intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở: Phát triển trường đại học Quảng Nam giai đoạn 2018–2020

Chia sẻ: Phạm Hồng Chương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

98
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án nghiên cứu, phân tích nghiêm túc bối cảnh trong nước, quốc tế; đánh giá toàn diện thực trạng của nhà trường trong thời gian qua, đề ra phương hướng phát triển, các nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của Trường Đại học Quảng Nam trong bối cảnh toàn toàn cầu hóa và sự đổi mới công nghệ thông tin cũng như nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở: Phát triển trường đại học Quảng Nam giai đoạn 2018–2020

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LỚP BỒI DƯỠNG  NĂNG LỰC , KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO,  QUẢN LÝ CẤP SỞ Tổ chức tại tỉnh Quảng Nam Năm 2018 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG  NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Người thực hiện: Vũ Thị Phương Anh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng     Đơn vị công tác: Trường Đại học Quảng  Nam
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LỚP BỒI DƯỠNG  NĂNG LỰC , KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO,  QUẢN LÝ CẤP SỞ Tổ chức tại tỉnh Quảng Nam Năm 2018 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG  NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Người thực hiện: Vũ Thị Phương Anh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng      Đơn vị công tác: Trường Đại học Quảng  Nam
  3. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ ÁN Đại học Quang Nam: ĐHQN Ủy ban Nhân dân: UBND  Nghiên cứu khoa học: NCKH Giáo dục và Đào tạo: GD&ĐT Ban Chấp hành: BCH Nghị quyết: NQ Trung ương: TW Tỉnh ủy: TU Quyết định: QĐ Cao đẳng: CĐ Đại học: ĐH Trung cấp: TC Chính trị: CT Kinh tế ­ Xã hội: KT­XH
  4. MỤC LỤC  B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN                                                                                        ....................................................................................      2  IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN                                                                                       ...................................................................................       18  I. KẾT LUẬN                                                                                                              ..........................................................................................................       27  II. ĐỀ NGHỊ                                                                                                                ............................................................................................................       28
  5. A­PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN Chiến lược phát triển KT­ XH 2011­2020 cũng đã định hướng: "Phát triển   và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến   lược". Đặc biệt sự  ra đời của nghị  quyết số  29 của Hội nghị  lần thứ  8 BCH   Trung  ương Đảng khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo  đánh dấu một một bước ngoặt quan trọng của giáo dục và đào tạo nước nhà,   trong đó có giáo dục và đào tạo của Quảng Nam. Trường  Đại học Quảng Nam là trường đại học công lập trực thuộc Ủy ban   nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển   giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Quảng Nam và khu vực   miền Trung. Việc thành lập trường Đại học Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu cầu  đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu  KT ­ XH của Quảng Nam, mở rộng  điều kiện và cơ hội học tập cho người học trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong bối   cảnh sôi động của sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, sự hội nhập  sâu rộng của kinh tế  Việt Nam với kinh tế  thế  giới hiện nay, Trường Đại học   Quảng Nam cũng như  các trường đại học khác trong hệ  thống giáo dục đại học  Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Vì vậy, Trường Đại  học Quảng Nam cần có sự  chuẩn bị một cách chủ động nhất để  có thể  sẵn sàng  đón nhận những thời cơ, vượt qua những thách thức để khẳng định vị thế và hoàn  thành sứ mạng của mình là một trường  Đại học; là trung tâm đào tạo giáo viên và   cán bộ khoa học; là cơ sở bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh   vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển  kinh tế ­ xã hội của tỉnh Quảng Nam, miền Trung”. Chính   vì   vậy,   tôi   xác   định   xây   dựng   đề   án  “Xây   dựng   và   phát   triển  trường Đại học Quảng Nam giai đoạn 2018 – 2020”. Nội dung bản đề án này  là kết quả của sự nghiên cứu, phân tích nghiêm túc bối cảnh trong  nước, quốc tế;   1
  6. đánh giá toàn diện thực trạng của nhà trường trong thời gian qua, đề  ra phương  hướng phát triển, các nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động  của Trường Đại học Quảng Nam trong bối cảnh toàn toàn cầu hoá và sự đổi mới   công nghệ thông tin cũng như nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.  II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.  2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề  án là các hoạt động của Trường Đại học   Quảng Nam trong giai đoạn 2010 đến nay.  2.2. Phạm vi thực hiện đề án Phạm vi nghiên cứu của đề  án là toàn bộ  hoạt động của Trường Đại học  Quảng Nam từ năm 2010 đến nay. Các cơ chế, chính sách của Việt Nam và tỉnh  Quảng Nam có tác động đến Trường Đại học Quảng Nam. B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN I.  CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN  1. 1. Cơ sở lý luận  1.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và giáo dục đại học Việt Nam 1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế. Giáo dục nước ta trong thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI đang phát triển trong  bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng và phức tạp.  ­ Về  bối cảnh chính trị, kinh tế: Tình hình chính trị  trên thế  giới diễn ra   không  ổn định, đặc biệt là khu vực biển Đông; bên cạnh đó, tình hình kinh tế  thế giới vẫn đang khủng hoảng và chưa có nhiều dấu hiệu khả quan trong tăng  trưởng. Toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, tác động   đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Sự  phát triển của kinh tế  cũng đặt ra  nhiều vấn đề  mới với giáo dục đại học, mà cụ  thể  là nhu cầu ngày càng cao,  2
  7. càng nhiều về  nguồn nhân lực được đào tạo nhất là đối với giáo dục đại học  Việt Nam ­ nước nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động nhất. ­ Về  bối cảnh khoa học công nghệ:  Sự  phát triển công nghệ  là yếu tố  quyết định tới hiệu quả  của một nền kinh tế. Công nghệ  thông tin và sự   ứng  dụng của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nét đặc thù quan trọng  nhất của thời đại. Và những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục cũng  đang phát triển rất nhanh chóng. ­  Về bối cảnh xã hội và giáo dục: Giáo dục được xem là nền tảng vững  chắc để thúc đẩy nhân loại phát triển, là vấn đề  sống còn của các quốc gia, do   đó, các quốc gia luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên ngân sách   để phát triển.  1.1.1.2. Bối cảnh trong nước Cùng với bối cảnh của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa cũng   như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thế giới, những đặc điểm phát triển   chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng đã và đang tác động   mạnh mẽ, làm tăng nhu cầu học tập của người Việt, tạo cơ hội thuận lợi để  giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng tiếp cận các xu thế  mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên   ngoài, tạo thời cơ để phát triển.  ­ Về bối cảnh chính trị, kinh tế:  Trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều  bất  ổn thì Việt Nam lại đã và đang xây dựng được một nền chính trị   ổn định  trên cơ  sở  phát huy sức mạnh dân tộc, khơi dậy truyền thống văn hoá, lịch sử  lâu dài của một dân tộc anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Hệ  thống chính trị  các cấp hoạt động hiệu quả, cải cách hành chính, cải cách  thể  chế  đang được tiến hành khẩn trương đáp  ứng nhu cầu phát triển và hội  nhập. Vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế  ngày càng khẳng định và  nâng cao. 3
  8. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá và phát triển kinh  tế  tri  thức, tạo nền tảng  để  đưa nước ta cơ  bản trở  thành một nước công  nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nhu cầu nhân lực có chất lượng cao,   có khả năng cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đang  trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. ­ Bối cảnh khoa học công nghệ: Công nghệ hiện đại, tiên tiến là tiền đề  quan trọng tạo sức cạnh tranh của sản phẩm trong nền kinh tế thị trường mở.  ­ Bối cảnh xã hội, giáo dục: Nhu cầu học tập như một truyền thống của   dân tộc ngày được phát triển nhanh chóng và rộng khắp. Giáo dục tiếp tục được   sự quan tâm của các cấp bộ Đảng, chính quyền và của mọi người dân, đặc biệt  trong giáo dục đại học. Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ  được xem là  quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo tăng nhanh trong những năm  gần đây. Đặc biệt giáo dục đại học đang thay đổi mạnh mẽ  về  hình thức, nội   dung, chương trình, phương pháp đào tạo, hình thức kiểm tra đánh giá, học chế  tín chỉ  đang dần thay cho niên chế. Số  lượng, quy mô, cơ  cấu các trường đại  học và cao đẳng đang được thay đổi nhanh chóng đáp  ứng yêu cầu đào tạo   nguồn nhân lực phục vụ phát triển và hội nhập. 1.1.1.3. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam Nền kinh tế  tri thức và sự  tác động của quá trình toàn cầu hóa cho thấy  hội nhập để phát triển là một đòi hỏi thực tế và là nhu cầu tất yếu của giáo dục   đại học Việt Nam. Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp  ứng đòi hỏi của sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế  theo chiều   sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế trong khi đó nguồn nhân  lực cho giáo dục là có hạn sẽ tạo sức ép và nhiều khó khăn đối với giáo dục đại  học. Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của  Đảng và sự  quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư  cho giáo dục  đại học, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về  cơ  chế  4
  9. chính sách để  các tổ  chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục  đại học. Trên cơ  sở  đó, các Chỉ  thị,  Nghị  quyết, Chiến lược đã xây dựng những   mục tiêu tổng quát và cụ thể cho quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam,  xác định các nhiệm vụ  chủ  yếu và những giải pháp cụ  thể  để  thực hiện các   nhiệm vụ ấy. 1.1.1.4. Bối cảnh địa phương­ tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội  của Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay Quảng Nam là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế  trọng điểm miền Trung,   vùng kinh tế  đang phát triển năng động liền kề  với khu kinh tế  Dung Quất và  thành phố Đà Nẵng, với những cảng biển, sân bay lớn và nằm trên trục đường  bộ hành lang Đông­Tây của các nước Đông Nam Á; có bờ biển dài hơn 125 km,   diện tích rừng, đất đai lâm nghiệp lớn, có hai di sản văn hóa thế  giới cùng với  hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Mục  tiêu trọng tâm, chủ yếu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam  là huy động và sử  dụng có hiệu quả  mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền   vững, phấn đấu đưa tỉnh Quảng Nam cơ bản thành tỉnh công nghiệp theo hướng   hiện đại vào năm 2020. 1.1.1.5. Đánh giá sự tác động của bối cảnh và tình hình thực tế đối  với sự phát triển giáo dục đại học * Đánh giá tác động chung Một là đã, đang và sẽ  diễn ra sự  cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực đào   tạo với phương thức cạnh tranh chủ yếu là phải xác lập và phấn đấu theo các  chuẩn khu vực và quốc tế trong từng ngành đào tạo. Trong tương lai, đây là vũ  khí cạnh tranh chủ yếu để các trường có thể có thể tồn tại và phát triển, khẳng  định uy tín, vị thế và thương hiệu của mình.  5
  10. Hai là, có sự  chuyển biến mạnh mẽ  trong cơ  chế  quản lý và hoạt động   của các trường đại học theo định hướng quản lý doanh nghiệp, nhằm khai thác  tối  đa các nguồn lực khác nhau phục vụ  cho mục tiêu phát triển, quảng bá  thương hiệu của mỗi cơ sở giáo dục đào tạo. Các tiêu chuẩn thị trường được áp  dụng trong đào tạo đại học. Do đó, giáo dục đại học Việt Nam cần nhận thức,  hiểu rõ xu thế  giáo dục đào tạo chung đó của thế  giới để  tìm ra hướng đi phù  hợp nhằm nâng cao chất lượng và vị thế của mình.  * Phân tích cạnh tranh Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ của giáo dục nói chung, thì sự mở rộng  mạng lưới giáo dục đại học và chính sách mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách  nhiệm; chính sách xã hội học tập đang và sẽ mở ra một thị trường giáo dục đại   học rộng khắp. Xu hướng phát triển đào tạo đa ngành, trong đó  ưu tiên phát triển ngành   truyền thống, ngành ưu thế của các trường đại học cũng như những ngành nghề  mũi nhọn của từng địa phương, khu vực cũng là một trong những nhân tố có tính   cạnh tranh mạnh, tác động sâu sắc đến sự  phát triển của các trường, buộc các  trường cần nhận thức rõ và xác định chính xác những ngành đào tạo mũi nhọn,   những ngành có ưu thế và đáp ứng cao nhất nhu cầu xã hội của đất nước cũng  như địa phương làm cơ sở hoạch định các mục tiêu và giải pháp chiến lược phát  triển nhà trường trong từng giai đoạn. Hơn thế  nữa, cũng chính trong xu thế cạnh tranh trong phát triển đào tạo  đa ngành đó, chất lượng đầu ra của sản phẩm đào tạo được thể  hiện chủ  yếu  qua năng lực nghề  nghiệp vững chắc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống sẽ  tạo  thành vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất mà mỗi trường đại học cần phải thực hiện  được trong sứ mệnh đào tạo của mình. 1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án  ­ Nghị quyết số 29 ­ NQ/TW ngày 4/11/2013 – Hội nghị Trung  ương 8 về  6
  11. đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. ­ Quốc hội (2005), Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009. ­ Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học năm 2012. ­  Tỉnh  ủy Quảng Nam (2010), Nghị  quyết đại hội Đảng bộ  tỉnh Quảng   Nam lần thứ XX. ­ Tỉnh ủy Quảng Nam (2011), Nghị quyết 04 ­ NQ/TU về công tác cán bộ  giai đoạn 2011 ­ 2015 và định hướng đến năm 2020. ­  Tỉnh   ủy   Quảng   Nam   (2012),   Nghị   quyết   số   12   ­   NQ/TU   ngày  28/12/2012­ Hội nghị TU Quảng nam lần thứ 13 (khóa XX) về phát triển, nâng  cao chất lượng giáo dục ­ đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. ­   Thủ   tướng   Chính   phủ   (2010),   Quyết  định   số   58/2010/QĐ­TTg,   ngày  22/09/2010 của về việc ban hành điều lệ trường Đại học. ­  Thủ  tướng Chính phủ  (2012), Quyết định số  711/QĐ­TTg, ngày 13/06/  phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011­2020. ­ Nghị  quyết 11 của tỉnh  ủy Quảng Nam về phát triển giáo dục đào tạo   tỉnh Quảng Nam đến 2025. 1.3. Cở sở thực tiễn Sự  phát triển giáo dục Đại học hiện nay và thực trạng hoạt động của  trường Đại học Quảng Nam từ năm 2010 đến nay. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 2.1. Quan điểm Xây dựng và phát triển trường Đại học Quảng Nam trở  thành trung tâm  Giáo dục và khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Nam, đáp ứng yêu cầu đào tạo  nguồn nhân lực chất lượng cao cho Quảng Nam và khu vực miền Trung 2.2.  Mục tiêu của đề án 7
  12. Phân tích  được  thực trạng hoạt động của Trường Đại học Quảng Nam   theo các tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học; đồng thời phân tích các  điểm mạnh, điểm yếu hiện nay, cơ  hội và thách thức của Trường Đại học   Quảng Nam để đưa ra định hướng, nhiệm vụ và giải pháp 2020. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 3.1.  Đánh giá thực trạng của trường đại học Quảng Nam trong giai   đoạn 2010 – 2017  3.1.1. Quá trinh hình thành và phát triển trường Đại học Quảng nam Trường Đại học Quảng Nam được Thủ  Tướng Chính Phủ  ra quyết định  số  722/QĐ­TTg của Thủ  tướng Chính phủ  ngày 08/6/2007 trên cơ  sở  trường   Cao đẳng Sư  phạm Quảng nam (mà tiền thân là trường Trung học Sư  phạm   Quảng Nam). Trường có tư  cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Cơ  cấu hệ  thống tổ  chức, hoạt động của Trường Đại học Quảng Nam được tuân  thủ theo đúng các qui định của Chính phủ, của tỉnh Quảng Nam đồng thời cũng  được xây dựng theo hướng linh hoạt để  đảm bảo và đáp  ứng tốt yêu cầu đào   tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội.  Nhiệm vụ, quyền hạn, các hoạt động: Giáo dục đào tạo, kiểm định chất   lượng giáo dục đại học, khoa học công nghệ  và quan hệ  quốc tế, quan hệ  nhà   trường, gia đình và xã hội của Trường Đại học Quảng Nam được thực hiện   theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ  trường Đại học. Nhà trường có   chức năng, nhiệm vụ  đào tạo đa cấp, đa ngành, đa hệ  từ  trung cấp (TC); cao   đẳng (CĐ) cho đến bậc đại học (ĐH) với các hình thức đào tạo. Đối   tượng,  phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị: Đối tượng chủ yếu của Trường là học  sinh, sinh viên các loại hình đào tạo, các trình độ  đào tạo; phạm vi hoạt động  của Trường trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên, chủ  yếu là địa bàn tỉnh  Quảng Nam; tính chất hoạt động của Trường là đào tạo học sinh, sinh viên theo   các trình độ, loại hình được Bộ  GD & ĐT cho phép và tổ  chức các hoạt động  8
  13. nghiên cứu khoa học, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế  ­ xã hội của   tỉnh. Trong chiến lược phát triển của mình, trường đã xây dựng mục tiêu đến  trước năm 2020 trở thành trường Đại học trọng điểm của khu vực miền Trung­   một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm  với các trường Đại học lớn trong vùng, vững vàng tiếp cận, hoà nhập với các   trường Đại học trong khu vực và trên thế giới.  3.1.2.  Phân tích thực trạng hoạt động của trường Đại học Quảng  Nam từ năm 2010 đến nay 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức * Đảng ủy: Ban chấp hành đảng Bộ trường và 18 chi bộ trực thuộc * Chính quyền: Trường hiện có 19 đơn vị trực thuộc Hiệu trưởng, gồm 7 phòng , 8 khoa  chuyên môn, 3 trung tâm và 1 trường mầm non thực hành.: + 7 phòng:  Phòng Hành chính – Quản trị Phòng Tổ chức, Thanh tra Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế Phòng Đào tạo Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng + 8 Khoa chuyên môn: Khoa Các môn chung Khoa Lý, Hóa , Sinh Khoa Ngoại ngữ 9
  14. Khoa Toán Khoa Công nghệ Thông tin Khoa Ngữ văn, Công tác xã hội Khoa Tiểu học, Mầm non và Nghệ thuật Khoa Kinh tế ­ Du lịch + 3 Trung tâm: Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin Trung tâm Ngoại ngữ ­ Tin học + 1 Trường Mầm non thực hành + Các tổ  chức Đoàn thể, hội: Công Đoàn, Đoàn thanh niên, hội sinh   viên, hội cựu chiến binh. 3.1.2.2. Về phát triển đội ngũ. Trong những năm qua, nhất là từ khi được nâng cấp lên đại học (2007), dưới   sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, lãnh đạo trường Đại học Quảng Nam đã không   ngừng chăm lo xây dựng, đào tạo cán bộ và thu hút nhân tài để tập trung phát triển  đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ  lãnh đạo từ  Ban Giám hiệu đến các đơn vị  trực  thuộc, nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ đắc  lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Quảng Nam và các địa   phương lân cận. Hằng năm, nhà trường đã chú ý đến công tác quy hoạch cán bộ  kế  cận,   tạo nguồn và bổ  sung nhân sự  tạo nguồn để  tạo điều kiện cho mỗi cá nhân  thuộc các diện trên phấn đấu rèn luyện. Lãnh đạo nhà trường chủ  động trong   việc đề bạt, bố trí và sắp xếp cán bộ phù hợp với qui mô phát triển của trường. Có   thể   khẳng  định,   công  tác   xây   dựng   và   phát  triển  đội  ngũ   của  nhà  10
  15. trường đã  được xây dựng và triển khai theo kế hoạch dài hạn, trung hạn và theo   từng năm học, đảm bảo chuẩn về  trình độ  theo các quy định của Bộ  GD&ĐT,  của Tỉnh ủy Quảng Nam và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XXI,   nhiệm kì 2015­2010. Để thực hiện mục tiêu đó, trường không ngừng quan tâm tăng cường công  tác bồi dưỡng giảng viên, chú trọng nâng cao trình độ  chuyên môn, ngoại ngữ,  tin học và nghiệp vụ sư phạm. Lãnh đạo nhà trường cũng thực sự quan tâm, xây  dựng nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ, giảng viên, các nhà  khoa học có trình độ  chuyên môn cao về  trường công tác; gắn quyền lợi với   trách nhiệm giảng viên; tạo điều kiện tốt cho cán bộ  phòng ban thực hiện chế  độ kiêm nhiệm giảng dạy.  Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng   viên có chất lượng được Đảng  ủy và tập thể  lãnh đạo trường đặc biệt chú  trọng. Tính đến thời điểm hiện nay,   tổng số cán bộ, viên chức và hợp đồng là  320 người. ­ Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo: + Tiến sỹ  Số lượng:  15 (Trong đó có 1 PGS) + Thạc sỹ  Số lượng: 192 + Cử nhân/Kỹ sư  Số lượng: 74 + Cử nhân CT  Số lượng:   1 + Cao cấp Số lượng: 16 + Trung cấp  Số lượng:   6 3.1.2.3. Về phát triển quy mô, ngành và chương trình đào tạo. Quy mô đào tạo của nhà trường không ngừng được mở  rộng. Từ  3 mã  ngành đại học vào năm 2007, đến nay trường đã có 13 mã ngành đại học được  Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh, gồm 6 mã ngành sư phạm và 7 mã   11
  16. ngành ngoài sư  phạm. Chỉ  tiêu tuyển sinh hàng năm của trường đều tăng theo  hướng tăng dần chỉ  tiêu đào tạo đại học, chỉ  tiêu hằng năm của nhà trường là   2000. Hiện nay nhà trường đang hợp tác đào tạo Tiếng Việt và chuyên ngành  cho 2 tỉnh Sekong và Champasac – Lào.  Nhà trường đã chuyển từ  đào tạo theo  niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đến nay, trường đã công bố  chuẩn  đầu ra cho tất cả các chuyên ngành đào tạo đại học và cao đẳng chính qui. * Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Trong thời gian qua các đề  tài khoa học chủ  yếu là đề  tài  ở  phạm vi cấp  trường, Giáo trình, tài liệu tham khảo và nhà trường đã có tạp chí Khoa học và chỉ số  ISSN. Nội dung các đề tài khoa học của trường chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về  đánh giá trong giáo dục, quản lí chất lượng giáo dục, phát triển chương trình giáo  dục, các đề tài nghiên cứu phương pháp dạy học bậc phổ thông, bậc đại học, thực   tập sư phạm, về quản lí đào tạo theo phương thức tín chỉ …  đã và đang được áp  dụng vào quản lí, đào tạo tại trường.  Nhà trường đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế  nhằm tranh thủ  sự  viện trợ  về  trang thiết bị  dạy học và chương trình đào tạo  như tổ chức Hợp tac phat triên va hô tr ́ ́ ̉ ̀ ̃ ợ ky thuât vung Flêmăng, V ̃ ̣ ̀ ương Quôc Bi ́ ̉  (VVOB), tổ chức chương trình cấp vùng về thúc đẩy bình đẳng giới trong tham   chính (Pyd). Nhà trường đã ký kết các văn bản hợp tác về giáo dục đào tạo với các   trường đại học trên thế giới như Đại học Ubon Ratchathani Rajabhat (Thái Lan); tổ  chức Fulright, Hàn Quốc, Nhật Bản…  * Hoạt động tài chính:  Nghị  định số  43 là cơ  sở  pháp lý quan trọng nhất để  trường thực hiện   quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức và tài chính. Bên cạnh  đó còn có các thông tư, quyết định của các Bộ, ban ngành có liên quan quy định   và hướng dẫn triển khai, thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị. Nguồn tài chính   hàng năm của trường bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp.  12
  17. * Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật  phục vụ phát triển. Cơ  sở  vật  chất   của Trường  Đại  học  Quảng Nam  tuy mới xây  dựng,  nhưng nhờ quy hoạch khoa học và đầu tư có trọng điểm nên đã tương đối khang   trang và hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Trường hiện có 02 cơ  sở. Cơ  sở 1 diện tích 7 ha ở ngay trung tâm thành phố Tam Kỳ (hiện trường đang đóng   tại cơ sở này); cơ sở 2 diện tích 50 ha (chỉ mới quy hoạch) ở xã Tam Phú, thành   phố Tam Kỳ . Từ khi thành lập trường đến nay, bằng nhiều nguồn vốn và tiết kiệm chi  tiêu, nhà trường đã tập trung xây dựng cơ  sở  vật chất tại cơ  sở  1. Hiện tại,   trường có 5 khu ký túc xá với 216 phòng, 1 nhà ăn sinh viên, 75 phòng học. Trong   đó, có 4 phòng thực hành tin học với 224 máy tính thế  hệ mới, hiện đại  được  kết nối mạng, đủ phục vụ nhu cầu thực hành tin học cho HS ­ SV toàn trường;  5 phòng dạy nhạc, múa đúng tiêu chuẩn với đầy đủ  các loại nhạc cụ; 2 phòng  dạy họa đầy đủ  các điều kiện như  giá, tranh, mẫu tượng; 5 phòng thí nghiệm  Lý­Hóa­Sinh, có đủ các trang thiết bị, hóa chất, phôi để thực hành thí nghiệm; 1   phòng thực hành nghiệp vụ  bàn, 1 nhà khách phục vụ  GV thỉnh giảng và thực  hành nghiệp vụ lễ tân, dịch vụ khách sạn cho SV ngành Văn hoá – Du lịch. Còn   lại các phòng học lý thuyết đều được trang bị  đầy đủ  bàn ghế, hệ  thống máy   chiếu, tivi màn ảnh lớn, máy chiếu đa chức năng, catsset, hệ thống âm thanh đối  với các phòng học đông, bảo đảm các điều kiện giảng dạy 2 ca/ngày. Đặc biệt   đối với lưu học sinh Lào, trường dành riêng 1 khu sinh hoạt, lưu trú và học tiếng  Việt tại khu ký túc xá số 5 mới đưa vào sử dụng từ năm 2013. Ngoài ra, trường   còn có 2 giảng đường 300 và 500 chỗ ngồi với các thiết bị hiện đại phục vụ cho   dạy ghép, các hội nghị, hội thảo và các hoạt động ngoài giờ; 1 trung tâm Học  liệu với 154.456 đầu sách các loại và 127 máy tính nối mạng phục vụ cho việc   nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên; hệ  thống máy tính được kết   nối phần mềm tổ chức và chấm thi trực tiếp trên máy tính, 2 máy chấm phục vụ  chấm thi trắc nghiệm thường xuyên; 1 sân vận động, 1 hồ  bơi, 1 nhà đa chức   13
  18. năng, 1 nhà câu lạc bộ phục vụ giảng dạy giáo dục thể chất – quốc phòng. Đối   với các văn phòng làm việc của các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc đều được   trang bị tương đối đầy đủ các điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ nghiên   cứu, quản lý phục vụ giảng dạy. Đang tiếp tục khởi công công trình Trung tâm  Học liệu và CNTT 7 tầng, với vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 sẽ  hoàn thành và đưa vào sử dụng. 3.2. Ưu điểm, tồn tại, hạn chế  * Ưu điểm Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đã được rèn luyện, trưởng thành   trong quá trình xây dựng nhà trường có phẩm chất chính trị, đạo đưc tốt, trình  độ  chuyên môn vững vàng, với trên 50% giảng viên có trình độ  trên đại học là   lực lượng cán bộ  khoa học cơ  bản, khoa học giáo dục mạnh của địa phương,   đảm bảo giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo, thường xuyên cập nhật bổ sung   phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Đã hoàn thành việc chuyển đổi từ  đào tạo theo Niên chế sang Tín chỉ. Sinh viên tốt nghiệp ra trường đảm bảo về  trình độ  kiến thức cơ bản, kỹ năng nghiệp vụ  có khả  năng thích ứng được với   thị trường lao động. Công tác nghiên cứu khoa học của trường đã góp phần bồi dưỡng và nâng   cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên góp phần đảm bảo chất lượng. Hợp tác  quốc tế của nhà trường có nhiều bước phát triển mới, trong việc trao đổi thông  tin, gặp gỡ, ký kết các văn bản ghi nhớ giữa trường với một số trường đại học  trong khu vực và thế giới.  Đã tạo được bước chuyển mới trong nhận thức của cán bộ, giảng viên, đã   bước đầu thay đổi cách thức tổ chức quản lý, làm đề thi, đánh giá kết quả học tập   của sinh viên. Nhà trường đang tiến hành hoàn thiện ngân hàng câu hỏi để phục   vụ tốt cho việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử. Đã hoàn thành việc   14
  19. tự đánh giá (đánh giá trong).  Cơ  sở  vật chất của nhà trường đã được tập trung đầu tư  đáng kể, đảm  bảo tốt cho việc dạy học. * Tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ Tiến sĩ còn quá ít (mới chỉ có 15 tiến  sĩ). Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý và giảng viên còn hạn chế.  Nội dung chương trình còn nặng về  lý thuyết, tính tự  học, tự  nghiên cứu   của sinh viên còn hạn chế. Cơ  sở  vật chất, trang thiết bị thí nghiệm  ở  một số  ngành thực nghiệm chưa hiện đại và chưa theo kịp thị trường. Các công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên còn mang tính đơn lẻ,   tự  phát, chưa có sự  tập trung trí tuệ để  giải quyết những vấn đề  lớn của thực   tiễn địa phương. Số  lượng các bài báo khoa học được công bố  trên các tạp chí  khoa học của CBGV nhà trường rất ít, đặc biệt là trên các tạp chí khoa học có   uy tín  ở  trong nước và nước ngoài. Chưa chủ  động khai thác, phát huy hết các  mối liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước phục vụ hiệu   quả nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.  3.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn  chế. * Nguyên nhân của những kết quả đạt được. Nhà trường đã quy hoạch phát triển phù hợp. Được sự chỉ đạo sát sao và hỗ  trợ về mọi mặt của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ở ban ngành trên địa bàn tỉnh.  Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, năng động, ham học   hỏi và thường xuyên cập nhật nâng cao trình độ  mang lại một thế  mạnh trong  quá trình xây dựng và phát triển trường.  * Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 15
  20.   Do sự  phát triển quá nhanh về  quy mô đào tạo và việc mở  rộng các mã   ngành  đào tạo ngoài  sư  phạm trong một thời gian quá ngắn, nhất là từ  khi  trường được nâng cấp lên thành trường đại học (2007), làm cho công tác chuẩn   bị đội ngũ có trình độ  chuyên môn cao chưa theo kịp với thực tế phát triển của   nhà trường. Trong khi đó chế độ thu hút, tuyển dụng những người có học hàm,  học vị từ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư của tỉnh chưa  có. Chính vì vậy mà công tác  phát triển đội ngũ gặp rất nhiều khó khăn. 3.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ  hội, thách thức hiện nay của  nhà trường * Điểm mạnh.  Một là, Trường Đại học Quảng Nam đã có những bước đi đúng đắn và  năng động. Là một trường đại học được đi lên từ  trường Trung học sư  phạm,   cao đẳng Sư phạm cùng một đội ngũ cán bộ  viên chức trẻ, không ngừng được  tăng nhanh về số lượng và chất lượng, trình độ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố  kinh nghiệm với nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, năng động, ham học hỏi và  thường xuyên cập nhật nâng cao trình độ  của sức trẻ  mang lại một thế  mạnh   trong quá trình xây dựng và phát triển trường.  Hai là, Đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhất là cán bộ quản lí các khoa  chuyên môn có trình độ chuyên môn đảm bảo, gắn bó với trường.  Ba là, Trường đã có bước phát triển khá nhanh quy mô đào tạo, số  lượng   các ngành và chương trình đào tạo, đã từng bước khẳng định được vị trí của nhà   trường trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ  sự  nghiệp công  nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tỉnh Quảng Nam. Bốn là, Cơ sở vật chất của nhà trường cơ  bản đáp ứng được yêu cầu của   quá trình đào tạo. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0