intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá vai trò của chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết này nhằm khái quát lại sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc ở khía cạnh số lượng và chất lượng, sau đó phân tích, đánh giá vai trò của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa Tây Bắc nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá vai trò của chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc

  1. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNNVV TIỂU VÙNG TÂY BẮC ThS. Đặng Công Thức Đại học Tây Bắc Tóm tắt Mục tiêu của bài viết này nhằm khái quát lại sự phát triển của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc ở khía cạnh số lượng và chất lượng, sau đó phân tích, đánh giá vai trò của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ sự phát triển DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV Tây Bắc nói riêng. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các số liệu từ báo cáo của Tổng cục thống kê và cục thống kê các tỉnh nghiên cứu thấy các DNNVV Tây Bắc đã không ngừng gia tăng về số lượng trong 15 năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao nếu so sánh với địa phương cùng điều kiện. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể để hỗ trợ các DNNVV nhất là hỗ trợ tiếp cận vốn nhưng phần lớn các chương trình hỗ trợ này đem lại hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới cần có biện pháp tăng hiệu quả các chương trình của Chính phủ. Từ khóa: DNNVV, tiếp cận tài chính, vai trò của Chính phủ với DNNVV 1. Sự phát triển của các DNNVV Tây Bắc 1.1. Về số lượng Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là khu vực trọng điểm về an ninh - quốc phòng. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong đó trọng tâm là đẩy mạnh về số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Theo báo cáo trong niên giám của Cục thống kê các tỉnh thì số lượng DNNVV Tây Bắc đã không ngừng tăng lên qua các năm (Bảng 1). Số liệu trong bảng tổng hợp cho thấy trong vòng 15 năm số lượng DNNVV Tây Bắc đã tăng lên 15 lần, tốc độ tăng trung bình là 19% qua các năm. Trong giai đoạn 2008 - 2015 số lượng DNNVV tăng nhanh và đều đặn nguyên nhân là do các tỉnh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, niêm yết công khai trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, miễn thuế 4 năm cho doanh nghiệp mới thành lập, đền bù, giải phóng mặt bằng, tiến độ giao đất, giao rừng, tiếp cận nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất được quan tâm, hệ thống cơ sở hạ tầng đường Quốc lộ 6 được nâng cấp sửa chữa, đi lại thuận tiện hơn,… 337
  2. Bảng 1: Số lƣợng các DNNVV vùng Tây Bắc giai đoạn 2000 - 2015 Đvt: Doanh nghiệp Điện Lai DNNVV Tỷ lệ Năm Sơn La Hòa Bình Cả nƣớc Biên Châu Tây Bắc (%) 2000 114 130 138 382 36.305 0,0105 2001 143 154 196 493 42.288 0,0116 2002 178 181 248 607 51.680 0,0117 2003 203 72 219 297 791 62.908 0,0125 2004 235 129 274 390 1028 91.755 0,0112 2005 251 163 333 451 1198 100.124 0,0119 2006 262 172 341 467 1242 131.318 0,0094 2007 293 235 413 564 1505 155.771 0,0096 2008 336 297 510 681 1806 205.732 0,0087 2009 417 414 602 896 2329 248.842 0,0093 2010 502 557 657 1142 2858 266.803 0,0107 2011 647 577 718 1139 3081 324.691 0,0094 2012 710 615 832 1296 3453 339.841 0,0101 2013 756 638 830 1463 3687 346.777 0,0106 2014 967 820 1290 1710 4787 373.213 0,0128 2015 1056 922 1460 1908 5346 421.194 0,0126 Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu Trong bốn tỉnh thuộc vùng Tây Bắc thì Hòa Bình là tỉnh có nhiều DNNVV hoạt động nhất (chiếm 35%) do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, là cầu nối thương mại Đông - Tây nên thị trường phong phú, thuận lợi và tỉnh Lai Châu có ít DNNVV hoạt động nhất (chiếm 17%) do mới được tách khỏi tỉnh Điện Biên và giao thông không thuận tiện, địa hình chia cắt, thường xuyên chịu tác động thiên tai. Tuy số lượng DNNVV Tây Bắc có tăng lên theo thời gian nhưng còn chưa tưng xứng với tiềm năng, với tổng diện tích của vùng. Tổng số DNNVV Tây Bắc chỉ chiếm khoảng hơn 1% số lượng DNNVV cả nước, chỉ bằng ½ số DNNVV của Tây Nguyên (cũng có 4 tỉnh), chiếm 8% số DNNVV của Hà Nội và chiếm 6,7% số DNNVV của Thành phố Hồ Chí Minh. 338
  3. 1.2. Về cơ cấu * Theo hình thức sở hữu: Tính đến năm 2015 toàn vùng có 99,7% DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn lại 0,3% thuộc kinh tế Nhà nước (Bảng 2). Số lượng DNNVV thuộc sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp là do thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới các DNNN và có đến 95% các doanh nghiệp Nhà nước tại Tây Bắc được xếp vào doanh nghiệp lớn theo tiêu chí của Nghị định 56/2009. Bảng 2. Số DNNVV Tây Bắc theo hình thức sở hữu năm 2015 Hình thức pháp lý Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 5335 99,7 Doanh nghiệp Nhà nước 11 0,3 Tổng 5.346 100 Nguồn: Cục Thống kê Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (2015) * Theo hình thức pháp lý: Các DNNVV Tây Bắc chủ yếu được đăng ký thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân (chiếm 67,2%), tiếp đó là đến công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 24,6%) và một phần nhỏ là công ty cổ phần (chiếm 8.2%). Tại Tây Bắc phần lớn các DNNVV được phát triển từ các hộ kinh doanh cá thể, quy mô vốn nhỏ, trình độ quản lý kém, thị trường nhỏ hẹp, kinh doanh tự phát nên số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm ưu thế cao (Bảng 3). Bảng 3. Số DNNVV Tây Bắc theo hình thức pháp lý năm 2015 Hình thức pháp lý Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp tư nhân 3.592 67,2 Công ty cổ phần 439 8.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1.315 24,6 Tổng 5.346 100 Nguồn: Cục Thống kê Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (2015) Tại Tây Bắc, tuy là vùng đồi núi với nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, rừng nhưng các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 339
  4. tỷ lệ rất ít khoảng hơn 3%, lĩnh vực được kinh doanh chủ yếu là Công nghiệp, xây dựng và khai khoáng, tiếp đó đến thương mại và dịch vụ (Bảng 4). Thực trạng trên là do các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao, ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết và trên khu vực này được sự quan tâm của Trung ương, các tổ chức phi chính phủ nên hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, ở đây có nhiều nguồn tài nguyên với trữ lượng lớn và phong phú cũng thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập. Lĩnh vực kinh doanh nông, lâm - thủy sản tồn tại nhiều dưới hình thức hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể. Bảng 4. Cơ cấu ngành kinh doanh của DNNVV Tây Bắc 2015 Ngành kinh doanh Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%) Nông - Lâm - Thủy sản 173 3,21 Công nghiệp, xây dựng và khai khoáng 2.920 54,63 Thương mại và dịch vụ 2.253 42,15 Tổng 5.346 100 Nguồn: Cục Thống kê Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (2015) 1.3. Hoạt động kinh doanh của DNNVV Tây Bắc Các chỉ tiêu kinh doanh là thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp. Trong năm 2014 các DNNVV Tây Bắc đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 798 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 118.682 lao động (Bảng 5). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp toàn vùng đang ở mức âm (đánh giá tổng thể là làm ăn không hiệu quả). Bảng 5. Một số chỉ tiêu kinh doanh của DNNVV Tây Bắc năm 2014 Chỉ tiêu Nguồn Doanh Lợi nhuận Nộp ngân Số Lao động thu thuần trƣớc thuế sách vốn (tỷ DN (ngƣời) đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) Khu vực Tây Nguyên 9.488 244.625 202.570 197.898 4.989 2.427 Tây Bắc 4.787 118.682 81.703 46.396 -314 798 Tỷ lệ % 50,4 48,5 40,3 23,4 0 32,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh Tây Bắc 2014 340
  5. Bảng 5 còn cho thấy nếu so sánh các chỉ tiêu kinh doanh của DNNVV Tây Bắc với các DNVV Tây Nguyên (có một số điểm chung về điều kiện địa hình, diện tích, cùng có 4 tỉnh) thì các DNNVV Tây Bắc có số lượng ít hơn, đóng góp cho kinh tế - xã hội và hiệu quả hoạt động cũng kém hơn. Cụ thể như sau: + Số lượng DNNVV Tây Bắc chỉ bằng 50,4% số lượng DNNVV Tây Nguyên. + Kết quả giải quyết việc làm của DNVV Tây Bắc chỉ bằng 48,5% kết quả giải quyết việc làm DNNVV Tây Nguyên. + Tổng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của DNNVV Tây Bắc chỉ bằng 40,3% tổng nguồn vốn của DNNVV Tây Nguyên. + Doanh thu thuần của DNNVV Tây Bắc chỉ bằng 23,4% doanh thu thuần của DNNVV Tây Nguyên. + Lợi nhuận trước thuế của DNNVV Tây Bắc bị âm, trong khi các DNNVV Tây Nguyên là 4.989 tỷ đồng. + Đóng góp cho ngân sách Nhà nước của DNNVV Tây Bắc chỉ bằng 32,8% so với DNNVV Tây Nguyên. Kết quả trên cho thấy các DNNVV Tây Bắc tuy đã có những đóng góp nhất định cho các địa phương trong vùng nhưng so với các vùng kinh tế khác có nhiều nét tương đồng về điều kiện thì những đóng góp này chưa đạt được kỳ vọng, thực trạng này có thể do tỷ lệ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Tây Bắc chưa cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp, điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, phần lớn nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, trình độ lao động chưa cao, chưa phát triển được thị trường và thương hiệu của các mặt hàng nông sản địa phương, hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn chưa cao, khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức tài chính còn hạn chế,… vì vậy cần phải có các biện pháp để tăng cường phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNNVV toàn vùng để phát huy hết ưu thế, thế mạnh đóng góp nhiều hơn cho kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng. Ngoài các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trên thì chỉ tiêu thu nhập bình quân/lao động và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu là chỉ tiêu quan trọng được nhiều chủ thể quan tâm (Bảng 6). 341
  6. Bảng 6: Chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của DNNVV Tây Bắc năm 2014 Chỉ tiêu 2008 2011 2014 Thu nhập bình quân/ lao động ( nghìn đồng) 2.670 3.550 4.274 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (%) 1,59 0,32 0 Nguồn: Tổng Cục Thống kê và cục Thống kê các tỉnh Tây Bắc 2016 Số liệu trong Bảng 6 cho thấy thu nhập của người lao động đã tăng dần qua các năm (từ 2008 đến 2014 thu nhập trung bình đã tăng hơn 60%) chứng tỏ các DN rất chú trọng tới các chính sách cho người lao động nhằm ổn định cuộc sống để họ yên tâm lao động sản xuất, sáng tạo chủ động trong công việc và khuyến khích, thu hút lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu (một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế) lại giảm nhanh. Đây là tín hiệu cảnh báo chung về hiệu quả cho các DNNVV toàn vùng, hiệu quả kinh doanh chung rất thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng rất thấp so với mặt bằng chung cả nước. 2. Vai trò của Chính phủ đối với sự phát triển của các DNNVV Tây Bắc Sự phát triển về số lượng và chất lượng của DNNVV Tây Bắc trong 15 năm qua là kết quả của quá trình lỗ lực vươn lên của bản thân các doanh nghiệp và sự tạo điều kiện về môi trường pháp lý, thể chế của Chính phủ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 với chủ trương cải cách “đổi mới” toàn diện nền kinh tế được coi là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của DNNVV Việt Nam nói chung và các DNVNV Tây Bắc nói riêng. Sau chủ trương cải cách, hàng loạt cách chính sách và các quy định được ban hành để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như Luật Doanh nghiệp năm 1990, Luật Doanh nghiệp mới năm 2000. Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với các DNNVV như Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 - 2010, Kế hoạch phát triển DNNVV từ năm 2011 - 2015 (Quyết định số 1231/QĐ-TTg). Một nội dung quan trọng trong các chính sách trên là hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập Cục Phát triển DNNVV (ASMED) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuyên phục vụ việc xây dựng và thực hiện chính sách cho DNNVV. 342
  7. Trong hơn 15 năm từ năm 2001 Chính phủ đã thực hiện rất nhiều các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển tài sản tri thức cho các DNNVV. Ví dụ: trong giai đoạn 2004 - 2008, Cục Phát triển DNNVV đã thực hiện 3.704 khóa đào tạo cho các DNVVN gồm “1.372 khóa học về khởi sự kinh doanh, 2.304 khóa học về quản lý kinh doanh và 28 khóa đào tạo cho các giảng viên, với 182.870 người tham gia". Về hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tài chính: Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ DNNVV. Đó là những quy định tài chính khuyến khích mở rộng cho vay đối với các DNNVV, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, cung cấp các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ nâng cao năng lực của mình trong kỹ năng quản lý và lập kế hoạch kinh doanh, thành lập Quỹ Phát triển DNNVV, các Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển tại địa phương. Để hỗ trợ tài chính cho khu vực này, hầu hết các quốc gia đều có Quỹ Phát triển DNNVV. Đây là một nguồn vốn quan trọng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tại Việt Nam, việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển DNNVV đã được đặt ra từ 14 năm trước. Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV cùng một số các quy định khác về thành lập Quỹ Phát triển DNNVV nhưng đến thời điểm này quỹ vẫn chưa đi vào hoạt động. Ngoài ra, tính đến hết năm 2015 đã có 171 chứng thư còn hiệu lực với giá trị vốn cam kết bảo lãnh 2.641 tỷ đồng, dư nợ vay ngân hàng thương mại (NHTM) 1.729 tỷ đồng. Lũy kế số tiền đã trả cho NHTM 168 tỷ đồng và dư nợ bắt buộc 162 tỷ đồng. Hơn nữa, hầu hết chính quyền các địa phương đều nhận thấy việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là cần thiết, nhưng gặp khó khăn trong việc cân đối ngân sách. Nguyên nhân là do, vốn rất nhỏ và ngân sách địa phương phải đóng góp tối thiểu 30% vốn điều lệ là rất khó, nhất là địa phương nghèo có nhiều DNNVV cần bảo lãnh, khó có đủ điều kiện thực hiện; tổ chức bộ máy và nhân sự làm nghiệp vụ bảo lãnh hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, để hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV, trong việc tiếp cận tín dụng trong bối cảnh suy thoái kinh tế từ năm 2008, Chính phủ đã áp dụng một chính sách tiền tệ linh hoạt, các biện pháp thực hiện để kiểm soát lạm phát để duy trì sự ổn định của nền kinh tế, giảm bớt tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, giảm lãi suất cơ bản,… 343
  8. Tóm lại, các DNNVV Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ trên nhiều lĩnh vực trong đó có hỗ trợ tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của các chương trình và chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cho dù Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ khu vực DNNVV nhưng qua nhiều báo cáo điều tra các DNNVV vẫn than phiền về khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay chính thức và các ngân hàng thương mại vẫn phàn nàn về những trở ngại và rủi ro trong cho vay DNNVV. Nhƣ vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc đã không ngừng tăng lên về số lượng trong những năm qua. Trong đó Hòa Bình và Sơn La là 2 tỉnh có số lượng DNNVV lớn. Tuy các DNNVV có những đóng góp nhất định cho các địa phương nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhận thức được vai trò của DNNVV Chính phủ đã có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ sự phát triển của DNNVV. Tuy nhiên hiệu quả của các chương trình và các chính sách chưa cao. Tài liệu tham khảo 1. Cục Thống kê Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (2010, 2011, 2012, 2013, 2014. 2015), Niêm giám thống kê năm các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Nghị định 56 của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Tổng Cục Thống kê (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê các năm 2005,2006,2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. UBND Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (2012), Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI (2012), Báo cáo tình hình doanh nghiệp và kiến nghị tại cuộc họp Chính phủ tháng 5/2012. 344
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2