intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh đường hô hấp tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên. 2. Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của corticoid trong điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 97 bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên có chỉ định corticoid.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CORTICOID TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN Đỗ Lê Thùy Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Corticoid là nhóm thuốc rất quan trong được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, sử dụng corticoid không đúng hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Mục tiêu: 1. Phân tích tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh đường hô hấp tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên. 2. Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của corticoid trong điều trị. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 97 bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên có chỉ định corticoid. Thông tin của bệnh nhân được thu thập vào bộ câu hỏi thống nhất. Kết quả: corticoid dạng tiêm được dùng nhiều nhất trong điều trị bệnh lý đường hô hấp (72,2%), trong đó hoạt chất corticoid được dùng chủ yếu là metylprednisolo (96,2%). Vẫn còn 37,2% bệnh nhân có chỉ định corticoid 2 lần/ngày. Đa số bệnh nhân không có chỉ định giảm liều điều trị khi đạt hiệu quả mong muốn. Tác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất là đau tức thượng vị (76,9%), ngoài ra là tăng huyết áp, phù, hội chứng Cushing. Từ khóa: corticoid, tác dụng phụ của corticoid. EVALUATE USE OF CORTICOID IN TREATMENT OF RESPIRATORY DISEASES IN THAI NGUYEN TUBERCULORIS AND LUNG DISEASE HOSPITAL Do Le Thuy Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy Background. Corticoid is a very important drugs used in the treatment of respiratory diseases. However, the wrong or prolonged use can cause serious outcomes, even death. Objectives: To analyze the use of corticoid in the treatment of respiratory diseases in Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Disease Hospital. To examine some of the side effects of corticoid in the treatment. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted in 97 medical records of patient who were hospitalized in Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Disease Hospital, were indicated use of corticoid. Information were collected by the questionnaire. Results: Injection’s corticoid was the most popular administration in treatment of respiratory diseases (72.2%), in which metylprednisolon were medication used most (96.2%). 37.2% of patients were indicated twice a day. Almost patients were not reduced dose. Gastric ulcer was the most popular side effect (76,9%). Keywords: corticoid, side effect of corticoid I - ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được xếp vào danh sách những bệnh phổi mãn tính hay gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu của WHO, tỉ lệ mắc các bệnh lý đường hô hấp trung bình từ 10-12% dân số. Ngày nay, với tiến bộ của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị 23
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 mới, nhiều thuốc mới được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Đặc biệt với sự ra đời của corticoid đã góp phần tích cực trong việc phòng và điều trị các bệnh này. Tuy nhiên, corticoid là một nhóm thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu: 1. Phân tích tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh đường hô hấp tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên. 2. Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của corticoid trong điều trị. II - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: bệnh án của bệnh nhân có các bệnh lý đường hô hấp có chỉ định glucocorticoid trong điều trị. * Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân có chỉ định sử dụng corticoid trong điều trị. - Thời gian sử dụng corticoid trên 3 ngày. 2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 97 bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên có chỉ định corticoid để đánh giá tình hình sử dụng corticoid trong điều trị và nghiên cứu tiến cứu trên 30 bệnh nhân đang điều trị tại khoa bệnh phổi trong thời gian từ 1/7/2012 đến 30/8/2012 có chỉ định corticoid để đánh giá một số tác dụng không mong muốn của corticoid gặp phải trong quá trình điều trị. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mền thống kê y học SPSS 11.0. KẾT QUẢ 1. Tình hình sử dụng corticoid trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp 1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 56,43±15,1 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và nhiều tuổi nhất là 93 tuổi. Trong đó lứa tuổi 14-45 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,3%), đây là lứa tuổi sung sức của học tập và lao động. Có 64,28% bệnh nhân nam, 35,72% bệnh nhân nữ (p>0,05), tỉ lệ nam/nữ là 1,8. Bệnh lý hô hấp gặp chủ yếu là viêm phế quản phổi (62,8%), tiếp đến là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (16,4%), ngoài ra còn có hen phế quản (9,2%), tràn dịch màng phổi (5,2%). 1.2. Tình hình sử dụng corticoid trong điều trị Bảng 1: các hoạt chất corticoid được chỉ định Hoạt chất corticoid Số bệnh nhân Tỉ lệ % Prednisolon 1 1 Metylprednisolon 94 96,9 Hydrocortison 2 2,1 Tổng cộng 97 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy metylprednisolon là thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý hô hấp (96,9%), 2 bệnh nhân dùng hydrocortison đường khí dung, không có trường hợp bệnh nhân nào dùng dexamethason. Bảng 2: đường dùng corticoid được chỉ định Đường dùng Số bệnh nhân Tỉ lệ % Uống 19 19,6 Tiêm 70 72,2 Khí dung 8 8,3 Tổng cộng 97 100 24
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Corticoid được sử dụng nhiều nhất trên người bệnh là đường tiêm (72,2%), đường uống chiếm 19,6%, đường khí dung (8,3%). Bảng 3: số lần chỉ định corticoid trong ngày Số lần chỉ định corticoid trong ngày Số bệnh Tỉ lệ % nhân 1 lần/ ngày 61 62,9 2 lần /ngày 36 37,1 Tổng cộng 97 100 Đa số bệnh nhân được chỉ định uống hoặc tiêm corticoid 1 lần trong ngày (62,9%). Vẫn còn 37,1% bệnh nhân được chỉ định dùng corticoid 2 lần/ngày (9 giờ sáng và 15 giờ chiều). Số ngày điều trị có chỉ định corticoid trung bình là 18,6±2,1 ngày, dài nhất là 26 ngày, ngắn nhất là 3 ngày. Bảng 4: giảm liều corticoid Giảm liều corticoid Số bệnh Tỉ lệ % nhân Có giảm liều corticoid 21 21,6 Không giảm liều corticoid 76 78,4 Tổng cộng 97 100 Khi đạt hiệu quả điều trị đa số bệnh nhân được chỉ định ngừng corticoid ngay, không có biện pháp giảm liều để giảm tác dụng không mong muốn do corticoid (chiếm 78,4%), có 21,6% bệnh nhân được thực hiện giảm liều, cách giảm liều cụ thể như bảng 5. Bảng 5: cách giảm liều corticoid Cách giảm liều corticoid Số bệnh nhân Tỉ lệ % Giảm liều đường uống 7 33,3 Giảm liều đường tiêm 9 42,8 Giảm liều từ tiêm sang uống 5 23,9 Tổng cộng 21 100 Cách giảm liều chủ yếu trên bệnh nhân có sử dụng corticoid là chuyển từ đường tiêm (9 bệnh nhân chiếm 42,8%), các trường hợp khác được thực hiện giảm liều đường uống hoặc chuyển từ tiêm sang uống. 2. Một số tác dụng không mong muốn của corticoid gặp trong quá trình điều trị Trong số 30 bệnh nhân theo dõi tiến cứu, có 26 bệnh nhân (86,7%) có biểu hiện tác dụng không mong muốn của corticoid, cụ thể như đau rát thượng vị (20 bệnh nhân chiếm 76,9%), tăng huyết áp (10 bệnh nhân, chiếm 38,5%), phù (57,7%). Ngoài ra một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện mặt Cushing, rối loạn kinh nguyệt… BÀN LUẬN 1. Tình hình sử dụng corticoid trong điều trị Corticoid sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý hô hấp tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên dưới dạng đường tiêm (72,2%), trong đó hoạt chất corticoid dùng chủ đạo là metylprednisolon với các biệt dược là solu-medrol hoặc menison hoặc tomethrol. Các hoạt chất khác như dexamethason, prednisolon hay triamcinolon được dùng không đáng kể. Điều này cho thấy sự đúng đắn và hợp lý trong việc lựa chọn hoạt chất corticoid là metylprednisolon, một hoạt chất corticoid tốt, ít tác dụng phụ trên bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn [2], [3] khi đánh giá về tỉ lệ các tai biến của corticoid trong điều trị tại khoa Miễn dịch – dị ứng, bệnh viện Bạch Mai cũng ghi nhận methylprednisolon là thuốc được dùng chủ yếu ở cả đường tiêm và đường uống, chiếm trên 72%. Nghiên cứu của Ngô Thị Hạnh [4] cũng cho thấy kết quả tương tự. 25
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Về đường dùng corticoid, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân được chỉ định đường tiêm (72,2%), chỉ có 19,6% bệnh nhân được chỉ định corticoid đường uống, đường khí dung chiếm ,3%. Corticoid là nhóm thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn, những tác dụng phụ này đặc biệt gia tăng khi chỉ định dùng kéo dài hoặc chia liều thuốc thành nhiều lần trong ngày vì nguy cơ ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, gây suy thượng thận cấp càng lớn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy vẫn có một tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân được chỉ định tiêm methylprednisolon 2 lần/ngày (36 bệnh nhân chiếm 37,1%). Điều này chưa phù hợp với khuyến cáo về nguyên tắc sử dụng corticoid trong điều trị [5]. Đa số bệnh nhân sau khi đạt được đáp ứng điều trị đều được ngừng thuốc luôn, không cần giảm liều, chiếm 78,4%. Một số có được thực hiện giảm liều corticoid chủ yếu khi dùng đường tiêm (42,8%), 33,3% có chỉ định giảm liều từ đường tiêm sang dùng đường uống. Với thời gian điều trị bằng corticoid trong mẫu nghiên cứu trung bình là 18,6±2,1 ngày chưa phải là quá dài thì việc giảm liều cũng chưa thật sự cần thiết. Nhưng khi đợt điều trị kéo dài trên 1 tháng nhất thiết phải giảm liều corticoid để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này cho người bệnh. 2. Tác dụng không mong muốn của corticoid Qua theo dõi tiến cứu trên 30 bệnh nhân cho thấy có một tỉ lệ khá lớn bệnh nhân có biểu hiện đau tức thượng vị khi được chỉ định corticoid chiếm 76,9%. Các tác dụng không mong muốn khác như tăng huyết áp, phù gặp với tỉ lệ lần lượt là 38,5% và 57,7%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn cho thấy tỉ lệ sử dụng corticoid có loét dạ dày tá tràng chiếm 4,97%. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng ghi nhận corticoid là nhóm thuốc hay gây ADR thứ hai sau kháng sinh và biểu hiện tác dụng không mong muốn thường là đau tức thượng vị, nóng rát, ợ hơi, ợ chua chiếm 49%, hội chứng Cushing chiếm 20,4% [1]. Điều này cho thấy là đau tức thượng vị hay loét dạ dày tá tràng là tai biến thường gặp và cần thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. KẾT LUẬN 1. Tình hình sử dụng corticoid Bệnh lý hô hấp hay gặp ở lứa tuổi từ 15-45 (32,8%), nam nhiều hơn nữ. Dạng thuốc tiêm được dùng nhiều nhất chiếm 72,2%, trong đó hoạt chất corticoid chủ yếu là metylprednisolon (92,9%). Đa số bệnh nhân được chỉ định tiêm corticoid 1 lần/ngày (62,9%). Vẫn có 1/3 số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có chỉ định tiêm corticoid 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Hầu hết bệnh nhân không được giảm liều khi đạt hiệu quả điều trị (78,4%), những bệnh nhân có thực hiện chế độ giảm liều chủ yếu là giảm liều đường tiêm. 2. Tác dụng không mong muốn của corticoid Loét dạ dày tá tràng là tai biến hay gặp nhất khi chỉ định corticoid (76,9%) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Thị Trâm (2010), Những phản ứng bất lợi của thuốc trong điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 14, tr 129-134 2. Nguyễn Văn Đoàn (2005), Các tại biến của corticoid trên bệnh nhân hen phế quản tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1998 -2002, Tạp chí y học Thực hành 38, tr 23-28. 26
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 3. Nguyễn Văn Đoàn (2001), Tai biến K-cort, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai. 4. Ngô Thị Hạnh (2000), Khảo sát việc sử dụng các thuốc điều trị Hen phế quản tại khoa Hô hấp bệnh viện E Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học. 5. Hoàng Kim Huyền (2010), Dược lâm sàng, NXB Y học, tr 150 -178. 6. Nguyễn Đình Khoa (1998), Đánh giá tình trạng loãng xương ở bệnh nhân thấp khớp mãn tính sử dụng corticoid kéo dài bằng phương pháp XQ qui chiếu, Luận văn thạc sĩ y học. 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2