ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỔ CHỮA TEO RUỘT NON<br />
CÓ MỞ THÔNG RUỘT NON BẰNG HAI ỐNG THÔNG<br />
Trần Ngọc Bích*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đã có một số kỹ thuật mổ chữa teo ruột non. Từ tháng 5-2007 chúng tôi bắt đầu thực hiện kỹ<br />
thuật mở thông ruột non bằng 2 ống thông sau cắt nối ruột. Mục tiêu nhằm trình bày kỹ thuật mổ và đánh giá<br />
kết quả.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Bệnh nhân bị teo ruột non. Phương pháp: Tiền cứu<br />
mô tả. Kỹ thuật mổ: Sau khi cắt nối ruột non, mở thông ruột non bằng 2 ống thông: Một ở trên miệng nối và một<br />
cho qua miệng nối xuống đoạn ruột dưới.<br />
Kết quả: Từ tháng 5 -2007 tới tháng 8-2008, tại Bệnh viện Việt Đức, 8 bệnh nhân được mổ theo kỹ thuật<br />
này với kết quả sống 6, chết 2. Sau khi cắt nối ruột non, mở thông ruột non bằng 2 ống thông như trên có tác<br />
dụng làm xẹp ruột trên miệng nối, bảo vệ miệng nối và cho ăn sớm được.<br />
Kết luận: Kỹ thuật mở thông ruột non bằng 2 ống thông trên và dưới miệng nối sau cắt nối ruột để làm<br />
xẹp ruột trên miệng nối và cho ăn sớm bước đầu cho kết quả tốt và là một kỹ thuật nên được chọn lựa khi<br />
mổ teo ruột.<br />
Từ khoá: teo ruột, mở thông ruột bằng 2 ống thông.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE RESULTS OF INTESTINAL ATRETIC TREATMENT WITH JEJUNOSTOMY<br />
BY DOUBLE TUBE<br />
Tran Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 120 - 124<br />
Background – Objectives: There are several surgical techniques to treat an intestinal atresia. Since May<br />
2007 we have been realizing a jejunostomy by double tube after performing an intestinal anastomosis for treating<br />
the intestinal atresia. Objectives: Present the operating technique and evaluate the results.<br />
Methods: Subjects: patients suffered an intestinal atresia. Methods: Descriptive, prospective study.<br />
Operating technique: After an intestinal anastomosis, we performed the jejunostomy by double tube: one tube was<br />
placed in the bowel over the anastomosis and a small feeding tube was inserted through the anastomosis into the<br />
distal bowel.<br />
Results: From May 2007 to August 2008, in Viet-Duc hospital, we performed this technique for treatment<br />
of the intestinal atresia in 8 patients with the following results: survival in 6 patients and mortality in 2 patients.<br />
After an intestinal anastomosis, jejunostomy by double tube can protect the anastomosis, collapsing the intestine<br />
over the anastomosis. This facilitates early enteric nutrition.<br />
Conclusion: Jejunostomy by double tube after initial intestinal anastomosis is one technique that should be<br />
selected to treat intestinal atresia.<br />
Key words: Intestinal atresia, jejunostomy by double tube.<br />
<br />
120<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đã có nhiều kỹ thuật mổ chữa teo ruột ở trẻ sơ sinh(1,2). Ngoài nuôi dưỡng đường tĩnh<br />
