intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

64
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến khu vực đầm phá Tam giang - Cầu Hai để đưa ra cái nhìn khái quát về tác động của nước biển dâng đến các vấn đề nông nghiệp, thủy sản và du lịch do đây là vùng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

  1. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................... 7 1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................... 7 1.2 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 8 1.2.1 Đặc điểm địa hình ............................................................................... 8 1.2.2 Đặc điểm sinh thái .............................................................................. 8 1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................... 9 1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội.............................................................................. 10 1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung ........................................................ 10 1.3.2 Đặc điểm dân cư ............................................................................... 11 1.3.3 Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 12 1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản........................................... 13 1.3.5 Công nghiệp và du lịch ..................................................................... 15 1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững ............................................................... 18 1.4.1 Phát triển thuỷ sản ............................................................................ 18 1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá ..................................................................................................... 19 1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực................................ 20 1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .................................. 21 1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội ........................................................... 22 1.5 Những nghiên cứu tương tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 26 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 26 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 26 2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27 2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích ..................................... 27 Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 1
  2. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................ 27 2.3.3 Phương pháp giả định ...................................................................... 28 2.3.4 Phương pháp chồng chập bản đồ và tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội để phân tích tổn thương do nước biển dâng .............................................. 28 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG ........................................................................................................ 31 3.1 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng ........................................................... 31 3.2 Cơ sở đánh giá tác động của nước biển dâng ........................................... 33 3.3 Tác động của nước biển dâng .................................................................... 35 3.3.1 Ngập lụt............................................................................................. 36 3.3.2 Dân cư............................................................................................... 41 3.3.3 Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 43 3.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản........................................... 49 3.3.5 Công nghiệp và du lịch ..................................................................... 52 3.6 Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ............. 54 3.6.1 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ............................. 54 3.6.2 Giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu ........................................................................... 56 3.6.3 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ................................................................. 56 3.6.4 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch........................................................................................ 58 3.6.5 Lồng ghép biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ ................................................................................................ 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 61 Kết luận ............................................................................................................ 61 Kiến nghị .......................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63 PHỤ LỤC............................................................................................................. 64 Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 2
  3. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven đầm phá ................................................ 9 Bảng 2. Danh sách các xã ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .......................... 12 Bảng 3. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999................................. 32 Bảng 4. Diện tích bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau .. 36 Bảng 5. Diện tích ngập của các huyện theo các kịch bản nước biển dâng .............. 38 Bảng 6. Tác động của nước biển dâng lên hiện trạng sử dụng đất .......................... 40 Bảng 7. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ............................ 42 Bảng 8. Đường giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng ................................ 44 Bảng 9. Tổng km đường bộ bị ảnh hưởng phân theo huyện ................................... 45 Bảng 10. Phân bố trường học tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ............. 46 Bảng 11. Số lượng trường học sẽ bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 100cm .... 46 Bảng 12. Số lượng các công trình đình/đền/chùa/nhà thờ tại khu vực nghiên cứu .. 48 Bảng 13. Đất trồng trọt bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ................ 50 Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 3
  4. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai DANH MỤC HÌNH Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu ........................................................... 7 Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu .............................................. 10 Hình 3. Cơ sở hạ tầng đường giao thông ................................................................ 13 Hình 4. Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực đầm phá ................................... 17 Hình 5. Mô hình số độ cao khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ...................... 34 Hình 6. Quy trình xây dựng các đánh giá tác động của nước biển dâng ................. 35 Hình 7. 04 mức độ ngập lụt do NBD ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .... 37 Hình 8. Ngập lụt do nước biển dâng 17 cm ở khu vực nghiên cứu ......................... 38 Hình 9. Ngập lụt do nước biển dâng 33 cm ở khu vực nghiên cứu ......................... 39 Hình 10. Ngập lụt do nước biển dâng 75 cm ở khu vực nghiên cứu ....................... 39 Hình 11. Ngập lụt do nước biển dâng 100 cm ở khu vực nghiên cứu ..................... 40 Hình 12. Bản đồ khu vực dân cư chịu tác động theo kịch bản NBD 100cm ........... 42 Hình 13. Bản đồ hệ thống giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng 100cm ..... 43 Hình 14. Các khu vực giao thông chịu tác động lớn từ kịch bản NBD 100cm ........ 45 Hình 15. Tác động của NBD 100cm đến trường học ở khu vực nghiên cứu ........... 47 Hình 16. Tác động của NBD 100cm đến các cơ sở y tế ở khu vực nghiên cứu ....... 48 Hình 17. Bản đồ các khu vực đình, đền, chùa, nhà thờ bị ản hưởng bởi kịch bản NBD 100cm .......................................................................................................... 49 Hình 18. Tác động của NBD đến ngành công nghiệp (kịch bản 100cm) ................ 52 Hình 19. Tác động của nước biển dâng đến ngành du lịch (kịch bản 100cm) ......... 53 Hình 20. Biện pháp công trình để bảo vệ vùng bờ ................................................. 55 Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 4
  5. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu đã, đang và ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sống của con người. Trái đất đang nóng dần lên, lượng mưa phân bố không đều, nước biển ngày một dâng cao, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn… nguyên nhân sâu xa là do hoạt động của con người. Trong nhiều thập kỷ gần đây, các hoạt động khai thác “tài nguyên thiên nhiên” phục vụ cho các nhu cầu phát triển của xã hội đã làm gia tăng khí thải nhà kính, gia tăng dân số, phá huỷ rừng, thay đổi cơ cấu sử dụng đất,… ảnh hưởng đến quy luật của tự nhiên. Hơn hết, những khu vực ven biển chịu nhiều tác động nhất như lũ, bão, sóng thần, nước biển dâng. Nước biển dâng (NBD) đang là vấn đề thách thức với những quốc gia có đường bờ biển. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi Khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C tới 5,80C [11]. Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giãn nở do nhiệt làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo một nhóm nghiên cứu của WB, nếu nước biển dâng lên 1m sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng bị tác động [7]. Những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển, lại có mật độ cư dân rất cao. Còn khu vực miền Trung của Việt Nam, Thừa Thiên Huế là tỉnh phải chịu tác động lớn nhất từ nước biển dâng. Nước biển dâng là một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vùng ven biển. Theo Ban quản lý Dự án sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sẽ chịu một số tác động lớn khi nước biển dâng như: Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 5
  6. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thay đổi diện tích đất, hệ sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội…. Việc đánh giá các tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá sẽ góp phần giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng định hướng, chiến lược phát triển bền vững cho địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến khu vực đầm phá Tam giang - Cầu Hai để đưa ra cái nhìn khái quát về tác động của nước biển dâng đến các vấn đề nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch do đây là vùng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien. Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản. Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 6
  7. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí địa lý Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có toạ độ địa lý từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Đây là hệ đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á, trải dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dọc theo bờ biển, có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước khoảng 216 km2 và thuộc địa phận 05 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc [8,16]. Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ: phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Hệ đầm phá có 2 cửa chính thông với biển là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Hệ đầm phá cũng liên kết với 4 con sông chính gồm sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và sông Truồi. - Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km (trung bình Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 7
  8. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 2,5km), chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 – 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6m, diện tích mặt nước khoảng 52 km 2. - Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 – 5,5 km (trung bình 1.8km), chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2. - Đầm Cầu Hai: Có dạng lòng chảo, tương đối đẳng thước. Chiều dài từ Cồn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km. Chiều sâu trung bình của đầm là 1,4 m. Diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai liên thông với biển Đông thông qua cửa Tư Hiền. 1.2 Đặc điểm tự nhiên 1.2.1 Đặc điểm địa hình Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu bắt gặp như: (i) Địa hình ven bờ đầm phá ít phân dị, độ cao thường không quá 10m; (ii) Ở các vùng cửa sông châu thổ hiện đại ven đầm phá có mặt địa hình đầm lầy với độ cao phổ biến dưới 1m tương ứng với kiểu đất ngập nước đầm lầy cỏ mà đôi chỗ được sử dụng để trồng lúa một vụ; (iii) Địa hình lòng đầm phá: Phá Tam Giang và Đầm Thuỷ Tú tạo địa hình một lạch chiều ngầm, có độ sâu trung bình 2m. Đầm Cầu Hai tạo hình bán nguyệt với cung tròn hướng về phía Phú Lộc, độ sâu trung bình đầm Cầu Hai khoảng từ 1- 1,5m; (iv) Địa hình vùng cửa đầm phá thường xuyên biến động, đặc biệt vào thời kỳ thời tiết cực đoan; (v) Đê chắn cát: cũng khá phân dị, chiều rộng trung bình của các đoạn dao động 2m - 50m - 300m - 4,5km, chiều cao trung bình của các đoạn dao động 1,5m - 2,5m - 10m - cao nhất lên đến 32m [8,16]. 1.2.2 Đặc điểm sinh thái Với chiều dài khoảng 68km, diện tích 216 km 2, Tam Giang - Cầu Hai là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có nhiều hệ sinh thái quan trọng như cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều. Tại đây, đã xác định được 921 loài động và thực vật thuộc 444 chi, 237 họ. Trong đó gồm 171 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật đáy, 43 loài tảo, 15 loài cỏ biển, 31 loài chim Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 8
  9. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nước (trong đó có 30 loài chim di chú nằm trong danh mục các loài chim cần được bảo vệ nghiêm ngặt của châu Âu, Sách đỏ của Việt Nam hoặc Thế giới) [8]. Với diện tích bằng 17,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên Huế và những đặc điểm tự nhiên như vậy, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KT - XH) quan trọng của tỉnh như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, giảng dạy và nghiên cứu khoa học… 1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên của 33 xã (5 huyện) xung quanh đầm phá là 70.693,53 ha. Trong đó, diện tích đất mặt nước chiếm đến gần 1/3 diện tích đất tự nhiên (22.143,5ha – 31,32%), tiếp đến là đất nông nghiệp và đất rừng trồng. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng 1 [8,9]. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven đầm phá TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất rừng trồng đặc dụng 8.483,84 12,00 2. Đất rừng trồng sản xuất 7.012,45 9,92 3. Đất rừng trồng phòng hộ 3.241,80 4,59 4. Đất ở 4.816,17 6,81 5. Đất cho hoạt động khoáng sản 2.573,82 3,64 6. Đất trồng cây công nghiệp, ăn quả, lâu năm 995,68 1,41 7. Đất nông nghiệp 11.811,80 16,71 8. Đất bằng chưa sử dụng 4.569,67 6,46 9. Đất mặt nước 22.143,50 31,32 10. Đất giao thông 1.877,50 2,66 11. Đất đường bờ biển 3.167,30 4,48 Tổng 70.693,53 100,00 Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 9
  10. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu 1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung Nhũng năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 8,4% trong giai đoạn 1991- 2005, vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao đạt 13- 14%. Quá trình đô thị hoá nhanh tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh. Cấu trúc nền kinh tế của Thừa Thiên Huế thay đổi tích cực, với sự đóng góp GDP của ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Đóng góp GDP của ngành công nghiệp tăng từ 19,7% (năm 1990) đến 30,9% (năm 2000) và 36,5% (năm 2008), Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 10
  11. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai GDP ngành dịch vụ tăng từ 36,1% đến 45,3% trong khi đóng góp của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 44,2% (năm 1990) xuống 24,1% (năm 2000) và 18,2% (năm 2008) [9,13,16]. Ngoài sự thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, sự phân bố theo địa lý các hoạt động kinh tế ngày càng đồng đều. Với sự đầu tư tại những vùng núi và ven biển giúp phân bố lại nguồn nhân lực trong tỉnh. Các ngành kinh tế có thế mạnh của vùng biển, đầm phá được ưu tiên đầu tư phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Năm 2008, doanh thu dịch vụ du lịch đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so năm 1998, lượt khách du lịch khoảng 1.500 nghìn người, tăng bình quân 17,5%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 25,1%/năm, sản lượng NTTS đạt 6797 tấn tăng 9,3 lần, riêng nuôi tôm đạt 3861 tấn, tăng 18 lần; doanh thu bưu chính viễn thông tăng 4,7%, dịch vụ vận tải tăng gần 3%; sản lượng khai thác và chế biến khoáng sản ti tan tăng 11,2 lần; các dịch vụ vận tải biển có bước phát triển, dịch vụ hàng hóa qua cảng Chân Mây tăng bình quân 30%/năm, qua cảng Thuận An tăng 20%/năm. 1.3.2 Đặc điểm dân cư Dân cư và lao động khu vực ven biển, đầm phá là tiềm năng, song cũng là sức ép đối với xã hội; đời sống còn thấp, dân còn nghèo, chất lượng nhân lực thấp. Người dân trong vùng sống chủ yếu dựa vào bằng nghề đánh bắt thủy sản tự nhiên trong đầm và sản xuất nông nghiệp. Nghề NTTS phát triển những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp tham gia. Song, đời sống vật chất của các xã ven đầm phá nói riêng, các huyện ven biển, đầm phá nói chung còn thấp [5,6,8,9,13,16]. Có khoảng 300.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc sinh kế vào nguồn lợi đầm phá (số dân này chiếm đến gần 1/3 dân số toàn tỉnh) thuộc 33 xã, 5 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 2) [6,16]. Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 11
  12. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Bảng 2. Danh sách các xã ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Diện tích Dân Diện tích Huyện Xã Huyện Xã Dân số (km2) số (km2) Phong Điền Hải 1.268,02 5.015 Quảng Ngạn 1.162,53 5.645 Điền Điền Hoà 1.403,64 4.114 Quảng Công 1.342,99 5.179 Hương Hải Dương 1.049,41 6.778 Quảng Thái 1.850,07 4.623 Trà Hương Phong 1.567,94 10.060 Quảng Quảng Lợi 3.192,19 7.680 Thuận An 1.825,98 20.802 Điền Sịa 1.228,86 9.937 Phú Thuận 853,99 8.458 Quảng Phước 1.049,46 6.914 Phú Hải 377,72 6.780 Quảng An 1.438,34 7.744 Phú Diên 1.594,55 11.427 Quảng Thành 1.071,13 9.475 Vinh Xuân 1.996,74 4.946 Vinh Hưng 1.721,08 7.851 Vinh Thanh 1.108,49 8.978 Vinh Giang 1.855,77 4.332 Phú Vinh An 1.647,86 8.871 Vinh Hiền 2.189,78 8.030 Vang Phú An 1.135,24 9.145 Phú Lộc Bình 2.842,23 2.178 Phú Mỹ 1.129,34 9.620 Lộc Lộc Trì 6.299,19 7.109 Phú Xuân 2.984,43 7.859 Phú Lộc 2.773,07 10.157 Phú Đa 2.973,27 10.720 Lộc Điền 11.441,10 14.022 Vinh Phú 777,38 3.424 Lộc An 2.539,91 11.925 Vinh Hà 3.001,83 7.679 Tổng 33 xã 70.693,53 267.477 1.3.3 Cơ sở hạ tầng Nhiều công trình hạ tầng quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế .... được đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được đầu tư xây dựng và từng bước được cải thiện vừa đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu ứng cứu tại chỗ trong mùa mưa bão. Đã hình thành một số trung tâm đô thị như thị trấn Thuận An, Phú Đa (Phú Vang), Điền Hải (Phong Điền), Vinh Hưng (Phú Lộc). Hệ thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng và an ninh đã và đang được xây dựng: hình thành đường quốc phòng ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn..., nâng cấp Quốc lộ 49B, tỉnh lộ 4, 11, tỉnh lộ 10 A,B,C, tỉnh lộ 2; hệ Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 12
  13. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thống đường liên huyện, liên xã đang được nâng cấp, nhựa hoá hoặc bê tông hoá, tạo cơ sở hình thành các làng cá, các khu nuôi tôm công nghiệp trên cát, các khu du lịch dọc theo bờ biển. Xây mới các cầu Trường Hà qua đầm Thuỷ Tú, cầu Tư Hiền (qua cửa Tư Hiền), cầu Thuận An 2, khởi công cầu Ca Cút qua phá Tam Giang. Nâng cấp cụm cảng Thuận An gồm cảng thương mại tổng hợp đủ năng lực tiếp nhận tầu có tải trọng 2000 DWT, cảng xăng dầu, cảng cá có năng lực tiếp nhận từ 50 - 100 tàu/ngày. Đưa vào hoạt động cảng cá Tư Hiền kết hợp hỗ trợ an ninh trên biển. Hệ thống trường học, y tế huyện, xã đang được nâng cấp, xây mới theo hướng “tầng hóa” [5,6,8,9,13]. Hình 3. Cơ sở hạ tầng đường giao thông 1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản a. Nông nghiệp Trồng lúa: Lúa là cây nông nghiệp chính và là nguồn lương thực chủ yếu. Có 71,6% nông dân trồng hai vụ và 28,4% trồng một vụ mỗi năm. Vụ đông-xuân Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 13
  14. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5. Vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 9. Diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ là 2.600 m2. Ngoài lúa thì còn trồng một số loại cây khác, bao gồm: 3.500 ha sắn công nghiệp, khoai tây, đậu lạc, ớt, cây rau mùi và dưa. Những loại cây trồng này cung cấp thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật. Khoai lang và sắn là các loại cây trồng địa phương cho năng suất thấp. 61 % nông dân trồng rau màu và các cây trồng khác một vụ và 31,9 % trồng hai vụ mỗi năm. Những hộ gia đình trồng nhiều hoa màu không chỉ có thu nhập cao hơn mà còn dễ phục hồi dù thu hoạch kém làm mất một khoản thu nào đó [5,6,12,13]. Lâm nghiệp: Lâm nghiệp ở vùng đầm phá được tiến hành xuất phát từ hai lý do cơ bản: thứ nhất, bảo vệ môi trường; thứ hai, tái tạo môi trường và đem lại thu nhập. So với các vùng núi nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động lâm nghiệp quanh vùng đầm phá không được xem là hướng sinh kế chủ yếu. Thu nhập trung bình hằng năm từ lâm nghiệp thấp hơn so với từ các lĩnh vực khác. Ở Lộc Bình, mỗi hộ gia đình thu được 1 triệu đồng/1 năm từ trồng rừng, so với 2,8 triệu từ đánh bắt thủy sản; 2,4 triệu từ nông nghiệp; 2,2 triệu từ nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi: Phần lớn các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nông dân, đều nuôi gia súc và gia cầm theo quy mô nhỏ, hoạt động vốn được xem là phụ góp phần mang lại thêm thu nhập cho kinh tế gia đình. Trâu, bò, lợn, gà, vịt và dê thường được nuôi quanh năm. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công việc này trong khi đó nam giới, người lớn tuổi và trẻ em chỉ hỗ trợ. Kết quả điều tra cho thấy mỗi nông dân thường nuôi trung bình: 2 con trâu, 3 con bò, 4 con lợn, 15 con gà, 10 con vịt và 6 con dê. b. Nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có lợi thế lớn và thuận lợi về phát triển thuỷ sản. NTTS đã phát triển từ năm 1995, phát triển nhanh từ năm 2000 đến nay với nhiều hình thức canh tác khác nhau, sản lượng NTTS năm 2007 đạt trên 8 nghìn tấn; khai thác thuỷ sản trong đầm phá thu hút gần 10 nghìn lao động và hàng năm cho sản lượng từ 2,5-3 nghìn tấn [5,6,12,13]. Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 14
  15. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai - Nuôi trồng thuỷ hải sản: trong mấy năm gần đây đã phát triển đáng kể, hàng ngàn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi sang làm hồ nuôi thuỷ sản, và khắp trên đầm phá đều rộ lên làm lồng nuôi. Ngành thuỷ sản đóng vai trò kinh tế-xã hội quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. năng suất khai thác thuỷ sản đầm phá tối đa ước tính vào khoảng 4.500 tấn một năm. Nuôi trồng thuỷ sản ở đầm phá chủ yếu là nuôi tôm (Tôm Sú - loài nuôi chính, tôm Rảo - loài nuôi phụ); nuôi cá (gồm cả cá nước ngọt, nước lợ và nước biển); nuôi Cua xanh và nuôi nhuyễn thể (nuôi trai và ốc hương) nhưng tỷ lệ người tham gia nuôi trồng rất thấp. Nuôi trồng thủy sản bao phủ diện tích mặt nước, đặc biệt tôm hùm có thể được nuôi ở những vùng đất cát nhiễm mặn ven biển. Nuôi trồng thủy sản biến những vùng đất bỏ không ven biển này thành vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao. - Đánh bắt thuỷ hải sản: Đánh bắt là nghề truyền thống của cư dân đầm phá Thừa Thiên - Huế và có thể định nghĩa là nghề cá qui mô nhỏ và sinh kế thuỷ sản thủ công [5,6]. Đây còn là nghề cá sử dụng nhiều ngư cụ và bắt tạp, rất phổ biến ở những nước nhiệt đới. Ngư dân dùng một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm và mùa đánh bắt. Đánh bắt chủ yếu diễn ra trên đầm phá; một số xã còn có đánh bắt trên sông và đánh bắt gần bờ như Quảng Công và Lộc Bình. Xã Hải Dương có thuyền lớn đánh bắt xa bờ trong khuôn khổ một dự án của tỉnh năm 2001, dự án không thành công và nay đã ngưng. 1.3.5 Công nghiệp và du lịch a. Công nghiệp Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây tăng rất nhanh 16-17%/năm trong suốt giai đoạn 2003-2007. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là quặng sắt, đá các loại, bia, thuốc men, vật liệu xây dựng… Xuất khẩu công nghiệp tăng trưởng nhanh từ 3,5 triệu USD lên 46 triệu USD vào năm 2006. Hàng loạt những khu công nghiệp được xây dựng như KCN Phú Bài, KCN Tứ Hạ, KKT Chân Mây… ngoài ra, nhiều cụm công nghiệp nhỏ cũng được hình thành từ các khu sản xuất truyền thống ở TP. Huế, Phong Điền, Hương Trà, Hương Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 15
  16. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Thủy. Sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn cũng được cải thiện đáng kể những năm gần đây. Mở rộng mô hình trang trại, làm vườn, trồng rừng trong khu vực [9]. Tại khu vực ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những năm gần đây đã chú trọng đến phát triển công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, khuyến khích phát triển các nghề chế biến truyền thống để có sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu; khuyến khích đầu tư tăng năng lực sửa chữa, đóng tàu thuyền và dịch vụ nghề cá. Khai thác hợp lý, chế biến sâu quặng titan, cát thuỷ tinh. Dần từng bước phát triển làng nghề gắn liền với phát triển du lịch và xuất khẩu; tạo ra công ăn việc làm và tận dụng những vật liệu của địa phương, tăng thu nhập cho người dân. b. Du lịch Thừa Thiên Huế là một trong 3 trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam. Thừa Thiên - Huế sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú được hình thành từ cả hai yếu tố tự nhiên và con người. Tiềm năng du lịch của khu vực đầm phá và vùng phụ cần là rất lớn, có nhiều bãi biển đẹp như Cảnh Dương, Thuận An, Đông Dương - Hàm Rồng, Quảng Ngạn, Vinh Thanh, Tư Hiền, Điền Hải - Điền Hoà… Các điểm du lịch sinh thái như đầm phá Lập An, Cầu Hai, các hồ, sông cũng là hướng phát triển du lịch tiềm năng [9]. Vùng đầm phá có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý như: cầu ngư, hạ sào…., một số lễ hội khác như vật, võ, đua thuyền, đâm trâu. Các lễ hội cầu mưa ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì đều đặn, trở thành nét đẹp văn hoá và đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Ven đầm phá có 126 đình làng, nhiều di tích văn hoá, lịch sử và khảo cổ với khoảng 20 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Rất đáng chú ý là quần thể di tích triều Nguyễn và văn hoá Chăm. Đặc biệt gần đây một tháp Chàm cổ được phát hiện ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên huyện Phú Vang nằm cách bờ biển 100m và dưới mặt nước biển 5m. Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 16
  17. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Hình 4. Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực đầm phá Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 17
  18. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững Theo quyết định số 2093/QĐ - UBND tỉnh ngày 15 tháng 09 năm 2007 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Định hướng chung để phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: Trước mặt tập trung phát triển thủy sản cả nuôi trồng và khai thác xa bờ, về lâu dài lấy phát triển du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các làng nghề gắn với phát triển du lịch. 1.4.1 Phát triển thuỷ sản - Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển, đầm phá [8,9] Hoàn thành các quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là quy hoạch các vùng trọng điểm khai thác đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ổn định diện tích nuôi cao triều trên cơ sở đảm bảo hạ tầng vùng nuôi. Chuyển đổi đối tượng nuôi theo hướng đa dạng và thân thiện với môi trường. Phát triển và nuôi trồng các loại thủy đặc sản quý hiếm. Đầu tư đồng bộ các hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi tập trung (xử lý môi trường, cấp nước, giống, các trung tâm kiểm dịch,…). Đầu tư đồng bộ theo quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng NTTS. Khuyến khích nuôi theo hướng thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái theo từng vùng nước khác nhau. Hình thành, phát triển các vùng nuôi trồng thủy đặc sản chuyên canh theo phương pháp nuôi sinh thái ở đầm Cầu Hai Chuyển đổi khoảng hơn 2.000 ha diện tích nuôi tôm hạ triều sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng có hiệu quả và bền vững theo những mô hình được thử nghiệm thành công như cua+tôm, cá dìa+tôm+rong câu, ghẹ, cá rô phi đơn tính, cá kình+rong câu…. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các lao động đánh bắt thủy sản ven bờ chuyển đổi nghề, tham gia phát triển NTTS ven biển. Khuyến khích các cá nhân, tổ Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 18
  19. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai chức, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho NTTS, sản xuất giống sạch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi. - Khai thác thuỷ hải sản [8,9] Tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả chương trình khai thác cá xa bờ, tăng cường đánh bắt khơi. Thực hiện cơ chế giao cho các cộng đồng ngư dân ven biển, đầm phá quyền khai thác và nghĩa vụ bảo vệ, quản lý vùng biển dưới mọi hình thức. Sắp xếp và bố trí lại sản xuất thủy sản theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, đảm bảo phát triển bền vững. Lập quy hoạch khoanh vùng bảo tồn gen và các loại thuỷ sinh quý hiếm. - Chế biển thủy sản: Khuyến khích phát triển chế biến trong dân, theo công nghệ truyền thống kết hợp với kêu gọi đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản có thương hiệu ở Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Lộc Vĩnh, Vinh Hưng…Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguồn sản phẩm có thương hiệu. 1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Vùng; nghiên cứu, tính toán quỹ đất bảo đảm yêu cầu lương thực tại chỗ, xem xét chuyển những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang NTTS. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp. Xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá. Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa các loại cây đặc sản một cách có tổ chức. Kết hợp phát triển sản xuất hộ gia đình với hình thành các trang trại [8,9]. Bảo vệ vốn rừng hiện có, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là trồng rừng chắn sóng ven biển, chống sạt lở, chống cát bay, cát lấp, trồng rừng phòng hộ ở vùng ngập mặn. Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 19
  20. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp các đê nội đồng để ổn định cấp nước cho sản xuất lúa và một số cây trồng khác Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân ngừng đánh bắt trong mùa sinh sản, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. 1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực + Du lịch nghỉ dưỡng biển và đầm phá: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp tại các bãi biển có nhiều lợi thế về cảnh quan và môi trường như Điền Lộc, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương, Cù Dù... Kêu gọi đầu tư các khu du lịch cao cấp tại Thuận An, Vinh Thanh. Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng tại Ngũ Điền, Vĩnh Tu, Lộc Bình, ven đầm Cầu Hai,... gắn với cảnh quan đầm phá và văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư. + Du lịch nhà thuyền: Hình thành loại hình du lịch nhà thuyền trên đầm phá với phương châm độc đáo, hấp dẫn dựa trên việc khai thác cảnh quan, hệ sinh thái đầm phá, đặc biệt là văn hóa dân gian của cư dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. + Du lịch thể thao biển: Hình thành các trung tâm thể thao du lịch biển tại Thuận An. Phát triển các câu lạc bộ thể thao chuyên tổ chức và cung cấp các dịch vụ thể thao như đua thuyền trên biển, trên đầm phá, lướt sóng, lặn biển, xuồng cao tốc, các môn thể thao biển. Tổ chức các giải thi đấu thể thao biển trong nước và quốc tế, các giải thể thao truyền thống như đua thuyền thúng, đua ghe, bóng đá, bóng chuyền bãi biển gắn với các hoạt động lễ hội văn hoá cộng đồng. + Du lịch văn hoá, tín ngưỡng du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá, tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch lễ hội: Cầu Ngư, đua ghe, vật võ làng Sình, làng Thủ Lễ..., kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng tour du khảo làng quê, du lịch mua sắm, … gắn với các làng nghề thủ công truyền thống ,... Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2