ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 2
lượt xem 10
download
Tổng lợi ích ròng đạt được của nhà máy hóa chất và ngành thủy sản được xác định theo từng cách thức phân định tài sản. Nếu ngành thủy sản có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng là (a+b), trong đó của ngành thủy sản là b và của nhà máy hóa chất là a. Nếu nhà máy hóa chất có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng tăng thêm là (e+f), trong đó của nhà máy hóa chất là e và của ngành thủy sản là f. Diện tích (a+b) lớn hơn diện tích...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 2
- Hình 10-3: Lợi ích xã hội ròng đạt được là kết quả của quyền sở hữu $ 800 MAC MD a f 300 b e c d Chất thải hóa học 0 50 80 (tấn mỗi tháng) E* E0 Tổng lợi ích ròng đạt được của nhà máy hóa chất và ngành thủy sản được xác định theo từng cách thức phân định tài sản. Nếu ngành thủy sản có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng là (a+b), trong đó của ngành thủy sản là b và của nhà máy hóa chất là a. Nếu nhà máy hóa chất có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng tăng thêm là (e+f), trong đó của nhà máy hóa chất là e và của ngành thủy sản là f. Diện tích (a+b) lớn hơn diện tích (e+f). Điều đó chứng tỏ tổng lợi ích ròng đạt được không cần thiết phải giống nhau bất chấp ai có quyền sở hữu tài sản. Khi có quyền sở hữu đối với dòng sông, ngành thủy sản nhận được tiền do nhà máy trả bằng diện tích (b+c). Tổng thiệt hại của ngành là c, như vậy lợi ích ròng là diện tích b. Nhà máy hóa chất trả tiền cho ngành thủy sản (b+c), và phải chịu chi phí xử lý là d. Tổng lợi ích ròng của cả hai bên là (a+b). Khi nhà máy hóa chất có quyền sở hữu đối với dòng sông, tổng lợi ích ròng là (e+f). Biểu đồ và các con số trên cho ta thấy (a+b) lớn hơn (e+f). Có phải điều đó luôn luôn đúng hay không? Điều đó phụ thuộc vào cái gì? Câu trả lời là không, nó phụ thuộc vào dạng của hàm MAC và MD. Xã hội có thể có lợi hơn với một cách phân định tài nguyên nào đó so với cách phân định tài nguyên khác, mặc dù phân định tài nguyên nào cũng đạt hiệu quả xã hội. Tóm lại Lợi ích xã hội ròng đạt được phụ thuộc vào ai có quyền sở hữu môi trường. Bảng 10–1: Mặc cả trong những bối cảnh phân định quyền sở hữu khác nhau Quyền sở hữu thuộc về ngành thủy sản: So sánh cân bằng tại E* với tại 0 Thủy sản Nhà máy hóa chất Tổng thiệt hại tại 0 0 – Tổng thiệt hại tại E* c – TAC tại 0 – a+b+c+d TAC tại E* – d Tổng tiền trả cho ngành thủy sản +(b+c) – (b+c) Lợi ích ròng [(b+c) – c] = b (a+b+c) – (b+c) = a Quyền sở hữu thuộc về nhà máy hóa chất: So sánh cân bằng tại E* với 0 Thủy sản Nhà máy hóa chất Tổng thiệt hại tại 0 c+d+e+f – Tổng thiệt hại tại E* c – TAC tại 0 – 0 TAC tại E* – d Tổng tiền trả cho nhà máy hóa chất – (d+e) +(d+e) Lợi ích ròng [(e+d+f) – (d+f) ]=f [(d+e) – d] = e Barry Field & Nancy Olewiler 160
- Ứng dụng quyền sở hữu đối với vấn đề môi trường Hàm ý rộng hơn của ví dụ nêu trên là bằng cách định rõ quyền sở hữu tư nhân (không nhất thiết là quyền sở hữu cá nhân, bởi vì các nhóm người tư nhân có thể có những quyền sở hữu này), chúng ta có thể thiết lập điều kiện mà việc mặc cả sẽ tạo ra mức chất lượng môi trường hiệu quả. Điều này khá hấp dẫn. Mặt mạnh của nó là những người tham gia mặc cả có thể biết nhiều hơn về giá trị tương đối liên quan – như chi phí xử lý và thiệt hại – hơn những người khác, vì vậy hy vọng điểm hiệu quả thực tế có thể đạt được. Và, vì nó là một hệ thống phân quyền, chính quyền trung ương sẽ không ra các quyết định mà nhiều khi các quyết định này chỉ dựa vào các mối quan tâm chính trị thay vì các giá trị kinh tế thực tế liên quan. Ý tưởng như vậy đã khiến một số người đề xuất tập trung tài nguyên môi trường vào sở hữu tư nhân như là một phương tiện để đạt được việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Trong thực tế phương pháp quyền sở hữu này hoạt động như thế nào? Như chúng ta thấy với luật nghĩa vụ pháp lý, nhiều khi trên lý thuyết thì rất tốt nhưng lại không phát huy tác dụng torng thực tế phức tạp. Để phương pháp quyền sở hữu phát huy tác dụng – có nghĩa là giúp chúng ta tiếp cận mức ô nhiễm môi trường hiệu quả xã hội – nhất thiết cần thỏa mãb ba điều kiện. Những điều kiện này được mô tả chi tiết dưới đây: Quyền sở hữu – điều kiện cho hiệu quả xã hội: (1) Quyền sở hữu phải được định rõ, có hiệu lực, và có thể chuyển nhượng. (2) Có hệ thống cạnh tranh tương đối hiệu quả để các bên liên quan gặp gỡ và đàm phán về quyền sở hữu môi trường nên được sử dụng như thế nào. (3) Phải có tập hợp thị trường hoàn chỉnh để chủ sở hữu tư nhân nắm bắt được toàn bộ giá trị xã hội gắn liền với việc sử dụng giá trị tài sản môi trường. Quyền sở hữu phải xác định được một cách rõ ràng, được bên liên quan hiểu rõ, và có hiệu lực. Nếu nhà máy A không thể ngăn chặn nhà máy B làm bất cứ những gì B muốn, phương pháp quyền sở hữu sẽ không phát huy hiệu lực. Nói cách khác, chủ sở hữu phải có khả năng pháp lý và vật chất để ngăn các chủ thể khác xâm phạm tài sản của họ. Chủ sở hữu phải có khả năng bán tài sản cho bất cứ ai muốn mua. Điều này là thực sự quan trọng đối với tài sản môi trường. Nếu chủ sở hữu không thể bán tài sản, điều này sẽ làm suy giảm động cơ bảo tồn sức sản xuất của tài sản trong dài hạn. Nếu không thể chuyển nhượng, chủ tài sản làm suy giảm sức sản xuất lâu dài của tài nguyên không thể bị xử phạt mặc dù giá trị thị trường của tài sản bị giảm. Nhiều nhà kinh tế tranh luận rằng đó là vấn đề trầm trọng ở các nước đang phát triển; bởi vì quyền sở hữu thường bị suy yếu (có nghĩa, chúng không có tất cả các đặc điểm cần thiết như đã nêu ở trên), người ta không có động cơ để duy trì sức sản xuất lâu dài của tài sản. Barry Field & Nancy Olewiler 161
- Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu như là một phương pháp để nội hóa ngoại tác 1. Chi phí giao dịch. Việc sử dụng dòng sông hiệu quả ở ví dụ trên đây phụ thuộc vào việc đàm phán và thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan. Chi phí giao dịch dưới hình thức chi phí đàm phán và chi phí thực hiện cùng với chi phí kiểm soát thỏa thuận có thể là vừa phải trong trường hợp này. Nhưng giả sử có hàng chục ngành sản xuất sử dụng dòng sông làm nơi chứa chất thải – và, thay vì chỉ có một ngành thủy sản, nhiều hộ gia đình và ngành sản xuất khác sử dụng dòng sông cho mục đích sinh hoạt và giải trí. Bây giờ đàm phán phải diễn ra giữa một bên với là hàng chục nhà máy gây ô nhiễm với bên kia là hàng ngàn người. Thật khó tưởng tượng mặc cả có thể xảy ra như thế nào. Chi phí giao dịch sẽ rất cao. 2. Tự do tiếp cận và “ăn theo”. Chất lượng nước sông là hàng hóa công đối với tất cả những người liên quan. Tại sao tôi lại phải trả tiền để cải thiện chất lượng nước trong khi hàng xóm lại hưởng lợi mà không phải trả gì cả? Vấn đề “ăn theo” thực sự làm mất cơ hội đạt được cân bằng hiệu quả xã hội, điểm mà chúng ta có thể đạt được thông qua phân định quyền sở hữu và thương lượng. Nếu hàng hóa môi trường càng mang tính chất công cộng nhiều thì phương pháp phân quyền càng có ít cơ may phát huy hiệu lực. Trường hợp đặc biệt nhất là khi chúng ta thưởng ngoạn tài nguyên môi trường tự do tiếp cận. Không thể xác định quyền sở hữu tư nhân cho tài nguyên tự do tiếp cận bởi vì chúng không có tính loại trừ. Bất cứ ai cũng có thể tiếp cận. 3. Chủ sở hữu tài sản không có khả năng nắm bắt được giá trị xã hội. Ngay cả trong những trường hợp xác định được quyền sở hữu tư nhân, tiến trình phải diễn ra như thế nào để chủ sở hữu có thể nắm bắt được giá trị xã hội đầy đủ của tài nguyên theo cách sử dụng tốt nhất. Giả sử một người sở hữu một hòn đảo trong Ba ngàn hòn đảo ở Hồ Huron. Có hai cách sử dụng: xây dựng khách sạn hoặc để hòn đảo hoang vu. Nếu người đó xây dựng khách sạn, anh ta sẽ có dòng tiền trực tiếp bởi vì thị trường du lịch phát triển mạnh ở khu vực này của thế giới và anh ta có thể hy vọng khách tham quan tìm thấy khách sạn của mình và trả tiền cho dịch vụ. Nhưng không có thị trường tương đương cho dịch vụ thiên nhiên hoang dã. Giá trị của hòn đảo như là một khu hoang dã có thể lớn hơn nhiều so với giá trị của nó như là một nơi tham quan, đo lường bằng tổng giá sẵn lòng trả của tất cả mọi người trên thế giới. Nhưng không có cách nào để họ có thể thể hiện giá trị đó; không có thị trường đối với thiên nhiên hoang dã như thị trường du lịch mà họ có thể đặt giá cho khách du lịch đến tham quan. Anh ta có thể cho rằng một tổ chức bảo tồn thiên nhiên có thể mua toàn bộ hòn đảo nếu giá trị của nó như là khu bảo tồn lớn hơn giá trị của nó như là một nơi tham quan. Nhưng tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoạt động dựa vào sự đóng góp tự nguyện, và thực chất những hòn đảo và những vùng đất khác là hàng hóa công cộng. Như chúng ta đã thảo luận trước đây, khi có liên quan đến hàng hóa công cộng, đóng góp tự nguyện để duy trì hàng hóa đó thường ít hơn nhiều so với giá trị thực của nó, vì vấn đề “ăn theo”. Kết quả cuối cùng là khi anh ta, người chủ tài sản hy vọng thu được toàn bộ giá trị tiền tệ của đảo như là một nơi tham quan, không thể thu được toàn bộ giá trị xã hội của nó nếu anh giữ nó như là khu bảo tồn. Ví dụ này là dạng địa phương của một vấn đề lớn hơn có ý nghĩa toàn cầu. Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến đa dạng sinh học và quỹ gen quý hiếm của hàng triệu loài động thực vật trên thế giới. Một phần lớn những loài này sống ở các nước đang phát triển. Nhưng ở những quốc gia này, áp lực phát triển dẫn đến việc khai Barry Field & Nancy Olewiler 162
- thác đất và phá hủy môi trường sống diễn ra ở tốc độ cao. Khi chủ đất ở các quốc gia này xem xét các chọn lựa, họ đánh giá giá trị của đất theo các cách sử dụng khác nhau. Không may, hiện tại không có cách nào nắm bắt được giá trị của đất như là môi trường sống cho các loài. Không tồn tại thị trường kinh tế để bán các dịch vụ này; nếu chúng thực sự tồn tại, chủ đất có thể thu được lợi ích cá nhân từ việc không phát triển đất hoặc sử dụng đất theo cách bảo tồn giống loài. Trong hoàn cảnh này cơ quan quản lý công có thể tạo ra cầu cho thị trường. Có thể thực hiện bằng cách trả tiền cho chủ đất một khoản bằng giá trị sinh thái của đất, nếu như những giá trị sinh thái này không bị các chủ đất làm suy giảm. Tất nhiên, sẽ gặp muôn vàn khó khăn trong việc đo lường giá trị sinh thái này với một mức độ chính xác nào đó, cũng như trong việc tìm nguồn tài trợ để trả cho những dịch vụ này. Nhưng nếu không có thị trường như vậy hoặc các thể chế tương tự thị trường, thể chế quyền sở hữu tư nhân không thể cho phép xã hội đạt được lượng bảo tồn và chất lượng môi trường hiệu quả. THUYẾT PHỤC ĐẠO ĐỨC Thuyết phục đạo đức đề cập những chương trình thuyết phục khuyến khích ý thức của con người về giá trị tinh thần hoặc bổn phận công dân để người đó tự giác không làm những việc gây suy thoái môi trường. Trường hợp kinh điển là sự thành công của áp lực công cộng đối với việc thải rác. Bên cạnh những hình phạ, các chương trình chống thải rác không dựa vào đe dọa hình phạt mà dựa phần lớn vào việc kêu gọi ý thức của mọi người