intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 3

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiệt hại biên khác nhau giữa các vùng Nghiên cứu hình 11-3. Hình thể hiện hàm thiệt hại biên của ô nhiễm cácbon mônôxít. Hàm thứ nhất là hàm MD từ hình 11-1, ký hiệu MDU của khu vực thành thị. Hàm thứ hai ký hiệu MDR của khu vực nông thôn. Đường MDU nằm phía trên vì có nhiều người sống ở thành thị nên cùng một lượng phát thải, số người bị ảnh hưởng về sức khỏe sẽ nhiều hơn so với vùng nông thôn. Chúng ta giả dịnh MAC là như nhau cho cả hai vùng và được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 3

  1. quốc gia là các yếu tố tác động đến thiệt hại và chi phí xử lý khác biệt giữa các vùng, cho nên áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ giữa các vùng khác nhau còn có nghĩa là phi hiệu quả nghiêm trọng. Ví dụ: Thiệt hại biên khác nhau giữa các vùng Nghiên cứu hình 11-3. Hình thể hiện hàm thiệt hại biên của ô nhiễm cácbon mônôxít. Hàm thứ nhất là hàm MD từ hình 11-1, ký hiệu MDU của khu vực thành thị. Hàm thứ hai ký hiệu MDR của khu vực nông thôn. Đường MDU nằm phía trên vì có nhiều người sống ở thành thị nên cùng một lượng phát thải, số người bị ảnh hưởng về sức khỏe sẽ nhiều hơn so với vùng nông thôn. Chúng ta giả dịnh MAC là như nhau cho cả hai vùng và được thể hiện bằng đường MAC ở hình 11-3. Vì thiệt hại biên ở thành thị là cao hơn nhiều so với nông thôn nên mức thải cácbon mônôxit hiệu quả cho môi trường xung quanh là thấp hơn ở thành thị so với nông thôn; mức hiệu quả ở nông thôn là ER và ở thành thị là EU. MDR $ MDU 600 MAC 400 200 Mức thải cácbon mônôxit 0 40 60 120 (kg mỗi tháng) EU ER Khi thiệt hại biên khác nhau giữa các vùng, việc quy định các mức tiêu chuẩn sẽ khó khăn. Nếu thiệt hại biên khu vực thành thị khác thiệt hạ biên khu vực nông thôn, tiêu chuẩn đồng bộ sẽ không hiệu quả xã hội. Nếu tiêu chuẩn đặt tại EU thì kiểm soát ô nhiễm ở nông thôn là quá mức; nếu đặt tại ER thì ô nhiễm ở khu vực thành phố kiểm soát không chặt so với mức tối ưu xã hội khi MD = MAC. Quy định tiêu chuẩn cho mỗi vùng sẽ tránh được vấn đề này. Một tiêu chuẩn đồng bộ không thể đồng thời đạt hiệu quả ở cả hai vùng. Cách duy nhất để tránh vấn đề này là quy định tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi vùng. Ta có thể gọi là tiêu chuẩn cá nhân. Tiêu chuẩn cá nhân tạo nên sự đánh đổi về mặt chính sách. Thiết lập chính sách cho những vùng khác nhau có thể tạo ra hiệu quả hơn về mặt ảnh hưởng. Tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều thông tin phục vụ việc quy định và thực hiện tiêu chuẩn. Khi thiệt hại biên của một chất gây ô nhiễm từ những nguồn khác nhau là khác nhau, chúng ta sẽ thấy ô nhiễm được phân tán khác nhau giữa các nguồn hoặc vùng khác nhau vì ô nhiễm không được trộn lẫn đồng bộ. Điều đó có nghĩa nhà quản lý phải phải giám sát chất lượng môi trường xung quanh tại những điểm tiếp nhận khác nhau hoặc trạm quan trắc trong phạm vi của họ. Cân bằng hiệu quả xã hội đòi hỏi MAC = MD cho các điểm tiếp nhận. Ô nhiễm từ mồi nguồn sẽ được chuyển thành mức độ tích tụ ô nhiễm môi trường xung quanh tại các điểm bằng hệ số chuyển tải. Hệ số chuyển tải chuyển chất thải từ nguồn i thành ảnh hưởng chất lượng môi trường ở điểm j, và được quyết định bởi quan hệ khí Barry Field & Nancy Olewiler 175
  2. tượng và đặc tính lý hóa của chất ô nhiễm. Người ta đã phát triển mô hình phát tán ô nhiễm không khí cho một số vùng thành thị quan trọng. Trong thực tế, như đã đề cập ở trên, chất gây ô nhiễm không trộn lẫn đồng bộ làm việc quản lý trở nên khó khăn và tốn kém. Tóm lại: Khi thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi theo vùng, theo ngày, hoặc theo mùa, một tiểu chuẩn đồng bộ sẽ không hiệu quả xã hội. Tiêu chuẩn cá nhân làm cho MAC = MD là hiệu quả xã hội. Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên Đã thảo luận các vần đề về quy định tiêu chuẩn phát thải hiệu quả, chúng ta phải nhớ rằng mức phát thải hiệu quả chính nó được quyết định bởi hàm chi phí giảm ô nhiễm biên tối thiểu. Giả sử chúng ta có chất ô nhiễm được trộn lẫn đồng bộ thải ra từ những nguồn khác nhau. Nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi kiểm soát những nguồn phát thải khác nhau theo sao cho chúng có cùng chi phí giảm ô nhiễm biên. Điều này có nghĩa những nguồn phát thải khác nhau được kiểm soát ở những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào dạng hàm chi phí giảm ô nhiễm biên tại mỗi nguồn phát thải. Đây là cân bằng hiệu quả chi phí - tổng chi phí thực thi để đạt được mục tiêu phát thải được tối thiểu hóa. Với tiêu chuẩn, vấn đề chủ yếu là dường như luôn có xu hướng áp dụng tiêu chuẩn phát thải đồng bộ cho những nguồn khác nhau. Điều này làm cho việc quản lý trở nên đơn giản hơn và gây ấn tượng về bình đẳng với mọi người, vì tất cả đều được đối xử như nhau. Điểm chính là Tiêu chuẩn đồng bộ chỉ hiệu quả-chi phí trong trường hợp hiếm thấy khi tất cả các chủ thể gây ô nhiễm có đường MAC như nhau. Nếu đường MAC cho một chất gây ô nhiễm khác nhau, tiêu chuẩn cá nhân sẽ đạt được hiệu quả-chi phí. Ví dụ: Các hàm chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau giữa các chủ thể gây ô nhiễm Hình 11-4 thể hiện mối quan hệ chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nguồn phát thải khác nhau, mỗi nguồn đều thải cácbon mônôxit (ví dụ từ phần trước). Chủ thể gây ô nhiễm này là H và L. Lượng thải là số kg cácbon mônôxit mỗi tháng. Phương trình của hàm MAC là: MACH = 600 – 5EH MACL = 240 – 2EL Khi giảm lượng phát thải, chi phí xử lý của L tăng chậm hơn so với H. Tại sao lại khác nhau? Họ có thể sản xuất sản phẩm khác nhau sử dụng công nghệ khác nhau. Công nghệ của nhà máy này có thể cũ hơn của nhà máy kia và công nghệ cũ có thể kém linh hoạt hơn, làm cho việc giảm thải tốn nhiều chi phí hơn so với nhà máy có công nghệ mới hơn. Một nhà máy có thể được thiết kế để sử dụng nguồn nguyên vật liệu đầu vào khác với nhà máy kia. Thực chất, điều này phản ánh thực tế. Chúng ta có thể dự đoán chi phía giảm thải giữa các nhóm nhà máy sẽ khác biệt đáng kể mặc dù chúng cùng thải ra một loại chất thải. Giả sử hiện tại không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Mỗi nhà máy thải 120 kg mỗi tháng, như vậy tổng cộng lượng phát thải là 240 kg mỗi tháng. Giả sử cơ quan quản lý muốn giảm tổng lượng thải xuống còn 120 kg mỗi tháng (giảm 50%) bằng cách quy định tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn nên được quy định như thế nào? Phương pháp dường như hiển nhiên mà phần đa các nhà quản lý chọn lựa là áp dụng tiêu chuẩn như nhau cho mỗi nguồn, Barry Field & Nancy Olewiler 176
  3. trong trường hợp này 60 kg mỗi tháng. Tiêu chuẩn này có vẻ bình đẳng, vì đối xử các nguồn như nhau, tất cả đều giảm một tỷ lệ tương ứng với mức thải hiện tại. Tất nhiên vấn đề là các nguồn phát thải lại không giồng nhau về mặt kinh tế, chúng có những hàm chi phí giảm thải biên khác nhau. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn phát thải đồng bộ cho những nguồn khác nhau chúng ta đã vi phạm nguyên tắc cân bằng biên, với một tổng lượng phát thải giảm được ta phải trả nhiều hơn được so với số cần trả. Tiêu chuẩn cá nhân, là tiêu chuẩn làm cho MAC của mỗi chủ thể gây ô nhiễm cân bằng với MD, là hiệu quả chi phí bởi vì chúng thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Chưng minh điều đó như sau: Chứng minh chính sách hiệu quả chi phí tối thiểu hóa tổng chi phí giảm ô nhiễm Trình tự các bước: 1. Tình tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm khi áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60 kg mỗi tháng Tại tiêu chuẩn này MAC của L là 120$/kg và của H là 300$/kg TAC là diện tích phía dưới đường MAC của mỗi chủ thể gây ô nhiễm từ 120 đến 60 kg. TACL = ½ (60 x 12$) = 3600$. TACH = ½ (60 x 300$) = 9000$. Tổng chi phí xử lý của cả hai nhà máy là TACL + TACH = 12600$. Hình 11-4: Hiệu quả chi phí khi đường chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau Tiêu chuẩn đồng bộ $ 600 MACH 500 400 300 MACL b 200 171.5 a 120 100 120 Lượng thải cacbon mônôxit 20 34.3 40 60 80 85.7 100 (kg mỗi tháng) EL EH E0 Tiêu chuẩn đồng bộ đối lập với tiêu chuẩn cá nhân cho hai chủ thể gây ô nhiễm có đường MAC khác nhau. Tiêu chuẩn đồng bộ 60 kg mỗi tháng cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm vi phạm nguyên tắc cân bằng biên vì vậy là không hiệu quả chi phí. Tại mức 60 kg, MACH lớn hơn MACL . Chính sách đảm bảo hiệu quả chi phí quy định tiêu chuẩn cá nhân với mục tiêu thải là 120 kg và MAC của hai chủ thể gây ô nhiễm bằng nhau. Tiêu chuẩn phát thải cá nhân là 40.3 kg mỗi tháng cho L và 85.7 kg mỗi tháng cho H. Chính sách hiệu quả chi phí cho phép đạt cùng một mức thải mục tiêu với chi phí thấp hơn. 2. Tính tổng chi phí xử lý cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm nếu tiêu chuẩn cá nhân được quy định thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Chúng là những tiêu chuẩn cá nhân đạt hiệu quả chi phí. Barry Field & Nancy Olewiler 177
  4. Chúng ta cần làm thêm một số tính toán: Tìm mức thải cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Cách dễ nhất là sử dụng đại số: Nguyên tắc biên đòi hỏi MACs của cả hai chủ thể gây ô nhiễm phải bằng nhau MACH = MACL Thay vào ta có: (1) 600 – 5 EH = 240 – 2EL Tổng lượng thải của cả hai nhà máy phải bằng mức thải mục tiêu (2) EL + EH = 120 kg mỗi tháng Giải hệ phương trình gồm (1) và (2) ta được: EH = 85,7 EL = 34,3 Đó chính là tiêu chuẩn cá nhân cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm Thay EH và EL vào hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi chủ thể gây ô nhiễm ta có MACH =MACL = 171,5$ Bây giờ ta tính TAC cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm TACL = ½ [(120 – 34.3) x 171.5] = 7.348,78$ TACH = ½ [(120 – 85.7) x 171.5] = 2.941,22 Tổng chi phí xử lý của cả hai nhà máy là: 10.290 $ 3. So sánh TAC của trường hợp tiêu chuẩn đồng bộ với tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả chi phí: Tiêu chuẩn đồng bộ TAC = 12.600$ Tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả chi phí TAC = 10.290$ Như vậy tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả chi phí cho phép đạt cùng một mức giảm thải với chi phí thấp hơn. Bài tập: Hãy chứng minh rằng khoản tiết kiệm chi phí trên chính bằng diện tích a+b ở trong hình vẽ. Tóm lại, phần lớn tiêu chuẩn là đồng bộ đối với các nguồn thải khác nhau. Điều này đã có sẵn trong triết lý cơ bản của phương pháp tiêu chuẩn, và nó làm cho nhiều người cho rằng đó là cách thức tiến hành bình đẳng. Phần này minh họa một điểm rất quan trọng: Khi chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau giữa các nguồn, công cụ tiêu chuẩn đồng bộ sẽ dẫn đến giảm thải ít hơn với tổng chi phí thực thi của chương trình được định trước, hoặc tốn nhiều chi phí hơn để đạt được mục tiêu nhất định so với công cụ đạt hiệu quả chi phí thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Barry Field & Nancy Olewiler 178
  5. Sự khác biệt về chi phí giảm ô nhiễm biên giữa các nguồn càng lớn thì kết quả của phương pháp tiêu chuẩn đồng bộ càng tệ hơn. Chúng ta sẽ thấy ở các chương sau rằng sự khác biệt có thể rất lớn. Có thể quy định tiêu chuẩn theo nguyên tắc cân bằng biên được không? Trừ khi luật yêu cầu giảm thải phải đạt tỷ lệ bằng nhau, cơ quan chức năng có thể đặt tiêu chuẩn khác nhau cho những nguồn khác nhau. Để giảm và đạt mức thải là 120 kg mỗi tháng, có thể quy định tiêu chuẩn giảm thải cho L là 34,3 kg và cho H là 85.7 kg. Tuy nhiên khó khăn ở chỗ để thực hiện được điều đó cơ quan chức năng cần phải biết hàm giảm ô nhiễm biên của nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta cần phải nhấn mạnh điểm này. Hầu hết các vấn đề ô nhiễm trong thực tế là do nhiều nguồn gây nên. Như vậy, Để quy định tiêu chuẩn phát thải cá nhân theo nguyên tắc cân bằng biên, nhà quản lý phải biết hàm giảm ô nhiễm biên cho mỗi nguồn ô nhiễm. Các cơ quan chức năng phải tốn rất nhiều công sức dể có được thông tin chất lượng cao về chi phí giảm ô nhiễm biên của những nguồn gây ô nhiễm khác nhau, mà mỗi nguồn lại sản xuất những sản phẩm khác nhau sử dụng những công nghệ và phương pháp khác nhau. Nguồn cung cấp thông tin không ai khác chính là các chủ thể gây ô nhiễm, nhưng không có lý do gì để tin rằng họ sẽ sẵn lòng chia sẻ những thông tin này. Nếu như họ biết, và chắc là họ biết, thông tin được sử dụng để quy định tiêu chuẩn cá nhân họ sẽ có động cơ cho các cơ quan quản lý biết là MAC của họ tăng lên rất nhanh khi giảm phát thải. Vì vậy, các cơ quan chức năng gặp khó khăn thực sự khi muốn quy định tiêu chuẩn cá nhân theo nguồn ô nhiễm. TÁC ĐỘNG KHUYẾN KHÍCH CỦA TIÊU CHUẨN Như đã thảo luận ở Chương 9, một khía cạnh quan trọng của đánh giá chính sách môi trường là xem xét chính sách có tác động khuyến khích gì đối với chủ thể gây ô nhiễm. Có cả tác động ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, câu hỏi là chính sách có khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm giảm thải đến mức hiệu quả theo cách thức hiệu quả chi phí không. Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát dựa vào tiêu chuẩn là yếu kém trên phương diện này. Vấn đề cơ bản ở chỗ tiêu chuẩn có nghĩa là tất cả hoặc không có gì; chúng hoặc được đáp ứng hoặc không. Nếu chúng được đáp ứng thì không có động cơ để người gây ô nhiễm làm tốt hơn tiêu chuẩn, mặc dù chi phí giảm những đơn vị ô nhiễm tiếp theo vẫn còn thấp. Cũng vậy, chủ thể gây ô nhiễm phải đáp ứng tiêu chuẩn (hoặc bị phạt) ngay cả khi chi phí thực thi có thể cao hơn nhiều so với thiệt hại giảm bớt. Tiêu chuẩn cũng không cho phép chủ thể gây ô nhiễm linh hoạt trong quyết định. Điều này đặc biệt đúng đối với tiêu chuẩn công nghệ, quy định quy trình mà chủ thể gây ô nhiễm phải tuân theo, ngay cả khi các quy trình khác có thể có để đạt được mục tiêu ô nhiễm với chi phí thấp hơn. Nếu cơ quan quản lý quy định chi tiết về công nghệ và các bước thực hành mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng để giảm thải, chủ thể gây ô nhiễm có thể không có động cơ sử dụng các công nghệ khác để tự bảo vệ bản thân khỏi bị buộc tội không tuân thủ, thậm chí những phương pháp này có thể ít tốn kém hơn. Thay vì để nhà máy tự sáng tạo ra các phương tiện công nghệ để đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn công nghệ buộc cơ quan chức năng công phải quyết định đúng đắn về công nghệ. Barry Field & Nancy Olewiler 179
  6. Trong dài hạn, một mục tiêu của chính sách kiểm soát ô nhiễm là khuyến khích mạnh mẽ việc tìm kiếm những thay đổi về kỹ thuật và quản lý để đạt được mục tiêu phát thải với chi phí thấp hơn (hoặc đạt mức thải thấp hơn). Theo tiêu chí này, tiêu chuẩn như thế nào? Rất dễ trả lời với tiêu chuẩn công nghệ. Trong trường hợp này sẽ không có khuyến khích để tìm kiếm cách thức rẻ hơn (xem xét tất cả các loại chị phí) để giảm thải. Nếu cơ quan chức năng quy định công nghệ và các bước thực hành cụ thể mà chủ thể gây ô nhiễm hợp pháp sử dụng để giảm thải, không có khuyến khích để tìm kiếm phương pháp tốt hơn. Nhưng tiêu chuẩn phát thải có những khuyến khích gì? Ví dụ dưới đây cho thấy có thể trả lời câu hỏi này bằng cách sử dụng đồ thị. Ví dụ: Khuyến khích đầu tư công nghệ mới của tiêu chuẩn phát thải Hình 11-5 cho thấy chi phí giảm ô nhiễm biên của một nhà máy trong hai trường hợp. MAC1 là chi phí giảm ô nhiễm biên trước khi có cải tiến công nghệ. MAC2 là chi phí giảm ô nhiễm biên mà nhà máy kỳ vọng sau khi đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế hoặc xử lý chất thải tốt hơn. Cụ thể, cho biết MAC1 = 200 – 5E MAC2 = 160 – 4E MD = 5E Nếu không có những quy định về ô nhiễm thì tuyệt đối không có động cơ chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Giả sử bây giờ nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải E1 = 20 tấn mỗi năm (cân bằng hiệu quả xã hội). Với MAC1 thì tổng chi phí thực thi hàng năm của nhà máy là diện tích (a+b) = 1 triệu $ mỗi năm (đơn vị đo lường ở hình 11-5 là 1.000$). Nếu chương trình nghiên cứu và phát triển thành công, MAC1 dịch xuống đường MAC1 và chi phí thực thi là diện tích b = 800.000$ mỗi năm. Chênh lệch 200.000$ mỗi năm là phần chi phí thực thi giảm được và nó cho thấy chức năng khuyến khích thực hiện nghiên cứu và phát triển. Chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo rằng khuyến khích này là không mạnh mẽ bằng bằng các chương trình khuyến khích kinh tế. Tuy vậy, chúng ta có thể nói khuyến khích của tiêu chuẩn phát thải nhiều hơn so với tiêu chuẩn công nghệ. Barry Field & Nancy Olewiler 180