* Bệnh viện Việt-Đức<br />
Địa chỉ liên lạc: PGS.TS. Trần Ngọc Bích<br />
<br />
ĐT: 0912047958 Email: tnbich@hn.vnn.vn<br />
<br />
mạch thì nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hoá sau mổ một số bệnh lý trong ổ bụng đã<br />
được áp dụng(4,5). Tại bệnh viện Việt Đức, nuôi dưỡng đường ruột bằng mở thông hỗng<br />
tràng để cho ăn sớm đã được áp dụng rộng rãi với kết quả tốt trong mổ một số bệnh lý ổ<br />
bụng và đã trở thành cách điều trị phổ biến. Khi mổ teo ruột ở sơ sinh, vì sự chênh lệch lớn<br />
về đường kính ruột đoạn trên và dưới chỗ teo nên cắt nối ruột ngay thì đầu cũng đã khó<br />
khăn, cần phải cắt tiết kiệm ruột, nhu động ruột dưới miệng nối phục hồi chậm, cần phải<br />
bảo vệ miệng nối mà nhu cầu lại cần nuôi dưỡng tốt trong khi nuôi dưỡng đường tĩnh mạch<br />
gặp khó khăn thì việc cho ăn sớm qua đường ruột hay bằng mở thông ruột cần được nghiên<br />
cứu và áp dụng.<br />
Vì lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả mổ chữa teo ruột<br />
có mở thông ruột non bằng hai ống thông.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trình bày kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả mổ chữa teo ruột non có mở thông ruột non<br />
bằng hai ống thong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Là các bệnh nhân bị teo ruột được mổ cắt nối ruột và có mở thông ruột non bằng 2<br />
ống thông tại khoa Phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ tháng 5 - 2007<br />
đến tháng 8 - 2008.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả, tiền cứu.<br />
Mô tả kỹ thuật mổ<br />
Sau khi cắt bỏ đoạn ruột bị teo và giãn to dày, nối ruột tận bên một lớp mũi rời (đầu<br />
ruột trên là tận còn đầu ruột dưới là bên). Đầu ruột trên nếu giãn to thì được tạo hình<br />
nhỏ trước khi nối. Mở thông ruột non bằng 2 ống thông: Vị trí mở thông ở trên miệng<br />
nối độ 10 cm, ống thông plastique số 10 hay số 8 được đặt trên miệng nối, còn ống thông<br />
số 05 hay 06 luồn qua miệng nối xuống dưới độ 10 cm, cả 2 ống thông đều được cho ra ở<br />
một vị trí thành ruột và thành bụng.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Số bệnh nhân<br />
8 BN.<br />
- Tuổi trung bình lúc mổ tính bằng giờ: 30,7 giờ (11- 54 giờ).<br />
- Giới: Nam 4, nữ 4.<br />
<br />
121<br />
<br />
Chẩn đoán tắc ruột trước sinh bằng siêu âm 7/ 8 bn (87,5%).<br />
Chẩn đoán trước mổ: tắc ruột 5 bn, tắc ruột + viêm phúc mạc bào thai: 3 bn.<br />
Chẩn đoán trong mổ: Teo ruột phân theo Grossfeld: type I:1 bn, type III A:2 bn, type IIIB: 1bn, type IV: 4 bn. Trong đó viêm phúc mạc thai nhi + teo ruột: 4 bn, một bệnh nhân có<br />
đảo lộn phủ tạng.<br />
Cân nặng: Từ 1800 -2500 gam: 3BN, > 2500 gam: 5BN.<br />
Trước mổ: Các bệnh nhân được đặt ống thông dạ dày, truyền dịch và kháng sinh<br />
Nhận xét trong mổ:<br />
