Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - huyện Phú Vangtỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 20
download
Trong 01 nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu dùng luôn đi liền với nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, thị trường có một vai trò hết sức to lớn, những hạn chế trong hệ thống thị trường có thể làm cản trở những người nông dân làm ăn nhỏ không có được những cơ hội cạnh tranh thị trường tốt hơn và thu được giá cao hơn khi bán sản phẩm....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - huyện Phú Vangtỉnh Thừa Thiên Huế
- -1- MỤC LỤC * Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2 1.1. Lý do nghiên cứu.....................................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ...................................................................................................3 2.1. Tình hình chung của xã .......................................................................................... 3 2.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi..............................................................................3 2.2.1. Các tư liệu phục vụ sản xuất..............................................................................3 2.2.2. Thức ăn nuôi tôm..................................................................................................4 2.2.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ...........................................................5 2.2.3.1. Hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm thịt................................................ 5 2.2.3.2. Giá và thay đổi giá.............................................................................................8 2.2.3.3. Khó khăn mà chuỗi cung đang đối mặt..........................................................10 2.2.3.4. Các tác động nhằm tối ưu hóa chuỗi cung tôm thịt...................................... 11 2.4. Các kênh thông tin thị trường................................................................................14 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................................16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 17 * Tài liệu tham khảo
- -2- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do nghiên cứu Trong 01 nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu dùng luôn đi li ền v ới nhau, các mối quan hệ giữa chúng được xác lập thông qua thị trường. Đối với sản xu ất nông nghiệp, thị trường có một vai trò hết sức to lớn, những h ạn chế trong h ệ th ống th ị trường có thể làm cản trở những người nông dân làm ăn nh ỏ không có đ ược nh ững c ơ hội cạnh tranh thị trường tốt hơn và thu được giá cao hơn khi bán sản phẩm. Cũng như nhiều nước trên thế giới, thu nhập tiền mặt từ việc bán nông sản vẫn là nguồn thu thiết yếu với đời sống của các nông hộ, tuy nhiên, thu nh ập th ường không ổn định hoặc chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm trong chuỗi mắt xích thị trường. Nếu can thiệp thì phải làm như thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này trong khuôn khổ dự án: “Hỗ trợ người dân khu vực đầm phá Tam Giang” chúng tôi đã tiến hành nghiên c ứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng về thị trường thủy sản nuôi và đánh bắt tại xã Vinh Hà - huy ện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng của chuỗi thị trường tôm nuôi và các sản phẩm đánh bắt tự nhiên. - Phân tích chuỗi thị trường đối với một số mặt hàng thuỷ sản ph ổ bi ến t ại đ ịa phương để tìm ra được những trở ngại đồng thời có các định hướng nhằm c ải thi ện thu nhập của những người nông dân thông qua việc tác động vào chuỗi thị trường. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Thị trường là một mảng lớn trong kinh doanh nông nghi ệp, nó có m ối liên h ệ v ới nhiều yếu tố khác trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm trong đó đ ịa bàn th ị tr ường tiêu thụ là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thị tr ường. Ở đây, đ ề tài ch ỉ nghiên cứu trong phạm vi xã Vinh Hà và các xã lân cận; tuyến nghiên cứu chủ yếu là Vinh Hà - Huế - Đông Hà (Quảng Trị), và tuyến Vinh Hà – Đà Nẵng.
- -3- 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ 2.1. Tình hình chung của xã Toàn xã Vinh Hà có diện tích đất tự nhiên là 6 .307 ha. Trong đó có 3.007 ha là diện tích đất liền, 3.300 ha là mặt nước đầm phá. Vinh Hà là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi thuỷ sản nước lợ nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm chính của vùng là tôm nuôi ở các hồ ao. Sản phẩm đánh bắt t ự nhiên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm thủy sản của vùng, chủ yếu là tôm cá ở đ ầm. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên nằm cách xa trung tâm thành phố, khả năng n ắm bắt thông tin còn hạn chế nên việc tiêu thụ cũng như sản xuất gặp phải một số vấn đ ề khó khăn, đặc biệt là vấn đề về thị trường đầu vào và đầu ra. Thị trường đầu vào: là nơi cung cấp các yếu tố sản xuất như ngư lưới cụ, dụng cụ đánh bắt, nguồn thức ăn, máy móc, nhân lực,... Thị trường đầu ra: các dịch vụ, đại lý, cơ sở thu mua sản phẩm. Ngư dân ở đây vẫn còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra hoặc một số vẫn nắm bắt được nhưng do các m ối quan h ệ mua bán ràng buộc nên họ không chủ động trong việc lựa chọn thị trường mua bán. Do đó, các cuộc mua bán diễn ra chủ yếu trên địa bàn xã hoặc chỉ ở những nơi quen biết. Vì vậy giá cả mua bán thường xảy ra tình trạng độc quyền hoặc cao hơn so với mức giá vừa phải. 2.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi 2.2.1. Các tư liệu phục vụ sản xuất Chi phí luôn là vấn đề được nhà sản xuất quan tâm hàng đầu, nó có quyết đ ịnh rất lớn tới thành công của việc kinh doanh. Để ti ến hành nuôi tôm, h ộ nông dân ph ải đầu tư rất nhiều khoản mục, trong đó tư liệu sản xuất chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Ở đây chúng tôi nêu ví dụ về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ anh Cường khi tiến hành nuôi tôm với diện tích hồ là 7.000m 2. Trong các loại tư liệu cần trang bị thì máy bơm và thuyền nhôm là hai tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu.
