intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP.

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

147
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP. HCM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco tại Khoa Bán công Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh Phương pháp: Quan sát tiến cứu 1000 ca phẫu thuật Phaco tại khoa Bán công Bệnh viện Mắt từ tháng 1-2/2008. Phẫu thuật được tiến hành bởi 8 phẫu thụât viên chính. Khám bệnh nhân trước mổ, ghi nhận biến chứng trong mổ, khám bệnh nhân sau 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Ghi nhận kết quả thị lực, khúc xạ và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP.

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP. HCM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco tại Khoa Bán công Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh Phương pháp: Quan sát tiến cứu 1000 ca phẫu thuật Phaco tại khoa Bán công Bệnh viện Mắt từ tháng 1-2/2008. Phẫu thuật được tiến hành bởi 8 phẫu thụât viên chính. Khám bệnh nhân trước mổ, ghi nhận biến chứng trong mổ, khám bệnh nhân sau 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Ghi nhận kết quả thị lực, khúc xạ và các biến chứng sau mổ. Kết quả: 1000 mắt của 876 bệnh nhân mổ 1 mắt và 62 bệnh nhân mổ 2 mắt. Biến chứng trong mổ: bỏng vết mổ 3 mắt, rách bao sau 5 mắt. Biến chứng sớm sau mổ: tăng áp 2 mắt, phù giác mạc 3 mắt, xuất huyết tiền phòng 1 mắt, lệch IOL 1 mắt và xẹp tiền phòng 4 mắt. Thị lực sau mổ không kính: 86,6% đạt thị lực ≥ 3/10, 12,1% thị lực 1-2/10 và 1,3% thị lực < 1/10. Thị lực sau mổ có kính: 98,2% đạt thị lực ≥ 3/10, 1,8% thị lực 1-2/10 và không có trường hợp thị lực < 1/10.
  2. Kết luận: Kết quả thị lực sau mổ tốt, đạt được yêu cầu thị lực sau mổ đục TTT của WHO năm 1998, tỉ lệ biến chứng trong mổ và biến chứng sớm sau mổ thấp. ABSTRACT EVALUATE THE OUTCOME OF PHACOEMULSIFICATION SURGERY AT HI-TECH DEPARTMENT OF HOCHIMINH CITY EYE HOSPITAL Tran Thi Phuong Thu, Vo Đuc Dung, Duong Quoc Cuong, Lam Minh Vinh, Pham Thi Bich Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 30 -33 Purpose: To evaluate the outcome of phacoemulsification surgery at Hi-Tech Departement of Ho Chi Minh City Eye Hospital. Methods: Prospective, observational study of 1000 eyes undergoing phacoemulsification surgery from January to February of 2008. Phacoemulsification was performed by 8 main surgeons. Patients were examinated pre-op and three times post-op at 1 day, 1 week and 1 month. Intraoperative and post-op complications, VA and refraction were evaluated Results: 876 patients had 2 eyes operated and 62 patients had 1 eye operated. Intraoperative complications included: wound site thermal injury (3 cases), posterior capsule rupture (5 cases). Early post-op complications included: IOP
  3. elevation (2 cases), corneal edema (3 cases), hyphema (1 case), IOL decentration (1 case) and anterior chamber flat (4 cases). Post-op UCVA: 86.6% eyes ≥ 3/10, 12.1% eyes in 1-2/10 and 1.3% eyes < 1/10. Post-op BCVA: 98.2% eyes ≥ 3/10, 1.8% eyes in 1-2/10. Conclusion: The post-op VA are rather good and get the WHO ‘s guidelines on Visual outcome of cataract surgery in 1998, the rates of intraoperative and early post-op complications are low. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, phẫu thuật Phaco đã có khoảng 10 năm nay, đang ngày càng phổ biến và trở nên phẫu thuật hàng đầu trong điều trị đục thuỷ tinh thể. Hiện nay hàng năm Bệnh viện Mắt TP HCM thực hiện hàng chục ngàn ca phẫu thuật Phaco và kết quả đạt được là khá cao. Tuy nhiên cho đến nay Bệnh viện chưa tiến hành khảo sát kết quả phẫu thuật hàng năm để tự đánh giá và theo dõi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để có được một tổng kết đánh giá giúp hoàn thiện thêm quy trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại Bệnh viện, đồng thời làm cơ sở để tự đánh giá và so sánh cho những năm sau. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế
  4. Quan sát tiến cứu loạt ca. Đối tượng Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật Phaco tại khoa Bán công Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh trong tháng 1 và 2 năm 2008. - Tiêu chuẩn chọn vào: + Bệnh nhân đục TTT có thị lực từ ST (+) đến ≤ 5/10. + Bệnh nhân có có tật khúc xạ độ cao, không có chỉ định phẫu thuật khúc xạ bằng các phương pháp khác. - Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật Phaco phối họp với CBCM. + Bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm ở mi mắt, bờ mi, kết giác mạc. + Bệnh nhân có thể trạng già yếu gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang (do khoa chưa có hệ thống thang máy). - Cỡ mẫu: chọn 1000 ca thỏa mãn tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ. Phương pháp tiến hành Khám bệnh nhân trước mổ: TL, NA, khám mắt có dãn đồng tử đánh giá tình trạng TTT và các bệnh lý mắt phối hợp, siêu âm mắt và các xét nghiệm trước mổ.
  5. Tiến hành phẫu thuật Phaco thường quy bởi 8 phẫu thuật viên chính, ghi nhận các biến cố trong mổ. Bệnh nhân xuất viện trong ngày, được hướng dẫn dùng thuốc và chăm sóc mắt. Tái khám sau 1 ngày và 1 tuần: kiểm tra TL không kính, ghi nhận biến chứng. Tái khám sau 1 tháng: kiểm tra TL, khúc xạ, các biến chứng. KẾT QUẢ 1000 ca phẫu thuật tại khoa Bán công trong tháng 1 và 2/2008, gồm 876 bệnh nhân mổ 1 mắt và 62 bệnh nhân mổ 2 mắt. Tuổi trung bình là 61 tuổi, dao động từ 18-88 tuổi. Đặc điểm độ đục nhân + độ I: 4,2 % + độ II: 23,8 % + độ III: 57,1 % + độ IV: 10,0 % + độ V: 4,9 % Đặc điểm thị lực trước mổ + ĐNT < 0,5 m: 2,4 % + ĐNT 0,5 m - < 1/10: 45,8 %
  6. + 1/10 – 2/10: 34,2 % + ≥ 3/10: 17,6 % Bệnh lý mắt kèm theo + Đục TTT chấn thương: 4 ca + Đục TTT/ bệnh lý VM: 53 ca + Đục TTT/ Cận thị nặng: 26 ca + Đục TTT/ Glaucoma mãn: 5 ca + Đục TTT phồng tăng áp: 5 ca Biến chứng trong mổ + Bỏng vết mổ: 3 ca + Rách bao sau: 5 ca Biến chứng sau mổ + Tăng áp: 2 ca + Phù giác mạc: 3 ca + Xuất huyết tiền phòng: 1 ca + Lệch kính: 1 ca + Xẹp tiền phòng: 4 ca
  7. - Thị lực không kính sau mổ (gồm 624 mắt): trung bình là 5/10 (sau khi chuyển sang giá trị trung gian logMAR): + ≥ 3/10: 547 mắt (86,6 %) 76 mắt (12,1 %) + 1-2/10: 7 mắt (1,3 %) + < 1/10: Biểu đồ 1: Thị lực không kính (TL thập phân) sau mổ
  8. - Thị lực có kính sau mổ: Thị lực có kính sau mổ (gồm 171/ 537 mắt có TL không kính ≤ 8/10): trung bình là 7/10 (sau khi chuyển sang giá trị trung gian logMAR): + ≥ 3/10: 168 mắt (86,6 %) 3 mắt (12,1 %) + 1-2/10: 0 mắt + < 1/10: - Độ kính cầu sau phẫu thuật: (171 mắt có TL không kính ≤ 8/10 được đo khúc xạ) + -0,5 D → -1,50 D: 23 ca + -0,25 D → +0,25 D: 98 ca + +0,5 D → +2,00 D: 45 ca + > +2,00 D: 05 ca - Sai lệch kính cầu so dự đoán siêu âm (171 mắt có đo khúc xạ): trung bình 0,5 ± 0,6 D + Không lệch: 52 % + Lệch 0,5 D: 30 % + Lệch 1- 2 D: 15,4 % + Lệch > 2 D: 2,6 %
  9. - Loạn thị sau mổ (171 mắt có đo khúc xạ): trung bình 0,8 ± 1 D + Không loạn: 74 ca + < 1 D: 33 ca + 1 – 2 D: 47 ca + > 2 D: 17 ca BÀN LUẬN Về biến chứng trong mổ + Rách bao sau: 5 ca, tỉ lệ 0,5%. Tất cả 5 ca này đều có độ cứng nhân độ IV và V, trong đó có 3 ca đồng tử không dãn tốt và 1 ca do đục TTT polar. Cả 5 trường hợp đều được xử trí tốt, không bị rớt nhân và đều được đặt kính. Sau mổ có 1 ca tăng áp và đáp ứng với điều trị nội. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ rách bao sau trong phẫu thuật Phaco khoảng 1-5% + Bỏng vết mổ: 3/ 1000 ca. Các trường hợp này gặp ở đục TTT nhân nâu đen và thời gian phaco kéo dài. Sau mổ không thấy hiện tượng dò vết mổ. Về biến chứng sớm sau mổ Tỉ lệ thấp, các trường hợp xuất huyết tiền phòng, lệch kính và xẹp tiền phòng phát hiện trong ngày đầu sau mổ và được xử trí ngay, kết quả đều tốt. Hai trường hợp tăng áp sớm sau mổ đáp ứng tốt với điều trị nội. Ba trường hợp phù giác mạc nhẹ hồi phục sau 1 tuần tái khám.
  10. Về kết quả thị lực + Có 624 ca đo được thị lực không kính trong ngày đầu sau mổ. Sau mổ 1 tháng chúng tôi chỉ tiến hành đo khúc xạ cho những mắt có thị lực < 9/10, và chỉ thực hiện được cho 171/ 573 mắt. Kết quả thị lực không kính và có kính đều tương đối tốt, đạt theo tiêu chuẩn của WHO năm 1998 về kết quả thị lực sau mổ đục TTT. + Hướng dẫn của WHO năm 1998 về kết quả thị lực sau mổ Bảng 1 Post- Available Best operative correction correction acuity ≥ 6/18 >80% >90% Good Borderline < 6/18 –
  11. Về sự giám sát thường xuyên kết quả phẫu thuật + Việc giám sát kết quả phẫu thuật thường xuyên là cần thiết nhằm giúp cho các phẫu thuật viên và cơ sở phẫu thuật giám sát chính kết quả của họ theo thời gian. + Cần đánh giá được kết quả phẫu thuật khi xuất viện và 1 tháng sau đó. Ba nguyên nhân chính của kết quả thị lực kém sau mổ đục TTT lần lượt là: có bệnh lý mắt phối hợp, biến chứng phẫu thuật và chỉnh kính chưa tốt (kính nội nhãn và kính đeo ngoài). Tuy nhiên, khi tỉ lệ thị lực kém > 10% thì cần tìm hiểu nguyên nhân. + Không nên dùng kết quả giám sát này để so sánh giữa các phẫu thuật viên hoặc các cơ sở phẫu thuật vì có nhiều nguyên nhân gây ra sự khác biệt, như: khác nhau về đối tượng dân số, về chỉ định phẫu thuật, về phương tiện và tay nghề. Việc so sánh này có thể làm hạn chế số bệnh nhân có tiên lượng kém không được phẫu thuật dù có chỉ định KẾT LUẬN Kết quả thị lực sau mổ tốt, đạt được yêu cầu thị lực sau mổ đục TTT của WHO năm 1998, tỉ lệ biến chứng trong mổ và biến chứng sớm sau mổ thấp. Đây là kết quả của việc đánh giá kết quả lần đầu tại khoa Bán công của Bệnh viện và lượng bệnh nhân tái khám sau 1 tháng còn thấp. Tuy nhiên nó cũng
  12. tạo cơ sở cho chúng tôi tiến hành đánh giá cho những năm sau, nhằm giúp hoàn thiện thêm cho quy trình phẫu thuật và theo dõi sau mổ bệnh nhân đục TTT tại Bệnh viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2