về đạo đức công dân. Trong những ngày đầu thực hiện phương pháp tái chế chất thải, cộng đồng thường dựa vào các nỗ lực tự nguyện nhằm kêu gọi thói quen tốt của công dân. Trong một số trường hợp, những nỗ lực đó thành công, trong nhiều trường hợp bị thất bại thảm hại. Ngày nay chúng ta chuyển theo hướng các chương trình tái chế bắt buộc, tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc nhiều vào việc thuyết phục đạo đức để có được tỷ lệ tuân thủ cao. Kêu gọi hành vi tốt của công dân có thể là chính sách công có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp thải rác mà những người vi phạm thường phân tán trong dân cư làm cho việc giám sát và phát hiện vi phạm là không thực tế. Ưu điểm của thuyết phục đạo đức là nó có thể có ảnh hưởng lan tỏa. Trong khi thuế phát thải đối với một chất thải nào đó không có ảnh hưởng đến việc phát thải các chất khác, kêu gọi thói quen tốt công dân có thể có ảnh hưởng phụ đến các tình huống khác. Thói quen tốt của công dân từ cảm nhận tốt về việc không thải rác (khi mà việc không thải rác rất dễ đánh lừa người khác) có thể nhân rộng cho các trường hợp khác khi mà công dân đó có thể trốn chạy sau khi gây ra những hành vi xâm hại môi trường. Những người có ý thức cộng đồng về môi trường ít khi bỏ dầu nhờn ô tô đã sử dụng hoặc các hộp sơn còn dư vào rác thải gia đình, hoặc tắt thiết bị hạn chế ô nhiễm không khí của xe hơi để tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là phương pháp chính sách chủ yếu lại có vấn đề. Từ giác độ đạo đức, không phải tất cả mọi người đều có trách nhiệm như nhau. Một số người sẽ có phản ứng với những tranh luận về đạo đức, một số ngưòi khác lại không phản ứng gì. Vì vậy, gánh nặng chính sách sẽ đè lên những người nhạy cảm về đạo đực hơn, những người ít nhạy cảm về đạo đức sẽ “ăn theo” những người khác, hưởng lợi từ sự cẩn thận về đạo đức của người khác và chối bỏ sự chia sẻ trách nhiệm công bằng. Điều Barry Field & Nancy Olewiler 163
- này tệ hại ở chỗ nó có tác động lâu dài. Nếu những người nhạy cảm đạo đức phải đương đầu với những cảnh tượng “ăn theo” tràn lan về đạo đức, điều này có thể làm xói mòn mức độ chung về trách nhiệm và đạo đức công dân trong lâu dài. Vì vậy mặc dù có hiệu lực trong ngắn hạn, kêu gọi sự đáp ứng nhiệt tình về đạo đức của con người có thể có ảnh hưởng ngược lại trong dài hạn. Điều này tương tự như việc người dân sẽ không còn tin tưởng khi khi luật môi trường mới tiếp tục được ghi vào sách nhưng không được thực thi. Thói quen đạo đức tốt chính bản thân nó là một phần thưởng, nếu những người khác biết được điều đó thì tốt hơn. Khuyến khích tinh thần sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm ô nhiễm khi sẵn có thông tin về mức ô nhiễm và sự thay đổi của nó. Vì vậy, như là phần bổ sung cho các chương trình vận động về môi trường, những nỗ lực đo lường và công bố mức thải cũng như những nỗ lực giảm thải là một phần bổ trợ quan trọng. Những yếu tố này là lý do của những nỗ lực gần đây của các nhóm môi trường ở Canada và Hoa kỳ để phát triển bộ luật đạo đức chống ô nhiễm mà các công ty có thể đăng ký tự nguyện. Canada cũng có kiểm kê quốc gia hàng năm về chất thải ô nhiễm (NPRI) cung cấp những thông tin chung về xả thải và sự phát tán chất thải của khoảng 240 hợp chất độc hại từ các nguồn thải cá nhân và công cộng. Việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là một công cụ trong quản lý môi trường cũng dễ bị chỉ trích. Trong thời đại mà các đoàn thể xã hội càng nhiều và mức độ phá hoại môi trường cao, những nhà hoạch định chính sách cứng rắn bị lôi kéo bởi các chính sách môi trường mạnh mẽ. Đó có thể là một sai lầm. Rõ ràng là chúng ta không thể phụ thuộc nặng nề vào công cụ thuyết phục đạo đức để đạt được mức giảm có ý nghĩa về ô nhiễm không khí ở khu vực hành lang Windsor-Montreal, hoặc giảm mức sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nhưng trong việc tìm kiếm những chính sách công mới có hiệu lực để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể, có lẽ chúng ta đã đánh giá thấp sự vai trò của đạo đức xã hội và ý thức công dân. Nền tảng đạo đức xã hội thuận lợi cho phép ban hành những chính sách mới và việc quản lý và thực thi các chính sách đó trở nên dễ dàng hơn. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của các chính trị gia và những người hoạch định chính sách cho việc thực hiện những chương trình làm lành mạnh môi trường đạo đức thay vì làm xói mòn nó. PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: HÀNG HÓA XANH Mỗi khi quyền sở hữu được thiết lập rõ ràng, nghĩa là chúng hạn chế lượng ô nhiễm hoặc định rõ được mức độ chất lượng môi trường, thị trường mới sẽ xuất hiện để cung cấp hàng hóa chất lượng môi trường. Người tiêu dùng có thể sẵn lòng trả cho hàng hóa đem lại cho họ cùng một mức độ hài lòng như nhau nhưng ít gây thiệt hại môi trường trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng. Nếu nhà máy có thể sản xuất được những hàng hóa như vậy thì thị trường “hàng hóa xanh” có thể xuất hiện. Ở Canada hiện nay một số hàng hóa xanh đang được bán. Ví dụ, chúng bao gồm hàng gia dụng như bột giặt không có photphat, ắc quy không có thủy ngân, giấy được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, và các thiết bị như tủ lạnh và lò sưởi tiết kiệm năng lượng. Cũng có thể có đầu vào xanh cho quá trình sản xuất. Hàng hóa xanh giảm ô nhiễm như thế nào? Barry Field & Nancy Olewiler 164