- -4- Bảng 1: Tư liệu sản xuất phục vụ nuôi tôm Nguồn: Số liệu điều tra 2.2.2. Thức ăn nuôi tôm Hiện ở xã Vinh Hà có 3-4 đại lý cung cấp thức ăn cho tôm và kho ảng 7-8 hộ nuôi tôm có kiêm thêm việc bán thức ăn nuôi tôm. Thức ăn được lấy từ 2 nguồn chủ yếu: Đại lý ở Huế hoặc trực tiếp từ các công ty sản xuất. Việc bán thức ăn cho người nuôi tôm chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức: + Bán trực tiếp (trả tiền ngay hoặc ghi nợ đến khi thu hoạch tôm mới trả). Nếu trả sau khi tôm được thu hoạch thì người nuôi tôm phải mua với giá cao h ơn tr ả ngay. Ví dụ: nếu trả ngay, 1 bao thức ăn 20 kg có giá 180 ngàn đ ồng, n ếu n ợ thì ph ải tr ả 186 – 190 ngàn đồng/bao. Thời gian nợ có thể kéo dài từ 3- 6 tháng, tùy từng trường hợp. + Đầu tư thức ăn và thu sản phẩm . Một số thương lái trong xã đầu tư cho các hộ nuôi tôm, cuối vụ các hộ sẽ thanh toán tiền thông qua vi ệc bán sản ph ẩm cho chính người cung cấp thức ăn nuôi tôm đó. Hình thức này có ưu điểm: Nhờ có đầu tư ứng trước mà người nông dân có th ể giải quyết được một phần sự thiếu hụt về vốn và các thương lái chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung sản phẩm. Tuy nhiên hình thức này có thể có những bất lợi của nó: Thứ nhất, do bắt buộc phải bán tôm cho những người cung c ấp thức ăn nên có thể người sản xuất dễ rơi vào tình trạng bị ép giá, ép cấp khi bán sản phẩm. Nhưng theo một số người dân thì đây không phải là vấn đề quan trọng vì khi vay ch ịu th ức ăn thì không có bất cứ một ràng buộc nào ngoài tho ả thuận mi ệng nên khi ch ủ n ợ ra giá mua tôm thịt quá thấp so với những người khác cùng thời đi ểm thì người nuôi hoàn toàn có thể bán sản phẩm cho thương lái mua giá cao hơn rồi lấy tiền trả n ợ. Tuy nhiên tr ường hợp này ít khi xảy ra, đa số thì giữa người đầu tư và người bán tôm sẽ tìm đ ược m ột s ự dàn xếp ổn thoả để hai bên cùng có lợi. Thứ hai, do việc thu nợ chỉ có thể thực hiện khi người nông dân có s ản ph ẩm bán, vì vậy nếu người nuôi gặp rủi ro thì cũng đồng nghĩa v ới vi ệc ch ủ n ợ gánh ch ịu một khoản nợ khó đòi. Đây là thực tế xảy ra ở địa phương trong những năm gần đây khiến một số người kinh doanh thức ăn không thể ti ếp tục cho vay do n ợ đ ọng quá nhiều.
- -5- 2.2.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh t ế l ớn l ại là món ăn phổ biến đối với mọi tầng lớp người dân. Tôm thương phẩm hầu như có m ặt khắp m ọi nơi trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá c ủa sản phẩm này ch ịu tác đ ộng c ủa r ất nhiều yếu tố và thường xuyên biến đổi, có thể nói là biến đ ổi t ừng ngày, biên đ ộ thay đổi giá rất lớn, tỷ lệ thay đổi giá theo thời gian c ủa các lo ại tôm cũng không gi ống nhau. Sản lượng và chất lượng của tôm thu được rất không đồng đều gi ữa các hộ nuôi, các thời điểm trong vụ đây là một khó khăn cho chúng tôi trong quá trình đưa ra m ột so sánh về giá. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi chỉ nêu và so sánh giá c ủa m ột s ố lo ại s ản phẩm mà theo người dân là phổ biến nhất trong vụ thu hoạch năm 2005. 2.2.3.1. Hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm thịt Chuỗi thị trường tiêu thụ tôm nuôi của người dân trên địa bàn nghiên c ứu th ường có nhiều hơn hai mắt xích trong đó. Việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến v ới người tiêu dùng chủ yếu được thực hiện gián tiếp, thông qua các trung gian th ương m ại. Với các đối tượng tham gia vào chuỗi thị trường là: - Các nhà máy chế biến thuỷ sản. - Các thương lái với quy mô và hình thức đa dạng, phong phú. Các đ ối t ượng này vừa thực hiện mua vừa thực hiện bán, mua từ người sản xuất ho ặc th ương lái nh ỏ để bán lại cho thương lái thu gom lớn hoặc nhà máy chế biến đ ể h ưởng phần chênh lệch giá. - Người tiêu thụ tại địa phương. Nhìn chung sản phẩm của bà con được tiêu thụ qua ba con đường sau: + Con đường tiêu thụ thứ nhất: Các hộ nông dân sẽ trực tiếp bán lẻ sản phẩm của mình ra chợ hoặc bán cho người thu gom nhỏ để bán lại tại ch ợ đ ịa ph ương. Kênh này không phổ biến, thường được dùng trong trường hợp sản phẩm không đạt ch ất lượng, tôm chết do bị dịch, sản phẩm thu hoạch có số lượng ít. + Con đường thứ hai phổ biến hơn là người sản xuất sẽ bán tôm thương phẩm qua các trung gian thương mại, bao gồm: người thu gom trực ti ếp - qui mô nh ỏ (thương lái cấp 1), các nhà thu gom lớn (thương lái cấp 2) và một số đối tượng thu mua không thường xuyên khác như bán trực tiếp cho xe của các công ty chế bi ến thuỷ sản ngo ại tỉnh, thương lái ngoại tỉnh mang xe tới địa phương đ ể mua… T ừ đó, tôm s ẽ đ ược phân
- -6- phối qua các chợ lớn hoặc đến các nhà máy chế biến để xuất khẩu ho ặc tiêu dùng trong nước. Hiện tại đây đang là hình thức tiêu thụ rất phát triển, đa số người dân đều tiêu thụ sản phẩm của họ theo con đường này. Sở dĩ hình thức tiêu thụ này phát tri ển và được người sản xuất chấp nhận là do những yếu tố sau: . Thứ nhất: người sản xuất thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn qui mô để thực hiện tất cả các công việc phân phối cho sản phẩm của họ tới người tiêu dùng cuối cùng. . Thứ hai: bằng việc chuyển công việc phân phối cho các thành viên khác c ủa chuỗi như người bán buôn và bán lẻ thì người sản xuất có thể đạt đ ược sự ti ết ki ệm. Nguyên nhân là những người trung gian này phân phối sản phẩm của nhiều người s ản xuất khác nhau nên chi phí cố định của việc thực hiện các chức năng phân phối mà m ỗi sản phẩm phải gánh chịu sẽ nhỏ đi rất nhiều so với người sản xu ất qui mô nh ỏ tr ực tiếp đứng ra phân phối. . Thứ ba: sắp xếp và phân loại hàng hoá thuận tiện để công việc đặt hàng c ủa khách hàng đơn giản nhất trong việc lựa chọn, đáp ứng đ ược đa s ố yêu c ầu c ủa khách hàng do sản phẩm của họ đa dạng nhờ tập hợp được hàng hoá t ừ nhi ều ngu ồn cung cấp, nhiều nhà sản xuất khác nhau. Bằng việc mua khối lượng lớn từ người sản xuất và phân loại, chia thành các món nhỏ, người bán buôn cung cấp khả năng cho ng ười tiêu dùng mua được khối lượng họ cần. Ngoài ra các trung gian thương mại còn cung c ấp khả năng sẵn sàng c ủa s ản phẩm cho mắt xích tiếp theo trong chuỗi cung sản phẩm. Đây là m ột y ếu t ố h ết s ức quan trọng đảm bảo cho chuỗi cung vận hành theo hướng tích c ực, tránh r ơi vào tình trạng chuỗi cung cơ hội. Chẳng hạn như nhờ sự gần gũi c ủa người bán buôn v ới khách hàng và nhận thức của họ về nhu cầu của khách hàng (theo kinh nghiệm giao tiếp của họ), họ có thể cung cấp một khối lượng sản phẩm sẵn sàng đúng theo đúng các yêu c ầu về quy cách của người mua - điều mà đa số người sản xuất khó lòng có th ể làm đ ược trong điều kiện nuôi nhỏ lẻ như hiện nay. . Thứ tư: do ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm là tính dễ hư hỏng, tôm là s ản phẩm tươi sống nên cần chuyển sản phẩm nhanh chóng từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng để tối thiểu hoá rủi ro. Mà đảm trách cho việc vận chuyển nhanh chóng và với số lượng lớn như vậy thì chỉ có các trung gian thương mại là tốt hơn cả. Hơn nữa người nuôi tôm với tư cách là người sản xuất ở đầu chu ỗi nhưng không ph ải t ất c ả m ọi
- -7- thông tin trong chuỗi họ đều nắm nên phần nhiều họ chỉ quan tâm đến mắt xích đầu tiên quan hệ trực tiếp tới họ. + Con đường tiêu thụ thứ ba là các công ty sẽ cử nhân viên đưa xe về đậu tại một địa điểm thuận lợi để trực tiếp mua sản phẩm từ người dân. Sau khi thu ho ạch, bà con sẽ chở tôm đến các xe này để tiêu thụ. Thật vậy, qua đi ều tra chúng tôi nh ận th ấy đối tượng đến mua hơn 90% là người trong thôn xã, còn chưa đến 10% thu ộc các đ ịa phương khác với số lượng không lớn. Điều này được người sản xu ất gi ải thích là do tập quán mua bán của người dân (tình làng nghĩa xóm), mối quan hệ ràng buộc trong buôn bán (cung cấp đầu vào) hơn nữa việc mua bán sử dụng phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền liền hoặc chi trả sau ba ngày đến m ột tuần vì th ế bà con ch ỉ bán tôm của mình cho những ai họ tin tưởng và có các mối quan hệ nhất định với họ. Giữa hộ sản xuất với người tiêu thụ tôm trên địa bàn xã, chúng tôi thấy tồn tại các mối quan hệ sau: Nếu hộ có qui mô sản xuất lớn, có vốn đầu tư dàn trải thì hình th ức giao d ịch giữa nông hộ và thương lái thường thực hiện theo quan hệ mua đứt bán đo ạn trong t ừng vụ thu hoạch. Trong hình thức giao dịch này nông hộ thường được tự do trong mua bán, được phép lựa chọn người mua nào trả giá cao hơn và tin c ậy h ơn trong thanh toán. Còn đối với các hộ có qui mô nhỏ, khối lượng tôm không lớn, v ốn đ ầu t ư ít - ph ải vay m ượn vốn bằng tiền mặt hoặc các nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc,… từ người có mua sản phẩm thì đến lúc thu hoạch họ buộc lòng phải bán tôm của mình cho các ch ủ n ợ để trừ nợ với mức giá thấp hơn thị trường. Theo hình thức giao dịch này nông hộ dễ bị thiệt thòi do ép cấp, ép giá và không dược quyền lựa ch ọn người thu mua thích h ợp. Ch ẳng hạn trong khi hộ thấy nhu cầu tôm Loại I tăng mạnh trên thị trường bán l ẻ sẽ đ ược giá hơn nên bán trực tiếp cho người cho người bán lẻ và quyết định thôi không bán cho người bán buôn nữa. Nhưng người bán buôn không chịu và phản ứng lại bằng cách buộc người sản xuất phải bán tôm loại I cho họ n ếu không đáp ứng h ọ sẽ không mua tôm loại II của hộ khiến người sản suất phải đồng ý. Việc liên kết giữa hộ (người sản xuất) với các đối tác tiêu tôm là rất cần thi ết, điều này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân (giá bán sản phẩm theo sát với giá thị trường, sản phẩm làm ra có nơi tiêu th ụ ổn đ ịnh, đ ược s ự h ỗ tr ợ vốn, kỹ thuật các thông tin về thị trường…). Còn đối với các tổ chức tiêu thụ thuỷ sản thì cũng tương tự các hộ nuôi - họ nhận được các lợi ích nhất đ ịnh t ừ s ự h ợp tác này:
- -8- chất lượng đầu vào cao hơn, đồng bộ, dễ đáp ứng yêu c ầu c ủa người tiêu dùng, nên chất lượng đầu ra sẽ đảm bảo và ôn định, giảm được chi phí thu mua và hao h ụt, gi ảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hình th ức này r ất ít xảy ra và thường thì chỉ có nhưng hộ có diện tích nuôi tr ồng l ớn (các trang trại) mới làm được việc này. 2.2.3.2. Giá và thay đổi giá Giá bán sản phẩm là yếu tố quan trọng trong sản xuất và tiêu th ụ, nó ảnh h ưởng rất lớn tới thu nhập và dễ làm thay đổi hành vi c ủa các thành viên tham gia trong chu ỗi thị trường. Người sản xuất phản ứng rất nhạy trước tín hiệu c ủa th ị tr ường, đặc bi ệt là tín hiệu về giá, điều này thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn người mua hàng khi h ọ bán sản phẩm. Ở đây chúng tôi tiến hành phân tích biến động thu nhập của người sản xu ất khi giá bán sản phẩm tôm thịt thay đổi. Thứ nhất, sự thay đổi giá bán khi phẩm cấp sản phẩm thay đổi: lo ại t ừ 100 con/kg trở lên, nếu số lượng con tăng lên 10 con/kg thì giá bán sẽ gi ảm 1000đ ồng/kg. Với loại tôm 60-80 con/kg, cứ lệch 5 con thì giá sẽ thay đổi 1000đồng. Với lo ại tôm 30- 40 con/kg thì cứ lệch 1 con giá sẽ thay đổi 1000 đồng. Sự thay đổi giá bán đã làm doanh thu thay đổi, mức độ thay đổi của doanh thu ở các cấp sản phẩm là không gi ống nhau khi cùng một lượng thay đổi giá. Điều này được thể hiện trên số liệu ở bảng 1. Bảng 1: THAY ĐỔI DOANH THU KHI GIÁ THAY ĐỔI 1000 ĐỒNG ĐẦU TIÊN % thay % thay đổi Loại tôm Giá Tăng số đổi doanh Thay đổi doanh thu STT (con/kg) (đồng/kg) con/kg(con) thu nếu giá (đồng) do giá cùng cấp -1- -2- -3- -4- -5- -6- 1. 30 80000 1 3.33 1000 1.25 2. 60 50000 5 10.00 1000 2.00 3. Trên 100 40000 10 10.00 1000 2.50 Nguồn: Số liệu điều tra Qua số liệu ở bảng trên chúng ta thấy, cứ mỗi 1 kg sản phẩm lo ại 30 con/kg n ếu tăng 1 con cùng phẩm cấp thì doanh thu của người bán sẽ tăng thêm 3,33%; ngược l ại nếu tăng 1 con để sản phẩm phải chuyển sang loại 31 con/kg thì giá bán sẽ gi ảm còn 79000 đồng điều này làm cho doanh thu giảm 1.25%. Điều đáng nói ở đây là t ốc đ ộ thay đổi doanh thu khi giá biến đổi 1000 đồng do thay đổi phẩm cấp sản phẩm: v ới tôm
- -9- phẩm cấp thấp thì tốc độ thay đổi doanh do giá sẽ lớn hơn tôm có phẩm c ấp cao (2.5% so với 1.25%). Thứ hai, giá tôm bán ở các thời điểm khác nhau cũng có sự chênh lệch, thông thường đầu vụ thu hoạch giá cao hơn giữa vụ 10000-25000 đồng/ kg tuỳ từng loại tôm. Bảng 2: CHÊNH LỆCH GIÁ BÁN ĐẦU VỤ VÀ GIỮA VỤ THU HOẠCH Giá bán (đồng) Chênh lệch Loại tôm STT Giá trị (con/kg) Đầu vụ Giữa vụ % (đồng) 1. 30 105000 80000 25000 31.25 2. 60 65000 50000 15000 30.00 3. Trên 100 50000 40000 10000 25.00 Nguồn: Số liệu điều tra Như vậy, cùng một loại tôm nhưng nếu bán ở những thời điểm khác nhau thì có thể tạo ra một khoản chênh lệch thu nhập lên tới 31.5%. Đây là một tỷ lệ lớn n ếu đem so sánh trong hoạt động nuôi tôm thịt. Một vấn đề nữa trong vi ệc lựa ch ọn th ời đi ểm bán đó là khả năng chấp nhận các loại tôm, vào thời đi ểm đầu vụ việc bán sản phẩm loại trên 100 con/kg dễ dàng hơn thời điểm giữa vụ. Do các hạn chế trong khi nghiên cứu vấn đề này nên trong báo cáo này chúng tôi chỉ tập trung xem xét ở ba mắt xích là người sản xuất, thương lái c ấp 1 và thương lái cấp 2. Ở phần trên chúng ta đã xem xét hành vi ứng xử của người sản xu ất, ti ếp theo chúng tôi sẽ trình bày hoạt động của thương lái trong chuỗi cung. Về sản lượng thu mua, các thương lái cấp 1 mua được khoảng dưới 4 tấn tôm thịt mỗi ngày, thương lái cấp 2 mua được khoảng 2 – 6 tấn. Đ ối tượng cung c ấp s ản phẩm cho thương lái cấp 2 chủ yếu là những thương lái c ấp 1 và m ột s ố l ượng ít t ừ người nuôi (khoảng 10%). Về giá tôm thì người dân sẽ không có được sự chênh lệch giá nếu cùng một phương thức bán nhưng bán cho hai đối tượng là thương lái nh ỏ và thương lái lớn. Với thương lái nhỏ, mỗi kilogam tôm nếu không qua xử mà bán l ại ngay cho thương lái lớn thì họ sẽ được hưởng một khoản chênh lệch giá khoảng 2000 đồng. Số liệu ở bảng 3 sẽ minh hoạ cho trường hợp này.
- - 10 - Bảng 3: CHÊNH LỆCH GIÁ Ở CÁC MẮT XÍCH Giá thương lái C1 Giá thương lái C1 STT Loại tôm (con/kg) mua của người bán cho thương lái Chênh lệch (đ) dân (đ) C2 (đ) 1 30-40 80000 83000 3000 2 50-70 50000 52000 2000 3 100 40000 41000 1000 Nguồn: Số liệu điều tra Nếu thương lái C2 mua tôm đã qua phân loại, xử lý c ủa thương lái C1 thì giá có thể thấp hơn so với giá họ mua trực tiếp từ người dân từ 2000 – 5000 đ ồng/kg. Khi được hỏi lý do thì một số thương lái nói rằng do trong quá trình phân loại, các thương lái C1 đã sử dụng các biện pháp làm tăng cân cho tôm so với đ ể t ự nhiên. Nh ư v ậy, dù mua trực tiếp từ người sản xuất hay mua lại của người thu gom nhỏ thì các th ương lái l ớn vẫn đảm bảo có được một khoản thu từ chênh lệch giá mua và giá bán là không đổi. 2.2.3.3. Khó khăn mà chuỗi cung đang đối mặt Ngoài những thuận lợi đang ở dạng tiềm năng như thị trường đang đ ược khai thông ở nhiều nước trên thế giới, nhu cầu về sản phẩm thủy sản đang tăng m ạnh… thì hiện nay chuỗi thị trường nêu trên đang gặp những khó khăn lớn như: - Người nông dân chưa nghĩ tới việc tối ưu hoá các nguồn lực trong sản xuất và họ sản xuất không dựa trên tín hiệu thị trường nên sản phẩm làm ra chưa phải là phù hợp. - Thiếu thông tin liên lạc giữa các thành viên trong kênh phân ph ối nên s ản phẩm làm ra gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Thị trường tiêu th ụ thu ỷ s ản ch ưa ổn định, công tác tiếp thị còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư thoả đáng vào công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. - Chất lượng con giống kém, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung còn l ạc hậu nên l ượng s ản phẩm chế biến ít, chất lượng chế biến không cao, không đáp ứng đ ược nhu c ầu th ị trường. - Hệ thống giao thông kém và thiếu phương tiện vận chuyển nên vi ệc tiêu th ụ sản phẩm của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí vận chuyển m ột chuyến hàng
- - 11 - từ Huế vào Đà Nẵng là khoảng 1 triệu đồng, bao gồm thuê ô tô 700 ngàn và 300 ngàn nhiên liệu. - Thuỷ sản là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn. Do đó là sản ph ẩm h ữu c ơ nên chịu ảnh hưởng của tính chất về mặt sinh học, thời gian ổn đ ịnh chất l ượng th ường rất ngắn mà để bảo quản thuỷ sản cần chi phí rất lớn. Với khả năng tài chính h ạn h ẹp, người nông dân khó làm được việc này hơn nữa thu nhập từ vi ệc bán thu ỷ sản là ngu ồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân. Sau thu ho ạch nông dân bu ộc ph ải bán ngay s ản phẩm để đảm bảo vốn cho tái sản xuất kỳ tiếp theo và cho sinh ho ạt. Vì vi ệc c ất tr ữ đ ể chờ giá cao là không thực hiện được. - Công nghiệp chế biến chưa phát triển, - Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất xử lý tình thế nên công tác quản lý vĩ mô luôn bị động trước những biến đổi của thị trường dẫn tới hiệu quả các giải pháp không cao. - Vấn đề sản xuất và tiêu thụ không đồng hành. Nguyên nhân của tình tr ạng trên xuất phát từ trong lĩnh vực sản xuất và cả trong lĩnh vực lưu thông. Nguyên nhân bao trùm nhất là do trình độ sản xuất còn thấp, dẫn tới tình trạng gi ữa các khâu: s ản xuất, lưu thông, chế biến không gắn kết với nhau. Kiến thức về th ị tr ường c ủa các h ộ sản xuất chưa đủ mạnh, dẫn tới hậu quả là người nông dân luôn rơi vào thế bị động trước các thay đổi của thị trường và họ là người phải thi ệt hại nhiều nhất khi có những biến động bất lợi. 2.2.3.4. Các tác động nhằm tối ưu hóa chuỗi cung tôm thịt Theo chúng tôi, trong chuỗi cung ở sơ đồ 1 thì người tiêu dùng là mắt xích nhạy cảm nhất, mắt xích mà chúng ta có thể tác động vào đó đ ể làm thay đ ổi m ột s ố ho ạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm thịt. Với mong muốn cuối là làm tăng lợi ích cho người sản xuất. Đ ể có đ ược đi ều này thì chính người sản xuất phải thay đổi. Cụ thể ở đây là: - Thay đổi về thời điểm bán sản phẩm ra thị trường. Như đã nói ở trên thì giá tôm thịt cùng một loại thì giá giữa vụ và đầu vụ có thể chênh lệch đến 31%. - Phân loại tôm trước khi bán để có được giá hợp lý nhất cho mỗi loại tôm. - Thay vì bán tôm chết thì người sản xuất có thể bán tôm sống đ ầu v ụ v ới giá chênh lệch từ 10% - 30% so với bán tôm chết vào cùng thời điểm.
