T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MÁU TỤ TRONG NÃO<br />
TỰ PHÁT THỂ TÍCH LỚN TRÊN LỀU<br />
Nguyễn Văn Hưng*; Vũ Văn Hòe*; Trịnh Văn Trung*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật 60 bệnh nhân (BN) đã<br />
được phẫu thuật từ 2013 đến 2016. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang không đối<br />
chứng, kết hợp hồi cứu và tiến cứu, theo dõi dọc 60 BN xuất huyết trong não thể tích lớn trên<br />
lều tự phát được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp mổ: mở sọ giải áp và lấy<br />
máu tụ. Thông tin được thu nhận từ BN đã được mổ, bao gồm đặc điểm lâm sàng và kết quả<br />
điều trị sau ra viện 6 tháng. Kết quả: 36 nam và 24 nữ; tuổi trung bình 51,3 ± 10,05; 100% bị đột<br />
quỵ; điểm hôn mê trung bình (Glasgow coma scale - GCS) 9,13 ± 1,62; có bệnh tăng huyết áp<br />
87,5%; khối lượng máu tụ trung bình 44,75 ± 12,08 ml; điểm ASA = II có 10 BN và điểm ASA =<br />
III 50 BN; vị trí xuất huyết: thùy não gặp 12 BN và vùng bao trong 48 BN. Thời điểm mổ: trong<br />
48 giờ sau đột quỵ có 50 BN và sau 48 giờ là 10 BN; tỷ lệ tử vong sau 6 tháng 26,7%. Kết luận:<br />
yếu tố khối lượng máu tụ và điểm hôn mê GCS khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tử<br />
vong và nhóm còn sống, lượng máu tụ càng lớn, nguy cơ tử vong càng cao. Những BN có xuất<br />
huyết ở vị trí não thùy, lượng xuất huyết < 40 ml, điểm GCS > 9 và ASA < III có tiên lượng tốt.<br />
Can thiệp phẫu thuật có vai trò quan trọng trong điều trị xuất huyết tự phát trên lều. Chỉ định<br />
phẫu thuật cho những BN có ASA < IV, có khối lượng máu tụ > 30 ml, trên lều, lệch đường<br />
giữa > 0,5 cm, GCS < 12.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ não: Xuất huyết trong não tự phát thể tích lớn trên lều; Phẫu thuật.<br />
<br />
Evaluating Results of Surgical Treatment for Spontaneous<br />
Supratentorial Intracerebral Hemorrhage<br />
Summary<br />
Objectives: Describing the clinical characteristics and determining the mortality rates of<br />
operated patients suffering from spontaneous supratentorial intracerebral hemorrhage (SSIH).<br />
Subjects and methods: A cohort study of one group including 60 SSIH patients, who were<br />
surgically treated from 2013 to 2016 and were follow-up in 6 months. Operative technique:<br />
decompression standard cranioectomy and hematoma evacuation. Results: There were 36<br />
males and 24 females; ictus was present in 100% of patients; average Glasgow coma scale<br />
(GCS) was 9.13 ± 1.62; mean age was 51.3 ± 10.05 years; hypertension was observed in 87.5%;<br />
mean and SD of hematoma volume was 44.75 ± 12.08 mL; 10 patients had ASA with grade II<br />
and 50 patients had ASA with grade III; lobe hematoma presented in 12 and internal capsule in<br />
48 patients; timing: operated within 48 hours in 50 and after 48 hours in 10; mortality rate was<br />
27.5%. Conclusion: Hematoma volume and GCS were significantly different between survival<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Hưng (hungpttk103vn@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/08/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/12/2017<br />
<br />
134<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
and mortality patients. Others factors were not significantly different. The patients with lobe<br />
hematoma, GCS > 9, volume of hematoma < 40 mL and ASA < III had good outcome. Surgical<br />
treatment has an important role in management of SSIH, particularly in patients had ASA < IV,<br />
hematoma volume was over 30 mL, midline shift on CT-scan was more 0.5 cm, and/or GCS < 12.<br />
* Keywords: Cerebral stroke; Spontaneous supratentorial intracerebral hemorrhage; Surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tai biến mạch máu não, hay là dạng<br />
“đột quỵ não”(cerebral stroke) là một hội<br />
chứng lâm sàng có đặc trưng mất chức<br />
năng não cấp tính, cục bộ, kéo dài > 24 giờ<br />
hoặc dẫn đến tử vong [7]. Hiện nay, đột<br />
quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ<br />
ba trong các nguyên nhân gây tử vong,<br />
đứng sau bệnh tim mạch và ung thư, hậu<br />
quả để lại di chứng rất nặng nề.<br />
Xuất huyết trong não tự phát là một<br />
dạng đột quỵ não, chiếm 20 - 25% các<br />
bệnh đột quỵ. Nguyên nhân xuất huyết có<br />
thể do tăng huyết áp, bệnh rối loạn đông<br />
chảy máu, vỡ dị dạng động tĩnh mạch<br />
não… Phần lớn xuất huyết não (XHN) tự<br />
phát được điều trị bảo tồn tại các khoa<br />
nội thần kinh, đột quỵ, nếu xuất huyết gây<br />
máu tụ lớn, cần được phẫu thuật nhằm<br />
giải phóng chèn ép não, lấy máu tụ, cầm<br />
máu hoặc giải quyết căn nguyên (dị dạng<br />
động tĩnh mạch não).<br />
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu khoa<br />
học về điều trị máu tụ nội sọ tự phát với<br />
nhiều quan điểm khác nhau về điều trị<br />
phẫu thuật xuất huyết trong não tự phát,<br />
một số cơ sở y tế điều trị tốt loại bệnh lý<br />
này [1, 3, 4]. Tại Khoa Phẫu thuật Thần<br />
kinh, Bệnh viện Quân y 103 đã phẫu thuật<br />
thành công cho nhiều trường hợp xuất<br />
huyết trong não tự phát.<br />
Nghiên cứu này, chúng tôi tổng kết,<br />
đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả<br />
phẫu thuật XHN tự phát trên lều được<br />
<br />
phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
2013 đến 2016 nhằm:<br />
- Nhận xét một số về đặc điểm lâm<br />
sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính xuất huyết<br />
trong não tự phát.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật<br />
xuất huyết trong não thể tích lớn trên lều.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
60 BN xuất huyết trong não thể tích<br />
lớn trên lều tự phát được mổ tại Bệnh<br />
viện Quân y 103 từ năm 2013 đến 2016,<br />
theo dõi sau ra viện 6 tháng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu và tiến<br />
cứu, theo dõi dọc.<br />
* Chỉ định phẫu thuật:<br />
- Tuổi < 70.<br />
- Điểm GCS từ 6 - 12.<br />
- Thể tích máu tụ > 30 ml (tính theo<br />
công thức máu tụ ngoài màng cứng =<br />
chiều dài × chiều rộng × bề dày/2).<br />
- Đường giữa lệch > 5 mm.<br />
- Điểm ASA: I, II, III.<br />
* Chống chỉ định:<br />
- XHN dưới lều.<br />
- Xuất huyết do u não.<br />
- Xuất huyết trong não do dùng thuốc<br />
chống đông.<br />
- XHN do vỡ dị dạng mạch máu não,<br />
vỡ túi phình mạch máu não.<br />
