intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực từ nhận thức về chức năng kế toán trong tương lai

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực từ nhận thức về chức năng kế toán trong tương lai" hướng tới mục tiêu nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ có được trong một thời gian ngắn mà cần cả chục năm, thậm trí vài chục năm. Sự thành công của kế toán, kiểm toán mỗi quốc gia phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm và trí tuệ để đón bắt thời cơ, chủ động vượt qua thách thức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực từ nhận thức về chức năng kế toán trong tương lai

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG KẾ TOÁN TRONG TƯƠNG LAI TRAINING HUMAN RESOURCES FROM AWARENESS OF FUTURE ACCOUNTING FUNCTION PGS.TS. Đặng Văn Thanh Chủ tịch - Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nhận thức và đánh giá về chức năng của kế toán luôn cần thiết để tổ chức công tác kế toán và sử dụng thông tin kế toán sao cho có hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay và trước những biến động của nền kinh tế thế giới, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật thì việc dự báo, nhận thức về chức năng của kế toán trong tương lai là yêu cầu và đòi hỏi rất cơ bản để làm rõ mục đích, phương thức của kế toán, giá trị và bản sắc của kế toán, của nghề kế toán. Nhận thức được xu hướng chuyển dịch và phát triển chức năng mới của kế toán để định vị nghề nghiệp trong tương lại. Quan trọng hơn là chuẩn bị nguồn lực cho tương lai. Cần sớm hình thành mới quy trình kế toán, quy trình tổ chức hệ thống thông tin. Các Trường Đại học cần khẩn trương đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo các cử nhân kiểm toán, tạo lập nguồn lực nhân sự chất lượng cao cho đất nước, cho nghề nghiệp Từ khóa: Kế toán số, chức năng kế toán , quy trình kế toán, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), IFAC ABSTRACT The perception and evaluation of accounting functions are constantly required to organize the accounting business and use the accounting information most effectively. Now adays, with the world economy fluctuating due to the incredible development of science and technology, the predictions and cognitive about the future of accounting's functions are requested and asked for the foundation to clarify the purpose of accounting's method, value, and identity of accountants and accounting majors. Perception of the movement trend and the development of a new accounting function to locate majors in the future. More importantly, it is necessary to prepare for future power. It isrequired to establish a new accounting procedure. Colleges must renew training progress and content, as wellas training techniques for bachelors of auditing, to provide high-quality human resources for the country and majors. Key Words : Digital accounting, accounting functions, accounting procedure, VAA, IFAC Kế toán xuất hiện với tư cách là bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ công cụ quản lý kinh tế tài chính và đã trở thành một khoa học quản lý, khoa học tổ chức thông tin . Trong kinh tế thị trường, kế toán còn là một loại hình thương mại dịch vụ. Có rất nhiều khái niệm , nhiều định nghĩa về kế toán. Trong nhiều thế kỷ, kể từ khi xuất hiện kế toán, xuất hiện phương pháp ghi sổ kép, kế 2
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán được coi là việc ghi chép có chủ định các hoạt động kinh tế và đầu tiên là hoạt động thương mại. Dần dần kế toán trở thành một công cụ quản lý kinh tế-tài chính không thể thiếu, công cụ phản ảnh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong nmhieeuf thập kỷ của Thế kỷ XX, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt nam, cũng như ở các nước Xã hội chủ nghĩa, đều có chung quan niệm: Kế toán là một bộ phận cấu thành hữu cơ của Hệ công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. Trong nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, đa sở hữu, với cơ chế quản lý kinh tế mới, vai trò kế toán đã được xác định lại, kế toán trở thành một phân hệ thông tin để phản ảnh và giám đốc các hoạt động kinh tế tài chính trước hết là của các chủ thể kinh tế, các chủ sở hữu, các nhà quản lý, không thuần túy chỉ là công cụ quản lý của nhà nước. Vì vậy, chức năng truyền thống của kế toán là : Thu thập , xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dung thông tin. Thông qua đó, kế toán có chức năng kiểm tra, kiểm soát (hay còn gọi là chức năng giám đốc) các hoạt động kinh tế tài chính. Chính vì vậy, ở Việt nam, Luật kế toán 2003 và cả năm 2015 đều quy định : Kế toán là việc thu thập, xử lý , kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao đông, nhưng chủ yếu dưới hình thức giá trị. Ở góc độ học thuật và khoa học, Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC) định nghĩa: Kế toán là một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo phương pháp riêng về những hoạt động kinh tế tài chính, qua đó trình bày tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh tế. IFAC cho rằng, tính khoa học, tính nghệ thuật của kế toán chính là sự kết hợp mang tính logic và phụ thuộc nhiều vào hoạt động chủ quan của con người. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, với nền kinh tế đa sở hữu, cạnh tranh tự do, theo quan điểm hiện đại các chuyên gia kinh tế và kế toán cho rằng, kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh. Kế toán và kinh doanh gắn chặt, hòa quyện, hỗ trơ và gia tăng giá trị của nhau. Thông tin do kế toán thu thập, xử lý và cung cấp là căn cứ hữu ích, tin cậy cho các quyết định kinh doanh, quyêt định quản lý. Thông tin của kế toán là thông tin biết nói, có hồn, không phải những thông tin khô khan, vô hồn. Hội Kế toán Mỹ (nay là Viện Kế toán Công chứng Mỹ) từ lâu đã có định nghĩa: Kế toán là “… nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có chủ định các hoạt động kinh tế - tài chính và giải thích kết quả của chúng ”. Một định nghĩa khác về kế toán của Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (1966) dựa trên khái niệm “tính hữu ích trong quyết định” của quy trình kế toán: “Kế toán là quá trình xác định, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế-tài chính làm căn cứ để người sử dụng đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế ". Bối cảnh và môi trường kinh tế - những tác động đến kế toán Hiện nay và trong tương lai gần, thế giới nói chung và các nền kinh tế nói riêng đã và sẽ có nhiều thay đổi tác động trực tiếp đến hoạt động kế toán, đến chức năng của kế toán, kiểm toán. Trước hết, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tạo ra sân chơi chung của các nền kinh tế. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tác động mạnh mẽ tới các mặt các lĩnh vực kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong đó, tự do hóa về thương mại, về dòng vốn, về nguồn nhân lực sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động kế toán. Tự do hóa thương mại, không chỉ hàng hóa, dịch vụ mà cả dòng vốn đầu tư, các dòng tiền, nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán sẽ di chuyển tự do hơn. Tự do hóa thương mại, một mặt, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, trên cơ sở lý thuyết 3
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 “lợi thế so sánh” và quan điểm kinh tế mở. Dưới góc độ đó, đối với các quốc gia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt. Mặt khác, tự do hóa thương mại mà hệ quả là “mở cửa” thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài xâm nhập, thường có lợi cho các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế, khoa học và công nghệ, hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh cao và về cơ bản không có lợi cho các nước đang phát triển, nhất là những quốc gia mà hàng hóa và dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài, ngay ở thị trường trong nước. Trong hoạt động kinh tế đòi hỏi thông tin kinh tế -tài chính do kế toán cung cấp phải đầy đủ, tin cậy, phải công khai, minh bạch. Từ quan niệm hoạt động kế toán với chức năng tổ chức hệ thống thông tin kinh tế tài chính ở mọi quốc gia, có thể có sự khác nhau về thể chế, nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung, mang tính phổ biến. Vì