Ruột non còn lại < 50 cm: 1 bn, từ 50 – 100 cm: 2 bn, 100 – 150 cm: 4 bn, > 150 cm 1 bn.<br />
Ruột bị dính nhiều, gỡ dính khó khăn: 4 bn<br />
Lòng ruột bên dưới chỗ teo bị tắc hoàn toàn bởi các kết thể trắng đục chắc: 3 bn. Mất<br />
thêm thời gian làm lưu thông ruột và thành ruột dễ bị thương tổn.<br />
Có tạo hình nhỏ đầu ruột trên trước nối ở 2 bệnh nhân.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Đặt ống thông dạ dày sau mổ ở 8 BN, với số ngày trung bình 2,7 ngày(1-7 ngày).<br />
Số ngày phải truyền dịch hoàn toàn sau mổ: 2,5 ngày (1- 4).<br />
Số ngày truyền dịch kết hợp cho ăn qua ống thông:14,3 ngày (2-25 ngày).<br />
Bắt đầu cho ăn nước đường qua ống thông từ ngày 2 sau mổ (1-3 ngày).<br />
Cho ăn sữa qua ống thông ngày thứ 3,7 sau mổ (2-6 ngày).<br />
Cho ăn đường miệng kết hợp qua ống thông: Từ ngày thứ 9,1 (5-12 ngày).<br />
Cho ăn đường miệng hoàn toàn ở 7 bn ngày 15 sau mổ (9-21 ngày) sau khi rút ống<br />
thông sau mổ ở 3 bn và tụt ống ở 4 bn, 1 bn xin về ngày thứ 5 sau mổ.<br />
Kết quả điều trị: Sống 6 (75%), xin về và chết sau 1-5 ngày ở 2 bn.<br />
Nguyên nhân xin về và chết: tắc ruột 1 bn, viêm phổi 1 bn.<br />
Bệnh nhân viêm phối –suy hô hấp có cân nặng 1900 gam, bị suy hô hấp ngày thứ 3 sau<br />
mổ nghi do trào ngược. Gia đình xin về sau mổ 5 ngày, chết sau 1 ngày.<br />
Bệnh nhân có dấu hiệu bán tắc ruột sau mổ bị đảo lộn phủ tạng, miệng nối cách góc<br />
treist 12 cm, đoạn ruột trên miệng nối và tá tràng giãn to, thành dày và toàn bộ đoạn ruột<br />
dưới (dài > 1m) đầy đặc kết thể trắng đục, phải làm thông ruột mất nhiều thời gian, bị tụt 2<br />
ống mở thông ruột ngày 12 sau mổ nên không nuôi dưỡng đường ruột được. Có dấu hiệu<br />
bán tắc ruột ngày 24 sau mổ. Có chỉ định mổ lại nhưng gia đình xin về và chết sau đó 5<br />
ngày. Ở bệnh nhân này nếu có tạo hình nhỏ đoạn ruột trên miệng nối thì có thể có kết quả<br />
tốt hơn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về kỹ thuật mổ<br />
Đã có nhiều kỹ thuật mổ(6)<br />
<br />
Cắt và nối ruột ngay thì đầu<br />
Nối bên - bên: Là phương pháp dễ làm, miệng nối rộng, nhưng có nhược điểm là gây ra<br />
hội chứng túi cùng của quai ruột tịt nên ngày nay đã bỏ khi mổ sơ sinh.<br />
<br />
122<br />
<br />
Nối ruột tận - bên:<br />
Kỹ thuật của Bishop - Koop: Nối ruột tận bên và dẫn lưu đầu ruột dưới ra ngoài ở bụng<br />
Kỹ thuật của Santulli: Nối ruột tận - bên và dẫn lưu đầu trên ra ngoài ổ bụng.<br />
Nhược điểm của phương pháp nối này là mất dịch qua đầu ruột dẫn lưu, đặc biệt khi<br />
teo ruột cao gần góc Treitz và cần một lần mổ nữa để đóng kín nơi dẫn lưu ruột.<br />
Nối ruột tận - bên không có dẫn lưu.<br />
Nối ruột tận - chéo: Kỹ thuật này hay được áp dụng.<br />
Đầu ruột dưới được cắt chéo 450 từ bờ mạc treo vát về phía trên của bờ tự do. Có thể mở<br />
dọc thêm bờ tự do để mở rộng thêm đầu ruột dưới.<br />
Mặc dù đầu ruột dưới đã được cắt vát, kích thước 2 đầu ruột vẫn chênh lệch nhau và rất<br />
dễ hẹp miệng nối và ứ đọng ở đoạn ruột phía trên miệng nối. Do vậy, nên cắt bỏ đoạn ruột<br />
giãn to trước khi nối.<br />
Nối ruột tận - tận hoặc tận - chéo sau khi tạo hình nhỏ bớt đầu ruột trên:<br />
Có ba kỹ thuật khác nhau:<br />
Kỹ thuật của Thomas: Sau khi cắt bỏ một phần đoạn ruột giãn, cắt ruột dọc theo bờ tự<br />
do lên tới góc Treitz. Sau đó khâu vùi đường cắt bằng PDS 5.0 mũi rời hoặc khâu vắt. Nối<br />
ruột đầu trên với đầu dưới tận - tận hoặc tận - chéo một lớp mũi rời bằng chỉ 6.0 kim tròn<br />
(PDS, Vicryl). Kỹ thuật này hay được áp dụng vì giải quyết được sự chênh lệch đường kính<br />
giữa 2 đầu ruột và tránh ứ đọng ở đoạn ruột trên, lưu thông ruột dễ dàng hơn.<br />
Kỹ thuật của Harrrison và De Lorimier: Là kỹ thuật xếp gấp nếp bờ tự do của đoạn giãn<br />
trên chỗ teo để làm nhỏ bớt đường kính đoạn ruột trên. Nhưng nhược điểm của kỹ thuật là<br />
có thể gây hẹp lòng ruột.<br />
Kỹ thuật của Kimura: Kỹ thuật tạo hình đoạn giãn trên chỗ teo bằng cách cắt bỏ lớp<br />
thanh cơ hình elíp ở bờ tự do, chỉ để lại lớp niêm mạc và dưới niêm nguyên vẹn thay cho kỹ<br />
thuật xếp gấp nếp bờ tự do.<br />
Kỹ thuật này tránh được nguy cơ hẹp lòng ruột và bục đường khâu.<br />
Dẫn lưu ruột tạm thời ra ngoài ổ bụng: Dẫn lưu hai đầu ruột kiểu nòng súng và khi thể<br />
trạng ổn định thì mổ thì hai để nối ruột.<br />
Trong số các kỹ thuật trên, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật nối ruột tận - tận hoặc tận chéo sau khi tạo hình nhỏ bớt đầu ruột trên và kỹ thuật của Bishop – Koop.<br />
Kỹ thuật nối ruột tận - tận hoặc tận - chéo sau khi tạo hình nhỏ bớt đầu ruột trên là kỹ<br />
thuật tạo sự lưu thông sinh lý tốt nhất nhưng cũng có nhược điểm là thời gian nuôi dưỡng<br />
tĩnh mạch tương đối dài và phải đặt ống thông dạ dày dài ngày trung bình 6,8 ngày(3). Muốn<br />
để giảm các biến chứng của miệng nối thì phải cắt hết phần ruột giãn thành ruột dày. Ở<br />
bệnh lý teo ruột mà có viêm phúc mạc thai nhi kèm theo thì ruột dính nhiều, đoạn ruột bị<br />
cắt bỏ thường dài hơn teo ruột đơn thuần và một điểm bất lợi nữa là nhu động của đoạn<br />
ruột dưới chỗ teo, chỗ bị dính đó sẽ có nhu động ruột chậm đặc biệt khi đoạn ruột dưới chỗ<br />
teo chứa đầy các kết thể trắng đục và phải làm lưu thông nên thành ruột dễ bị thương tổn<br />
hơn. Những lý do trên làm chậm thời gian cho ăn qua đường miệng.<br />
Chính vì lý do trên nên chúng tôi đã áp dụng phương pháp cắt nối ruột của Bishop –<br />
Koop để cho ăn sớm qua đoạn ruột dưới miệng nối, nhưng nhược điểm của phẫu thuật là<br />
<br />
123<br />
<br />
phải mổ lần 2 để đóng kín lại đầu ruột dưới và vẫn có nguy cơ ứ đọng và giãn ruột trên<br />
miệng nối gây bục miệng nối.<br />
Để có thể cho ăn sớm qua đoạn ruột dưới miệng nối nhất là khi đoạn ruột này dài và<br />
làm xẹp đoạn ruột trên miệng nối, giảm nguy cơ bục và hẹp miệng nối nên chúng tôi thực<br />