135<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
- Do chấn thương sọ não.<br />
- Điểm ASA: IV, V.<br />
* Chẩn đoán:<br />
Tất cả BN đều được chụp cắt lớp vi tính<br />
sọ não để chẩn đoán xác định trước mổ.<br />
* Phương pháp phẫu thuật: mở sọ giải<br />
áp, lấy máu tụ.<br />
* Đánh giá kết quả:<br />
Sử dụng thang điểm GOS để đánh giá<br />
kết quả điều trị, chia ra 02 nhóm: GOS 1:<br />
tử vong; GOS (2, 3 , 4, 5): còn sống.<br />
* Bảng điểm ASA (American Society<br />
Anesthesiologists):<br />
ASA là bảng điểm đánh giá toàn trạng<br />
của BN trước một cuộc gây mê toàn thân<br />
[8]:<br />
ASA I: BN có sức khỏe bình thường;<br />
ASA II: có bệnh nhẹ, không giới hạn các<br />
chức năng; ASA III: có bệnh nặng, hạn<br />
chế chức năng rõ. ASA IV: có bệnh nặng,<br />
thường xuyên đe dọa mạng sống; ASA V:<br />
toàn trạng rất xấu, tiên lượng tử vong<br />
trong 24 giờ cho dù có mổ hay không mổ.<br />
* Phân tích thống kê:<br />
Các biến lâm sàng và cận lâm sàng<br />
được thu nhận gồm: biến số và biến phân<br />
loại, luật phân phối chuẩn, phép kiểm<br />
<br />
t-student, so sánh tỷ lệ dùng phép kiểm<br />
Chi-bình phương. Sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,05, khoảng tin cậy 95%.<br />
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm lâm sàng và kết quả<br />
phẫu thuật.<br />
- Giới: nam: 36 BN (60%); nữ 24 BN<br />
(40%); tuổi trung bình 51,35 ± 10,5.<br />
- Đột quỵ: 60 BN (100%).<br />
- THA: có 52 BN (86,7%); không rõ:<br />
08 BN (13,3%).<br />
- Có điều trị bệnh THA: có 09 BN<br />
(15,1%); không 35 BN (58,3%); không rõ:<br />
16 BN (26,6%).<br />
- Khối lượng máu tụ: 44,75 ± 12,08 ml.<br />
- Lệch đường giữa: 8,30 ± 1,91 ml.<br />
- Vị trí máu tụ: não thùy: 12 BN (20%);<br />
vùng bao trong: 48 BN (80%).<br />
- ASA I: 0 BN (0%); ASA II: 10 BN<br />
(16,7%); ASA III: 50 BN (83,3%).<br />
- Thời điểm mổ: trong 48 giờ sau đột quỵ<br />
50 BN (83,3%); sau 48 giờ: 10 BN (16,7%).<br />
- GOS theo dõi sau 6 tháng: sống<br />
(GOS = 2, 3, 4, 5): 44 BN (73,3%); chết<br />
(GOS = 1): 16 BN (26,7%).<br />
<br />
2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.<br />
Bảng 1: Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.<br />
Sống (n = 44)<br />
<br />
Tử vong (n = 16)<br />
<br />
OR<br />
<br />
p<br />
<br />
26/36 (72, 2%)<br />
<br />
18/24 (75%)<br />
<br />
0,8; CI:95%; 0,29 - 2,18<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
50,6 ± 10,6<br />
<br />
53,3 ± 8,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Khối lượng máu tụ (ml)<br />
<br />
39,14 ± 8,77<br />
<br />
59,55 ± 4,71<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
GCS < 10<br />
<br />
32/36 (88,9%)<br />
<br />
20/24 (83,3%)<br />
<br />
GCS ≥ 10<br />
<br />
4/36 (11,1 %)<br />
<br />
4/24 (16,7%)<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
136<br />
<br />
9,34; CI:95%; 2,34 - 22,37<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
Vị trí:<br />
Bao trong<br />
Thùy não<br />
<br />
30/36 (83,3%)<br />
6/36 (16,7%)<br />
<br />
18/24 (75%)<br />
6/24 (25%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời điểm mổ:<br />
Trong 48 giờ<br />
Sau 48 giờ<br />
<br />
31/36 (86,1%)<br />
5/36 (13,9%)<br />
<br />
19/24 (79,2%)<br />
5/24 (20,8%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ASA<br />
II<br />
III<br />
<br />
7/36 (19,4%)<br />
29/36 (81,6%)<br />
<br />
3/24 (12,5%)<br />
21/24 (87,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 2: So sánh kết quả điều trị với các tác giả khác.<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Sống<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
n<br />
<br />
44 (73,3%)<br />
<br />
16 (26,7%)<br />
<br />
60<br />
<br />
Lê Điền Nhi<br />
<br />
30 (68,18%)<br />
<br />
14 (31,82%)<br />
<br />
44<br />
<br />
Võ Văn Nho<br />
<br />
21 (81,25%)<br />
<br />
02 (18,75%)<br />
<br />
23<br />
<br />
Lê Xuân Long<br />
<br />
21 (77,74%)<br />
<br />
10 (32,26%)<br />
<br />
31<br />
<br />
Juvela<br />
<br />
13 (63%)<br />
<br />
12 (46%)<br />
<br />
26<br />
<br />
Maira G<br />
<br />
39 (78%)<br />
<br />
11 (22%)<br />
<br />
50<br />
<br />
Bệnh viện Quân y 103<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi cao hơn so với Võ Văn Nho<br />
[12]. Đa số các phẫu thuật viên thần kinh<br />
ở Việt Nam đều đánh giá cao vai trò quan<br />
trọng của phương pháp can thiệp phẫu<br />
thuật [1, 2, 4]. Một phân tích tổng hợp<br />
công bố của Fernandes và CS (2000) cho<br />
thấy kết quả điều trị tử vong hoặc tàn tật<br />
giữa 2 phương pháp phẫu thuật và nội<br />
khoa có tỷ số chênh (OR) là 1,19, sự<br />
khác biệt không có ý nghĩa.<br />
Một nghiên cứu về điều trị xuất huyết<br />
trong não tự phát trên lều quốc tế<br />
(International Surgical Trial in Intracerebral<br />
Haemorrhage = ISTICH) từ 1995 đến<br />
2003 gồm 1.033 BN XHN tại 107 trung<br />
tâm của 83 quốc gia cũng chưa đưa ra<br />
kết luận điều trị phẫu thuật tốt hơn điều trị<br />
nội khoa.<br />
<br />
Tuy nhiên, khi phân tích tiểu nhóm<br />
(subgroup analysis), nghiên cứu cho thấy<br />
BN XHN vị trí não thùy, nằm cách bề mặt<br />
võ não < 1 cm, có điểm GCS từ 9 - 12<br />
nên can thiệp phẫu thuật sớm sẽ có kết<br />
quả điều trị tốt, nhưng không đủ số liệu<br />
để tính toán thống kê. Mặt khác, BN có<br />
điểm GCS từ 5 - 8 có khuynh hướng<br />
nghiêng về điều trị nội khoa [11].<br />
Ở Việt Nam, các phẫu thuật viên ngoại<br />
khoa thần kinh đánh giá cao vai trò của<br />
phẫu thuật trong XHN dựa vào cơ chế<br />
sinh bệnh. 3 cơ chế gây hại: (1) Các sản<br />
phẩm giáng hóa trong quá trình ly giải cục<br />
máu đông gây phản ứng co mạch máu<br />
não; (2) Tổn thương hoại tử tế bào do thiếu<br />
máu nuôi; (3) Hiệu ứng khối choán chỗ chèn<br />
ép các cấu trúc lân cận. Phẫu thuật sẽ<br />
giúp giảm áp nội sọ, lấy khối xuất huyết<br />
137<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br />
[1, 2]. Các yếu tố liên quan đến kết quả<br />
điều trị, chúng tôi nhận thấy khối lượng<br />
máu tụ và điểm Glasgow của 2 nhóm BN<br />
tử vong và còn sống sau 6 tháng, khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 2).<br />
Khối lượng XHN trung bình của nhóm<br />
sống có khác biệt với nhóm tử vong sau<br />
mổ có ý nghĩa thông kê (39,14 ml so với<br />
59,55 ml, p < 0,05). Thể tích xuất huyết là<br />
một trong những yếu tố được quan tâm<br />
nhiều nhất, khối lượng máu tụ càng nhiều,<br />
tiên lượng càng xấu. Kết quả trong nghiên<br />
cứu này cũng cho kết quả tương tự.<br />
Điểm GCS, trong nhóm nghiên cứu,<br />
chúng tôi chia thành 2 nhóm, nhóm có<br />
điểm GCS < 10, nhóm có điểm GCS ≥ 10.<br />
Kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ tử vong của<br />
nhóm có GCS < 10 cao hơn nhóm có<br />
GCS ≥ 10 (86,7% so với 13,3%), sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Thể tích máu tụ, mức độ hôn mê và<br />
tuổi là 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng<br />
đến kết quả điều trị. Mức độ hôn mê cho<br />
thấy tình trạng tổn thương thần kinh trầm<br />
trọng, BN hôn mê càng sâu tiên lượng<br />
càng xấu. Kết quả nghiên cứu này phù<br />
hợp với các tác giả khác.<br />
<br />
mổ. Tử vong ở BN xuất huyết vị trí vùng<br />
bao trong 33,3% so với tử vong 0% ở vị<br />
trí thùy não. Tuy nhiên, số liệu trong<br />
nghiên cứu còn hạn chế, không đủ để<br />
thống kê. Nhiều nghiên cứu cho rằng<br />
XHN ở não thùy có tiên lượng tốt hơn so<br />
với hạch nền, vùng bao trong, dù điều trị<br />
phẫu thuật hay nội khoa. Về thời điểm<br />
phẫu thuật, đa số BN được phẫu trước<br />
48 giờ (83,3%), phẫu thuật sau 48 giờ là<br />
16,7%, tỷ lệ tử vong của 2 nhóm không<br />
khác biệt. Morgenstern báo cáo kết quả<br />
tốt đối với BN được can thiệp trong vòng<br />
24 giờ sau đột quỵ. Tuy nhiên, kết quả<br />
mổ trước 6 giờ sau đột quỵ có tỷ lệ tái<br />
phát chảy máu và tử vong cao. Theo<br />
Kaneko, tỷ lệ tử vong 7%/100 BN XHN<br />
được mổ trong 7 giờ sau đột quỵ. Nhưng<br />
cũng có quan điểm cho rằng nên hồi sức<br />
nội khoa tích cực, sau đó phẫu thuật<br />
trong 72 giờ sau đột quỵ. BN trong nghiên<br />
cứu này sau 48 giờ tương đối tạm ổn nên<br />
chúng tôi mới can thiệp [11].<br />
<br />
Về chỉ định phẫu thuật, một số tác giả<br />
can thiệp phẫu thuật đối với trường hợp<br />
có điểm GSC < 5, nhưng có tác giả thận<br />
trọng hơn, chỉ can thiệp khi có điểm GCS<br />
> 10. Trong nghiên cứu này, độ tuổi trung<br />
bình giữa nhóm BN tử vong và còn sống<br />
có khác biệt, nhưng không có ý nghĩa<br />
(52,62 so với 53,27; p > 0,05). BajerCzajkowska cho rằng tuổi và tình trạng<br />
khiếm khuyết thần kinh lúc nhập viện là<br />
những yếu tố tiên lượng tử vong sớm ở<br />
người cao tuổi.<br />
<br />
Phương pháp mổ, hiện nay có các<br />
phương pháp can thiệp phẫu thuật chính:<br />
(1) Mở sọ giảm áp kinh điển; (2) Chọc hút<br />
nội soi; (3) Chọc hút và dẫn lưu với định<br />
vị 3 chiều (stereotaxis)…. Mở sọ kinh điển<br />
hiện đang được sử dụng nhiều nhất, tuy<br />
nhiên hiện đang có xu hướng áp dụng<br />
các phương pháp điều trị ít xâm lấn trong<br />
đột quỵ chảy máu não. Theo Hội Tim<br />
mạch Hoa Kỳ và Hội Phẫu thuật Thần<br />
kinh Hoa Kỳ (2010), với BN XHN trên lều,<br />
thùy não, dưới võ não 1 cm, khối lượng<br />
máu tụ > 30 ml nên chỉ định mổ mở sọ<br />
kinh điển [1, 3], cần xem xét đến độ tuổi;<br />
khối lượng máu tụ; điểm GCS, độ lệch<br />
đường giữa, thời điểm mổ…<br />
<br />
Vị trí xuất huyết, 12 BN (20%) bị xuất<br />
huyết ở thùy não, không có tử vong sau<br />
<br />
Nghiên cứu có xem xét đến điểm ASA<br />
để chỉ định phẫu thuật, chúng tôi chỉ định<br />
<br />
138<br />
<br />