder – Hematology Practice, 625:632.<br />
Horwitz S, Yahcelon J – Initial treatment of advanced (stage IIIIV) classical Hodgkin lymphoma (www.uptodate.com)<br />
Mauch PM, Hoppe RT: Treatment of favorated prognosis early<br />
(stage I-II) classical Hodgkin lymphoma (www.uptodate.com)<br />
NCCN (2011) – Hodgkin lymphoma – NCCN Guidelines<br />
version 2.2011.<br />
Trần Văn Bé (1998), Bệnh lý Hodgkin – Huyết học lâm sàng,<br />
trang 164:172.<br />
Yung L and Linch D (2005), Hodgkin’s lymphoma –<br />
Postgraduate Hematology, 722:734.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />