intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

89
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư, từ đó lựa chọn khung lý thuyết và mô hình đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ ĐẦU TƯ Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Lãnh đạo và các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Đầu tư, Viện Đào tạo Sau đại học của Trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Bộ môn Kinh tế đầu tư đã luôn tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận án. Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng các cấp đã chia sẻ và đóng góp những ý kiến thiết thực nhất để tác giả có thể hoàn thiện luận án. Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn gia đình, bè bạn và đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, ủng hộ, tạo điều kiện và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................xi PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .... 9 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 9 1.1.1. Tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư ........... 9 1.1.2. Tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 13 1.1.3. Tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư .......... 15 1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 16 1.2.1. Tác động của FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam ................................................ 16 1.2.2. Tác động của FDI tới nhập khẩu ở Việt Nam ............................................... 18 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 18 1.4. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ ................ 20 2.1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư ......................................................................................... 20 2.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................... 20 2.1.2. Khái quát về xuất nhập khẩu ......................................................................... 25 2.1.3. Kênh truyền dẫn tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư . 29 2.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư .......................... 42 2.2.1. Kinh nghiệm của các nước ............................................................................ 42 2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 47 2.3. Đề xuất khung nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam ..................................................................................... 49
  6. iv 2.3.1. Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam ..... 49 2.3.2. Đề xuất mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam .............................................................................................................. 50 2.4. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2018 ......... 60 3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 ......................................................................................................... 60 3.1.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 ......... 60 3.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 ...................... 66 3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 ................................................................................. 71 3.2.1. Thực trạng tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam ........ 71 3.2.2. Thực trạng tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam ................................................................................................................. 99 3.2.3. Thực trạng tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam ... 112 3.2.4. Tóm tắt kết quả phân tích tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 .............................................................................................. 118 3.3. Kết quả kiểm định và ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam ................................................................ 130 3.3.1. Kết quả kiểm định ....................................................................................... 130 3.3.2. Kết quả ước lượng tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................................................................... 131 3.3.3. Tóm tắt kết quả ước lượng tác động của FDI tới kim ngạch nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................................................................... 136 3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 136 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ................................... 138 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về dòng vốn FDI ........................................ 138 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................... 138 4.1.2. Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam ...................................... 140 4.2. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2030 ....... 143 4.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu ................................................................. 143
  7. v 4.2.2. Định hướng phát triển nhập khẩu ................................................................ 144 4.3. Quan điểm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam ..................................................................... 145 4.4. Giải pháp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam ..................................................................... 148 4.4.1. Giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút FDI nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng tích cực148 4.4.2. Giải pháp tạo lập các điều kiện thuận lợi để phát huy được tối đa những tác động lan toả tích cực của FDI tới các DN xuất khẩu nội địa ................................ 151 4.4.3. Giải pháp giải quyết các nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................................. 157 4.4.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia sâu hơn của các DN nội địa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN FDI ............................................................. 160 4.4.5. Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập về đầu tư và thương mại .............................................................. 162 4.5. Tiểu kết chương 4 ............................................................................................ 163 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ................................................................................................................... 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 167 DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ 176
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A. Tiếng Việt TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CCTM Cán cân thương mại 2 CGCN Chuyển giao công nghệ 3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 4 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 8 DN FDI Doanh nghiệp FDI 9 KHCN Khoa học - Công nghệ 10 KNNK Kim ngạch nhập khẩu 11 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 12 KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu 13 KTTN Kinh tế tư nhân 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 NSNN Ngân sách Nhà nước 16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn B. Tiếng Anh Từ Nghĩa đầy đủ TT viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á Association of South East Asian 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations 3 APA Advance Pricing Agreement Thỏa thuận xác định giá trước 4 BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh 5 BOT Building - Operating - Transfering Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao 6 BTO Building - Transfering - Operating Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh 7 BT Building -Transfering Xây dựng - Chuyển giao
  9. vii Từ Nghĩa đầy đủ TT viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 8 CAGR Compounded Annual Growth Rate Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế 9 CIEM Management Trung ương 10 EU European Union Liên minh Châu Âu 11 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 13 GO Gross Output Giá trị sản xuất 14 IC Intermediate Comsumption Chi phí trung gian 15 ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế 16 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Thế giới Vietnam Leather, Footwear and Hiệp hội Da, Giầy-Túi xách Việt Nam 17 LEFASO Handbag Association 18 MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 19 OECD Cooperation and Development Kinh tế 20 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 21 PPP Public - Private Partnership Hợp tác công - tư 22 R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển 23 TFP Total Factor Productivity Năng suất yếu tố tổng hợp 24 TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia United Nations Conference on Hội nghị Liên hiệp quốc về 25 UNCTAD Trade and Development Thương mại và Phát triển 26 USD United States Dollar Đô la Mỹ 27 VA Value Added Giá trị tăng thêm Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công 28 VCCI Commerce and Industry nghiệp Việt Nam 29 VPSF Vietnam Private Sector Forum Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 30 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 31 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các trường hợp tăng VA của hàng hoá xuất khẩu ........................................ 39 Bảng 2.2: Thống kê mô tả số liệu .................................................................................. 56 Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 .................... 61 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành .................................. 62 Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư ................. 63 Bảng 3.4: 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất tại Việt Nam ........................................ 64 Bảng 3.5: 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam ..................................................... 65 Bảng 3.6: KNXK, KNNK và CCTM của Việt Nam giai đoạn 1988-2018 ................... 66 Bảng 3.7: 10 nhóm hàng có KNXK cao nhất năm 2018 ............................................... 68 Bảng 3.8: 10 nhóm hàng có KNNK cao nhất năm 2018 ............................................... 69 Bảng 3.9: KNXK theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018 .......... 70 Bảng 3.10: KNNK theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018 ........ 70 B.ản.g. 3.11: Xuất khẩu. c.ủa. kh.u. vực. FD.I. và cả nước giai đoạn 2000-2018 ................... 72 Bảng 3.12: Sức mạnh cạnh tranh của các loại hình DN ở Việt Nam ............................ 73 Bảng 3.13: KNXK hàng dệt may Việt Nam vào 10 thị trường lớn nhất năm 2018 ...... 76 Bảng 3.14: Phương thức đổi mới công nghệ của các DN nội địa ngành dệt may......... 82 B.ản.g. 3.15: KNNK. c.ủa. kh.u. vực. FD.I. và cả nước .......................................................... 90 Bảng 3.16: Tỷ trọng tổng KNXNK của khu vực FDI và cả nước ................................. 97 Bảng 3.17: Cán cân thương mại của Việt Nam theo khu vực kinh tế ........................... 98 Bảng 3.18: FDI và KNXK của ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam ........................... 100 Bảng 3.19: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam ...................................... 101 Bảng 3.20: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 ............. 102 Bảng 3.21: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 ............. 103 Bảng 3.22: Cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2018 ... 107 Bảng 3.23: Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng KNNK của Việt Nam giai đoạn 1990-2006 . 108 Bảng 3.24: Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng KNNK của Việt Nam giai đoạn 2007-2018.... 109 Bảng 3.25: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2010............. 110 Bảng 3.26: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 ........... 111 Bảng 3.27: Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 ............. 114
  11. ix Bảng 3.28: Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may và da giày Việt Nam năm 2018 ..................................................................................................................... 116 Bảng 3.29: Năm chủ đầu tư FDI - thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 1995-2006 ........................................................................................................... 117 B.ản.g. 3.30: Năm c.h.ủ đầu. tư FDI - Th.ị trườn.g. n.h.ập kh.ẩu. lớn. n.h.ất c.ủa. Vi.ệt N.a.m. g.i.a.i. đoạn. 2007-2018 ........................................................................................................... 118 Bảng 3.31: Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu về chất lượng hạ tầng giao thông ............. 128 Bảng 3.32: Kết quả kiểm định Hausman các mô hình ................................................ 130 Bảng 3.33: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam .................. 131 Bảng 3.34: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam .................. 132 Bảng 3.35: So sánh kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO .......................................................................... 134 Bảng 3.36: So sánh kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO .......................................................................... 135
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam .............. 49 Hình 2.2: Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới nhập khẩu ở Việt Nam ............. 50 Hình 3.1: Quá trình chuyển giao tri thức từ DN FDI sang DN xuất khẩu nội địa ........ 86 Hình 3.2: Lao động làm việc trong các loại hình DN ở Việt Nam ............................... 86 Hình 3.3: 10 m.ặt h.àn.g. n.h.ập kh.ẩu. c.h.ủ yếu. c.ủa. các khu vực kinh tế. n.ăm. 2018 ............ 92 Hình 3.4: Tỷ lệ nội địa hoá trong ngành chế biến chế tạo của các DN Nhật Bản tại các quốc gia.......................................................................................................................... 93 Hình 3.5: Các giai đoạn phát triển của ngành CNHT ................................................. 127 Hình 4.1: 20 ngành có đầu tư FDI hàng đầu theo tốc độ tăng trưởng của ASEAN .... 140 Hình 4.2: Những thay đổi về cách tiếp cận trong thu hút FDI thế hệ mới .................. 141 Hình 4.3: Những thay đổi về chính sách trong thu hút FDI thế hệ mới ...................... 142
  13. xi DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Số liệu nghiên cứu của các đối tác ........................................................ 176 PHỤ LỤC 2 Số liệu nghiên cứu của Việt Nam .......................................................... 182 PHỤ LỤC 3 Thống kê mô tả số liệu ......................................................................... 183 PHỤ LỤC 4 Giả thuyết nghiên cứu về tác động của các biến kiểm soát khác tới KNXK và KNNK trong mô hình................................................................................. 184 PHỤ LỤC 5 Thực trạng FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2018 .............................. 185 PHỤ LỤC 6 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNXK .. 187 PHỤ LỤC 7 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNXK trước WTO................................................................................................................... 187 PHỤ LỤC 8 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNXK sau WTO ...................................................................................................................... 188 PHỤ LỤC 9 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNNK .. 188 PHỤ LỤC 10 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNNK trước WTO................................................................................................................... 189 PHỤ LỤC 11 Kiểm định Hausman mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNNK sau WTO ...................................................................................................................... 189 PHỤ LỤC 12 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam.............. 190 PHỤ LỤC 13 Giải thích kết quả ước lượng tác động của các biến kiểm soát trong mô hình tới KNXK ở Việt Nam ........................................................................................ 191 PHỤ LỤC 14 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam.............. 192 PHỤ LỤC 15 Giải thích kết quả ước lượng tác động của các biến kiểm soát trong mô hình tới KNNK ở Việt Nam ........................................................................................ 192 PHỤ LỤC 16 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam trước WTO .. 194 PHỤ LỤC 17 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNXK ở Việt Nam sau WTO ....... 194 PHỤ LỤC 18 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam trước WTO....... 195 PHỤ LỤC 19 Kết quả ước lượng tác động của FDI tới KNNK ở Việt Nam sau WTO195 PHỤ LỤC 20 Danh sách chuyên gia tham vấn ............. Error! Bookmark not defined.
  14. 1 PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) đang được xem là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. FDI không chỉ gia tăng tiềm lực về vốn, gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, tạo việc làm cho xã hội mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là thúc đẩy các hoạt động ngoại thương của nước tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, sau khi thực hiện chính sách Đổi mới (1986) và chính thức ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1987), nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là những kết quả ấn tượng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội, từ 26,67 tỷ USD (chiếm 24,32%) trong giai đoạn 1991 - 2000 lên 69,47 tỷ USD (chiếm 22,75%) trong giai đoạn 2001-2010 và trong giai đoạn 2011 - 2018, FDI đã chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội (Tư Hoàng, 2013; Bộ Công Thương, 2019). Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho đầu tư cả trong và ngoài nước, đồng thời cũng là một thách thức mới cho Việt Nam. Do đó, cần phải hiểu rõ được vai trò của nguồn vốn FDI trong nền kinh tế, để từ đó đề ra được những chính sách thích hợp nhằm thu hút FDI và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực FDI. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn FDI, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng diễn ra rất sôi động và đạt được những thành tựu đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, bước vào đầu thập niên của thế kỷ XXI (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau sáu năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Và đến hết năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 480 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thặng dư (xuất siêu). Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong năm 2018, Việt Nam đạt mức thặng dư kỷ lục lên gần 6,8 tỷ USD, con số tương tự của năm 2017 là 2,11 tỷ USD và năm 2016 là 1,78 tỷ USD. Có thể thấy, trong 5 năm gần nhất thì cán cân thương mại của Việt Nam có 4 năm có thặng dư thương mại và chỉ duy nhất năm 2015 có thâm hụt cán cân thương mại. Trong năm 2018, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại với 150 nước, vùng lãnh thổ đối tác và có thâm hụt với 85 nước, vùng lãnh thổ (Tổng cục Hải quan, 2018).
  15. 2 Hiện nay, tất cả 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam đều có sản phẩm xuất khẩu. Trong đó, “Câu lạc bộ” các địa bàn đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên đã có tới 29 thành viên. Việt Nam đã có các thị trường xuất siêu lớn như Hoa Kỳ, Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Anh, Campuchia, Hồng Kông, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Australia, Áo, Italy, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, hàng dệt may, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giầy dép các loại… thành công mà trước đây không ai có thể nghĩ đến. Xuất khẩu tăng mạnh đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá… Đối với Việt Nam, xuất khẩu đã trở thành lối ra, là động lực của tăng trưởng kinh tế (Bộ Công Thương, 2018 và 2019) Nhìn chung, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam? Những nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển và có điều kiện tương đồng như Việt Nam đã chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm: (i) kết quả của việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh nền kinh tế thị trường và tự do hóa thương mại (Lasdy, 1992); (ii) sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có định hướng xuất khẩu (Findlay & cộng sự, 1994); (ii) việc tiếp nhận khối lượng lớn FDI cùng với tốc độ phát triển nhanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Chen Chunlai, 1997).Trong ba nguyên nhân trên, hai nguyên nhân đầu đã được nghiên cứu rộng rãi và phân tích dưới nhiều góc độ. Nguyên nhân thứ ba, tác động của dòng vốn FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng chưa được phân tích một cách thích đáng, đặc biệt là những nghiên cứu thực chứng cho trường hợp của Việt Nam. Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã cho thấy sự đóng góp quan trọng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) chiếm tới trên 71% và gần 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất nhập khẩu dẫn đầu đều có sự góp mặt của các DN FDI. Ngoài việc các DN FDI thực hiện xuất khẩu cho chính mình, các DN này còn giúp chuyển giao công nghệ, tri thức, phát triển nguồn nhân lực, từ đó góp phần nâng cao cơ hội và khả năng xuất khẩu cho các DN trong nước. Ngoài ra, việc liên kết sản xuất giữa các DN FDI và các DN trong nước cũng giúp cải thiện khả năng sản xuất của các DN nội địa, từ đó làm tăng khả năng xuất khẩu và giảm nhập khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các DN FDI cũng góp phần làm giảm nhập khẩu nhờ việc thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá của chính các DN này.
  16. 3 Có thể nói, sự có mặt của các DN FDI đã có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Đây là những tác động lan toả tích cực của FDI tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tác động lan toả tích cực đó cũng diễn ra hoặc được phát huy một cách tối đa như kỳ vọng. Hơn nữa, tác động tích cực nhiều song tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu cũng không ít. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác tối đa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Muốn vậy, phải có những phân tích, đánh giá khách quan và xác thực về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu, chỉ ra được những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực, nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực và cản trở việc phát huy tối đa tác động tích cực, từ đó có quan điểm, giải pháp phù hợp, trúng và hiệu quả trong việc tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư, từ đó lựa chọn khung lý thuyết và mô hình đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. - Chỉ ra các kênh tác động trực tiếp và gián tiếp của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018.
  17. 4 - Kiểm định và ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đánh giá ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO đến tác động của FDI tới kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu ở Việt Nam. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam thông qua ba khía cạnh tác động: (1) tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (2) tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (3) tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam. + Với việc sử dụng phương pháp định tính, luận án đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam trên cả ba khía cạnh: (1) tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (2) tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (3) tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam. + Với việc sử dụng phương pháp định lượng, do hạn chế về mặt thời gian và số liệu, luận án chỉ lượng hoá tác động của FDI tới kim ngạch xuất khẩu (KNXK) và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) ở Việt Nam nhằm minh chứng một phần cho những phân tích định tính đã được thực hiện trước đó. Bên cạnh đó, mô hình định lượng cũng được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO đến tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 1988-2018. Các định hướng, quan điểm và giải pháp được đề xuất đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: • FDI tác động như thế nào tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam? • FDI tác động như thế nào tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam? • FDI tác động như thế nào tới thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam?
  18. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các nguồn như sách, báo, niên giám thống kê, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo của của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, các số liệu trên các website của các bộ, ban, ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Tất cả các dữ liệu sau khi thu thập được đều được xắp xếp, điều chỉnh và phân loại một cách hợp lý. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả luận án sử dụng phương pháp này để phân tích sự biến động của các đối tượng nghiên cứu bằng dãy số, chỉ số thời gian phản ánh tình hình biến động của các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, đánh giá mức độ tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Từ việc phân tích từng nội dung cụ thể về FDI, xuất nhập khẩu và đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam, luận án tổng hợp và chỉ rõ những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ hơn những những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể, làm cho các vấn đề trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả áp dụng mô hình kinh tế lượng với số liệu mảng để lượng hoá tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Kế thừa mô hình trọng lực có chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, tác giả đã đánh giá và ước lượng mức độ tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Những điểm mới về lý luận Trên cơ sở lý luận về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư, luận án tập trung phân tích tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam thông qua các kênh tác động trực tiếp và gián tiếp trên ba khía cạnh: (i) tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (ii) tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam; (iii) tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Luận án có một số đóng góp mới về lý luận, cụ thể: (1) FDI tác động trực tiếp tới KNXK và KNNK của Việt Nam. FDI làm tăng KNXK của Việt Nam do xuất khẩu của các DN FDI nhưng cũng làm tăng KNNK của Việt Nam do nhập khẩu của chính các DN FDI. Xuất khẩu của các DN FDI tăng mạnh
  19. 6 nhưng nhập khẩu đầu vào để sản xuất hàng hoá xuất khẩu của các DN FDI cũng tăng nhanh tương ứng. Do đó, FDI chưa cho thấy tác động tích cực rõ ràng tới việc làm tăng giá trị gia tăng (VA) và tỷ lệ nội địa hoá cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, chủ động về công nghệ, đầu vào sản xuất, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI sẽ giúp tăng cường được tác động tích cực và hạn chế được tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu, góp phần tăng VA và tỷ lệ nội địa hoá cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. (2) Thông qua các kênh tác động gián tiếp (tác động tràn) như tạo áp lực cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động và chuyển giao tri thức, FDI vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực tới KNXK của Việt Nam. DN FDI tạo áp lực cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức cho các DN nội địa, từ đó làm tăng khả năng và giá trị xuất khẩu của các DN nội địa, cộng hưởng làm tăng KNXK của Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp các DN FDI tạo ra áp lực cạnh tranh quá gay gắt, chuyển giao công nghệ lạc hậu và thu hút tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao từ các DN nội địa, FDI lại tác động tiêu cực, làm giảm sức mạnh cạnh tranh, giảm quy mô và cơ hội xuất khẩu của các DN nội địa. (3) Trong dài hạn, FDI có tác động trực tiếp làm giảm KNNK của Việt Nam nhờ thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá được sản xuất bởi chính các DN FDI. Bên cạnh đó, thông qua tác động lan toả về công nghệ và tri thức từ các DN FDI, trong dài hạn, Việt Nam có thể tự chủ được công nghệ, đầu vào sản xuất và các sản phẩm CNHT thay vì phải nhập khẩu từ bên ngoài. Đây được xem là tác động tích cực của FDI tới nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ và tri thức từ FDI sẽ giúp tăng cường được tác động tích cực của FDI tới việc làm giảm KNNK của Việt Nam. (4) Sự xuất hiện của các DN FDI trong ngành chế biến chế tạo và một số lĩnh vực công nghệ cao đã góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế và một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá nhập khẩu Việt Nam một cách tích cực (theo đúng định hướng nhập khẩu của Việt Nam): tăng tỷ trọng nhóm tư liệu sản xuất và giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu. Do đó, định hướng thu hút FDI vào các ngành theo mục tiêu phát triển của từng giai đoạn cụ thể sẽ giúp tăng cường tác động tích cực của FDI tới việc nâng cao chất lượng cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam. (5) FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua các kênh: thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước chủ đầu tư, mạng lưới phân phối của các TNCs và kênh thông tin thị trường xuất nhập khẩu
  20. 7 của các TNCs. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ cấu nhà đầu tư FDI sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi một quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam càng nhiều thì quy mô và giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc gia đó sẽ càng tăng. Do vậy, điều chỉnh cơ cấu nhà đầu tư FDI sẽ giúp Việt Nam có được các đối tác thương mại chiến lược, từ đó sẽ giúp tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu. (6) Kế thừa mô hình lực hấp dẫn, luận án đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy, FDI có tác động thuận chiều tới KNXK và FDI có tác động ngược chiều tới KNNK (trong dài hạn) ở Việt Nam. Kết quả định lượng đã củng cố thêm cho những phân tích định tính về tác động tích cực của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Thêm vào đó, với việc lượng hoá mức độ tác động của FDI tới KNXK và KNNK trong hai giai đoạn trước và sau gia nhập WTO, luận án đã chứng minh được việc gia nhập WTO làm tăng mức độ tác động tích cực của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Vì vậy, tăng cường và nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần tăng cường tác động tích cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 6.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án Luận án đã chỉ ra rằng FDI vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Một số tác động tích cực và tiêu cực là rất rõ ràng, tuy nhiên một số tác động tích cực của FDI tới xuất nhập khẩu lại chưa được như kỳ vọng. Những tác động tích cực bao gồm: (1) FDI góp phần làm tăng KNXK và góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam; (2) FDI góp phần thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá của chính các DN FDI; (3) FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam theo hướng tích cực, làm tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế; (4) FDI giúp mở rộng phạm vi thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Những tác động tích cực chưa được như kỳ vọng bao gồm: (1) Tác động lan toả tích cực của FDI tới các DN xuất khẩu nội địa thông qua kênh tạo áp lực cạnh tranh và kênh CGCN còn rất hạn chế; (2) Kỳ vọng về tác động lan toả tích cực của FDI tới giảm KNNK của Việt Nam thông qua kênh CGCN và chuyển giao tri thức vẫn chưa đạt được; (3) Tác động tích cực của FDI tới chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam thông qua tăng tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao còn rất hạn chế; (4) Tác động tích cực của FDI tới việc tăng giá trị gia tăng VA cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam còn chưa đáng kể; (5) Tác động tích cực của FDI tới việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá nhập khẩu Việt Nam thông qua giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng còn chậm. Những tác động tiêu cực bao gồm: (1) FDI làm tăng KNNK Việt Nam do nhập khẩu của các DN FDI; (2) Thông qua kênh tạo áp lực cạnh tranh,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2