hiện kỹ thuật nối ruột tận bên kinh điển (đầu ruột trên tận, còn đầu ruột dưới là bên) hay có<br />
tạo hình nhỏ đầu ruột trên trước nối nhưng bổ xung thêm kỹ thuật dẫn lưu ruột 2 ống<br />
thông: ống thông bằng chất dẻo số 8-10 đặt ở trên miệng nối có tác dụng hút chất ứ đọng<br />
trên miệng nối ra ngoài để làm giảm căng giãn đoạn ruột trên, bảo vệ miệng nối ruột, còn<br />
ống thông nhỏ số 05 hay 06 cho qua miệng nối vào đoạn ruột dưới để bơm dung dịch<br />
Oresol, đường, dịch của đường tiêu hóa chảy ra qua đầu ruột dẫn lưu trên và sữa vào lòng<br />
ruột để ruột giãn nở, tăng kích thước và hấp thu nước - chất điện giải cùng chất dinh dưỡng,<br />
giảm nguy cơ teo lớp nhung mao niêm mạc ruột giúp ruột phục hồi chức năng tốt hơn mà<br />
vẫn bảo vệ được miệng nối phía trên và giúp cho đoạn ruột giãn phía trên thu nhỏ dần<br />
khẩu kính. Do đã có ống thông trên miệng nối nên thời gian lưu ống thông dạ dày ngắn chỉ<br />
2,7 ngày. Đây là ưu điểm của kỹ thuật này.<br />
Ngoài kỹ thuật nối ruột tận bên như trên, chúng tôi cũng sẽ vẫn tiến hành làm miệng<br />
nối tận tận hay tận chéo, có tạo hình nhỏ đoạn ruột trên miệng nối với mở thông ruột<br />
bằng 2 ống thông.<br />
Bên cạnh những ưu điểm thì kỹ thuật điều trị này cũng có nhược điểm là:<br />
- Chỗ mở thông ruột phải khâu cố định vào thành bụng.<br />
- Do ruột dưới chỗ teo có khẩu kính nhỏ, thành ruột mỏng, dễ bị tổn thương khi phải<br />
làm thông ruột do có các kết thể trắng đục chắc nằm đầy trong lòng ruột nên ống mở thông<br />
ruột cũng có thể gây tỳ đè thành ruột, gây thiếu máu và có thể gây thủng ruột. Do vậy cần<br />
phải có ống thông nhỏ bằng silicone thì mới giảm được nguy cơ trên.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Tử vong sau mổ thường là do biến chứng bục miệng nối gây viêm phúc mạc, viêm phổi<br />
nặng, bệnh nhân cân nặng thấp và có dị tật hoặc bệnh nặng phối hợp.<br />
Để tiên lượng khả năng sống của bệnh nhi sau mổ, Nixon và Tawas chia bệnh nhi thành<br />
3 nhóm dựa vào cân nặng và các dị tật phối hợp.<br />
- Nhóm A: Cân nặng khi đẻ > 2500g và không có các dị tật quan trọng phối hợp.<br />
- Nhóm B: Cân nặng khi đẻ 1800 - 2500g, hoặc có các dị tật phối hợp ở mức độ trung<br />
bình.<br />
- Nhóm C: Cân nặng khi đẻ < 1800g hoặc phối hợp với các dị tật nghiêm trọng.<br />
Nhóm C có tỷ lệ sống là 32%, nhóm A và B có tỷ lệ sống là 81%.<br />
Với 8 bệnh nhân của chúng tôi, cân nặng ở nhóm B là 3 bệnh nhân nhưng điều cần nêu<br />
là thể bệnh nặng nhiều: type IV ở 4 bn, teo ruột đơn thuần 4 bn và có kèm viêm phúc mạc<br />
bào thai ở 4 bn nên kỹ thuật mổ có khó hơn, tỷ lệ ruột ngắn cao và nguy cơ dính ruột lại gây<br />
tắc sau mổ cao.<br />
Kết quả mổ của chúng tôi với tỷ lệ sống 75% (6/8 bn) và chết 25% (2/8) là khả quan bước<br />
đầu với mức độ bệnh như nêu trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều trị teo ruột theo cách điều trị<br />
<br />
124<br />
<br />