  7. Hình 11-5: Khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới của tiêu chuẩn $ (ngàn) 200 MAC1 MD 160 MAC2 100 e da c b 0 17.78 20 40 E2 E1 Lượng thải (tấn mỗi năm) Tác động khuyến khích của việc áp dụng công nghệ tiết kiệm chi phí là diện tích a nếu nhà quản lý duy trì tiêu chuẩn phát thải tại E1 sau khi áp dụng công nghệ mới giảm MAC1 xuống MAC2. Nếu nhà quản lý thắt chặt tiêu chuẩn tới E2, khuyến khích áp dụng công nghệ mới sẽ nhỏ hơn và bằng diện tích (a-c). Một tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ có thể được đặt ngay từ đầu tại E2. Điều này có thể cho phép chủ thể gây ô nhiễm tiết kiệm chi phí một lượng bằng diện tích (a+d+e) nếu áp dụng công nghệ mới. Lôgíc về việc quy định các mức tiêu chuẩn có thể làm triệt tiêu dần tác động khuyến khích trong ví dụ nêu trên. Giả sử cơ quan chức năng cố gắng quy định tiêu chuẩn gần sát với mức phát thải hiệu quả. Trong hình 11-5, các nhà quản lý dự đoán E1 là hiệu quả trước đổi mới công nghệ. Nhưng công nghệ mới làm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên, và chúng ta biết từ Chương 5 rằng điều này sẽ làm giảm mức phát thải hiệu quả. Giả sử nhà quản lý ước tính với cách nhìn của họ, công nghệ mới là dịch chuyển mức thải hiệu quả đến E2 = 17,78 tấn mỗi năm trong hình 11-5 và bây giờ nhà quản lý thay đổi tiêu chuẩn để phản ánh điều đó. Bây giờ chi phí thực thi của nhà máy là (b+c) = 987.457 $ mỗi năm. Chi phí mà chủ thể gây ô nhiễm tiết kiệm được là (a – c) = 200.000$ - 187.457$ = 12.534$. Chi phí tiết kiệm được là thấp hơn nhiều so với trường hợp tiêu chuẩn ở mức 20 tấn mỗi năm và có thể là không đủ bù đắp chi phí nghiên cứu và phát triển của chủ thể gây ô nhiễm. Chủ thể gây ô nhiễm có thể nghĩ rằng vì nhà quản lý thắt chặt tiêu chuẩn nên với công nghệ mới họ có thể bị thiệt hơn so với công nghệ cũ. Phương pháp quy định tiêu chuẩn trong trường hợp này làm suy yếu khuyến khích việc thay đổi công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Nếu tiêu chuẩn phát thải khuyến khích việc đổi mới công nghệ, có phải là không nên áp đặt tiêu chuẩn chặt chẽ để có thể khuyến khích đổi mới hơn nữa? Ở hình 11-5 nếu tiêu chuẩn được quy định tại E2 =17,78 tấn mỗi năm ngay từ đầu, điều này có nghĩa chi phí tiết kiện được sẽ là (a+d+e) với công nghệ mới chứ không phải chỉ là a như trường hợp tiêu chuẩn quy định tại E1. Phương pháp này có tiêu đề là tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ . Nguyên tắc của ép buộc áp dụng công nghệ là quy định tiêu chuẩn không thực tế với công nghệ hôm nay với hy vọng là ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm sẽ phát minh ra phương pháp mới để đáp ứng tiêu chuẩn với một chi phí hợp lý. “Không thực tế với công nghệ hôm nay” có nghĩa là chi phí quá cao dẫn tới khó khăn về kinh tế. Tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ có cải thiện khuyến khích không? Hãy coi đây như là một bài tập. Barry Field & Nancy Olewiler 181
  8. Nhưng tiêu chuẩn khắt khe hơn cũng tạo nên khuyến khích khác: khuyến khích chủ thể gây ô nhiễm tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng làm chậm trễ ngày mà tiêu chuẩn có thể áp dụng. Chủ thể gây ô nhiễm có thể sử dụng một phần nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển để tác động tới quyền lực chính trị làm chậm trễ việc ban hành tiêu chuẩn khắt khe. Tiêu chuẩn càng khắt khe và ngắn hạn, thì hành động đó càng có khả năng xảy ra hơn. Vì vậy, ép buộc áp dụng công nghệ là một trong những chiến lược không ngụ ý rằng càng chặt chẽ thì càng hiệu lực hơn. Ở mức độ không nhỏ, ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm lại thực hiện các nghiên cứu và phát triển mới về công nghệ kiểm soát ô nhiễm nhiều hơn chính bản thân công nghiệp gây ô nhiễm. Vì vậy kết luận về tác động khuyến khích của chính sách kiểm soát ô nhiễm đối với đổi mới công nghệ có nghĩa là dự báo những chính sách này sẽ đóng góp như thế nào cho năng suất và sự tăng trưởng của công nghiệp kiểm soát ô nhiễm. Tiêu chuẩn công nghệ làm mất tác dụng theo cách lập luận này, bởi vì nó làm mất đi tác động khuyến khích để các nhà quản lý trong ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm phát triển ý tưởng mới. Như chúng ta đã thấy về phương diện này tiêu chuẩn phát thải là tốt hơn. Minh chứng cho điều này là đại diện của ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm thường chấp nhận về mặt chính trị tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn; thực ra họ thấy được vận may của ngành công nghiệp của họ gắn chặt trực tiếp với mức độ khắt khe của tiêu chuẩn phát thải do các cơ quan chức năng quy định. KINH TẾ HỌC VỀ CƯỠNG CHẾ Luật kiểm soát ô nhiễm tiêu biểu kết hợp tiêu chuẩn thường yêu cầu giảm phát thải từ mức hiện hành, hoặc áp dụng những công nghệ kiểm soát ô nhiễm được quy định. Khi chúng ta đánh giá các chính sách này dựa trên kết quả mong đợi, chúng ta thường ngầm giả định rằng các hình phạt nêu trong luật là đủ để có được sự tuân thủ hoàn toàn. Nhưng điều đó không bao giờ đúng. Luật kiểm soát ô nhiễm cũng như các luật khác cần có cưỡng chế, và việc này cần đến nguồn lực. Vì các cơ quan cưỡng chế/thi hành thường làm việc trong điều kiện ngân sách hạn chế, cần nhớ rằng cũng luôn có đủ nguồn lực dành cho việc cưỡng chế để đạt được một mức tuân thủ chấp nhận được. Thực ra, ý niệm “chấp nhận được” là chủ đề còn tranh luận. Ví dụ: Ảnh hưởng của chi phí cưỡng chế/thực thi đến tiêu chuẩn Giống như nhiều vấn đề kinh tế và phân bổ tài nguyên khác, cưỡng chế bao hàm một sự đánh đổi giữa nguồn lực dành cho hoạt động này, là hoạt động có chi phí cơ hội, và lợi ích dưới hình thức mức độ tuân thủ cao hơn. Sự đánh đổi này được thể hiện ở Hình 11-6. MAC và MD là không tuyến tính. Hai đường C1 và C2 là đường gộp cả chi phí giảm ô nhiễm biên và chi phí cưỡng chế biên. Chú ý rằng các đường này bắt đầu tại E1, nằm phía trái của mức thải khi không có kiểm soát ô nhiễm, E0. Khi đặt tiêu chuẩn phát thải tại E*, có thể có một số mức độ tuân thủ tự nguyện – trong trường hợp này từ E0 đến E1. Nhưng để đạt giảm thải vượt quá E1 cần có cưỡng chế dứt khoát. Chúng ta thường nghĩ E* là mức phát thải hiệu quả, nhưng khi có chi phí cưỡng chế điều đó không còn đúng nữa. Với chi phí cưỡng chế cao (đường C1) mức phát thải hiệu quả xã hội là E2. Tại điểm này tổng chi phí giảm thải bằng chi phí cưỡng chế (a+b) và chi phí giảm thải (c+d). Barry Field & Nancy Olewiler 182
  9. Hình 11-6: Kinh tế học về cưỡng chế thực thi chính sách $ MAC C1 C2 MD a e b fc d 0 E* E3 E2 E1 E0 Chất thải Chi phí thực thi, được thể hiện bằng đường C1 và C2, là tổng chi phí giảm ô nhiễm biên cộng với chi phí giám sát và cưỡng chế. Chi phí thực thi càng cao thì tiêu chuẩn càng ít khắt khe. Với chi phí thực thi cao (C1), tiêu chuẩn phát thải là E2. Tổng chi phí giảm ô nhiễm bao gồm chi phí cưỡng chế (a+b) và chi phí xử lý là (c+d). Với chi phí thực thi thấp hơn (C2), tiêu chuẩn là khắt khe hơn tại E3. Công tác cưỡng chế bao gồm nhiều vấn đề: giám sát thiết bị, chuyên môn của nhân viên, hoạt động của hệ thống tòa án v.v. Một trong những yếu tố này thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường tổng chi phí; trong hình 11-6 làm dịch chuyển đến đường C2. Điều này làm thay đổi mức thải hiệu quả đến E3, tại điểm này tổng chi phí giảm ô nhiễm sẽ bao gồm chi phí cưỡng chế (e+b) và chi phí xử lý (f+c+d). Khi xem xét chi phí cưỡng chế, vấn đề được đặt ra là nên quy định tiêu chuẩn như thế nào. Tiêu chuẩn càng chặt chẽ thì chi phí cưỡng chế càng cao vì nó đòi hỏi các nguồn gây ô nhiễm thay đổi nhiều hơn. Có thể đạt được tiêu chuẩn ít khắt khe với chí phí cưỡng chế thấp hơn, vì lý do ngược lại. Cơ quan môi trường thường làm việc với ngân sách hạn chế. Trong một số trường hợp có thể đạt được tổng mức giảm thải lớn hơn sử dụng tiêu chuẩn ít khắt khe và dễ thực thi hơn là sử dụng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi nhiều chi phí giám sát và cưỡng chế. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng tính chất khắt khe của tiêu chuẩn không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chi phí giám sát và cưỡng chế. Một yếu tố quan trọng trong cưỡng chế là quy mô của các hình phạt trong luật. Phần lớn đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường có nêu điều khoản về quy mô hình phạt (hoặc thời hạn tù) có thể áp dụng cho các đối tượng vi phạm nếu họ bị bắt và phát hiện phạm tội. Trong nhiều trường hợp đặc biệt khi luật pháp mới được ban hành, mức phạt thường được quy định quá thấp, thấp hơn cả chi phí xử lý cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn. Trong trường hợp này nhà máy có thể tiết kiệm tiền bằng cách vi phạm. Với hình phạt nhẹ, việc cưỡng chế là rất khó khăn và với hình phạt nặng, việc cưỡng chế sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Nếu nguồn gây ô nhiễm đối mặt với khả năng phải trả tiền phạt cao, họ sẽ có động cơ tuân thủ mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, hình phạt vì không tuân thủ với quy định môi trường của Canada tăng lên đột ngột, và có bằng chứng cho thấy trừng phạt là đủ để khuyến khích tuân thủ theo luật pháp. Barry Field & Nancy Olewiler 183
  10. Tuy nhiên cần phải ghi nhớ các ảnh hưởng nghịch đã thảo luận trước đây: luật pháp đặt mức phạt quá cao sẽ ngăn cản nhà quản lý và tòa án theo đuổi các đối tượng vi phạm một cách mạnh mẽ, bởi vì điều này có thể dẫn đến các trục trặc về kinh tế. Với ngân sách giám sát cưỡng chế hạn chế, nhà chức trách thường phải phụ thuộc vào việc tự giám sát, nghĩa là tự các nguồn gây ô nhiễm lưu giữ sổ sách về dòng phát thải qua thời gian. Điều này cho phép nhà chức trách định kỳ thăm và kiểm toán hồ sơ nghi chép tại mỗi nguồn hoặc thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để đo phát thải. Tần suất kiểm toán và kiểm tra đột xuất thay đổi tùy thuộc vào ngân sách. Tỷ lệ tuân thủ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào nguồn lực dành cho giám sát, nhưng vẫn có thể đạt được mức tuân thủ nào đó với việc tự giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên. Những người có óc thực tế về chính trị có thể kết luận rằng phương pháp tiêu chuẩn được ưa chuộng bởi vì trong thực tế với ngân sách hạn chế phương pháp này cho phép tuân thủ một phần. Một nét chung của tiêu chuẩn môi trường là chúng được quy định và thực thi bởi nhiều nhóm người khác nhau. Tiêu chuẩn thường được quy định bởi quyền lực trung ương, thực thi thường được tiến hành bởi cơ quan quyền lực địa phương. Ví dụ, tiêu chuẩn chất lượng không khí trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada được quy định ở cấp liên bang, nhưng phần lớn thực thi được tiến hành bởi các cơ quan cấp tỉnh. Điều này có một số hàm ý quan trọng. Thứ nhất, tiêu chuẩn được quy định trong điều kiện không xem xét nhiều chi phí thực thi; có ít nhiều giả định rằng chính quyền địa phương sẽ tìm được nguồn lực để thực thi. Tất nhiên, điều này thường không đúng trong thực tế. Một hàm ý khác là tiêu chuẩn có thể linh hoạt hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu. Luật được soạn thảo ở cấp quốc gia là rõ ràng và có thể được áp dụng mọi nơi. Nhưng ở cấp địa phương, cơ quan kiểm soát ô nhiễm địa phương có thể linh hoạt hơn khi thực thi tiêu chuẩn do ngân sách hạn chế và áp lực từ những nhóm có lợi ích liên quan ở địa phương (chủ thể gây ô nhiễm). Tiêu chuẩn công nghệ cũng cho phép linh hoạt như vậy trong việc cưỡng chế thực thi. Ở đây chúng ta cần phân biệt tuân thủ ban đầu và tuân thủ tiếp theo. Tuân thủ ban đầu là trường hợp chủ thể gây ô nhiễm lắp đặt thiết bị thích hợp để đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ. Để giám sát tuân thủ ban đầu cần có thanh tra đến hiện trường, kiểm tra xem thiết bị đã được lắp đặt chưa, và đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động theo đúng điều kiện của tiêu chuẩn. Sau khi khẳng định điều đó, cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động cho nhà máy. Nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị sẽ được tiếp tục vận hành trong tương lai theo các điều khoản trong giấy phép. Nó có thể bị hỏng khi sử dụng, có thể không được bảo dưỡng tốt, nhân viên vận hành trong tương lai có thể không được đào tạo tốt v.v. Vì vậy, nếu không có giám sát thì không có gì đảm bảo rằng nguồn ô nhiễm sẽ tiếp tục tuân thủ. Điều quan trọng cần chú ý khi thảo luận về cưỡng chế là mọi chính sách cần sự giám sát để đảm bảo tuân thủ. Như chúng ta sẽ thấy, các chính sách khác nhau ở mức độ và bản chất của quá trình giám sát. Điều này lại tác động đến chi phí thực thi. Barry Field & Nancy Olewiler 184
  11. TÓM TẮT Phương pháp quản lý ô nhiễm môi trường phổ biến nhất trong lịch sử là quy định tiêu chuẩn. Được gọi là phương pháp “mệnh lệnh và kiểm soát” bởi vì nhà chức trách sẽ công bố giới hạn nhất định cho chủ thể gây ô nhiễm, và thực thi các giới hạn đó sử dụng các thể chế cưỡng chế thích hợp. Có ba loại tiêu chuẩn chủ yếu: tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn phát thải và tiêu chuẩn công nghệ. Đầu tiên chúng ta đã tập trung thảo luận về việc đặt ra các mức tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đồng bộ theo vùng. Một vấn đề hàng đầu khi đặt ra tiêu chuẩn là vấn đề hiệu quả chi phí và nguyên tắc cân bằng biên. Nhiều quy định đã đặt tiêu chuẩn đồng bộ cho tất cả các nguồn phát thải thải ra cùng một loại chất thải. Nhưng kiểm soát ô nhiễm chỉ đạt hiệu quả chi phí khi chi phí giảm ô nhiễm biên của các nguồn khác nhau là bằng nhau. Khi chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau giữa các nguồn, tiêu chuẩn đồng bộ là không hiệu quả chi phí; tiêu chuẩn cá nhân là cần thiết. Chúng ta cũng khảo sát liệu tiêu chuẩn có tạo ra động cơ tìm kiếm cách thức giảm thải tốt hơn không. Tiêu chuẩn phát thải tạo ra động lực tích cực cho chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên chúng ta sẽ thấy rằng những khuyến khích đó là ít hơn so với chính sách khuyến khích kinh tế kiểm soát ô nhiễm, đối tượng của hai chương tiếp theo. Cuối cùng chúng ta thảo luận nội dung rất quan trọng đó là vấn đề cưỡng chế và những phức tạp mà nó đặt ra cho việc kiểm soát ô nhiễm. BÀI TẬP 1. Tìm hai cân bằng hiệu quả xã hội cho hai hàm MD ở Hình 11-3. Giả sử cơ quan kiểm soát môi trường áp dụng một tiêu chuẩn đồng bộ tại mức phát thải giữa hai mức thải hiệu quả xã hội. Thiệt hại do kiểm soát quá ít ở vùng thành thị và kiểm soát quá mức thiệt hại ở vùng nông thôn là gì? 2. Hãy xem xét ví dụ ở hình 11-4. Giả sử chúng ta quy định một mức giảm thải “công bằng” mà hai nhà máy đều phải tốn tổng chi phí như nhau. Giảm thải cân bằng theo tỷ lệ là bình đẳng hay không theo nghĩa này? Giảm thải có thỏa mãn điều kiện cân bằng biên? Đây có phải là định nghĩa hợp lý về “công bằng”? 3. Xem Hình 11-5, có bao giờ diện tích c có thể lớn hơn diện tích a không? Nói cách khác, anh/chị hãy chứng minh rằng việc thay đổi công nghệ, mà việc thay đổi này làm giảm chi phí thực thi (làm giảm MAC của chủ thể gây ô nhiễm), cuối cùng có thể làm cho người gây ô nhiễm bị thiệt hại hơn so với không có thay đổi công nghệ được không. Giải thích kết quả. 4. Sử dụng Hình 11-5 và những phương trình của các đường trong hình, hãy chỉ ra tác động của loại tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ đến động cơ đầu tư vào các chương trình nghiên cứu và phát triển để giảm chi phí thực thi. Barry Field & Nancy Olewiler 185
  12. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Liệt kê và giải thích ba vấn đề đối với tiêu chuẩn công nghệ, sử dụng đồ thị để hỗ trợ trả lời của bạn. 2. Bạn có thể đề xuất loại tiêu chuẩn nào cho nguồn ô nhiễm phân tán – nonpoint pollution sources (ví dụ thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp), là những nguồn mà chất thải từ mỗi người gây ô nhiễm không thể đo lường được? Giải thích tại sao. 3. Giả sử một cơ quan quản lý môi trường có ngân sách cưỡng chế hạn chế. Từ quan điểm xã hội, có phải là tốt hơn nếu sử dụng ngân sách hạn chế đó để giám sát những nguồn thải lớn và khởi tố họ quyết liệt nếu vi phạm tiêu chuẩn thay vì giám sát tất cả các chủ thể gây ô nhiễm? Hãy bảo vệ quan điểm của bạn. Người ta đề xuất rằng có thể có công bằng nếu tất cả các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn môi trường như nhau. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ có tiêu chuẩn cao hơn Canada, Canada có thể sản xuất hàng hóa ô nhiễm cao rẻ hơn, có được lợi thế trên thị trường thế giới, và có thể trở thành nơi tập trung ô nhiễm. Từ những gì đã đề cập trong chương này, anh/chị có đồng ý với đề xuất này không? Từ quan điểm kinh tế, có những thuận lợi và trở ngại gì? Barry Field & Nancy Olewiler 186
  13. CHƯƠNG 12 THUẾ VÀ TRỢ CẤP PHÁT THẢI Nếu chúng ta muốn xây nhà, chúng ta phải mua vật liệu xây dựng; không người nào có thể cho chúng ta miễn phí. Nếu muốn có kiến trúc sư, thợ mộc làm nhà chúng ta phải thuê họ, họ sẽ không làm việc nếu không được gì cả. Nói cách khác để sử dụng dịch vụ của những người này chúng ta phải trả tiền cho họ. Chúng ta thường làm như vậy bởi vì những dịch vụ và hàng hoá này được mua và bán ở thị trường. Việc trả tiền cho họ khuyến khích chúng ta sử dụng những đầu vào này một cách tiết kiệm và hiệu quả tối đa có thể được. Cách tiếp cận khuyến khích kinh tế khi lập chính sách môi trường cũng hoạt động theo cách như vậy. Cho tới thời gian gần đây người ta đã có thể sử dụng dịch vụ tiếp nhận chất thải của môi trường mà không phải trả tiền, điều này không khuyến khích họ nghĩ về hậu quả môi trường cũng như không tiết kiệm trong việc sử dụng những tài nguyên môi trường này. Phương pháp khuyến khích kinh tế nhằm thay đổi tình hình này. Có hai loại chính sách khuyến khích dựa vào thị trường: (1) thuế và trợ cấp và (2) giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Cả hai đều đòi hỏi người quản lý triển khai và giám sát kết quả, vì vậy chúng ít phân quyền hơn so với luật nghĩa vụ pháp lý hoặc để cho các bên thỏa thuận về mức ô nhiễm. Người quản lý quy định mức giá cho ô nhiễm qua thuế hoặc trợ cấp và quy định khối lượng phát thải cho phép với giấy phép thải có thể chuyển nhượng. Với công cụ giấy phép, thị trường sẽ quyết định giá ô nhiễm. Với mỗi chính sách, chủ thể gây ô nhiễm tự quyết định lượng ô nhiễm sẽ thải dựa trên giá ô nhiễm mà họ phải trả. Hiện nay ở Canada việc sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế còn hạn chế, chính phủ đang dự định sử dụng chúng rộng rãi hơn. Ở Hoa kỳ, luật môi trường đã bắt đầu đưa vào nhiều loại hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu, lệ thuộc nhiều vào các chương trình thuế phát thải. Chương này sẽ khảo sát yếu tố kinh tế của thuế và trợ cấp phát thải; Chương 13 sẽ đề cập phương pháp sử dụng giấy phép phát thải có chuyển nhượng. Các nhà kinh tế học từ lâu đã ủng hộ ý tưởng đưa các chính sách khuyến khích kinh tế nhiều hơn vào các chính sách về môi trường. 6 Những chính sách này có thể đóng vai trò giúp cho các chính sách về môi trường trở nên sắc sảo hơn trong nhiều trường hợp, cũng như giúp làm tăng đáng kể tính hiệu quả về chi phí của các chính sách này. Nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ một điều đã được đề cập đến trước đây: Khó có một chính sách riêng lẻ nào có thể được coi là chính sách tốt nhất trong mọi trường hợp. Các chính sách dựa trên động cơ khuyến khích kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng có những mặt mạnh và cũng có những mặt yếu. Những mặt mạnh thì đủ mạnh để khuyến khích người ta trông cậy vào chúng trong nhiều trường hợp. Nhưng cũng có nhiều vấn đề về môi trường mà chúng tỏ ra không hữu ích bằng các phương pháp giải quyết khác. 6 Vào những năm 1930 một nhà kinh tế học đã nhấn mạnh vai trò của thuế như là một phương pháp nội hóa ngoại tác là A.C. Pigou. Từ đó thuế môi trường thường được gọi là thuế Pigou. Barry Field & Nancy Olewiler 187
  14. THUẾ PHÁT THẢI Phương pháp đơn giản nhất dựa trên động cơ khuyến khích kinh tế để kiểm soát việc xả một loại chất thải nào đó là cho phép một cơ quan quản lý công cộng đưa ra những khuyến khích về mặt tài chánh để thay đổi việc xả chất thải đó. Có thể làm được điều này bằng hai cách: bằng cách đánh thuế mỗi đơn vị phát thải hoặc trợ cấp cho mỗi đơn vị chất thải được cắt giảm. Trước hết chúng ta hãy xem xét đến thuế phát thải, đôi khi còn được gọi là “phí phát thải”. Thuế phát thải ngụ ý rằng chủ thể gây ô nhiễm có thể thải bất kỳ khối lượng chất thải bị đánh thuế nào họ muốn, nhưng họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị phát thải (ví dụ, tấn). Ví dụ, một số chính phủ chấu Âu đánh thuế hàm lượng cácbon của nhiên liệu để giảm thải khí CO2 và cải thiện vấn đề nóng lên toàn cầu. Khi thực thi thuế phát thải tác nhân xả thải phải trả tiền cho dịch vụ môi trường – vận chuyển, pha loãng, và phân huỷ – giống như họ phải trả tiền cho các đầu vào khác hoặc hàng hoá họ sử dụng. Mỗi khi ô nhiễm được “định giá” bởi thuế, những ai phát thải sẽ có động cơ thải ít hơn; có nghĩa là bảo tồn việc sử dụng dịch vụ môi trường của họ. Họ làm điều này bằng cách nào? Bằng bất cứ cách nào mà họ muốn (trong khuôn khổ hợp lý). Điều này nghe có vẻ như đùa bỡn nhưng thực tế chính nó lại là ưu điểm của kỹ thuật này. Bằng cách để cho các đối tượng gây ô nhiễm được tự do quyết định cách nào tốt nhất để làm giảm việc xả chất thải, loại hình chính sách này nhằm sử dụng ngay chính năng lực và óc sáng tạo cũng như lòng mong muốn tối thiểu hóa chi phí của các công ty để tìm ra cách ít tốn kém nhất để cắt giảm chất thải. Có thể áp dụng kết hợp nhiều phương án như xử lý, thay đổi quy trình sản xuất nội bộ, thay đổi các nhập lượng, tái chế, chuyển qua hướng tạo ra những sản phẩm bớt gây ô nhiễm hơn Cốt lõi của phương pháp thuế là tạo ra động cơ khuyến khích kinh tế để chính các đối tượng gây ô nhiễm tự tìm phương cách tốt nhất nhằm cắt giảm mức phát thải, thay vì để các giới chức ở cấp trung ương quyết định việc này cần phải được thực hiện như thế nào. Kinh tế học cơ bản về thuế phát thải Hoạt động chính của thuế phát thải được mô tả ở Hình 12-1. Những con số đề cập một nguồn thải một chất gây ô nhiễm có đường chi phí giảm ô nhiễm biên MAC = 200 – 4E. Giả sử người quản lý quy định mức thuế 100$/tấn/tháng. Bảng ở phía trên trình bày phân tích bằng số, trong khi đó phía dưới thể hiện thông tin này bằng đồ thị. Cột thứ hai thể hiện chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) và cột thứ 3 thể hiện tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) ở mỗi mức phát thải. Hai cột cuối thể hiện tổng tiền thuế hàng tháng mà nhà máy phải trả ở những mức ô nhiễm khác nhau và tổng chi phí thực thi tư nhân. Tổng chi phí tư nhân của việc thực thi thuế phát thải là tổng của chi phí giảm ô nhiễm và tiền thuế của chủ thể gây ô nhiễm. Như chúng ta sẽ thấy, những chi phí này không giống như chi phí xã hội. Tổng chi phí tối thiểu 3.750$ đạt được tại mức phát thải 25 tấn mỗi tháng. Có thể thấy lôgíc đằng sau vấn đề này bằng cách xem xét chi phí giảm ô nhiễm biên. Nếu không có quy định, chủ thể gây ô nhiễm thải E0=50 tấn mỗi tháng và trả tiền thuế 5.000$ (50 tấn nhân 100$); nếu chủ thể gây ô nhiễm giảm thải tới mức 45 tấn, chi phí giảm ô nhiễm tăng 50$, nhưng tiền thuế tiết kiệm được là 500$. Theo lôgic này, có thể cải thiện kết quả bằng cách tiếp tục giảm thải chừng nào thuế suất còn lớn hơn chi phí giảm ô nhiễm biên. Nguyên tắc nhà máy tuân theo Barry Field & Nancy Olewiler 188
  15. là: giảm thải đến khi chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thuế suất. Điều này được thể hiên bằng đồ thị ở phần dưới hình 12-1. Nhắc lại Chủ thể gây ô nhiễm tối thiểu hoá tổng chi phí tư nhân của họ bằng cách giảm thải tới khi thuế suất bằng chi phí giảm ô nhiễm biên. Hình 12-1: Khái niệm kinh tế học cơ bản của thuế phát thải Phát thải Chi phí giảm ô Tổng chi phí Tổng tiền thuế Tổng chi phí của (tấn/tháng) nhiễm biên ($) giảm ô nhiễm hàng tháng chủ thể gây ô nhiễm ($) 50 0 0 5000 5000 45 20 50 4500 4550 40 40 200 4000 4200 35 60 450 3500 3950 30 80 800 3000 3800 25 100 1250 2500 3750 20 120 1800 2000 3800 15 140 2450 1500 3950 10 160 3200 1000 4200 5 180 4050 500 4550 0 200 5000 0 5000 $ 200 MAC Thuế/tấn =100 a b 0 25 50 Phát thải E0 (tấn/tháng) Đánh thuế phát thải 100$ mỗi tấn chất thải mỗi tháng. Bảng trên cho thấy chi phí giảm ô nhiễm biên và tổng chi phí giảm ô nhiễm, tiền thuế, và tổng chi phí. Tổng chi phí giảm ô nhiễm là nhỏ nhất ở mức thải là 25 tấn mỗi tháng. Điều đó được thể hiện bằng đồ thị tại điểm đường thuế cắt đường MAC. Diện tích a là tiền thuế; diện tích b là tổng chi phí giảm ô nhiễm. Sau khi chủ thể gây ô nhiễm giảm mức phát thải đến 25 tấn mỗi tháng, tổng tiền thuế (hàng tháng) là 2.500$. Chi phí giảm ô nhiễm hàng tháng là 1.250$. Trên đồ thị, tổng chi phí giảm ô nhiễm tương ứng diện tích phía dưới hàm MAC, ký hiệu là b ở trên sơ đồ. Tổng tiền thuế bằng lượng phát thải nhân với thuế suất, hoặc diện tích hình tam giác ký hiệu là a. Như vậy tổng chi phí tư nhân là diện tích (a+b). Giả sử chủ thể gây ô nhiễm là một nhà máy. Tại sao nhà máy không thể không quan tâm đến thuế, tiếp tục gây ô nhiễm như đã từng làm, và chuyển thuế cho người tiêu dùng dưới hình thức giá cao hơn? Nếu nhà máy phát thải 50 tấn, tổng chi phí của nhà máy là 5.000$ mỗi tháng, bao gồm toàn bộ tiền thuế. Như vậy là cao hơn nhiều so với 3.750$ mà nhà máy có thể đạt được bằng cách giảm thải tới mức 25 tấn mỗi tháng. Nếu hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà máy tồn tại bằng cách tối đa hóa lợi nhuận. Do đó để tối Barry Field & Nancy Olewiler 189
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2