- Hình 10-4: Chi phí xã hội biên của hàng hóa xanh so với hàng hóa ô nhiễm $ SS SP SS SP $ P0 P1 D0 D D1 0 0 Q1 Q2 (a) Khối lượng giấy được sản xuất sử (b) Khối lượng giấy được sản xuất sử dụng nguyên liệu nguyên sinh dụng nguyên liệu tái chế Xem xét Hình 10-4. Biểu đồ (a) thể hiện thị trường sản phẩm giấy được sản xuất bằng nguyên liệu nguyên sinh và Biểu đồ (b) minh họa thị trường sản phẩm giấy sản xuất từ nguyên liệu tái chế. Chúng ta giả định rằng nguyên liệu tái chế làm cho quá trình sản xuất ít gây ô nhiễm hơn so với nguyên liệu nguyên sinh. Mỗi biểu đồ minh họa hai đường cung: SP thể hiện chi phí sản xuất tư nhân biên; SS chi phí xã hội biên (là tổng chi phí tư nhân biên và chi phí ngoại tác biên, như chúng ta đã thấy ở Chương 4). Mức độ ô nhiễm của hai loại sản phẩm được thể hiện bởi chi phí xã hội biên cao hơn đối với giấy được sản xuất bằng nguyên liệu nguyên sinh. Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung thêm các đường cầu. Giả sử, lúc đầu thị trường chỉ cung cấp giấy được sản xuất bởi quy trình gây ô nhiễm cao. Như thể hiện ở Biểu đồ (a) với đường cầu D0, giá cả cân bằng thị trường là P0 và khối lượng sản phẩm là Q0. Bây giờ người sản xuất giấy ít gây ô nhiễm hơn tham gia thị trường. Nếu người tiêu dùng cảm thấy rằng giấy tái chế là hàng thay thế tốt cho giấy thông thường, sẽ có cầu cho giấy tái chế. Nếu hai hàng hóa là hàng hóa thay thế, cầu về giấy gây ô nhiễm nhiều hơn sẽ dịch chuyển sang trái khi giấy tái chế được giới thiệu ra thị trường. Cân bằng thị trường mới được thiết lập với mức sản xuất giấy thông thường thấp hơn (Q1) và được bán với mức giá thấp hơn (P1). Sẽ có cầu về giấy tái chế. Nếu người tiêu dùng càng muốn thay thế giấy tái chế cho giấy thông thường, đường cầu ở Biểu đồ (a) càng dịch chuyển sang trái. Mức dịch chuyển phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, chi phí sản xuất tư nhân biên v.v. Nếu giấy tái chế chiếm lĩnh một phần thị trường thì ô nhiễm sẽ giảm xuống. Điều này xảy ra vì đường chi phí giảm ô nhiễm biên dịch chuyển xuống phía dưới. Tại sao? Xem lại cách thức xác định chi phí giảm ô nhiễm biên gộp (MAC) trong Chương 5. Thay vì chỉ có một phương pháp sản xuất với lượng ô nhiễm nhiều cho mỗi đơn vị sản phẩm, bây giờ chúng ta có sản phẩm giấy được sản xuất bởi hai loại nhà máy: một loại với mức thải thấp hơn nhiều trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu khối lượng sản phẩm giấy không thay đổi, tổng ô nhiễm chắc chắn phải giảm. Biểu đồ 10-5 thể hiện điều này, với MAC1 là chi phí giảm ô nhiễm biên gộp của chỉ gồm những nhà cung cấp gây ô nhiễm cao và MAC2 là đường chi phí biên mới khi có những nhà cung cấp có cường độ ô nhiễm bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn. Chúng ta thấy rằng mức ô nhiễm giảm từ E1 xuống E2. Điều này có nghĩa bất kể đường thiệt hại biên nằm ở vị trí nào, ô nhiễm là thấp hơn thậm chí ngay khi Barry Field & Nancy Olewiler 165
- không có chính sách của nhà nước thiết kế để đạt mức phát thải hiệu quả. Chú ý rằng đường thiệt hại biên không dịch chuyển, bởi vì mối quan hệ giữa mỗi đơn vị phát thải và thiệt hại môi trường không thay đổi. Hình 10-5: Hàng hóa xanh ảnh hưởng chi phí xử lý biên như thế nào $ MAC1 MD MAC2 0 E2 E1 Lượng phát thải (tấn mỗi năm) Hàng hóa xanh gây ô nhiễm ít hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm so với hàng hóa có cường độ ô nhiễm cao. Sử dụng hàng hóa xanh sẽ làm cho đường MAC dịch chuyển từ MAC1 sang MAC2. Thậm chí khi không có chính sách môi trường, sự thay thế này sẽ làm giảm phát thải từ E1 xuống E2. Một nền kinh tế có tỷ lệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh cao hơn sẽ có ít ô nhiễm hơn nền kinh tế sử dụng hàng hóa có cường độ ô nhiễm cao. Tất nhiên chính phủ có thể khuyến khích sản xuất sản phẩm xanh. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này nhiều hơn ở Chương 12. Điểm chính ở đây là thậm chí ngay khi không có can thiệp của chính phủ, nếu tồn tại cầu cho sản phẩm xanh và có công nghệ cần thiết, chất lượng môi trường sẽ cao hơn nếu những hàng hóa này được sản xuất và tiêu dùng. Tóm lại: Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh giảm cường độ ô nhiễm trong hàng hóa của nền kinh tế (làm đường MAC dịch chuyển xuống dưới), và dẫn đến mức chất lượng môi trường cao hơn. Barry Field & Nancy Olewiler 166
- TÓM TẮT Trong chương này, chúng ta đã khảo sát những ví dụ về cách tiếp cận phi tập trung để cải thiện chất lượng môi trường. Cách tiếp cận đầu tiên dựa vào quy định về nghĩa vụ pháp lý, yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên lý thuyết, những áp lực của nghĩa vụ pháp lý có thể làm cho người gây ô nhiễm tiềm năng nội hóa chi phí ngoại tác. Bằng cách cân nhắc khoản bồi thường và chi phí xử lý, chủ thể gây ô nhiễm có thể đạt tới mức phát thải hiệu quả. Trong khi học thuyết về nghĩa vụ pháp lý có thể hoạt động tốt trong những trường hợp ô nhiễm đơn giản có ít người liên quan và có quan hệ nhân quả rõ ràng, chúng dường như không hoạt động với những vấn đề môi trường lớn hơn, phức tạp về mặt kỹ thuật của xã hội hiện đại. Cách tiếp cận thứ hai phụ thuộc vào thể chế quyền sở hữu tư nhân. Nhìn từ giác độ này, ngoại tác môi trường là vấn đề chỉ vì quyền sở hữu môi trường thường không được quy định rõ ràng. Bằng cách thiết lập quyền sở hữu rõ ràng, chủ sở hữu và những người khác muốn sử dụng tài sản môi trường cho các mục đích khác nhau có thể đàm phán thỏa thuận để cân bằng chi phí của các phương án khác nhau. Chính vì vậy thỏa thuận giữa các bên có thể trên lý thuyết đem lại mức phát thải hiệu quả. Nhưng vấn đề chi phí giao dịch, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hàng hóa công hoặc khía cạnh tiếp cận tự do của chất lượng môi trường, và sự thiếu vắng thị trường dịch vụ môi trường đã cản trở cách thức dựa vào thể chế quyền sở hữu truyền thống để giải quyết các vấn đề chất lượng môi trường. Ở Chương 13, chúng ta sẽ thấy rằng một số biến thể mới của phương pháp dựa vào quyền sở hữu có thể có triển vọng áp dụng rất to lớn. Cách tiếp cận thứ ba là thuyết phục đạo đức, có thể hữu ích khi không thể đo lường được lượng phát thải từ các nguồn cụ thể. Chúng ta cũng đã thảo luận vấn đề “ăn theo”, cũng như thảo luận vấn đề công khai như là một phương tiện khuyến khích hành vi đạo đức trong những vấn đề môi trường. Cuối cùng, chúng ta khảo sát việc khu vực kinh tế tư nhân tham gia sản xuất hàng hóa xanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm có cường độ ô nhiễm ít. Tỷ lệ hàng hóa xanh càng lớn trong tổng sản lượng của nền kinh tế, thì mức thải càng thấp và chất lượng môi trường càng cao. BÀI TẬP 1. Với ví dụ minh họa ở Hình 10-1, hãy chứng minh rằng cân bằng hiệu quả xã hội tối thiểu hóa tổng số tiền chi trả của nhà máy hóa chất (tiền bồi thường cho ngành đánh bắt cá hồi cộng chi phí giảm ô nhiễm) so với bất cứ mức thải nào khác. 2. Giả sử hàm MD trong ví dụ về nhà máy hóa chất và ngành thủy sản là MD = 8E. Tính mức cân bằng hiệu quả xã hội và xác định liệu việc phân định quyền sở hữu dòng sông cho nhà máy hay ngành thủy sản có tối đa hóa tổng lợi ích ròng sau khi các bên mặc cả đạt được giải pháp hiệu quả xã hội. Hãy giải thích theo trực giác tại sao điều này lại khác với ví dụ ở trong chương. 3. Giải thích và minh họa bằng đồ thị mức độ thay thế giữa hàng hóa xanh và hàng có cường độ ô nhiễm cao ảnh hưởng mức độ chất lượng môi trường. Barry Field & Nancy Olewiler 167
- 4. Phân định trách nhiệm thiệt hại môi trường và phân định quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường cả hai đều dẫn đến một cân bằng hiệu quả xã hội (giả định không có chi phí giao dịch). Lợi ích ròng tăng lên cho mỗi bên có giống nhau không? Hãy chứng minh bằng đồ thị hoặc phương pháp đại số. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Trong trường hợp chất gây ô nhiễm có ảnh hưởng không rõ ràng đối với con người, tòa án có thể buộc bên bị thiệt hại chịu trách nhiễm dẫn chứng là họ bị tổn hại hoặc buộc bên gây ô nhiễm chịu trách nhiễm dẫn chứng chỉ rõ rằng chất gây ô nhiễm là vô hại. Điều này sẽ làm cho hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý hoạt động khác nhau như thế nào? 2. Tai nạn do xe tải chở chất thải độc hại gây nên đã trở nên khá phổ biến. Giả sử thủ phạm bị quy trách nhiệm bồi thường một khoản bằng thiệt hại bình quân của tất cả các tai nạn như vậy. Điều này có làm cho các công ty xe tải phòng ngừa hiệu quả những tai nạn như vậy không? Tại sao tiền bồi thường sau thỏa thuận (side payments) giữa các bên trong tiến trình thỏa thuận có thể đạt hiệu quả xã hội? (Side payment là khoản chuyển nhượng từ một bên cho bên kia sau khi cân bằng đạt được thông qua thương lượng). Barry Field & Nancy Olewiler 168
- CHƯƠNG 11 TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn4 là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát (command and control - CAC). Phương pháp CAC đối với chính sách công là phương pháp mà theo đó để có được những hành vi mong muốn từ giác độ xã hội, các nhà chính trị chỉ cần quy định các hành vi đó trong luật và sử dụng bộ máy thực thi cần thiết – toà án, công an, hình phạt – để buộc mọi người tuân theo luật. Đối với chính sách môi trường, phương pháp CAC dựa vào nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Nhìn chung, tiêu chuẩn đơn giản chỉ là một mức kết quả quy định trong luật. Giới hạn tốc độ là một hình thức cổ điển của tiêu chuẩn, nó quy định tốc độ tối đa mà lái xe có thể chạy. Tiêu chuẩn phát thải là mức thải tối đa được pháp luật cho phép. Tinh thần của tiêu chuẩn là: nếu như không muốn người ta làm điều gì đó, cách đơn giản là thông qua đạo luật làm cho điều đó trở thành bất hợp pháp, và yêu cầu cơ quan chức năng thi hành luật. Hình 11–1 thể hiện chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên cho trường hợp phát thải khí cácbon mônôxit từ nhà máy tái chế nhựa đường sử dụng trong ngành xây dựng đường xá5. Đơn vị đo lường phát thải là kg mỗi tháng. Cho biết đường MAC và MD như sau MD = 10E MAC = 600 – 5E Nhà quản lý tìm cân bằng tối ưu xã hội tại điểm MD = MAC và xác định được mức phát thải hiệu quả xã hội là E*. Đây là mức phát thải tối thiểu hóa tổng chi phí giảm thải và chi phí thiệt hại đồng thời tối đa hóa lợi ích xã hội ròng. Với những phương trình trên, E* = 40 kg mỗi tháng. Trước khi tiêu chuẩn được áp dụng, nhà máy thải ở mức MAC = 0. Giải phương trình MAC = 0 cho kết quả E0 = 40 kg mỗi tháng. Để đạt được E* cơ quan chức năng phải đặt tiêu chuẩn 40 kg mỗi tháng. Mức tiêu chuẩn này là giới hạn trên quy định đối với nhà máy. Nếu nhà mày vượt quá mức thải này và bị phát hiện thì bị phạt tiền hoặc chịu các hình phạt khác. Giả sử nhà máy giảm thải theo tiêu chuẩn quy định, thì tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) bằng diện tích phía dưới đường MAC giới hạn bởi E0 và E*. Một tên gọi khác cho tổng chi phí xử lý này là chi phí thực thi (compliance cost) để đáp ứng tiểu chuẩn. Ví dụ, chi phí thực thi bằng 16.000$ khi nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn. Chú ý rằng tổng thiệt hại tại mức hiệu quả xã hội là 8.000$ mỗi tháng, so với 72.000$ khi không kiểm soát ô nhiễm. Lợi ích của tiêu chuẩn là chênh lệch giữa tổng thiệt hại khi không có tiêu chuẩn (72.000$) và tổng thiệt hại khi có tiêu chuẩn (8.000$) trừ tổng chi phí xử lý (16.000$). Lợi ích ròng là 48.000$ mỗi tháng. Tiêu chuẩn môi trường có nhiều ưu điểm trong việc giải quyết vấn đề môi trường. Tiêu chuẩn phải 4 Theo luật BVMT Việt nam “ Tiêu chuẩn là những tiêu chuẩn, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” (Giải thích thêm của người dich) 5 Những nhà máy này gọi là nhà máy tái chế nhựa đường di động. Chúng di chuyển dọc đường, sản xuất nhựa đường tái chế tại chỗ. Những chất gây ô nhiễm khác mà chúng thải ra bao gồm chất hữu cơ và bụi. Barry Field & Nancy Olewiler 169
- đơn giản và trực tiếp. đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng. làm cho người ta cảm nhận ô nhiễm môi trường được giảm ngay tức thì. nhất quán với nhận thức đạo đức cho rằng ô nhiễm môi trường là nguy hiểm và bất hợp pháp. phù hợp với hoạt động của hệ thống luật pháp, nghĩa là xác định và ngăn chặn hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên, công cụ tiêu chuẩn có thể phức tạp hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu của nó. Thực ra, một lý do thực tế giải thích sự phổ biến của tiêu chuẩn là nó linh hoạt hơn nhiều khi thực hiện. Ấn tượng về tính chất trực tiếp và tính rõ ràng của tiêu chuẩn trở nên phức tạp hơn nhiều khi chúng ta xem xét sâu hơn. Hình 11-1: Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội $ MD 600 MAC 400 Lượng thải cácbon 0 40 120 mônôxit (kg mỗi tháng) E* E0 Một tiêu chuẩn được xác định tại điểm MAC = MD nhằm xác định tiêu chuẩn hiệu quả xã hội 40 kg cácbon mônôxit mỗi tháng. Tiêu chuẩn đặt ra giới hạn trên của phát thải. Khi tiêu chuẩn được đáp ứng, lợi ích xã hội ròng là chênh lệch giữa tổng thiệt hại tại 120 kg mỗi tháng và 40 kg mỗi tháng trừ tổng chi phí xử lý. Lợi ích ròng bằng 48.000$ mỗi tháng. CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN Có thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất cứ hoạt động nào, nhưng với vấn đề môi trường có ba loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trường xung quanh (ambient); tiêu chuẩn phát thải, và tiêu chuẩn công nghệ. Trong chương 2, nói chất lượng môi trường xung quanh là nói về khía cạnh chất lượng của môi trường xung quanh cuộc sống con người; nó có thể là chất lượng của môi trường không khí quanh một thành phố, hoặc chất lượng nước ở một dòng sông. Một tiêu chuẩn môi trường xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh không được phép vượt quá. Barry Field & Nancy Olewiler 170
- Ví dụ, có thể đặt mức tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho ôxy hòa tan ở một dòng sông là 3 phần triệu (ppm), có nghĩa đây là mức ôxy hòa tan thấp nhất cho phép ở dòng sông. Tất nhiên, không thể cưỡng chế thi hành một cách trực tiếp tiêu chuẩn môi trường xung quanh. Chỉ có thể kiểm soát được những mức phát thải khác nhau cho phép đạt chất lượng môi trường xung quanh. Để đảm bảo mức ôxy hòa tan ở dòng sông không thấp hơn 3 ppm, chúng ta phải biết được lượng phát thải từ các nguồn khác nhau vào dòng sông góp phần làm thay đổi hàm lượng ôxy hòa tan như thế nào và đưa ra những biện pháp để quản lý những nguồn này. Chất lượng môi trường xung quanh được thể hiện bằng hàm lượng/nồng độ bình quân trong một khoảng thời gian. Ví dụ, chất lượng môi trường không khí xung quanh cho SO2 có hai tiêu chí: bình quân hàng năm tối đa là 23 phần tỷ (ppb) và bình quân 24 giờ tối đa là 115 ppb. Tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho cácbon mônôxit từ nhà máy tái chế nhựa đường ở Bristish Columbia là 500 mg/m3 bình quân một giờ. Lý do lấy giá trị trung bình là để phản ánh sự thay đổi theo mùa vụ và theo ngày về điều kiện khí tượng, về chất thải làm thay đổi chất lượng môi trường xung quanh. Bình quân có nghĩa rằng chất lượng môi trường xung quanh trong thời hạn ngắn có thể thấp hơn tiêu chuẩn, miễn là nó không tồn tại quá lâu và miễn là nó đảm bảo cân bằng với thời kỳ chất lượng môi trường xung quanh là tốt hơn tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phát thải Tiêu chuẩn phát thải là mức phát thải từ nguồn gây ô nhiễm không được phép vượt quá. Tiêu chuẩn phát thải có thể xác định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Ví dụ 1. tốc độ thải (ví dụ, kg mỗi giờ) 2. hàm lượng thải (phần triệu nhu cầu ôxy sinh học – hoặc BOD trong nước) 3. tổng khối lượng chất thải (tốc độ phát thải nhân với hàm lượng thải nhân với thời gian) 4. lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu ra (ví dụ khí CO2 thải ra cho mỗi kwh được sản xuất, số gam cácbon mônôxit từ mỗi tấn nhựa đường) 5. lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu vào (ví dụ lượng sulphur của than sử dụng để sản xuất điện) 6. tỷ lệ phần trăm chất gây ô nhiễm được loại bỏ (ví dụ 60% chất thải được loại bỏ trước khi thải). Dòng phát thải liên tục có thể phải chịu tiêu chuẩn tốc độ dòng phát thải “tức thời”; ví dụ tiêu chuẩn giới hạn trên về lượng chất thải mỗi phút hoặc dòng chất thải bình quân trong một khoảng thời gian nhất định. Theo ngôn ngữ quản lý, tiêu chuẩn phát thải là một dạng của tiêu chuẩn hoạt động, bởi vì nó căn cứ vào kết quả mà chủ thể gây ô nhiễm bị kiểm soát cần phải đạt được. Còn có nhiều loại tiêu chuẩn hoạt động khác, ví dụ, tiêu chuẩn nơi làm việc được xác định theo số tai nạn tối đa hoặc mức độ rủi ro mà nhân công tiếp xúc. Yêu cầu nông dân giảm sử dụng một loại thuốc trừ sâu nào đó xuống dưới mức nhất định cũng là một tiêu chuẩn hoạt động, cũng như vậy là trường hợp giới hạn tốc độ trên đường cao tốc. Barry Field & Nancy Olewiler 171