- - 12 -
- - 13 - Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm tôm thịt Người tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ tại các chợ Huế Đi Sài Gòn, Đà Nẵng, Đi các địa Nha Trang... phương khác trong tỉnh Nhập cho DNTN Thành Tin Người thu gom lớn Người tho gom nhỏ tại địa phương tại địa phương Bán trực tiếp cho xe Đà Nẵng, Thanh Hóa mua tại địa phương NGƯỜI SẢN XUẤT TÔM
- - 14 - 2.3. Chuỗi cung sản phẩm đánh bắt Như đã nói ở phần trên, sản phẩm đánh bắt chiếm tỷ lệ nhỏ (30%) trong tổng sản phẩm thủy sản của vùng. Trong đó, đối với sản phẩm là tôm đánh b ắt thì trong 1 s ố trường hợp vẫn được kết hợp tiêu thụ với tôm nuôi t ại các đ ịa bàn xa ngoài t ỉnh. Ph ần còn lại chủ yếu tiêu thụ tại địa phương, tiêu thụ tại chỗ. Xa nhất là v ận chuyển lên các chợ Trung tâm ở Huế để bán lẻ hoặc các nhà thu gom tại địa ph ương thu gom l ại đem bán lẻ tại các chợ ở Huế. Nếu sản phẩm đánh bắt trong ngày là nhiều thì hình thức này thu lời cao hơn. Tôm đất (250 con/kg), tôm gân (150 con/kg) giá t ừ 40.000 – 50.000 đ/kg; đầu mùa có thể lên đến 100.000 – 110.000 đ/kg. 2.4. Các kênh thông tin thị trường Giá cả sản xuất luôn biến động trên thị trường. Ở đây chúng tôi tập trung tìm hiểu khả năng tiếp cận thông tin thị trường c ủa người sản xu ất, thông tin đ ược truy ền đến người sản xuất thông qua những mắt xích nào, đâu là khâu quan tr ọng nhất trong quá trình truyền tin. Thông thường, trong quá trình sản xu ất người s ản xu ất s ẽ c ần t ới thông tin về qui cách sản phẩm mà khách hàng yêu c ầu, chất l ượng, ch ủng lo ại, th ời điểm đưa ra sản phẩm, giá bán… Căn cứ vào những thông tin này mà h ọ có quy ết đ ịnh sẽ sản xuất bao nhiêu, vào thời điểm nào. Do sản xuất nông nghiệp ch ịu sự chi ph ối r ất lớn của yếu tố tự nhiên nên người sản xuất không thể hoàn toàn chủ đ ộng nh ư mong muốn, họ không có nhiều lựa chọn cho sản phẩm của mình cho dù các nguồn lực để sản xuất khác không bị hạn chế. Với những lý do như vậy, việc có được thông tin đúng, đ ầy đủ về thị trường là rất quan trọng đối với người sản xuất.
- - 15 - Sơ đồ 2: Kênh thông tin thị trường Người Thương Thương lái Doanh nghiệp sản xuất lái cấp 1 cấp 2,3 chế biến thuỷ sản Người tiêu dùng trong nước Thị trường quốc tế Thông tin tham khảo, khó kiểm chứng Thông tin phản hồi của người bán Thông tin từ người mua - Người dân chủ yếu nhận thông tin thị trường từ người mua hàng cụ thể là mắt xích gần nhất mua hàng của họ. Mọi thông tin nhận được họ không có cách ki ểm ch ứng (chỉ là nghe nói), họ chỉ biết đáp ứng theo yêu cầu của thương lái cấp1. - Mọi thông tin từ thị trường trong nước và quốc tế, các th ương lái này đ ều ti ếp cận và nắm bắt được. Nhưng các thương lái ở các cấp nhỏ trong một số điều ki ện nhất định không đáp ứng được các yêu cầu của việc phân phối sản phẩm (vốn, phương tiện vận chuyển) nên mới xuất hiện các kênh phân phối trung gian là các thương lái cấp cao hơn. Sản phẩm luân chuyển qua nhiều kênh phân phối nên chi phí qua các khâu trung gian, chi phí khấu hao tăng lên trong khi giá thị trường là ổn đ ịnh. Do đó giá mua t ại người cung cấp thường bị hạ thấp xuống rất nhiều so với thị trường. Một phần liên quan đến nuôi đánh bắt thủy sản là thị trường cung c ấp đ ầu vào các loại ngư lưới cụ đánh bắt. Theo điều tra cho thấy, tại xã Vinh Hà chỉ có 1 n ơi cung cấp các loại ngư lưới cụ đánh bắt là quán bán lẻ của chị Mơ. Ngoài ra ở xã Vinh Phú k ế
- - 16 - cạnh cũng có 02 người chuyên buôn bán ngư lưới cụ mà người dân trong xã và xã Vinh Phú đều có đến mua ở đó. Theo chị Mơ thì người dân Vinh Hà mua nhi ều thì h ọ s ẽ lên Huế để mua và gửi xe về. Nếu thiếu một số ít nhỏ lẻ thì họ mới ra mua ở quán ch ị. Do trước đây cũng dưới hình thức đầu tư cho mua nợ rồi cuối vụ thu ho ạch sẽ tr ả. Nh ưng hình thức này không hiệu quả, dễ bị mất trắng, hoặc người dân không có khả năng chi trả do thua lỗ trong vụ ( hoặc có thể họ không muốn trả?!!!) . Nên rất khó thu hồi vốn buôn. Do đó, cuối cùng chị phải chuyển qua hình thức bán lẻ, ch ỉ bán cho nh ững ng ười trong xã. Sản phẩm bán chủ yếu là lưới sáo (47.000 đ/cây), nò tép (135.000 đ/cây), nò tôm (75.000 đ/cây). Khi có người đặt mua với số lượng lớn thì họ gọi đi ện lên Hu ế đ ể gửi hàng về. Nơi mua chủ yếu trên Huế là các hàng bán ngư lưới cụ đường Huỳnh Thúc Kháng. Người dân nào muốn giảm bớt tiền mua hay muốn lựa chọn nhiều loại, nhiều mặt hàng thì trực tiếp lên mua tại đó. Người nào không có điều kiện mua tr ực ti ếp thì phải chịu mua tại địa phương với giá cao hơn từ 6.000 – 8.000 đ/cây lưới. M ột đi ều khó khăn của những người cung cấp các loại ngư lưới cụ là họ đầu tư cho mua n ợ nhưng người dân thì không trả đúng kỳ, khi có tiền họ đi mua ở các xã khác (Vinh Thanh, Vinh Phú, Vinh Hiền, Truồi,...). Hiện tượng này khá phổ biến nên dần dần họ chỉ bán n ợ cho các người quen, không mở rộng. 2.5. Một số thương lái, hay các đại lý tiêu thụ trong vùng và trong tỉnh. Một số thương lái thu mua tôm, sản phẩm đánh bắt: - Vinh Hà: Hóa, Tỏa, Nhởn - Vinh Thanh: - Vinh Hưng: Lụa, Diện, Tuyết (Cầu) - Vinh An : Chót, Gái - Vinh Phú: Mài, Mỵ 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Đối với sản phẩm tôm nuôi, người sản xuất đang có được một số thuận lợi sau: - Sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ hết mặc dù hầu như không có m ột sự cam kết nào giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm.
- - 17 - Khó khăn: - Người sản xuất chưa ý thức được một cách rõ ràng là mình phải bán s ản ph ẩm nào ra thị trường và bán vào thời điểm nào thì có khả năng cho lợi nhuận cao nhất. - Người sản xuất chưa thực sự có sức mạnh thị trường để có th ể đ ịnh h ướng một số mắt xích trong chuỗi cung hoạt động theo hướng có lợi nhất cho mình 3.2. Kiến nghị Theo chúng tôi, để một hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng thành công cao người sản xuất cần có được ít nhất hai yếu tố: Kỹ thuật sản xuất và thông tin th ị trường. Người sản xuất sẽ cung cấp sản phẩm ra thị trường v ới các tiêu chu ẩn v ề qui cách khác nhau - Người dân cần nắm rõ lịch thời vụ và phối hợp với các yếu tố k ỹ thuật khác để thả nuôi phù hợp với thời điểm mua bán trên thị trường. - Phân loại tôm để bán được với giá hợp lý nhất cho mỗi loại. - Liên hệ giá cả với nhiều thương lái để lựa chọn giá bán cao nhất. Cố gắng tìm cách đưa được sản phẩm đến nơi tiêu dùng cuối cùng.
- - 18 - TÀI LIỆU THAM KHẢO -----o0o----- 1. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế, Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, t ỉnh Th ừa Thiên Huế, Huế 2005. 2. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp , Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 3. Lê Quốc Hưng và nhóm tác giả, Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông, Nhà xuất bản Nông Nghiệp; 1998. 4. Edwin Shanks, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Kim Nguyệt, Oliver Maxwell, Dương Quốc Hùng, Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, 2003. 5. Nguyễn Thị Cành, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; 2004. 6. Mairi Dupar, Môi trường, sinh kế và thể chế địa phương: tiến trình phi tập trung ở Đông Nam Châu Á, Viện Tài nguyên thế giới. 7. UBND xã Vinh Hà, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xã Vinh Hà – Giai đoạn 2004-2010, 8. Peter M. Home và Werner W. Stür, Phát triển các giải pháp nông nghiệp cho nông hộ, Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế, 2003. 9. Vũ Thị Ngọc Phùng, Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999. 10. Báo cáo phát triển thế giới, Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường; Ngân hàng th ế giới; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Hà Nội, 2002. 11. Lê Thị Phi và nhóm tác giả, Vận dụng tối đa chuỗi thị trường, Viện nghiên cứu Quốc tế về Môi trường và Phát triển, 2004. 12. Carlos F.Ostertag; Xác định và đánh giá cơ hội thị trường cho các nhà sản xuất nông sản quy mô nhỏ;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1458 | 247
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty Chứng khoán Hòa Bình
71 p | 601 | 66
-
Luận văn: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua
85 p | 204 | 43
-
Báo cáo kết quả đè tài khoa học công nghệ: Thực trạng ô nhiễm một số vi sinh vật vào thức ăn đường phố tại thị trấn Gia Lâm
41 p | 136 | 38
-
Luận án tiến sĩ Kiểm soát và bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
179 p | 131 | 24
-
Điều tra đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống chuẩn thể lực chung của người Việt Nam, giai đoạn II, từ 21- 60 tuổi
123 p | 113 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco)
136 p | 98 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
71 p | 90 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố Huế
91 p | 49 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và giải pháp dự án xây dựng Trung tâm Thương mại An Hòa
75 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
174 p | 42 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế
86 p | 60 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
67 p | 45 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Cải tiến công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco)
3 p | 69 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích của cán bộ công chức tại Cục Quản lý thị trường Gia Lai
104 p | 16 | 4
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Đánh giá thực trạng răng miệng độ tuổi 6-11 tuổi. Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và sâu răng tại phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai năm 2024
70 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiện trạng môi trường cụm công nghiệp Hà Khánh, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cụm công nghiệp
139 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn