ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 14
lượt xem 18
download
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (4,0 điểm) Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. - Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại Việt Nam. - Trong những năm 30 thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 14
- CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C ĐỀ THI THỬ SỐ 14 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (4,0 điểm) Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. - Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại Việt Nam. - Trong những năm 30 thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét. Câu II (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Nêu thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới. Câu III (2,0 điểm) Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” của đế quốc Mĩ. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949). Câu IV.b. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh:..................................
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 14 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hãy: I - Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong (4,0 đ) lịch sử cận đại Việt Nam. - Trong những năm 30 (thế kỉ XX), những người Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét. a) Giải thích khái niệm - Dân tộc : Đây là từ viết tắt của cụm từ độc lập dân tộc. Một dân tộc bị mất nước thì nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của dân tộc đó là phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng để giành lại nền độc lập dân tộc. - Dân chủ : Là từ chỉ một hình thức nhà nước đối ngược hoàn toàn với n nhà nước quân chủ phong kiến. Hình thức nhà nước dân chủ được xây dựng một cách hệ thống từ cuộc cách mạng năm 1789 của nước Pháp. .v Đây là mô hình nhà nước tiến bộ thể hiện qua 3 mục tiêu “Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái”. b) Bối cảnh xuất hiện h - Nhiệm vụ dân tộc : Khi thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta vào tháng 9 - 1858 tại Đà Nẵng thì nhiệm vụ dân tộc 4 xuất hiện và trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nhân dân ta. 2 - Nhiệm vụ dân chủ: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình trong nước và ngoài nước đã tác động làm xuất hiện nhiệm vụ dân chủ trong lịch sử nước ta. o c + Ngoài nước : Sự thành công của cải cách Minh Trị và vươn lên mãnh liệt của Nhật Bản vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX… Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc vào năm 1898 cũng tác động mạnh đến con i h đường cứu nước ở Việt Nam. + Trong nước : Sự thất bại của phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ u XIX đã bộc lộ sự lạc hậu và thối nát của chế độ quân chủ ở nước ta ... Từ đó nảy sinh yêu cầu phải thay thế chế độ quân chủ bằng chế độ dân chủ. c) Trong những năm 30 của thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam V đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét. - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là phải đánh đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất… Nguyễn Ái Quốc xem dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam nhưng nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh hơn… - Đến Luận cương Chính trị tháng 10 - 1930, Trần Phú cũng thống nhất với Nguyễn Ái Quốc là cách mạng Việt Nam cũng bao gồm hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Luận cương xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các các bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để. Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân Trang 78
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử quyền”... Như vậy, Luận cương đã đề ra hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất... Tuy nhiên Luận cương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đầu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất… - Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8 - 11 - 1939, do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, hai nhiệm vụ dân tộc và dân tộc cũng được đem ra xem xét, nhận định lại. Các đại biểu tham dự Hội nghị thống nhất mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất… Các nhiệm vụ khác đều nhằm mục tiêu này mà quyết. - Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, khắc phục những quan điểm “tả khuynh giáo điều” của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Điều này thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng. - Nhận xét : Trong những năm 30 của thế kỉ XX, những người Cộng sản n Việt Nam cũng trăn trở đi tìm lời giải đáp cho cách mạng nước ta mà chủ .v yếu là xác định vị trí, vai trò của hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, lời giải sáng suốt nhất đó là luôn coi nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu để tập trung giải quyết. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn – phải h giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc, đáp áp ứng nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng II (2,0 đ) nhân dân. 24 Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm c khủng hoảng kinh tế thế giới. a) Nguyên nhân bùng nổ : o - Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua h theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu... i Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở nước Mĩ rồi lan ra toàn u bộ thế giới tư bản. b) Hậu quả : - Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm V triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. - Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. - Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. c) Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam : - Đế quốc Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa. Kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp và càng chịu những hậu quả nặng nề. - Tình hình kinh tế : Giá lúa, nông sản hạ, ruộng đất bỏ hoang... Sản xuất công nghiệp bị suy giảm... Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực. Trang 79
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Tình hình xã hội xã hội : nông dân có mức thu nhập thấp do lúa gạo sụt giá, sưu thuế không ngừng tăng, tiếp tục bị bần cùng hóa và bị phá sản; công nhân bị thất nghiệp ngày càng đông, tiền lương giảm sút; tiểu tư sản thành thị điêu đứng vì các nghề thủ công bị phá sản, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm; một số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn. - Ở nước ta mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Đó là điều kiện khách quan bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931. III Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục (2,0 đ) bộ” (1965 – 1968) với chiến lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ. a) Giống nhau : - Về tính chất: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân kiểu mới. n - Về thủ đoạn: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam có hoạt động phá hoại miền Bắc, phối hợp hoạt động quân sự với hoạt động .v chính trị, ngoại giao… b) Khác nhau : - Lực tham gia chiến tranh : h + Chiến tranh cục bộ : tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân Đồng minh, quân Sài Gòn, quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn của đế quốc. 4 2 + Việt Nam hóa chiến tranh : tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. - Biện pháp : o c + Chiến tranh cục bộ : được thực hiện bằng những cuộc hành quân “bình h định”, “tìm diệt” với hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 i và 1966 - 1967, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng... + Việt Nam hóa chiến tranh : Tiếp tục quốc sách “bình định”… Mĩ tăng V u viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân Ngụy tự gánh vác được chiến tranh. Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường… Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia... Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. - Phạm vi thực hiện : + Chiến tranh cục bộ mở rộng cả hai miền Nam - Bắc. + Việt Nam hóa chiến tranh : mở rộng ra cả ba nước Đông Dương. - So với “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” toàn diện hơn, quy mô hơn, mở rộng ra cả Đông Dương, mở rộng ra thế giới bằng thủ đoạn ngoại giao. II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) IV.a Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949). (2 điểm) a) Tính chất : - Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng Trang 80
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử phái, đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. - Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc. - Đảng Quốc dân là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch. - Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Đảng Quốc dân, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945). - Vì vậy, cuộc cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. b) Ý nghĩa : n - Trong nước: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn .v thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc; xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội… - Thế giới: Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế IV.b giới…. 4 h Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế (2 điểm) giới thứ hai đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. 2 a) Các nước Đông Bắc Á là những nước có vị trí nằm ở phía đông - bắc châu Á, bao gồm các nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại o b) Sự biến đổi về mặt chính trị c Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. - Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của Đông Bắc Á là: h + Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 -10 - 1949). i + Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 - 1948). + Sự thành lập nhà nước CHDCND Triều Tiên (9 - 1948). tranh lạnh”. u + Dân chủ hoá nước Nhật. - Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến V + Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu. + Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. + Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,... c) Sự biến đổi về mặt kinh tế - Sau khi thành lập, các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế… - Trong nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện. - Hiện nay “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 nước là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. Còn Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trang 81
- h . Châu Tiến Lộc 4 Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử 2 c - Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước. Trong những năm 80 – 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Lý phần điện xoay chiều (4 đề)
20 p | 256 | 87
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa (2007-2008)_M234
4 p | 135 | 26
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa_Biên soạn: Phạm Ngọc Sơn
5 p | 129 | 24
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 1
4 p | 114 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 6
4 p | 114 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 8
5 p | 85 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 7
4 p | 82 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 5
4 p | 73 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 15
4 p | 67 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 3
4 p | 101 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 2
4 p | 84 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 14
4 p | 87 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 13
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 12
4 p | 78 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 11
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 10
4 p | 69 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 9
4 p | 68 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 4
5 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn