Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ PHẪU ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY V <br />
NGUYÊN PHÁT BẰNG DAO GAMMA QUAY TẠI TRUNG TÂM Y HỌC <br />
HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI <br />
Đoàn Xuân Trường, Mai Trọng Khoa <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đau dây V nguyên phátlà một trong những nguyên nhân đau nửa mặt phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên, <br />
cơn đau rất khó chịu ảnh hưởng ngiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Bệnh thường kháng điều <br />
trị nội khoa. <br />
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả xạ phẫu điều trị đau dây V nguyên phát bằng dao gamma quay. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: 23 bệnh nhân chẩn đoán xác định là đau <br />
dây V nguyên phát. Tất cả đã điều trị nội khoa và không hết đau khi ngừng thuốc. Năm bệnh nhân có bất thường <br />
xung đột thần kinh mạch máu, hai trong số năm bệnh nhân này đã trải qua phẫu thuật giải chèn ép mạch máu <br />
nhưng tái phát và tăng cường độ và số cơn đau sau phẫu thuật một năm. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và theo dõi dọc. <br />
Kết quả nghiên cứu 1.Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu: 14/23 bệnh nhân là nữ giới, tuổi thấp nhất <br />
là 27, cao nhất là 82, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 72,2. 2. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị: tất cả <br />
bệnh nhân đều đau ở mức độ BNI‐IV (đau nhiều không đáp ứng hoàn toàn với thuốc nhóm carbamazepin). Hầu <br />
hết đau nhánh V3. 3. Liều và cách thức xạ phẫu: thấp nhất là 60 Gy, cao nhất là 80 Gy, trung bình: 72,2 Gy. Xạ <br />
phẫu bằng duy nhất một shot 4mm vào gốc dây V cùng bên đau, vị trí thoát ra khỏi cầu não. 4. Kết quả điều trị: <br />
Sau điều trị 2 tháng đến 56 tháng (trung bình là 14,2 tháng), tất cả các bệnh nhân đều giảm đau: 10 bệnh nhân <br />
BNI‐I (hết đau hoàn toàn, không dung thuốc), 7 bệnh nhân BNI‐II (thỉnh thoảng đau, không dung thuốc) và 6 <br />
bệnh nhân BNI‐IIIa ( thỉnh thoảng đau, đáp ứng với thuốc). 4.Tác dụng không mong muốn: 2 bệnh nhân có biểu <br />
hiện tê bì nửa mặt và yếu cơ nhai cùng bên. <br />
Kết luận: Xạ phẫu điều trị đau dây V nguyên phát bằng dao gamma quay là môt phương pháp không xâm <br />
lấn, an toàn, kiểm soát được cơn đau, tái phát thấp, ít tác dụng phụ. <br />
Từ khóa: Xạ phẫu, dây V, dao gamma <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL OUTCOMES OF ROTATING GAMMA KNIFE RADIOSURGERY IN THE TREATMENT OF <br />
PATIENTS WITH IDIOPATHIC TRIGEMINAL NEURALGIA IN THE CENTRE NUCLEAR MEDICINE <br />
AND ONCOLOGY, BACH MAI HOSPITAL <br />
Doan Xuan Truong, Mai Trong Khoa <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 466 –472<br />
Background: The idiopathic trigeminal neuralgia ( ITN) is one ofthe most common causeto the facial pain in <br />
the middle age, very uncomfortable pain, significant impact on the life of patients. Patients often resistant to <br />
medical therapy. <br />
Objective: to evaluate of the treatment outcomes in ITN patients treated by rotating gamma knife surgery <br />
(GKRS). <br />
* Bệnh viện Bạch Mai <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Đoàn Xuân Trường; ĐT: 0915649222; Email: doanxuantruong.dr@gmail.com<br />
<br />
466<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Subjects: 23 ITN patients. All of patients had medical treatment, 5 in 23 cases are caused by a blood vessel <br />
pressing on the root of the nerve, where the nerve comes out from the brain through the skull, 2patients had <br />
undergone surgery. <br />
Methods: Cross‐sectional descriptive and longitudinal follow up study. <br />
Theresults1.Age and sex of patients: 14/23 patients were female, the minimum ageis 27, maximum is 82, <br />
median age is 72,2 year. 2. Clinical symptomsbeforetreatment: all patients had asevere pain at the BNI‐IV (not <br />
adequately controlled with medication andno pain relief). Almost of patients (20/23) with arm pain V3 branch. 3. <br />
Radiationsurgery by a single, 4mm shot to the root of the nerve, where the nerve comes out from the pon <br />
brainstem. The average radiation dose was 72,2 Gy (100% isodose curve), range: 60‐ 80 Gy. 4. Efficiency: The <br />
median followup time was 14,2 months (range: 2‐ 56 months). All patients had pain relief: 10 BNI‐I patients <br />
(complete response: no pain, no medication), 7 patients with BNI‐II (Occasional pain, not requiring medication), <br />
6 BNI‐IIIa patients (Some pain, adequately controlled with medication). There are two cases of numbness facial, <br />
decreased corneal sensation, weak of ipsilateral chewing muscle. <br />
Conclusion: Rotating gamma knife radiosurgery is a minimally invasive technique to treat idiopathic <br />
trigeminal neuralgia, initially showed good results. <br />
Keywords: Gamma knife, radiosurgery, trigeminal neuralgia <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dây thần kinh số năm (còn gọi làdây thần <br />
kinh sinh ba hay dây thần kinh tam thoa‐ <br />
Trigeminal nerve) là một dây thần kinh lớn nhất <br />
trong số các dây thần kinh sọ não, có chức năng <br />
cảm giác trong khuôn mặt và một số chức năng <br />
vận động cơ cắn và nhai. Mỗi dây thần kinh số <br />
năm xuất phát từ mỗi bên của cầu não. Nó có ba <br />
nhánh chính: dây thần kinh mắt (V1), các dây <br />
thần kinh hàm trên (V2), và các dây thần kinh <br />
hàm dưới (V3). Các dây thần kinh mắt và hàm <br />
trên là hoàn toàn cảm giác.Các dây thần kinh <br />
hàm dưới có chức năng hỗn hợp vận động và <br />
cảm giác.Nguồn gốc nhân vận động từ cầu não, <br />
trong khi bộ phận cảm giác có nguồn gốc từ <br />
đỉnh thần kinh sọ. <br />
Đau dây thần kinh sốV nguyên <br />
phát(Trigeminal Neuralria: TN) là một trong <br />
những nguyên nhân gây đau vùng mặt hay gặp <br />
nhất. Theo định nghĩa của hiệp hội đau đầu <br />
quốc tếnăm 2003, đau dây V là những cơn đau <br />
xảy ra ở khu vực chi phối của một hoặc nhiều <br />
nhánh của dây thần kinh số V. Cơn đau thường <br />
xẩy ra một bên, có tính chất đột ngột, đau dữ <br />
dội, đau nhói, như dao đâm, như điện giật, cơn <br />
ngắn dưới hai phút, hay tái phát. Bệnh gây ảnh <br />
hưởngnghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
của bệnh nhân. Ở Mỹ, ước tính có khoảng 1,7 <br />
triệu người mắc, với tỷ lệ 4‐5/100.000 người dân. <br />
Độ tuổi thường mắc từ 50 đến 70 tuổi,gặp ít ở <br />
những người trẻ. Tỷ lệ đau dây V tăng dần theo <br />
độ tuổi, tỷ lệ mắc ở nam/nữ là 2/1. <br />
Chẩn đoán đau dây V chủ yếu dựa vào hỏi <br />
bệnh và khám lâm sàng. Điều trị đau dây V <br />
nguyên phát có nhiều phương pháp: bằng thuốc, <br />
phẫu thuật, phong bế thần kinh. Điều trị bằng <br />
nhiệt đau dây V vô căn là một chứng bệnh đáp <br />
ứng ban đầu với các thuốc kháng động kinh <br />
nhóm carbamazepine khá tốt, tuy nhiên theo <br />
thời gian bệnh nhân có xu hướng kháng thuốc <br />
đơn trị và sau đó kháng đa trị liệu. Các phương <br />
pháp can thiệp phá huỷ dây V qua da và phẫu <br />
thuật giải chèn ép mạch máu đã được áp dụng <br />
từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Các phương <br />
pháp can thiệp xâm lấn cho kết quả kiểm soát <br />
cơn đau khá tốt, tuy nhiên những phương pháp <br />
này có thể gây ra một số biến chứng nhiễm <br />
trùng, gây mê, dò dịch não tuỷ… <br />
Xạ phẫu (Radiosurgery) là sử dụng chùm tia <br />
bức xạ tập trung chiếu vào gốc (rễ) dây thần <br />
kinh sinh ba trong hố sau thoát ra từ cầu não mà <br />
không làm tổn hại các mô xung quanh hoặc <br />
mạch máu. Tác dụng của tia làm gián đoạn các <br />
<br />
467<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
tín hiệu đau lên não nhằm mục đích. Mục đích là <br />
cắt cơn đau. Xạ phẫu định vị điều trị đau dây V <br />
nguyên phát có thể được thực hiện bằng công <br />
nghệ xạ phẫu Gamma Knife (Gamma Knife <br />
RadioSurgery: GKRS),CyberKnife và máy gia tốc <br />
tuyến tính (Linac). <br />
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên <br />
cứu đánh giá hiệu quả điều trị đau dây V vô căn <br />
bằngcác phương pháp như nhiệt đông lạnh, <br />
phẫu thuật giải chèn ép mạch máu, triệt hạch <br />
qua da của các tác giả Đồng Văn Hệ, Vũ Văn <br />
Nho, Bùi Văn Giang. <br />
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướubệnh <br />
viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên ứng dụng hệ <br />
thống dao Gamma quay của Hoa Kỳ để điều trị <br />
một số bệnh lý sọ não trong đó có đau dây V vô <br />
căn. Mục tiêunghiên cứu của chúng tôi là: Bước <br />
đầu đánh giá kết quả điều trị một số trường hợp đau <br />
dây V vô căn kháng thuốc bằng xạ phẫu dao gamma <br />
quay. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 23 bệnh nhân được chẩn đoán xác định <br />
đau dây V nguyên phát, điều trị bằng phương <br />
pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm Y <br />
học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. <br />
Các bệnh nhân đã được điều trị nội khoa bằng <br />
thuốc kháng động kinh nhóm Cacbarmazepine <br />
và phối hợp các thuốc khác nhưng không cắt <br />
được cơn đau hoàn toàn. Đã có 3 bệnh nhân trải <br />
qua phẫu thuật giải chèn ép mạch máu. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc. <br />
<br />
Các bước tiến hành <br />
‐ Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng <br />
thần kinh, chụp cộng hưởng từ não, ghi điện não <br />
đồ, xét nghiệm hoá sinh máu, khám chuyên <br />
khoa răng hàm mặt, tai mũi họng. <br />
‐ Qui trình xạ phẫu: <br />
<br />
+ Cố định đầu bằng khung cố định <br />
chuyên biệt. <br />
<br />
468<br />
<br />
+ Chụp mô phỏng bằng máy cộng hưởng <br />
từ 1,5 Tesla. <br />
+ Lập kế hoạch xạ phẫu: nhóm lập kế <br />
hoạch xạ phẫu gồm có bác sỹ chuyên khoa xạ <br />
trị,thần kinh, kỹ sư xạ trị và vật lý y học. <br />
‐Theo dõi sau điều trị: Đánh giá triệu chứng cơ <br />
năng và thực thể hàng tháng trong 3 tháng đầu, <br />
3 tháng một lần thời gian tiếp theo,chụp MRI sọ <br />
não 6 tháng 1 lần trong năm đầu, tiếp theo 1 năm <br />
1 lần. <br />
Sử dụng thang điểm đánh giá đau của Viện <br />
thần kinh Barrow (BNI‐ BARROWNEURO <br />
INSTITUE): <br />
‐ BNII:Không đau, không cần thuốc. <br />
‐ BNIII:Hiếm khi đau, không cần thuốc. <br />
‐ BNI III:Thỉnh thoảng có cơn đau, kiểm soát <br />
với thuốc. <br />
‐ BNI IV: Thỉnh thoảng có cơn đau, không <br />
được kiểm soát bằng thuốc. <br />
‐ BNIV:Đau đớn, không thuyên giảm với <br />
thuốc. <br />
<br />
Thời gian nghiên cứu <br />
Từ tháng 1/ 2010 đến tháng 8/ 2014 <br />
<br />
Thiết bị xạ phẫu <br />
Hệ thống dao gamma quay ( Rotating <br />
gamma knife: RGK) do Mỹ sản xuất năm 2007. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Tuổi và giới của bệnh nhân <br />
23 bệnh nhân trong nghiên cứu, gồm 9 nam <br />
và 14 nữ, tuổi trung bình là 65, cao tuổi nhất là <br />
82, tuổi thấp nhất là 27. <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
Bảng 1.Các nhánh đau của dây V <br />
Nhánh đau<br />
V2<br />
V3<br />
V2,V3<br />
V1, V2<br />
V1, V2, V3<br />
<br />
Trường hợp<br />
0<br />
20<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết (20 bênh nhân) bệnh nhân <br />
đau nhánh V3, có một trường hợp đau cả 3 <br />
nhánh, không có trường hợp nào đau nhánh V2 <br />
đơn thuần. <br />
Bảng 2. Mức độ đau của bệnh nhân theo phân độ <br />
BNI <br />
<br />
Bảng 6.Tác dụng không mong muốn sau xạ phẫu <br />
Biến chứng<br />
Giảm phản xạ giác mạc<br />
Giảm vận động cơ nhai<br />
Tê nửa mặt<br />
<br />
Nhận xét:2/ 23 bệnh nhân có biểu hiện: tê bì <br />
nửa mặt, yếu cơ nhai cùng bên. <br />
<br />
Mức độ đau<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
BNI- I<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
BNI- II<br />
<br />
0<br />
<br />
BNI- III<br />
<br />
0<br />
<br />
Tuổi và giới của bệnh nhân <br />
<br />
BNI- IV<br />
BNI- V<br />
<br />
5<br />
18<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
23<br />
<br />
Nhận xét: Trước khi xạ phẫu, tất cả bệnh <br />
nhân đều biểu hiện đau rất nghiêm trọng với <br />
mức độ BNI‐ IV và BNI‐ V ( Đau không thể kiểm <br />
soát bằng thuốc). <br />
Bảng 3. Tiền sử phẫu thuật <br />
Tiền sử phẫu thuật<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
2<br />
21<br />
23<br />
<br />
Bảng 4.Liều xạ phẫu <br />
Liều xạ phẫu (100%)<br />
Trường hợp<br />
60 Gy<br />
5<br />
64 Gy<br />
2<br />
66 Gy<br />
1<br />
70 Gy<br />
9<br />
72 Gy<br />
2<br />
76 Gy<br />
2<br />
80 Gy<br />
2<br />
Liều trung bình: 72,7Gy<br />
<br />
Nhận xét: Liều xạ phẫutrung bình là 72,2 Gy, <br />
liều cao nhất là 80 Gy, thấp nhất là 60 Gy. <br />
Bảng 5. Mức độ giảm đau sau trung bình5 tháng <br />
theo thang điểm BNI <br />
Thang điểm<br />
BNI- I<br />
BNI- II<br />
BNI- III<br />
BNI- IV<br />
BNI- V<br />
<br />
Trước điều trị<br />
0<br />
0<br />
0<br />
5<br />
18<br />
<br />
Sau điều trị<br />
10<br />
7<br />
6<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân hết đau và <br />
giảm đau không cần dung thuốc. <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
2/ 23<br />
2/ 23<br />
2/ 23<br />
<br />
23 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi đều là người trưởng thành, tuổi thấp nhất là <br />
27, cao nhất là 82 trong đó 9 bệnh nhân là nam, <br />
14 bệnh nhân nữ. <br />
Theo thống kê của nhiều nghiên cứu trong <br />
và ngoài nước đau dây V thường xảy ra ở tuổi <br />
trung niên và người già, ở lứa tuổi 40‐ 80 tuổi. <br />
Hiếm gặp ở người trẻ và nữ giới gặp phổ biến <br />
hơn nam giới. Jason Shehan nghiên cứu trên 136 <br />
bệnh nhân đau dây V thấy có 60 bệnh nhân nam, <br />
76 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 68(13). <br />
Ở Việt Nam, tác giả Đồng Văn Hệ nghiên <br />
cứu trên 89 bệnh nhân, tuổi thấp nhất là 35, cao <br />
nhất là 82, tuổi trung bình là 52, trong đó 54 <br />
bệnh nhân là nữ(2). Theo tác giả Vũ Văn Nho <br />
nghiên cứu 410 bệnh nhân thấy nữ gặp nhiều <br />
hơn nam, tuổi thấp nhất là 20, cao nhất là 75, chủ <br />
yếu gặp ở tuổi từ 50‐ 60(14). <br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng <br />
lâm sàng được bệnh nhân mô tả là cảm giác đau <br />
dữ dội từng cơn ở một nửa mặt theo chi phối <br />
của khu vực dây thần kinh số V. Tất cả bệnh <br />
nhân đều có triệu chứng lâm sàng rất điển hình <br />
trong đó có một bệnh nhân có biểu hiện đau dây <br />
V hai bên. Về nhánh tổn thương của dây V, tất cả <br />
các bệnh nhân đều có biểu hiện đau nhánh V3. <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương <br />
tựnhưcác nghiên cứu của các tác giả trong và <br />
ngoài nước trên một số lượng lớn bệnh nhân . <br />
Theo tác giả Đồng Văn Hệ, đau dây V phải <br />
gặp 55,4%, 3 bệnh nhân đau cả hai bên, tỷ lệ đau <br />
ở các nhánh V3, V2 tương ứng là 48,2%, 42,1%và <br />
<br />
469<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
ở dây V1 gặp 11/ 89 bệnh nhân(2). Tác giả Vũ <br />
Văn Nho nghiên cứu trên 410 bệnh nhân thấy <br />
291 bệnh nhân đau bên phải, tỷ lệ đau nhánh V3 <br />
là 30,7%(14).Sheehan nghiên cứu trên 136 bệnh <br />
nhân thấy tỷ lệđau dây V theo khu vực nhánh <br />
V1, V2, V3 tương ứng là 6,9%, 28,4% và 23,3%(13). <br />
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tổn <br />
thương nhánh V1 đơn thuần rất ít gặp, chủ yếu <br />
là tổn thương nhánh V3 và phối hợp V2 và V3. <br />
<br />
với liều 85 Gy đáp ứng giảm đau sớm hơn <br />
nhóm điều trị liều 80 Gy. Massager và Cs(9) <br />
chia 358 bệnh nhân đau dây V thành hai nhóm <br />
điều trị, nhóm một được điều trị liều