- Tiêu chuẩn môi trường xung quanh so với tiêu chuẩn phát thải Có sự khác biệt quan trọng giữa tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn phát thải. Quy định tiêu chuẩn phát thải ở một mức nào đó không nhất thiết đáp ứng một tập hợp các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh. Thiên nhiên đứng giữa phát thải và chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt hiện tượng khí tượng thủy văn gắn kết chúng lại với nhau. Môi trường vận chuyển chất thải từ nơi phát thải đến các nơi khác thường làm loãng và phát tán chất thải dọc đường vận chuyển. Các tiến trình hóa học làm thay đổi đặc tính vật chất của chất gây ô nhiễm thường xuất hiện ở các trung gian môi trường. Trong một số trường hợp tiến trình này làm giảm chất thải tốt hơn. Chất thải hữu cơ vào sông suối thường chịu tác động của quá trình suy thoái tự nhiên làm phân hủy thành các yếu tố hợp thành. Vì vậy, chất lượng môi trường xung quanh của nước dọc theo dòng sông phụ thuộc vào lượng phát thải cũng như điều kiện thủy học của dòng sông như tốc độ dòng chảy, nhiệt độ, v.v. Đôi khi môi trường biến đổi chất thải thành một chất gì đó gây thiệt hại mạnh hơn. Nghiên cứu để gắn mức phát thải với chất lượng môi trường xung quanh là một phần quan trọng của khoa học môi trường. Mắt xích giữa phát thải và chất lượng môi trường xung quanh có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quyết định của con người. Một trường hợp cổ điển đó là xe ô tô. Trong chương trình ô nhiễm không khí bởi nguồn di động, Canada đã lập tiêu chuẩn phát thải mới cho xe ô tô theo lượng thải cho mỗi kilômét hoạt động. Nhưng vì không có cách để kiểm soát số lượng xe ô tô trên đường hoặc số giờ mỗi xe chạy, người ta đã không kiểm soát được trực tiếp tổng lượng chất gây ô nhiễm không khí và chất lượng môi trường không khí xung quanh. Tiêu chuẩn công nghệ Có rất nhiều tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối cùng, nhưng quy dịnh rõ công nghệ, kỹ thuật, hoặc hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm phải áp dụng. Chúng ta gộp chúng lại với nhau dưới đề mục tiêu chuẩn công nghệ (technology-based standards) – TBS. Yêu cầu xe ô tô phải được trang bị dây an toàn là một tiêu chuẩn công nghệ. Nếu tất cả các đồ điện gia dụng bị bắt buộc phải lắp đặt máy lọc khí để giảm khí SO2 thải ra, đây thực ra cũng là tiêu chuẩn công nghệ, vì loại công nghệ này được cơ quan chức năng trung ương quy định. Loại tiêu chuẩn này cũng bao gồm tiêu chuẩn thiết kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Cũng có hàng loạt tiêu chuẩn sản phẩm chỉ rõ những đặc điểm mà sản phẩm phải có, và tiêu chuẩn đầu vào thì yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm sử dụng đầu vào đáp ứng những điều kiện cụ thể. Tiêu chuẩn công nghệ thường quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (BPT), hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về kinh tế (BATEA). Cũng có thể sử dụng các thuật ngữ khác. BATs là công nghệ tốt nhất có thể, dù có hay không sử dụng thực tế tại thời điểm đó. BPTs thường ngụ ý những công nghệ biết được và có thể áp dụng ngay tức thì. BATEAs cho phép nhìn nhận chi phí xử lý và ảnh hưởng của tiêu chuẩn công nghệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể không có ranh giới giữa tiêu chuẩn hoạt động và tiêu chuẩn công nghệ. Điểm khác biệt cơ bản là: Một tiêu chuẩn hoạt động, như tiêu chuẩn phát thải, quy định một số ràng buộc về tiêu chí hoạt động và cho phép người ta chọn lựa cách thức tốt nhất để đạt được nó. Tiêu chuẩn công nghệ áp đặt những kỹ thuật được sử dụng, như thiết bị hoặc quy trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng. Barry Field & Nancy Olewiler 172
- Kinh tế học về tiêu chuẩn Hiểu được cách thức hoạt động của tiêu chuẩn cho phép chúng ta xác định được chi phí để đạt được cân bằng hiệu quả xã hội khi sử dụng công cụ chính sách này. Chúng ta có thể so sánh tiêu chuẩn với các công cụ chính sách khác sử dụng các tiêu chí đã được phát triển ở Chương 9. Đạt được chất lượng môi trường tốt hơn bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau dường như là đơn giản và rõ ràng. Nhưng tiêu chuẩn là phức tạp hơn nhiều so với so với những gì mà chúng thể hiện. Phần còn lại của chương này chúng ta sẽ thảo luận những phức tạp đó. Thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế Vấn đề đầu tiên là đặt tiêu chuẩn ở đâu. Trong trường hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm theo phương pháp phân quyền – luật nghĩa vụ pháp lý và chế độ quyền tài sản – ít ra cũng tồn tại khả năng theo giả thuyết là sự tác động qua lại giữa những người liên quan sẽ dẫn đến kết quả hiệu quả. Trên lý thuyết, quy định các mức tiêu chuẩn còn rõ ràng hơn. Như chúng ta đã nhắc lại nhiều lần, tiêu chuẩn hiệu quả xã hội sẽ làm cân bằng chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên. Trong thực tế, tiêu chuẩn thường được quy định dựa trên một tập hợp các tiêu chí hẹp hơn. Tiêu chuẩn môi trường bắt nguồn từ tiến trình chính trị/quản lý mà tiến trình này có thể bị ảnh hưởng bởi bất cả các loại quan tâm khác nhau. Ví dụ: Hàm thiệt hại phi tuyến tính Những phương pháp nào đã được sử dụng trong thực tế và chúng quan hệ như thế nào với hiệu quả xã hội? Một phương pháp trong quy định tiêu chuẩn là cố gắng đặt các mức tiêu chuẩn môi trường xung quanh hoặc tiêu chuẩn phát thải chỉ căn cứ vào hàm thiệt hại. Lý do có thể là vì người quản lý không có thông tin về hàm chi phí giảm ô nhiễm biên. Người ta sẽ xem xét hàm thiệt hại để xem có điểm nào mà ở đó thiệt hại biên thay đổi lớn. Hình 11-2 cho thấy một dạng hàm thiệt hại biên khác với hàm tuyến tính mà chúng ta đã sử dụng trong phân tích. Một cách tiếp cận khác là quy định tiêu chuẩn tại điểm không có rủi ro, có nghĩa là tại mức có thể bảo vệ tất cả mọi người khỏi thiệt hại dù nhạy cảm đến đâu đi nữa. Điều đó hàm ý đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng, ký hiệu ET như trong hình 11-2. Nếu đường MAC như trong hình, tiêu chuẩn này không đạt hiệu quả xã hội. Một khó khăn khác là xác định xem liệu có tồn tại một mức ngưỡng không. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học về chất độc và các nhà khoa học khác cho thấy có thể không có mức ngưỡng cho nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, rằng hàm thiệt hại biên dốc lên ngay từ gốc toạ độ. Nếu không tồn tại mức ngưỡng, một chính sách không rủi ro sẽ đòi hòi tất cả các tiêu chuẩn quy định bằng không. Điều này có thể phù hợp với một số chất – một số hợp chất độc hại cao như điôxin chẳng hạn, thiệt hại biên luôn luôn lớn hơn chi phí giảm ô nhiễm biên. Nhưng đối với nhiều chất gây ô nhiễm khác, mức phát thải bằng không là không hiệu quả xã hội và rất khó và không thể đạt được. Vì vậy, có thể quyết định rằng chúng ta có thể chấp nhận một mức thiệt hại nhỏ hợp lý, trong trường hợp này chúng ta có thể đặt tiêu chuẩn tại điểm EL, điểm mà bắt đầu từ đó thiệt hại biên tăng lên rất nhanh. Hoặc nếu hàm thiệt hại giống như ở hình 11-2, vượt quá EMAX đường MD dốc thẳng đứng, một chiến lược tối thiểu hóa rủi ro có thể quy định EMAX là mức thải không bao giờ được vượt quá. Ở đây một lần nữa chúng ta quy định tiêu chuẩn mà không cần quan tâm chi phí xử lý. Ở hình 11- 2, E* gần EL, và EMAX, nhưng không nhất thiết là như vậy trong thực tế. Barry Field & Nancy Olewiler 173
- Hình 11-2: Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính $ MD MAC Phát thải ET EL E * EMAX E0 Hàm thiệt hại biên phi tuyến tính minh họa các mức có thể đặt tiêu chuẩn phát thải khi người quản lý không biết vị trí chính xác của đường MAC. ET đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng tối thiểu không có thiệt hại. EL đặt tiêu chuẩn tại điểm mà MD bắt đầu tăng nhanh. EMAX là giới hạn trên của phát thải; điểm tại đó đướng MD trở thành thẳng đứng. Không có tiêu chuẩn nào là hiệu quả xã hội như E*. Cần chú ý rằng khi quy định các mức tiêu chuẩn trên cơ sở lấy giá trị trung bình qua thời gian, thật sự đã có nhiều cách tiếp cận trung dung. Trong trường hợp này, giá trị trung bình của những giai đoạn ngắn – khi chất lượng môi trường xung quanh là tương đối thấp, được xem như là có thể chấp nhận được miễn là nó diễn ra không quá lâu. Thực chất không nhất thiết phải lắp đặt đủ công nghệ giảm thải để duy trì chất lượng môi trường xung quanh đạt tiêu chuẩn dưới tất cả các điều kiện tự nhiên. Nói cách khác, có sự đánh đổi giữa thiệt hại do chất lượng môi trường suy thoái hiện tại với chất lượng môi trường xung quanh thấp hơn tiêu chuẩn nhưng với chi phí duy trì cao trong mọi điều kiện tự nhiên. Ví dụ này minh họa một số điểm chính về tiêu chuẩn. 1. Đặc tính “chất lượng tất cả hoặc là không”: tiêu chuẩn có thể được đáp ứng hoặc không được đáp ứng. 2. Nếu tiêu chuẩn không được đáp ứng, hàm ý ở đây là nó cần được đáp ứng bất chấp chi phí thực hiện. 3. Nếu tiêu chuẩn được đáp ứng, hàm ý là không cần thiết phải làm tốt hơn mặc dầu chi phí để làm điều đó có thể khá thấp. Tiêu chuẩn đồng bộ Một vấn đề thực tế trong quy định tiêu chuẩn là liệu tiêu chuẩn có nên áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi trường hợp hoặc thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Chúng ta có thể minh họa điều này sử dụng trường hợp tiêu chuẩn không đồng bộ theo không gian. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí ở Hoa Kỳ nhất thiết là tiêu chuẩn quốc gia. Vấn đề với tiêu chuẩn Barry Field & Nancy Olewiler 174
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng
0 p | 320 | 96
-
Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Phụ lục
14 p | 207 | 59
-
Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 4
27 p | 157 | 54
-
Bài giảng môn học Đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy lợi
161 p | 438 | 48
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 1
15 p | 102 | 13
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5
15 p | 168 | 13
-
Bài giảng Khái quát các bước thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược - Lê Hoàng Lan
37 p | 93 | 11
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chương 5 - Nguyễn Quang Hồng
57 p | 81 | 11
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 6
14 p | 98 | 10
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 4
15 p | 70 | 9
-
Đặc điểm lưu vực sông Ba trong vận hành hồ chứa và đánh giá môi trường tích lũy
6 p | 131 | 7
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 3
15 p | 97 | 6
-
Đánh giá ảnh hưởng môi trường từ hoạt động khai thác cát sông Hồng tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
8 p | 11 | 6
-
Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh Khánh Hòa
7 p | 105 | 5
-
Đề cương học phần Môi trường & đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy Lợi
6 p | 69 | 5
-
Đề cương môn học ISO 14000 và kiểm toán môi trường - ĐH Thủy Lợi
6 p | 58 | 5
-
Đề cương học phần Môi trường và đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy Lợi
5 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn