intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

169
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn. 2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải vào sông....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5

  1. BÀI TẬP 1. Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn. 2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải vào sông. Hãy minh họa tác động của thuế lên hai ngành công nghiệp thải ra thủy ngân: khai thác vàng và nghề chữa răng. Thảo luận các câu hỏi sau: (a) Làm thế nào nhà chức trách đo lường được lượng thủy ngân thải ra từ 2 nguồn này? (b) Có nên đánh thuế đồng nhất? (c) Tác động có thể có của thuế lên giá vàng và giá dịch vụ chữa răng? (Nên đặt ra một số giả định về đường cầu các hàng hóa này) (d) Kể ra một số động cơ thay đổi công nghệ sản xuất. (e) Tác động phân phối của thuế trong trường hợp này là gì? Nên sử dụng đồ thị khi phân tích. 3. Sử dụng số liệu trong bảng 12-1, hoặc biết rằng MAC = 200 – 4E, minh họa bằng đồ thị tác động của khoản trợ cấp phát thải 100$/tấn. Phân biệt trợ cấp và thuế phát thải theo các tiêu chí sau (a) tạo ra động cơ khuyến khích, (b) tính dễ thực hiện, (c) tác động phân phối, và (d) tác động lên ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Barry Field & Nancy Olewiler 205
  2. CHƯƠNG 13 GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG Thuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt động của từng đối tượng xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đối tượng xả thải và nhà chức trách, và ta có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tính chất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác. Trong chương này chúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiết kế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơ quan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theo hướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính những đối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi là hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP). NGUYÊN TẮC CHUNG Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này có thể chuyển nhượng được. Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sở hữu mới được phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính bằng kilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi trong tờ giấy phép). Như vậy ai nắm giữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép như vậy tại mỗi thời điểm. Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ có quyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loại chất thải đã được chỉ định. Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượng quyết định hạn mức tối đa tổng lượng chất thải được phép xả ra. Những giấy phép phát thải này có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được phép tham gia vào thị trường giấy phép này đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính các bên tham gia thỏa thuận. Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng số giấy phép phát thải được lưu hành. Sau đó những giấy phép này được phân phối cho các đối tượng xả thải. Cần phải dùng một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thải sẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau). Các nhà kinh tế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm thiệt hại biên bằng chi phí giảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải. Do đó giấy phép phát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này. Giả sử tổng số giấy phép nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhận được ít giấy phép hơn lượng phát thải hiện tại của họ. Barry Field & Nancy Olewiler 206
  3. Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện Giả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh do một nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưu huỳnh một năm, và những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phải được giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta hãy xét tình huống của một trong những nhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn lưu huỳnh. Giả sử mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm. Khi bắt đầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải. Người quản lý nhà máy có ba khả năng để chọn: 1. Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban đầu, là 30.000 tấn/năm. 2. Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn. Trong trường hợp này nhà máy sẽ không giảm thải từ mức ban đầu. 3. Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem bán số giấy phép mà nhà máy không cần đến. Ví dụ nếu giảm lượng phát thải xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép không cần đến. Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gây ô nhiễm (và có lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên. Hình 13-1 sẽ giúp chúng ta thấy được điểm này. Giả sử có hai đối tượng cùng thải ra chất thải được hòa lẫn đồng nhất với nhau (chúng ta sẽ xét đến trường hợp xả chất thải không đồng nhất sau). Biểu đồ (a) thể hiện hàm MAC cho nhà máy A; biểu đồ (b) là hàm MAC của nhà máy B. Đơn vị để đo lượng phát thải E là ngàn tấn. Các hàm số MAC như sau: MACA = 120 – 3EA MACB = 400 – 5EB Cho MAC = 0 ta tìm được lượng phát thải ban đầu của mỗi nhà máy khi chưa có kiểm soát ô nhiễm, E0, ta có: E0A = 40.000 tấn E0B = 80.000 tấn Tổng phát thải sulphur hàng năm E = 120.000 tấn Bây giờ các nhà chức trách quyết định mức phát thải mục tiêu là 80.000 tấn/năm. Họ ban hành 80 giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, mỗi giấy phép cho phép phát thải 1.000 tấn/năm. Đây là hệ thống TDP-phát thải. Các giấy phép sau đó được phân bổ cho 2 nhà máy theo những tiêu chí phân bổ đã được thỏa thuận trước. Chẳng hạn cách phân bổ ở đây là phân bổ theo tỷ lệ phát thải hiện hành.10 Như vậy ban đầu nhà máy A nhận 30 giấy phép và B nhận 50 giấy phép. Các nhà máy này sẽ không thể phát thải vượt quá các mức 30.000 tấn và 50.000 tấn trừ phi họ mua bán giấy phép. Sẽ có thị trường mua bán giấy phép? 10 Chúng ta phải làm tròn số để tránh số giấy phép lẻ. Barry Field & Nancy Olewiler 207
  4. Nguyên tắc mua bán cơ bản như sau: Nhà máy sẽ giảm phát thải đến một mức nào đó và bán lượng giấy phép thừa khi giá giấy phép trên thị trường lớn hơn hoặc bằng MAC tại mức phát thải này. Nhà máy sẽ mua giấy phép nếu giá giấy phép nhỏ hơn hoặc bằng MAC. Như vậy có thể xem đường MAC là đường cầu của nhà máy đối với giấy phép (nếu mua) và là đường cung (nếu bán).11 Nếu cạnh tranh, thị trường giấy phép sẽ hoạt động như bất kỳ thị trường nào khác. Giá và lượng giao dịch cân bằng được xác định bởi cung và cầu. Hình 13-1: Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng hoạt động như thế nào 400 400 (a) (b) 200 150 d 120 75 c e a b 0 15 30 40 EA 0 25 50 65 80 EB Phát thải của nhà máy A Phát thải của nhà máy B (ngàn tấn SO2) (ngàn tấn SO2) Nhà máy nào sẽ mua và nhà máy nào sẽ bán? Với MAC khác nhau, sẽ có mua bán và nhà máy có MAC thấp hơn sẽ bán giấy phép còn nhà máy có MAC cao sẽ mua. Trong hình 13- 1, với mức phân bổ giấy phép ban đầu, nhà máy A có MAC thấp hơn MAC của nhà máy B (30$ so với 50$). Nghĩa là có khả năng nhà máy A sẽ tăng cường kiểm soát ô nhiễm, dư ra một số giấy phép và bán cho nhà máy B nếu tiền thu được từ bán giấy phép có thể bù đắp chi phí giảm ô nhiễm tăng thêm. Nhà máy B muốn mua số giấy phép này nếu tổng số tiền bỏ ra nhỏ hơn chi phí kiểm soát lượng ô nhiễm này. Chúng ta sẽ thấy điều này qua số liệu minh họa dưới đây. Ví dụ số liệu minh họa thị trường giấy phép hoạt động như thế nào: Tính toán lợi ích từ mua bán giấy phép 1. Tính lợi ích ròng của A (chi phí tiết kiệm được) nếu giảm lượng phát thải từ 30.000 tấn xuống 15.000 tấn mỗi năm và bán lượng giấy phép thừa. Nhà máy A được gọi là nhà cung cấp giấy phép tiềm năng. Chi phí giảm ô nhiễm biên của A tại mức phát thải 15.000 tấn/năm như sau: MACA = 120 – 3 (15) = 75$ Diện tích (a+b) trong hình 13-1 thể hiện thay đổi tổng chi phí giảm ô nhiễm biên nếu giảm phát thải từ 30.000 tấn xuống còn 15.000 tấn. Diện tích a = ½[(30 – 15)×(75$ − 30)] = 337,5$. Diện tích b = [(30 − 15) × 30$] = 450$. Diện tích (a + b) = 787,5$. 11 Đường cung bán giấy phép của nhà máy sẽ là đường MAC nghịch đảo. Barry Field & Nancy Olewiler 208
  5. Nếu nhà máy A bán 15 giấy phép dư cho nhà máy B với giá 75$/giấy phép, số tiền nhận được sẽ là diện tích (a + b + c) = 1.125$ dưới dạng doanh thu bán giấy phép. Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy A là [(a + b + c) – (a + b)] = c = 337,5$. 2. Tính lợi ích ròng của B (chi phí tiết kiệm được) nếu mua 15 giấy phép của A và tăng lượng phát thải từ 50.000 tấn lên 60.000 tấn. Nhà máy B được gọi là người mua giấy phép tiềm năng. Nhà máy B trả cho A 75$/giấy phép, như vậy tổng số tiền là 1.125$ (diện tích e trong hình 13-1). TAC của B sẽ giảm vì B tăng phát thải. Lượng TAC giảm bằng diện tích (d + e) = 1.687,5$. Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy B là [(d + e) – e] = d = 562,5$. Trên đây chúng ta đã chứng minh cả hai công ty đều được lợi khi tham gia mua bán – lợi ích họ có được từ mua và bán 15 giấy phép chính là chi phí tiết kiệm được so với mức phân bổ giấy phép ban đầu. Tổng chi phí tiết kiệm được là (c + d) = 900$.12 Lợi ích từ mua bán giấy phép sẽ tiếp tục tới khi các chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy cân bằng nhau. Lưu ý rằng trong ví dụ trên cả 2 nhà máy đều có MAC bằng nhau (75$) tại đơn vị phát thải cuối cùng của 15 giấy phép được giao dịch. Tổng lượng phát thải vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn 80.000 tấn một năm. Chúng ta có thể tìm ra được mức này sử dụng các nguyên tắc giải bài toán tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả xã hội như trong chương 11. Nhớ lại rằng cân bằng hiệu quả-chi phí (thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên) là khi MACA = MACB và EA + EB = mức phát thải mục tiêu Sử dụng phương trình trên và mức phát thải mục tiêu 80.000 tấn/năm, chúng ta có EA = 15 và EB = 65 với MACA = MACB = 75$/ngàn tấn. Chú ý rằng hệ thống TDP hoạt động giống như hệ thống kết hợp giữa tiêu chuẩn và thuế để đạt được mục tiêu. Bởi vì tổng số giấy phép là cố định, ta thấy đã có một tiêu chuẩn ô nhiễm không thể vượt quá. Nhưng bởi vì có thể mua bán được giấy phép, thị trường sẽ đạt được mức giá đồng nhất khi chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy bằng nhau. Điều này giống thuế, ngoại trừ việc nhà chức trách không phải tìm hiểu đường MAC của các nhà máy là như thế nào để cân bằng chúng nhằm tìm ra mức thuế hữu hiệu. Một điểm quan trọng nữa là nhà chức trách không cần phải biết thông tin về đường MAC của từng nguồn phát thải – thị trường sẽ làm tất cả công việc này. Giao dịch – giá giấy phép nhân với số giấy phép giao dịch trên thị trường – sẽ cho thấy MAC của từng nguồn. Công cụ TDP ít yêu cầu thông tin hơn các công cụ chính sách khác. Dĩ nhiên, để xác định được mức phát thải hiệu quả xã hội mục tiêu, hệ thống TDP cũng cần phải biết thông tin về MAC gộp và MD như các hệ thống chính sách khác mà chúng ta đã nghiên cứu. 12 Trong giao dịch thực, giá sẽ nằm giữa giá tối thiểu của người bán và giá tối đa của người mua, với các mức giá tối thiểu và tối đa này được xác định bởi các đường MAC. Chẳng hạn nếu các nhà máy giao dịch 2 giấy phép, MAC của nhà máy A tại mức 28 tấn phát thải là 36$, của nhà máy B tại mức 52 tấn là 140$. Giá giấy phép sẽ nằm giữa 2 giới hạn MAC này. Barry Field & Nancy Olewiler 209
  6. Quá trình thương lượng thực sự diễn ra như thế nào phụ thuộc vào số lượng người mua bán, MAC của họ v.v. Nhưng điểm thiết yếu ở đây là chừng nào chi phí giảm ô nhiễm biên còn khác biệt nhau giữa các đối tượng thì chừng đó họ vẫn có lợi khi mua bán giấy phép với nhau với một giá nào đó ở khoảng giữa những mức chi phí giảm ô nhiễm biên này. Như vậy, trong việc mua bán giấy phép và điều chỉnh lượng chất thải cho phù hợp với số giấy phép có trong tay, các đối tượng này sẽ đi tới một kết quả phù hợp với nguyên tắc cân bằng biên. Khi có nhiều công ty tham gia, hệ thống TDP vẫn hoạt động tương tự như trên nhưng các giao dịch trở nên phức tạp hơn. Sẽ phải phân phối giấy phép ban đầu cho rất nhiều công ty, nhiều người mua và người bán tiềm năng. Để nguyên tắc cân bằng biên vẫn thỏa mãn trong trường hợp này, rõ ràng tất cả các giấy phép được mua và bán phải có chung một mức giá. Điều này yêu cầu một thị trường toàn thể cho giấy phép, nơi mà người mua và bán có thể giao dịch một cách cởi mở và thông tin về giá giao dịch luôn luôn có sẵn cho bất cứ đối tượng tham gia nào. Chúng ta có thể thấy rằng, những tác động cạnh tranh thông thường cũng sẽ đem lại một mức giá giấy phép duy nhất. Nói chung giấy phép sẽ di chuyển từ những nguồn có chi phí giảm ô nhiễm biên thấp sang những nguồn có chi phí giảm ô nhiễm biên cao. Thể chế thị trường phải phát triển – và thực sự đã phát triển như chúng ta sẽ thấy trong chương 17. Ở thị trường sulphur điôxít Hoa Kỳ, thực sự đã có các nhà môi giới giấy phép, các ngân hàng và giao dịch giấy phép trên thị trường tại Chicago. Thị trường giấy phép, nếu cạnh tranh, sẽ giống như mọi thị trường khác, nơi mà giá giấy phép được quyết định bởi cung giấy phép và cầu giấy phép. Nhu cầu thường đến từ các công ty mới, các công ty cũ nhưng muốn mở rộng hoạt động nên cần giấy phép cho lượng phát thải gia tăng. Nhà cung cấp giấy phép thường là các công ty rời bỏ ngành, phá sản và đặc biệt là những công ty đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tốt hơn nên có giấy phép thừa để bán. Trong những năm gần đây, ý tưởng về hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở nên rất được ưa chuộng Không giống như phương pháp thuế phát thải, là cách giải quyết buộc người ta phải trả tiền cho những gì trước đây được hưởng không, các chương trình TDP bắt đầu bằng việc lập ra và phân phối một loại quyền sở hữu mới. Các quyền sở hữu này có giá trị thị trường miễn là tổng số giấy phép được lập ra được hạn chế. Theo quan điểm chính trị, có lẽ dễ thuyết phục người ta đồng ý một chính sách kiểm soát ô nhiễm có khởi đầu bằng cách phân phối quyền sở hữu mới có giá trị hơn là thông báo cho họ biết họ sẽ phải chịu một loại thuế mới. Dĩ nhiên, giống bất cứ một chính sách kiểm soát ô nhiễm nào, các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng cần phải được giải quyết nếu muốn đạt được kết quả hữu hiệu. Những lý thuyết sử dụng áp lực thị trường để đạt được mức giảm ô nhiễm hiệu quả phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế phức tạp. Các điểm chính của chính sách TDP: Giống tiêu chuẩn, giấy phép đảm bảo đạt được mức ô nhiễm mục tiêu. Giống thuế, giấy phép có thể chuyển nhượng khi được giao dịch trên thị trường cạnh tranh là chính sách hiệu quả-chi phí. Nhà chức trách không cần biết MAC của từng nguồn gây ô nhiễm để tìm ra “giá” hợp lý nhằm đạt hiệu quả-chi phí. Thị trường sẽ làm điều này một cách tự động, bởi vì Barry Field & Nancy Olewiler 210
  7. nguồn gây ô nhiễm sẽ cân bằng giá giấy phép với MAC của họ. Nếu thị trường hoàn hảo, giá giấy phép sẽ bằng MAC của từng nguồn. Khi đã đặt ra mức ô nhiễm mục tiêu, thị trường sẽ cho biết đường MAC của nguồn gây ô nhiễm. Giao dịch xảy ra nếu MAC của các nguồn gây ô nhiễm là khác nhau để một số nguồn trở thành người mua, một số thành người bán. Giao dịch giấy phép cho phép mỗi người tham gia tiết kiệm được chi phí so với mức phân bổ giấy phép ban đầu. Các vấn đề về thiết lập thị trường TDP Việc Phân Bổ Quyền Ban Đầu Thành công của phương pháp TDP trong việc kiểm soát ô nhiễm tùy thuộc chủ yếu vào việc hạn chế số lượng quyền phát thải được phép lưu hành. Bởi vì các đối tượng gây ô nhiễm chắc chắn sẽ muốn có được càng nhiều quyền càng tốt trong lần phát hành đầu tiên, bước đầu tiên nhất của chương trình là bước có khả năng gây nhiều tranh cãi nhất: phải áp dụng công thức nào đây để phân bổ quyền được xả thải. Hầu như bất cứ quy định nào cũng sẽ chứa đựng sự bất bình đẳng. Ví dụ có thể phân chia quyền đồng đều cho tất cả nhà máy xả thải một loại chất thải nào đó. Nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề là các nhà máy lại có quy mô rất khác nhau. Một số nhà máy bột giấy lớn hơn những cơ sở khác cùng loại chẳng hạn, và quy mô trung bình của những nhà máy bột giấy, xét về mặt sản lượng, có thể khác với quy mô trung bình của những nhà máy đóng chai nước giải khát sôđa. Vì thế có lẽ không công bằng khi cấp cho mỗi đối tượng gây ô nhiễm cùng một số giấy phép như nhau. Giấy phép có thể được phân bổ tùy theo mức độ xả thải hiện tại của các đối tượng. Chẳng hạn có thể cấp cho mỗi đối tượng một số giấy phép tương đương với 50% mức xả thải hiện tại. Điều này nghe có vẻ công bằng, nhưng trên thực tế, nó lại có những trở ngại về mặt khuyến khích kinh tế tiềm ẩn bên trong. Quy định như thế không công nhận một thực tế là có một số nhà máy đã tốn công sức làm giảm lượng chất thải của họ. Có thể dễ dàng lập luận rằng các nhà máy đó, những nhà máy mà vì lương tâm hay vì một lý do nào khác đã đầu tư vào việc giảm thải, không nên phải chịu thiệt khi nhận số giấy phép ít ỏi tương ứng với mức độ phát thải thấp của mình. Hướng phân bổ này thành ra có khuynh hướng chỉ ban thưởng cho những nhà máy lề mề giậm chân tại chỗ trong qua khứ mà thôi. Có thể còn tệ hơn như vậy nữa. Nếu các đối tượng gây ô nhiễm tin rằng giấy phép sẽ được phân bổ theo cách này, họ có thể sẽ tăng mức phát chất thải hiện tại, bởi như vậy họ được nhiều giấy phép hơn trong đợt phân bổ ban đầu. Mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó, và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa hiệp nếu muốn phương pháp này được chấp nhận rộng rãi. Cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề này là có nên cấp cho không các quyền xả thải hay không, hay là nên bán thẳng hoặc đấu giá. Về nguyên tắc, điều này không là vấn đề miễn là các giấy phép được phân phối rộng rãi. Những giao dịch buôn bán trên thị trường tiếp theo sau đó sẽ tái phân phối lại chúng tùy theo chi phí giảm ô nhiễm biên tương đối của các đối tượng gây ô nhiễm, bất kể việc phân phối ban đầu như thế nào. Tuy nhiên, việc bán thẳng hoặc đấu giá thì lại chuyển một số giá trị của các quyền ban đầu vào tay cơ quan đấu giá. Điều này rất tốt để các cơ quan quản lý công gây quỹ và dùng những quỹ này để giảm các loại Barry Field & Nancy Olewiler 211
  8. phí hay thuế, nhưng cũng phải nhận thấy rằng sẽ có phản đối chính trị đối với một kế hoạch như vậy. Có thể áp dụng một hệ thống hỗn hợp bằng cách cấp phát miễn phí một số lượng giấy phép nhất định và cho đấu giá thêm một số giấy phép nữa. Hoặc có thể tính một khoản phí nhỏ trên những giấy phép được phân bổ ban đầu. Thiết Lập Các Quy Định Mua Bán Bất cứ một thị trường nào muốn hoạt động hiệu quả cũng cần có quy định rõ ràng quy định ai có thể mua bán và những thủ tục mua bán cần được tuân theo. Hơn nữa, các quy định không nên quá cồng kềnh nặng nề đến mức đối tượng tham gia thị trường không thể phán đoán chính xác tác động của quy định lên việc mua bán của họ ở một mức giá cụ thể nào đó. Điều này cũng hàm ý là các cơ quan quản lý công cộng cần phải “để yên không nhúng tay vào” sau khi đã phân phối quyền phát thải ban đầu. Các cơ quan môi trường thường có khuynh hướng tự nhiên đi ngược lại điều này, muốn theo dõi thị trường sát sao và có lẽ còn muốn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nó nữa. Chẳng hạn cơ quan giám sát có thể muốn có quyền quyết định sau cùng đối với mọi việc mua bán nhằm ngăn chặn bất cứ vụ mua bán nào mà cơ quan này cho là không tốt ở khía cạnh nào đó. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề khó khăn là sự không chắc chắn của người mua và người bán tăng lên, làm tăng mức chi phí giao dịch chung trên thị trường, và cản trở sự lưu thông hữu hiệu của các giấy phép. Một nguyên tắc chung mà các cơ quan quản lý công cộng phải theo là nên đặt ra những quy định đơn giản và rõ ràng rồi để cho việc mua bán tự diễn tiến. Một quy định căn bản cần phải có là nên để ai được tham gia vào thị trường. Thị trường này có nên chỉ giới hạn cho những đối tượng gây ô nhiễm hay không, hay là ai cũng có thể mua bán được? Chẳng hạn những nhóm cổ vũ việc bảo vệ môi trường có được phép mua giấy phép rồi để đó không cho lưu hành để giảm tổng số lượng phát thải không? Phản ứng đầu tiên có thể có là cho rằng những nhóm như vậy cần phải được quyền mua giấy phép, bởi vì đó là bằng chứng cho thấy giá sẵn lòng trả của xã hội để có tổng mức phát thải thấp hơn là lớn hơn giá của giấy phép, là giá được xác định bằng cách cân bằng các chi phí giảm ô nhiễm biên. Kết luận này có lẽ đúng nếu chúng ta đang đề cập đến một nhóm bảo vệ môi trường ở một địa phương hay một vùng mà các thành viên của nhóm hầu như đều nằm trong khu vực mua bán giấy phép phát thải đang bàn, và họ gây quỹ chủ đích là để mua các giấy phép phát thải trong vùng đó. Kết luận này có lẽ không còn đúng nữa nếu những nhóm vận động lớn có tầm cỡ quốc gia lại mua giấy phép trên thị trường chỉ của một vùng nào đó phục vụ mục đích chiến lược hay chính trị, mà điều này không phản ánh giá sẵn lòng trả của người dân sống trong vùng. Tuy nhiên bằng chứng cho thấy điều này chưa xảy ra với bất cứ thị trường TDP đang hoạt động nào. Chất Thải Không Đồng Nhất Giả sử chúng ta đang cố gắng thiết kế một chương trình TDP để kiểm soát tổng lượng khí SO2 thải ra trong một vùng có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau như các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy công nghiệp v.v. nằm rải rác khá rộng khắp vùng. Hình 13-3 thể hiện một lược đồ mô tả tình hình này. Tất cả các điểm xả thải không cùng nằm ở một vị trí xét về vị trí tương đối của chúng đối với hướng gió chính trong vùng hay xét về khoảng cách của chúng tới vùng đông dân cư nhất. Một số điểm ở đầu gió, một số khác lại ở cuối nguồn của khu vực đông dân cư. Chúng ta giả sử rằng chi phí giảm ô nhiễm biên của các điểm xả thải này không giống nhau, và chúng cũng không giống nhau xét về mặt tác động của các chất thải ra đến mức độ SO2 trong môi trường xung quanh trong khu vực có cư dân. Theo ngôn từ kỹ thuật, chúng có các hệ số chuyển tải khác nhau, tức mối liên quan Barry Field & Nancy Olewiler 212
  9. giữa việc xả thải với những thiệt hại gây ra cho vùng đô thị lân cận. Sau khi đã phân phối các giấy phép phát thải, bây giờ chúng ta hãy để thị trường mua bán giấy phép hoạt động. Chừng nào mà số lượng giấy phép lưu hành vẫn được giữ không đổi thì chừng ấy chúng ta còn kiểm soát được tổng lượng phát thải SO2 một cách có hiệu quả. Nhưng nếu chúng ta cho phép mua bán giấy phép thẳng, nghĩa là một đổi một, giữa tất cả các nguồn không kèm theo một điều kiện gì, thiệt hại về môi trường từ tổng số chất thải đó có thể thay đổi. Ví dụ, nếu một nhà máy ở cuối nguồn gió bán một số giấy phép cho một hãng ở đầu nguồn gió thì tổng số giấy phép vẫn như trước nhưng bây giờ số chất thải đầu nguồn gió so với khu dân cư sẽ nhiều hơn và do đó, thiệt hại sẽ nhiều hơn. Điều này thường được gọi là vấn đề điểm nóng ô nhiễm. Vấn đề này cũng giống như vấn đề mà người ta gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn hoặc thuế đồng nhất đối với chất ô nhiễm không đồng nhất. Nếu chương trình chỉ đơn giản cho phép tất cả các đối tượng mua bán trên cơ sở một đổi một như nhau, rất dễ để xảy ra tình trạng là một nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy nào đó có hệ số chuyển tải cao – nghĩa là lượng chất thải do họ xả ra có tác động nặng nề hơn đến chất lượng môi trường xung quanh – lại thu gom được nhiều giấy phép hơn. Một cách để tránh tình trạng này có lẽ là điều chỉnh việc mua bán trên cơ sở tính đến cả các tác động của các nguồn gây ô nhiễm riêng rẽ. Giả sử số chất thải do nguồn B xả ra có tác hại gấp đôi số chất thải do nguồn A thải ra đơn giản bởi vì vị trí của hai nguồn. Khi đó những người điều phối chương trình có thể đặt ra một quy định là nếu B mua giấy phép của A, B phải mua hai giấy phép chỉ để sử dụng một mà thôi. Đây gọi là hệ thống TDP-dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Khi nguồn phát thải là không đồng nhất, hệ thống dựa vào chất lượng môi trường xung quanh là cần thiết để đạt được cân bằng hiệu quả-chi phí. Tuy nhiên kiểu thị trường này hoạt động rất phức tạp. Với nhiều nguồn với nhiều hệ số chuyển tải khác nhau, nhà chức trách phải quyết định cho từng nguồn: bao nhiêu giấy phép mua từ nguồn khác thì được tính là một giấy phép mới. Nếu có 5 nguồn, nhà chức trách chỉ cần đưa ra 10 hệ số giao dịch; nếu có 20 nguồn khác nhau, phải có 190 hệ số.13 Một cách khác để tránh phải giải quyết vấn đề này có thể là sử dụng một hệ thống khoanh vùng tương tự như việc tính thuế chất thải theo vùng mà chúng ta đã đề cập trước đây. Nhà chức trách sẽ chỉ định ra một loạt các vùng như vậy, mỗi vùng bao gồm những nguồn gây ô nhiễm tương đối giống nhau về vị trí và tác động của chất thải đối với chất lượng môi trường xung quanh. Hình 13-3 cho chúng ta thấy 4 vùng như vậy. Nhà chức trách khi đó có thể làm một trong những việc sau: cho phép mua bán giấy phép giữa các công ty trong cùng một vùng, hoặc điều chỉnh tất cả giao dịch giữa các vùng theo hệ thống dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Chẳng hạn, nếu các nguồn ở vùng B có hệ số chuyển tải gấp đôi các nguồn trong vùng C, thì bất cứ nguồn nào của vùng B mua giấy phép từ bất cứ hãng nào ở vùng C cũng sẽ phải mua hai giấy phép để được quyền sử dụng một, và bất cứ nguồn nào ở vùng C cũng sẽ chỉ phải mua nửa giấy phép từ một nguồn ở vùng B là đã có được quyền của cả một giấy phép. 13 Nói chung, nếu có n nguồn, phải có [n(n – 1)]/2 hệ số giao dịch. Rõ ràng là cực kỳ khó thiết lập hệ thống dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Nhà chức trách do đó cần xem xét chính sách tốt thứ nhì, chẳng hạn như hệ thống chia vùng (hoặc các loại chính sách khác). Barry Field & Nancy Olewiler 213
  10. Hình 13-2: Phát thải không đồng nhất và chương trình TDP C A B D ⌧ ⌧ ⌧ ⌧ Hướng ⌧ ⌧⌧ ⌧ gió thường ⌧ ⌧ ⌧ thổi ⌧ ⌧ ⌧ ⌧ ⌧ Vị trí của mỗi nguồn phát thải Mật độ dân số cao nhất Vùng giao dịch giấy phép Chất thải hỗn hợp không đồng nhất gây ra tình huống phức tạp cho chương trình TDP. Nếu có thể giao dịch giấy phép bất cứ nơi nào trong khu vực, sẽ xuất hiện điểm nóng ô nhiễm nếu người nắm giữ giấy phép tập trung ở vùng B, gần và cùng hướng gió đến khu dân cư đông đúc. Hệ thống mua bán giấy phép theo vùng sẽ nhóm các nguồn theo hệ số chuyển tải. Cho phép giao dịch 1 đổi 1 trong từng vùng. Điều này triệt tiêu điểm nóng nhưng làm hệ thống trở nên phức tạp. TDP và vấn đề cạnh tranh Việc cho phép mua bán giấy phép giữa các vùng khác nhau hoặc ngược lại, việc hạn chế mua bán giữa các vùng có tầm quan trọng lớn hơn là khi mới thoạt trông ban đầu. Các chương trình giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng hoạt động thông qua một quá trình mua bán trong đó người bán và người mua quan hệ qua lại với nhau để chuyển quyền sở hữu có giá trị. Thị trường hoạt động tốt nhất khi có sự cạnh tranh đáng kể giữa những người bán với nhau cũng như giữa những người mua với nhau; thị trường hoạt động kém đi rất nhiều nếu có quá ít người mua hay người bán đến mức các áp lực của cạnh tranh quá yếu hoặc hoàn toàn không có. Trong trường hợp có ít kẻ mua người bán, thì một trong số này, hoặc có thể là một nhóm nhỏ trong số này, có thể chi phối thị trường, thông đồng với nhau về giá cả, đặt các mức giá khác nhau cho những đối tượng khác nhau, hay dùng quyền kiểm soát các giấy phép của mình để giành quyền kiểm soát kinh tế trong ngành công nghiệp của mình v.v. Vì thế từ quan điểm cần phải khuyến khích nuôi dưỡng cạnh tranh, chúng ta cần mở rộng vùng mua bán giấy phép ra càng rộng càng tốt, để có được nhiều đối tượng muốn mua bán giấy phép với nhau. Nhưng điều này có thể đi ngược lại với thực tế sinh thái. Trong thực tế có thể có những lý do về khí tượng hay thủy văn đòi hỏi phải hạn chế vùng mua bán trong một vùng địa lý tương đối hẹp. Nếu mục tiêu là kiểm soát lượng khí thải đang ảnh hưởng đến một thành phố nào đó chẳng hạn, chúng ta có thể không muốn các công ty ở đó mua bán giấy phép với các công ty ở thành phố khác. Hoặc nếu mối quan tâm của chúng ta là làm sao kiểm soát được lượng chất thải đang đổ vào một con sông hay hồ nào đó, chúng ta không thể cho phép các nguồn gây ô nhiễm ở gần đó mua bán giấy phép với các nguồn khác nằm bên một nguồn nước hoàn toàn khác. Như thế, vì những lý do về môi trường có lẽ nên hạn chế vùng mua bán giấy phép, trong khi vì những lý do kinh tế chúng ta lại muốn vùng mua bán được quy định thật rộng. Không có một quy tắc vàng nào chỉ ra được chắc chắn cần phải cân đối hai yếu tố này ra sao trong mọi trường hợp. Nhà chức trách chỉ có thể xem xét các trường hợp cụ thể mỗi khi chúng nảy sinh và cân nhắc những khía cạnh riêng biệt của các yếu tố môi trường cũng như những điểm tế nhị về điều kiện cạnh tranh trong các ngành công nghiệp mà thôi. Barry Field & Nancy Olewiler 214
  11. Các chương trình TDP và việc cưỡng chế thực thi Như đã đề cập ở trên, chương trình TDP buộc các nguồn gây ô nhiễm phải giữ mức phát thải không được vượt qua định mức tổng số giấy phép phát thải họ có. Như vậy, cơ quan chủ quản chương trình chủ yếu sẽ phải theo dõi hai mặt sau: số giấy phép mỗi nguồn gây ô nhiễm đang có, và lượng chất thải từ mỗi nguồn này xả ra. Vì đã biết việc phân bổ giấy phép ban đầu, cơ quan này phải có cách nào đó để theo dõi quá trình mua bán giấy phép giữa các thành viên trên thị trường. Thực tế, việc mua bán có thể trở nên rất phức tạp khi có nhiều người mua kẻ bán và nhiều kiểu giao dịch mua bán khác nhau, chẳng hạn như kiểu cho thuê tạm thời hoặc cho thuê theo hợp đồng dài hạn ngoài kiểu chuyển nhượng vĩnh viễn. Bởi vì người mua (hay thuê) giấy phép đương nhiên cảm thấy cần phải cho cơ quan chức năng biết mình đã mua giấy phép và bởi vì mọi vụ mua bán đã bao hàm cả người bán rồi, nên một hệ thống tự báo cáo, cộng với những phương tiện chuyển giao thông tin hiện đại, có lẽ đã đủ để cung cấp những thông tin đáng tin cậy về việc đối tượng nào đang giữ bao nhiêu giấy phép. Cơ quan quản lý chương trình phải có khả năng theo dõi giám sát xem lượng chất thải từ mỗi nguồn gây ô nhiễm có vượt quá số giấy phép đang có hay không. Nếu các giấy phép thể hiện tổng số lượng chất thải xả ra trong một khoảng thời gian nào đó, phải có biện pháp đo lường được lượng chất thải tích lũy từ mỗi nguồn. Yêu cầu này cũng giống như đối với các chính sách khác. Nếu có cơ sở chắc chắn rằng lượng phát thải là khá đồng đều trong suốt năm, nhà chức trách có thể kiểm định lượng chất thải tích lũy bằng cách kiểm tra đột xuất mức độ phát thải. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguồn gây ô nhiễm công nghiệp, lượng chất thải xả ra hàng ngày, hàng tuần, hay theo từng mùa đều có sự khác biệt đáng kể. Vì thế, cần phải có những biện pháp theo dõi giám sát phức tạp hơn. Một khía cạnh tốt của các chương trình TDP là ở chỗ chúng có thể sẽ tạo được động cơ khuyến khích các đối tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính thức. Khi một số nguồn xả ra nhiều chất thải hơn mức giấy phép cho phép, thì những nguồn phát thải này thực tế là đang lừa đảo vì không mua đủ số giấy phép cho mức phát thải của họ. Điều này như thế sẽ làm mức cầu giấy phép xuống thấp hơn mức lẽ ra phải có. Và điều đó có tác động làm giảm giá thị trường của các giấy phép phát thải. Việc này rõ ràng đi ngược lại lợi ích của bất cứ công ty nào đang nắm giữ nhiều giấy phép, và những công ty như vậy sẽ có động cơ giám sát các công ty khác không phát thải gian dối. TDP và khuyến khích Nghiên cứu & Phát triển Trong các chương trước chúng ta đã thấy tiêu chuẩn phát thải không tạo ra động lực khuyến khích cải tiến và tìm ra công nghệ giảm ô nhiễm giá rẻ, trong khi thuế phát thải lại làm được điều này. Về phương diện này, các chương trình TDP cũng tương tự như thuế phát thải, ít ra là trên lý thuyết. Hãy xét một cong ty ở hình 13-3. Giả sử hiện tại đường biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của công ty là MAC1. Mối tờ giấy phép phát thải được bán với giá là p, và chúng ta giả sử rằng dự kiến giá này sẽ không thay đổi. Công ty đã điều chỉnh số giấy phép sao cho hiện giờ đang có E1 giấy phép trong tay. Lượng phát thải do đó cũng là E1 và tổng chi phí giảm ô nhiễm là (a + b). Động cơ khuyến khích thực hiện nghiên cứu và phát triển là tìm ra cách kiểm soát phát thải ít tốn kém hơn, để công ty có thể giảm lượng phát thải và bán đi những giấy phép dư không dùng đến. Sẽ được bao nhiêu nếu chuyển đường chi phí giảm ô nhiễm biên thành MAC2? Với đường MAC2, công ty sẽ phát thải ở mức E2. Tổng chi phí giảm ô nhiễm sẽ là (b + d), nhưng công ty sẽ có thể bán được (E1 – E2) giấy phép với mức doanh thu p(E1 – E2) = (c +d). Barry Field & Nancy Olewiler 215
  12. Lợi ích ròng của R&D là: (Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC1) – (Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC2) + (Doanh thu từ việc bán TDP) = (a + b) – (d + b) + (c + d) = (a + c). Lợi ích ròng này hoàn toàn bằng với tiết kiệm có được của thuế phát thải (xem chương 12). Giá thị trường của giấy phép cũng có vai trò khuyến khích kinh tế giống như một mức thuế phát thải. Nếu không giảm lượng phát thải, các công ty coi như đang bỏ qua một mức thu nhập tăng thêm lẽ ra có thể có được khi bán số giấy phép không dùng đến. Hình 13-3: TDP và thay đổi công nghệ $ MAC1 MAC2 p Giá giấy phép c e a d b E2 E1 TDP tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tiết kiệm chi phí. Người gây ô nhiễm ban đầu có E1 giấy phép sẽ thực hiện R&D để giảm MAC1 xuống MAC2. Với MAC2, người gây ô nhiễm sẽ giảm phát thải xuống E2. Do đó họ sẽ bán số giấy phép thừa với giá p và có được doanh thu là diện tích (c + d), như vậy thu nhập ròng là diện tích (a + c). TÓM TẮT Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ. Có nhiều chương trình được thực hiện ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như chương trình TDP giảm SO2 trong ngành sản xuất điện. Một số nước đang khảo sát thành lập hệ thống mua bán carbon trên toàn thế giới trong khi các công ty đã thực sự mua bán carbon để đón đầu thị trường này. Canada cũng đang xem xét áp dụng TDP cho carbon, nitrogen oxide, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Người ta kỳ vọng phương pháp kiểm soát ô nhiễm này có chi phí thấp hơn so với hệ thống tiêu chuẩn phát thải dựa vào công nghệ hiện hành, và từ khía cạnh chính trị, TDP cũng dễ áp dụng hơn thuế phát thải. Nhưng các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng. Việc thị trường TDP hoạt động như thế nào rõ ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có phát huy tác dụng được hay không. Có cả một loạt những yếu tố quan trọng chi phối: ai sẽ được cấp phát giấy phép lúc ban đầu, mức độ mong muốn giảm thiểu chi phí của họ, mức độ cạnh tranh trên thị trường, các quy định giao dịch mua bán giấy phép do cơ quan quản lý đặt ra, khả năng theo dõi giám sát và cưỡng chế thi hành v.v. Tuy nhiên hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng có lẽ là một ý tưởng đã đến thời điểm chín muồi. Barry Field & Nancy Olewiler 216
  13. Cả hai hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và thuế phát thải đều nhằm chuyển gánh nặng trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm từ các nhà quản lý tập trung sang chính các đối tượng gây ô nhiễm. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng: Các chính sách khuyến khích kinh tế như TDP và thuế không nhằm giao các mục tiêu kiểm soát ô nhiễm cho các đối tượng gây ô nhiễm. Không phải thị trường là nhân tố quyết định mức kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất cho xã hội. Đúng hơn là, chúng là các phương cách khuyến khích cố gắng của chính các đối tượng gây ô nhiễm nhằm tìm ra những cách hiệu quả hơn để đáp ứng mục tiêu giảm thải chung. CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Hệ thống TDP dựa trên chất lượng môi trường xung quanh Vấn đề điểm nóng ô nhiễm Hệ thống TDP dựa trên phát thải Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng Lợi ích từ mua bán giấy phép BÀI TẬP 1. Sử dụng đường MAC trong ví dụ giấy phép phát thải sulphur trong chương này, tính tổng chi phí của các công ty trước khi có giao dịch, sau khi giao dịch 15 giấy phép. Ai có lợi nhiều nhất? Tại sao? 2. Sử dụng đường MAC ở trên, tính chi phí tư nhân và chi phí xã hội của hệ thống TDP trong trường hợp đấu giá giấy phép lúc ban đầu. So sánh kết quả này với kết quả trong câu 1 và giải thích tại sao nếu có sự khác biệt. 3. Hai nguồn gây ô nhiễm có thể kiểm soát việc phát thải thông qua hai hàm giảm ô nhiễm biên như sau: MAC1 = 300 – 10E1 và MAC2 = 90 – 5E2. Giả sử mức ô nhiễm mục tiêu là 30 đơn vị. Chúng ta không biết mức này là hiệu quả xã hội hay không. (a) Tính mức phát thải của mỗi nguồn để đạt hiệu quả-chi phí xã hội. (b) Giải thích áp dụng hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng như thế nào để đạt được mức phát thải mục tiêu. Giả sử ban đầu cấp cho mỗi nguồn 15 giấy phép. Chính phủ cấp giấy phép này miễn phí. Tính xem mỗi nguồn giữ bao nhiêu giấy phép, giá giấy phép, tổng chi phí tư nhân của hệ thống giấy phép sau khi thị trường hoạt động. Chi phí tư nhân của mỗi nguồn thay đổi như thế nào nếu chính phủ bán đấu giá giấy phép lúc ban đầu? 4. Công cụ chính sách nào sau đây tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư R&D nhiều nhất để giảm MAC: tiêu chuẩn cá nhân, thuế phát thải, TDP? Chứng minh bằng đồ thị. Barry Field & Nancy Olewiler 217
  14. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Chính phủ thiết lập hệ thống TDP trao giấy phép cho các nguồn gây ô nhiễm và tạo ra thị trường mua bán giấy phép. Hệ thống này phản ứng với các công ty mới phát thải như thế nào? Các vấn đề gì có thể nảy sinh? Giải thích. 2. Cơ sở nào để tán thành và phản đối việc cho bất cứ ai (ngân hàng, cá nhân, nhóm môi trường, cơ quan nhà nước v.v.) mua và bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng? 3. Có một số khuyến nghị thành lập hệ thống giấy phép chuyển nhượng được cho việc bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ môi trường sống. Hệ thống này sẽ hoạt động như thế nào? Barry Field & Nancy Olewiler 218
  15. CHƯƠNG 14 TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Ba chương vừa qua đã giới thiệu các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát, những chính sách khuyến khích kinh tế như thuế, trợ cấp, và giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Chương này tiến hành phân tích làm nổi bật những điểm khác nhau giữa các chính sách. Trước tiên, dùng ví dụ số học và phương pháp đại số đơn giản tương tự như cách đã sử dụng trong ba chương trước, chúng ta so sánh các giải pháp hiệu quả - chi phí đối với tất cả các chính sách theo các tiêu chí sau: chi phí thực thi cá nhân và xã hội, các động cơ khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới giảm ô nhiễm và các yêu cầu thông tin để thực thi chính sách. Phân tích này sẽ được trình bày rõ trong phần 5, nó giúp cho bạn nhận ra chính sách nào sẽ hoạt động tốt nhất cho từng vấn đề môi trường cụ thể. Phần thứ hai sẽ giới thiệu tính không chắc chắn của dạng hàm chi phí giảm ô nhiễm biên và hàm thiệt hại biên trong mô hình. Tính không chắc chắn có thể cản trở việc đạt tới trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Một tiêu chí khác cho việc chọn lựa giữa các chính sách cũng sẽ được trình bày trong chương này – đó là tối thiểu hóa chi phí xã hội ở tại một mức phát thải không hiệu quả. Cuối cùng, chúng ta kết thúc bằng một thảo luận về các tác động khuyến khích của từng chính sách để làm rõ dạng hàm của đường MAC. SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH Nhắc lại mô hình cơ bản: Chi phí thực thi Giả sử có hai công ty, L và H, có chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau. Thông thường, chất thải được ký hiệu là Ei, với i = L và H. Giả sử công ty L có chi phí giảm ô nhiễm biên thấp chi phí của hơn công ty H. Cả hai công ty đều hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Không có sự bóp méo nào trong nền kinh tế ngoại trừ ô nhiễm từ các công ty. Chúng ta cũng giả thiết chất thải ô nhiễm đang xét là hỗn hợp đồng nhất. MACL = 900 – 15EL MACH = 2000 – 25EH Nếu không có qui định nào đối với việc gây ô nhiễm thì mỗi công ty sẽ có chi phí xử lý ô nhiễm bằng 0. Mức phát thải đối với công ty có mức chi phí giảm ô nhiễm thấp là 60 tấn, còn công ty có chi phí giảm ô nhiễm cao là 80 tấn. Lượng phát thải này được tính bằng cách lần lượt cho từng phương trình trên bằng 0 và giải ra giá trị E. Do vậy, tổng lượng phát thải khi không có qui định là 140 tấn. Hình 14.1 minh họa chi phí giảm ô nhiễm biên của từng nguồn gây ô nhiễm. Giả sử nhà chức trách muốn giảm bớt 40% lượng phát thải. Như vậy lượng phát thải mục tiêu là 84 tấn. Mức phát thải mục tiêu này thể hiện sự cân bằng hiệu quả xã hội, hay đó là dự đoán tốt nhất của các nhà chức trách. Trong phần thảo luận sau, hiệu quả xã hội không quan trọng trong bất kỳ sự thỏa thuận nào. Mỗi chính sách đều có thể đạt được mức phát thải là 84 tấn. Nếu mục tiêu trên là hiệu quả xã hội thì mỗi chính sách cũng có thể làm được như thế. Vậy điểm khác biệt giữa các chính sách là liệu các chính sách này có mang lại hiệu quả chi phí hay không; nghĩa là các chính sách đó có tối thiểu hóa chi phí xã hội hay không khi đạt mức ô nhiễm mục tiêu. Chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề hiệu quả - chi phí trong chương này. Barry Field & Nancy Olewiler 219
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2