vậy, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Liên đoàn quốc tế về kế toán (IFAC) đã liên tục soạn thảo, công bố các Chuẩn mục quốc tế về kế toán (IAS) và khuyến cáo các quốc gia, trước hết là các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tuân thủ và thực hiện. Đã có thời kỳ, có quan niệm toàn cầu hóa sẽ tạo ra thế giới phẳng, tạo ra sự hài hòa đồng nhất trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Nhưng rồi, thời gian và thực tế đã cho thấy, vấn đề dân tộc, vấn đề quốc gia, vấn đề trình độ phát triển và văn hóa, đặc biệt các thể chế kinh tế đã không dễ dàng tạo lập sự đồng nhất về hệ thống kế toán. Thực tế hội nhập quốc tế cho thấy, vẫn phải tiếp tục chấp nhận hệ thống kế toán các quốc gia và hệ thống chuẩn mực kế toán mang tính quốc gia. Các quốc gia cần và có xu thế thiết lập các nội dung của hệ thống kế toán phù hợp thể chế kinh tế, phù hợp trình độ phát triển của mỗi nước. Không dễ gì áp đặt Hệ thống kế toán của quốc gia này vào một quốc gia khác. Việt nam đã có bài học khi áp dụng hệ thống kế toán của Cộng hòa Pháp vào một Doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, để rồi sau một năm thực hiện đã phải từ bỏ. Nhưng hội nhập kinh tế, với những cam kết của Hiệp định song phương , đa phương và việc gia nhập các điều ước quốc tế của các quốc gia, đã và đang đòi hỏi các thông tin do kế toán cung cấp không chỉ chính xác, tin cậy mà còn phải được trình bày theo những nguyên tắc chung, những chuẩn mực chung phục vụ các đối tượng khác nhau ở các quốc gia, ở nền kinh tế khác nhau. Chỉ có như vậy, các dòng vốn đầu tư, các luồng tiền và luồng hàng hóa mới di chuyển an toàn , có hiệu quả, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư và sự giao lưu của các nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã chuyển sang tập trung công sức và trí tuệ biên soạn, công bố và quảng bá các chuẩn mực quốc tế về Báo cáo tài chính (International Financial Report Standards, viết tắt là IFRS). Các nhà kinh tế , các nhà đầu tư và kinh doanh quan tâm nhiều hơn nội dung và cách trình bày thông tin kinh tế- tài chính của kế toán hơn là cách thức tiến hành công việc kế toán hay vận hành chế độ kế toán của mỗi quốc gia. Trong Kinh tế thị trường Báo cáo tài chính do kế toán lập và trình bày, được kiểm tra, đánh giá và xác nhận bởi kiểm toán là căn cứ quan trong cho quyết định kinh doanh, quyết định quản lý của nhiều đối tượng, không chỉ nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước mà cả đông đảo người dân. Trong bối cảnh mới của quốc tế, trong xu thế hội nhập các nền kinh tế đòi hỏi các nước cũng như Việt Nam cần lựa chọn phương án áp dụng và lộ trình để đưa hệ thống IFRS, hệ thống chuẩn mực kế toán công (IPARS) vào áp dụng. Việt Nam đã và đang tính toán cho công việc này và Bộ Tài chính đã phê duyệt đề án áp dụng IFRS, IPARS từ nay đến năm 2030 sao cho hài hòa với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán, đồng thời phải phù hợp với thể chế kinh tế, đặc điểm và trình độ phát triển của kinh tế, của nền tài chính công, của kiểm toán nhà nước, phù hợp trình độ và năng lực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Đây là điều phải suy nghĩ về chức năng kế toán trong tương lai. Có nhiều việc phải làm, từ việc đổi mới về thể chế, ban hành các quy định pháp 4
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lý, ban hành các chính sách kế toán cho đến đổi mới quy trình kế toán, kiểm toán, chuẩn bị nguồn nhân lực mới cho tương lai. Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán trong bối cảnh hội nhập cũng cần có sự đổi mới rất căn bản từ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Thứ hai, Thế giới đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của Khoa học- công nghệ, sự khởi phát của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà trong đó cuộc cách mạng công nghệ số có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến hoạt động kế toán và kiểm toán. Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trực tiếp là cách mạng công nghệ số như Trí tuệ nhân tạo (AI), Interrnet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (Bigdata), chuỗi khối (Blockchain) ... tác động trực tiếp đến hoạt động kế toán và được áp dung trong toàn bộ công tác kế toán. Nếu như trước đây, công việc kế toán được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công, tách rời với quá trình thực hiện các giao dịch, thì công nghệ số sẽ hỗ trợ kế toán, kiểm toán thực hiện nhanh chóng, chính xác và tin cậy hơn, năng suất và hiệu quả xử lý thông tin cao hơn, khả năng kiểm soát, đối chiếu thông tin chặt chẽ hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của mọi đối tượng. Điều này đòi hỏi và cho phép kế toán có thể tập trung vào vai trò hỗ trợ hình thành các quyết định quản lý, quyết định đầu tư nhờ vào năng lực phân tích, dự báo . Đồng thời, cho phép tập trung vào phân tích các chiến lược tài chính quan trọng và có giải pháp quản lý dòng tiền tốt hơn để giúp doanh nghiệp phát triển. Rõ ràng, hoạt động kế toán và cả kiểm toán không chỉ thay đổi về hình thức mà là sự thay đổi thực chất cả quy trình và phương pháp hạch toán, thay đổi quy trình và phương pháp tổ chức hệ thống thông tin kinh tế tài chính. Thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, cách mạng công nghệ số sẽ cho phép nhiều hoạt động kế toán như thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp và cung cấp thông tin, rồi đến phân tích thông tin và kiểm tra kế toán ... được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo, bằng bigdata, blockchain, điện toán đám mây...Nhiều công việc cụ thể của kế toán sẽ được giải quyết và thực hiện bằng chương trình, bằng tự động hóa, sẽ đơn giản hơn : như lập, kiểm tra, luân chuyển chứng từ (Chứng từ điện tử, mã hóa thông tin,...), phân loại và ghi sổ kế toán cũng như lập và trình bày báo cáo tài chính, truyền đạt và cung cấp thông tin kế toán, phân tích và đánh giá thông tin. Trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý thông tin cho phép tự động hóa tính toán những chỉ số kinh tế cần thiết trên cơ sở thông tin kế toán phục vụ cho các hoạt động phân tích tài chính. Đây là nền tảng quan trọng để các nhà kế toán, các kiểm toán viên tập trung trí tuệ đưa ra những ý kiến tư vấn, trợ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả. CMCN 4.0 đã và sẽ làm thay đổi hoàn toàn các quy trình kế toán truyền thống và đổi mới, tăng thêm hiệu quả các phương pháp kế toán, phương thức trình bày các báo cáo tài chính, cung cấp thông tin, phương thức tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ kế toán và kiểm tra đánh giá độ tin cậy của các thông tin kế toán. Việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng công nghệ số, các sản phẩm, các kết quả xử lý thông tin kế toán, kiểm toán có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ thông tin phục vụ các nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, nhà quản lý và nhu cầu của xã hội . Điều đó sẽ nâng cao năng suất, hiệu quả của hoạt động kế toán, kiểm toán. Đây là điều kiện quan trọng để gia tăng giá trị thông tin kế toán cũng như đề cao vai trò vị thế của những người làm kế toán , kiểm toán. Hơn ai hết, người làm kế toán và kiểm toán hiểu được tiếng nói, hiểu được ngôn ngữ của những thông tin kế toán và chính họ phải làm cho con số kế toán lên tiếng, làm cho kế toán thực sự là ngôn ngữ kinh doanh, là nghệ thuật của việc ghi chép. Trong kinh tế thị trường, kế toán , kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý, là tổ chức hệ thống thông tin mà đã trở thành một dịch vụ. một dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong thị trường 5
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tài chính. Ở Việt nam đã hình thành thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán độc lập .Với cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề như giao diện lập trình ứng dụng (API), phân phối liền mạch hay phân tích thông minh sẽ là những ứng dụng phổ biến trong hoạt động kế toán và phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao của các định chế tài chính, các tổ chức dịch vụ. Với dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích hành vi các đối tượng giao dịch sẽ là xu hướng trong thời đại công nghệ số khi có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi của người giao dịch, người thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho quá trình phân tích, đánh giá thông tin, quá trình đề ra các quyết định kinh doanh, quyết định quản lý của các tổ chức kinh tế - tài chính. Trong bối cảnh trên, đã đến lúc cần xác định lại, nhận thức lại và xác định rõ hơn chức năng kế toán, kiểm toán trong tương lại. trong bối cảnh mới của nền kinh tế và các mối quan hệ mang tính toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là, trong nền kinh tế số, nền kinh tế mang tính toàn cầu, kế toán có thể đóng một vai trò quan trọng như thế nào, và chức năng của kế toán ra sao. Chức năng kế toán trong tương lai và những yêu cầu đổi mới đào tạo Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghệ số đòi hỏi có những nhận thức mới về kế toán, kiểm toán, nhận thức lại chức năng của kế toán, kiểm toán. Một cách tổng quát, hoạt động kế toán, kiểm toán cần phải nhìn nhận toàn diện hơn, không chỉ là một hoạt động nghiệp vụ, hoạt động kỹ thuật mà còn là hoạt động mang tính kinh doanh, mang tính xã hội và đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp ở mức cao. Có thể thấy, việc thực hiện các công việc cụ thể của kế toán như lập, kiểm tra, lưu chuyển chứng từ, phân loại, tính toán, ghi chép sổ kế toán, tài khoản kế toán là cần thiết và quan trọng. Nhưng quan trọng hơn và có sự quan tâm hơn là viêc lập, trình bày và công bố các Báo cáo tài chính. Ghi chép chứng từ, sổ kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc của kế toán và là công việc của từng quốc gia, từng thể chế kinh tế. Hơn nữa, đây không còn là công việc tốn kém nhiều công sức trong thời đại cách mạng công nghệ số. Cái mà các nhà quản lý, các nhà kinh tế mọi quốc gia quan tâm là Báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế phải được lập và trình bày theo những nguyên tắc , những chuẩn mực chung nhất. Thông tin trên các Báo cáo tài chính dù lập ở đâu, của quốc gia nào cũng phải đảm bảo độ tin cậy, có thể hiểu được và có giá trị sử dụng cho mọi người, mọi quốc gia ở mức cao nhất. Và cũng chính từ đây, kế toán không chỉ cung cấp thông tin thuần túy, khô cứng mà phải là những thông tin sống động, kèm theo những tính toán đánh giá sơ bộ về tiếng nói của những con số. Hơn ai hết, người đầu tiên hiểu được tiếng nói, hiểu được ngôn ngữ của những thông tin trên báo cáo tài chính phải là các nhà kế toán, các nhà kiểm toán. Các nhà kế toán, kiểm toán không chi cung cấp những con số vô hồn, kho cứng mà phải là những con số động đậy và qua đó là những ý kiến tư vấn quý giá, những ý kiến có minh chứng sống động giúp các nhà quản lý , các nhà đầu tư hình thành và đưa ra các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh. Có thể khẳng định, những chức năng truyền thống của kế toán như thu thập, xử lý, tổng hợp, truyền đạt thông tin, hay chức năng của kiểm toán là kiểm tra, đánh giá và xác nhận cần được phát triển và nhận thức đầy đủ hơn trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển khoa học - kỹ thuật hiện nay. Với kế toán cần nhấn mạnh chức năng tổ chức, cung cấp thông tin kinh tế - tài chính và tư vấn. Tư vấn cho các nhà quản lý và tư vấn cho các nhà đầu tư. Với kiểm toán, không chỉ kiểm tra, 6
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đánh giá, xác nhận mà cần thêm chức năng tư vấn. Kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ tư vấn cho các nhà quản lý về quản trị kinh doanh. Kiểm toán nhà nước tư vấn cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân , cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước trong các quyết định Lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tư vấn cho nhà nước về quản trị nền tài chính quốc gia, về hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách quản lý tài chính nhà nước, tài sản quốc gia... Có như vậy, vai trò vị thể của kế toán không chỉ là các nhà chuyên môn thuần túy, mà sẽ là các chuyên gia, các Accountants, Aditors hoặc CFO. Chính điều đó cũng đòi hỏi các nhà kế toán không chỉ có kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tài chính, kế toán, kiểm toán mà phải có hiểu biết, kiến thức cần thiết về chính trị, về kinh tế học ứng dụng, về tài chính và quản trị kinh doanh và các kỹ năng tổ chức, thẩm định, phát hiện và hình thành chính kiến, đồng thời có nhận thức đầy đủ và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, trước hết là bản lĩnh nghề nghiệp và tính liêm chính. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo kế toán, kiểm toán. Nhận thức được xu hướng chuyển dịch và phát triển chức năng mới của kế toán để định vị nghề nghiệp trong tương lại. Vấn đề quan trọng nhất là chuẩn bị hình thành và phát triển nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán cho tương lai. Cần tập trung triển khai các công việc sau đây: Thứ nhất, Thống nhất và nâng cao hơn nữa nhận thức về chức năng kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và trước những tác động của CMCN.4.0, cách mạng công nghệ số. Việt nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sản phẩm của kế toán và kiểm toán, hay nói khác, hệ thống thông tin kế toán không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có giá trị khu vực và thế giới trong một thị trường mở với các chuỗi cung ứng, với sự lưu chuyển tự do không chỉ hàng hóa, không chỉ dòng vốn đầu tư, các luồng tiền mà cả nguồn lực lao động. Khoa học công nghệ, đặc biệt là những thành tựu công nghệ số cho phép nhiều phần việc của kế toán, kiểm toán vốn thực hiện thủ công sẽ được tự động hóa, nhiều giá trị của kế toán và kiểm toán sẽ gia tăng. Nhiều công việc kế toán, kiểm toán sẽ tự động hóa, số hóa và quy trình kế toán nhiều khi chỉ mang tính ước lệ, các công việc sẽ diễn ra đồng thời, trong cùng một quy trình truy nhập, xử lý dữ liệu. Một nguồn dữ liệu đầu vào có thể cho phép kết xuất ngiều dữ liệu đầu ra theo yêu cầu người sử dụng. Sẽ không còn quan niệm tách rời kế toán tài chính, kế toán quản trị hay kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Cần tính tới quy trình kế toán trên nền tảng công nghệ số và các phương pháp kế toán truyền thống đã và có thể được lập trình, tự động hóa như thủ tục lập và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán, trình tự ghi sổ kế toán theo các hình thức kế toán, thủ tục đối chiếu, kiểm tra số liệu. Trong hoạt động kiểm toán các công việc phân tích, đánh giá mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro trong kiểm toán, sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật trong kiểm toán ...sẽ được chương trình hóa và tự động hóa. Tất nhiên, vấn đề này cần được phân tích kỹ, lựa chọn và thiết lập các quy trình kế toán cho phù hợp và khoa học. Kế toán và người làm kế toán cần và có thể đảm nhiệm những chức năng mới, có giá trị cho quản trị và điều hành kinh doanh cho hoạch định chiến sách và đề ra các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh. Chức năng tư vấn, chức năng hỗ trợ quản lý kinh tế - tài chính, hỗ trợ kinh doanh sẽ dần trở thành chức năng quan trọng của kế toán và kiểm toán. Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một quốc gia phát triển rất mạnh về công nghệ số, về internet, về Thanh toán điện tử. Nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ được vận hành trong nền kinh tế. 7
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ hai, Xác định đầy đủ chuẩn đầu ra của cử nhân, thạc sĩ kế toán trên cơ sở chức năng của kế toán và kiểm toán trong tương lai. Chuẩn đầu ra đối với cử nhân kế toán, kiểm toán không thuần túy là nhà kế toán, kiểm toán thực hành mà đồng thời là nhà kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, những chuyên gia tài chính kế toán. Vì vậy, Chuẩn đầu ra đối với chương trình đào tạo kế toán kiểm toán phải bao gồm đầy đủ cả kiến thức, thái độ và kỹ năng. Đó là những kiến thức không chỉ giới hạn trong phạm vi tài chính ,kế toán mà rộng hơn là kiến thức kinh tế -xã hội. Kỹ năng của nhà kế toán không chỉ kỹ năng nghiệp vụ mà cả kỹ năng tổ chức và kỹ năng ứng xử, cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Với chuẩn đầu ra là thái độ, cần trang bị cho người học không chỉ bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức liêm chính mà cả thái độ trách nhiệm với những thông tin, những con số mà nhà kế toán tạo lập, nhà kiểm toán đã kiểm tra đánh giá. Đó là chuẩn đầu ra đầy đủ, có mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấu phần cho một chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh. Thứ ba. Thiết lập một chương trình đào tạo khoa học, hợp lý theo mục tiêu của chuẩn đầu ra. Chương trình đào tạo phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các khối kiến thức : Kiến thức chung , kiến thức cơ sở , kiến thức ngành, chuyên ngành, kiến thức bổ trợ . Đảm bảo sự hài hòa giữa nội dung kiến thức mang tính lý thuyết với nội dung kiến thức mang tính thực tế phù hợp thể chế, cơ chế kinh tế của Việt nam. Thứ tư, Về nội dung đào tạo kế toán ở trình độ Đại học và trên đại học cần xây dựng những nội dung mang tính học thuyết kinh tế, lý luận về tài chính và kế toán, kiểm toán, nhưng nội dung mang tính chuẩn mực và nguyên tắc, cũng như các phương pháp nghiệp vụ kế toán kiểm toán. Trong xu thế kiện nay và tương lai cần đưa một số nội dung mang tính quốc tế, mang tính sử dụng công nghệ và đặc biệt những kiến thức phục vụ chức năng mới của kế toán như Chuẩn mực báo cáo tài chính, kế toán số, kỹ năng tư vấn, kỹ năng hoạch định chính sách, kiến thức phân tích dự báo, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử....Các kiến thức kế toán , kiểm toán cần bám sát và phục vụ một thể chế kinh tế và trong một cơ chế kinh tế cụ thể. Cần phải coi các chính sách chế độ hiện hành về kế toán, kiểm toán là những minh chứng cho những nội dung bản chất, những kiến thức mang tính nguyên lý của kế toán, kiểm toán. Nên hạn chế tối đa việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo, nội dung bài giảng là những chính sách, chế độ kế toán kiểm toán cụ thể, hiện hành hay của từng thời kỳ. Trên thực tế có thể thấy không ít chính sách kinh tế, chính sách chế độ tài chính , kế toán chỉ tồn tại trong một thời gian không dài theo sự hoàn thiện của thể chế kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế, của trình độ phát triển đất nước, phát triển nghề nghiệp. Thứ năm, Về phương pháp đào tạo, phương pháp giảng dạy kế toán và kiểm toán cần có sự đổi mới thật căn bản. Hạn chế độc thoại, thuyết trình, sử dụng nhiều hơn các phương pháp tình hướng và xử lý tình huống, làm việc theo nhóm, tăng cường sự tương tác với người học. Nên áp dụng đầy đủ phương pháp giảng dạy cho người lớn. Tạo lập học phần kế toán và vận hành phòng kế toán mô phỏng với các bộ dữ liệu mô phỏng trên nên tảng công nghệ số để sinh viên tiếp cận, có hình dung về công việc, nghề nghiệp sau khi ra trường. Lẽ tất nhiên để thực hiện phương pháp này cần thay đổi hoàn toàn phương pháp đánh giá kết quả học tập, đổi mới cách thức tổ chức kiểm tra thi, cách thức ra đề, chấm thi và đánh giá kết quả học tập. Thứ sáu, Thay đổi cách thức thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Việc thực tập tốt nghiệp của sinh viên Đại học là cần thiết. Nhưng phương thức thực tập hiện nay 8
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 không có hiệu quả, và không ít trường hợp mang tính hình thức. Nên thay đổi cách làm. Trong quá trình đào tạo có thể chia làm hai nội dung : Kiến tập và thực tập mang tính thực hành, Ở năm thứ 3 hoặc đầu năm thứ tư có thể tổ chức cho sinh viên đi kiến tập hay thực chất là đi khảo sát, quan sát hoặc được nghe giới thiệu về tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức hoạt động quản lý và cơ chế quản lý tài chính, quản lý tài sản của tổ chức kinh tế của doanh nghiệp. Trước khi thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp sinh viên thực hiện một số công việc kế toán trong phòng kế toán mang tính mô phỏng, với các bộ dữ liệu mô phỏng trong vai trò một kế toán viên thực thụ. Đối với công việc kiểm toán, sinh viên thực hiện hoạt động kiểm toán trong môi trường tin học trên nền tảng kế toán số, kiểm toán số với những dữ liệu đầu vào mang tính mô phỏng, những thông tin và bằng chứng mang tính giả định. Đây là cơ hội để sinh viên tập làm việc trên những bộ số liệu có tính thực tế theo quy trình và phương pháp kế toán, kiểm toán đã học, trên nền tảng công nghệ số. Tất nhiên để làm việc này hoàn toàn không đơn giản , nhưng có thể làm được và nên làm. Thứ bảy. Tôn trọng vai trò và vị thể của tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế thị trường theo thông lệ quốc tế. Kế toán và kiểm toán là một nghề, một loại hình dịch vụ, là nghề nghiệp chuyên nghiệp và dịch vụ cao cấp, là nghề nghiệp mang tính quốc tế. Theo thông lệ, ngoài bằng cấp trong hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia, ở các nước luôn tồn tại chứng chỉ nghề nghiệp, có chương trình đào tạo độc lập, được các tổ chức nghề nghiệp tổ chức đào tạo, thi đánh giá và cấp chứng chỉ. Không ít chứng chỉ mang tính quốc tế hoặc khu vực như ACCA, ICAEW, CPAA... và nhiều chứng chỉ mang tính quốc gia như CPA, CA, CFA, IMA, CIMA ... Ở Việt nam đã có chứng chỉ kế toán viên và kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức thi đánh giá và cấp. Riêng chứng chỉ kế toán trưởng được Bộ Tài chính giao cho các trường Đại học, Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt nam tổ chức đào tạo, thi và cấp chứng chỉ. Hiện nay, Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt nam đã xây dựng chương trình đào tạo kế toán viên chuyên nghiệp, kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ... Hy vọng trong thời gian sớm nhất, nhà nước Việt nam thừa nhận và giao quyền cho tổ chức nghề nghiệp tổ chức đào tạo , tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho người làm, người hành nghề kế toán và kiểm toán Việt nam . Đến lúc đó chứng chỉ kế toán, kiểm toán Việt nam sẽ được các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực thừa nhận. Tóm lại: Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán đã và đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu và rộng, trong giai đoạn khởi phát của cách mạng công nghiệp 4.0, cần có sự nhận thức mới về chức năng của kế toán và kiểm toán. Từ đó, có sự chuẩn bị tích cực cho phát triển nguồn nhận lực trong tương lai. Nếu nhận thức không đúng , không đầy đủ sẽ có sự chậm trễ, bất lợi. Bởi vì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ có được trong một thời gian ngắn mà cần cả chục năm, thậm trí vài chục năm.. Sự thành công của kế toán, kiểm toán mỗi quốc gia phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm và trí tuệ để đón bắt thời cơ, chủ động vượt qua thách thức. 9
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2016), Hiệp hội Kế toán công chứng vương quốc Anh (ACCA), Xu hướng toàn cầu của ngành Kế toán, Kiểm toán, Chiến lược của Việt Nam đến 2020, Kỷ yêu Hội thảo quốc tế [2] 2- Bộ Tài chính (2020), Đề án và lộ trình triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt nam [3] The Association of Chartered Certified Accountants (2017), Professional accountant - The future(Generation next): Ethics and trust in a digital age. [4] TS. Vũ đình Ánh (2017) Học viện Tài chính, Tài chính và cách mạng Công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo (2017) Viện chiến lược Bộ Tài chính [5] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mỹ (2018): Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0-Những vấn đề đặt ra với kinh tế Việt nam và kế toán kiểm toán, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học ĐH Quy nhơn (2018) [6] Học viện hành chính quốc gia (2017): Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà nước. Kỷ yếu hội thảo quốc tế [7] GS.TS. Trương Bá Thanh (2012) Kế toán và kiểm toán Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế -Những vấn đề đặt ra. Đại học Đà nẵng (2012) [8] PGS.TS. Đặng văn Thanh (2017), Kế toán Việt nam trong nền kinh tế chuyển đổi-Những định hướng phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học, ĐH Đà nẵng [9] PGS.TS. Đặng văn Thanh (2016), Trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp trong triển khai IFRS. Kỷ yếu hội thảo Khoa học, NXB Tài chính [10] 10.PGS.TS. Đặng văn Thanh (2018) Hệ thống tài chính Việt nam trong công nghệ kỹ thuật số và sự hòa nhập, hội tụ quốc tế, Kỷ yếu hội thảo, Bộ Tài chính [11] PGS.TS. Đặng văn Thanh (2019) Đào tạo cử nhân kế toán dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí kinh doanh và công nghệ, số 3/2019 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2