intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam

Chia sẻ: Truong Bao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

5.097
lượt xem
1.921
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án: Lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam nhằm giải thích lạm phát khởi thuỷ từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng,bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam

  1. - - - - - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu Phần I.Lạm phát một căn bệnh của nền kinh tế thị trường I.Định nghĩa lạm phát II.Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát III.Cách đo tính tỉ lệ lạm phát PhầnII.Một số phương pháp nhằm ổn định giá cả hay tiền tệ,chống lạm phát I.Diễn biến và ảnh hưởngcủa lạm phát trong nền kinh tế thị trường II.Một số phương pháp ổn định giá cả hay tiền tệ. III.Diễn biến của lạm phát gây ra lạm phát siêu tốc Phần III.Thực trạng,nguyên nhân lạm phát & những giảI pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế I.Nguyên nhân lạm phát của nước ta II.Tình hình chung trong khu vực III.Những phương hướngđể giảI quyết lạm phát ở nước ta Kết luận 1
  3. LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Cơ chế mới là môI trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đạI,chắt lọc kế thừa những thành tựu và khắc phục những tồn tạI đã qua.Trong đó lạm phát là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm .Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngạI lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước.Bước sang nền kinh tế thị trường,chúng ta phảI đối đầu với con số lạm phát không nhỏ do cơ chế cũ để lạI.Việc xem xét,đánh giá,nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô cùng cần thiết .Để nghiên cứu về lạm phát và ảnh hưởng của nó tới các vấn đề khác như:thất nghiệp,giá cả,tiên lương..từ đó đưa ra cách giảI quyết để kìm hãm lạm phát,sử dụng các chính sách cần thiết để phát triển hàI hoà nền kinh tế.Để hiêủ rõ bản chất của lạm phát ,tác hạI cũng như tác động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta chúng ta cần hiểu rõ những kháI niệm cơ bản về lạm phát ,cách khắc phục lạm phát.Được sự hướng dẫn của cô giáo bộ môn Thạc sỹ Hà Thị Đoan và qua tham khảo một số sách báo tàI liệu em xin đưa ra một vàI suy nghĩ với mong muốn tìm hiểu và vận dụng tốt hơn những lý luận về lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam. Trong bàI viết này sẽ không thể tránh khỏi những sai xót em mong các thầy cô bỏ qua cho.Em xin chân thành cảm ơn và rất mong có được ý kiến đóng góp nhiệt tình để có thể hàn thành tốt hơn nữa vấn đề nghiên cứu. 2
  4. PHẦN I LẠM PHÁT – MỘT CĂN BỆNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I.Quan niệm về lạm phát. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới vấn đề lạm phát đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp đặt ra cho các quốc gia.Lạm phát không chỉ xảy ra ở những nước kém phát triển mà ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển nền kinh tế cũng co bóng dáng của lạm phát.Lạm phát tác động đến giá cẩ thị trường.Nhưng chủ yếu không phảI ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đôí đã thay đổi.Nói cách khác là việc tác động vào thị trường không phảI là để triệt tiêu hoàn toàn lạm phát mà kìm giữ nó ở một tỉ lệ nhất định vì bản thân lạm phátlà yếu tố quan hệ mật thiết với vấn đề thất nghiệp và tiền tệ.Như vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ nó sinh ra cùng với việc mở rộng hệ thống tàI chính ,các loạI tiền tệ theo sự phát triển của nền kinh tế từ công xã nguyên thuỷ sang nền kinh tế tự do và đặc biệt là sự xuất hiện của tiền giấy,đó là hiện tượng đặc trưng của sự thay đổi mức giá chung ,khi mức giá tăng lên-sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. II.Nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Lạm phát khởi thuỷ từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng,bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hoặc tăng hoặc giảm tỉ lệ lạm phát.Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số đIều kiện khách quan khác như chính trị xã hội,thiên tai bão lụt,tình trạng thất nghiệp,nền sản xuất..Do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố 3
  5. trong nền kinh tế như vậy nên hiện tượng lạm phát diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát có chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn nằm trong quỹ đạo mà nền kinh tế có thể kiểm soát được.Lạm phát xuất hiện cũng gây ra nhiều hậu quả đến kinh tế như bất kì một biến cố hạI nào khác:nạn thất nghiệp,nạn thiên tai Lạm phát tàn phá kinh tế,nó không những làm suy giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống tàI chính mà còn tác động trực tiếp đến đời sống chính trị ,văn hoá,xã hội và sinh hoạt bình thường của người dân.Bằng chứng là cuộc khủng hoảng ở Đức xảy ra dữ dội vào những năm đầu thế kỷ,ở các nước phát triển những năm 70 và mới đây là ở Nga.Đặc biệt là hậu quả lạm phát rất trầm trọng ở các nước đang phát triển với nền kinh tế chưa đủ sức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát..Những đIều đó đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ riêng nước ta cần có chính sách chống lạm phát để hạn chế bớt những thiệt hạI do hiện tượng này gây ra cho nền kinh tế.Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết cần phảI giảI quyết khi nghiên cứu lạm phát là lý giảI xác đáng lạm phát xảy ra và diễn biến như thế nào?và cần có những biện pháp gì để chống lạm phát.Nếu giảI quyết tốt vấn đề đó thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc hợp lô gích để tiến tới thành công trong việc phát triển kinh tế . Ngày nay khi đánh giá trình độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia một trong những tiêu chuẩn đầu tiên người ta xét đến đó là tỉ lệ lạm phát như thế nào?ĐIều đó cũng nói lên một phần mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng.Nếu tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp hoặc vừa phảI đIều đó chứng tỏ nền kinh tế nước đó có sức mạnh đIều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đã và đang tạo cơ hội thuận lợi để tăng trưởng.Xung quanh lạm phát có rất nhiều nảy sinh như cách phòng và chữa căn bệnh lạm phát như thế nào?Nguyên nhân gây ra lạm phát và có nên duy trì tỉ lệ lạm phát thấp hay chấm dứt lạm phát.Từ đó gây ra nhiều cuộc bàn cãI,tranh luận 4
  6. không chỉ giữa các nhà kinh tế mà còn xảy ra với các quốc gia,các tổ chức tàI chính quốc tế.Vởy hiểu lạm phát như thế nào?Có một câu hỏi nhưng rất nhiề câu trả lời,tuy nhiên người ta vẫn thường công nhận lạm phát là sự tăng lên của giá cả trung bình trong một thời kỳ “Sự tăng lên của giá” do có nhiều nguyên nhân hoặc do các yếu tố chủ quan của các cấp quản lý kinh tế hoặc do những đIều kiện chính trị,xã hội,thiên tai..gây ra.Có thể giảI thích quy về những cách đây: 1.Theo thuyết tiền tệ lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền . 2.Theo trường pháI Keynes lạm phát có thể xảy ra là do dư cầu về hàng hoá trong nền kinh tế. 3.Theo thuyết chi phí đẩy lạm phát xảy ra do tăng chi phí sản xuất.Tuy nhiên đây cũng chỉ là những luận đIểm lý thuyết mang tính tương đối còn trong thực tế lạm phát xảy ra thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố ở những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. III.Cách đo tính tỉ lệ lạm phát Như đã nói ở trên,tỉ lệ lạm ơhát chính là thước đo mức tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia.Từ việc đánh giá tỉ lệ lạm phát mà người ta có thể thấy được tình trạng thất nghiệp và sự biến động của hệ thống tiền tệ để từ đó đặt ra những phương hướng tàI chính thích hợp nhất.Hơn nữa chính nó còn là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển văn hoá xã hội,cơ sở hạ tầng.Như vậy thì ta hiểu tỉ lệ lạm phát là gì.Thực chất quy mô và sự biến động của nó phảI phản ánh quy mô và xu hướng của lạm phát. Ta có công thức tính tỉ lệ lạm phát như sau: 5
  7. GP = [ IP ] .100 IP-1 Trong đó : GP = Tỉ lệ lạm phát (%) IP = Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu IP-1 = Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó . Tuỳ theo mức độ của tỉ lệ lạm phát mà người ta chia lạm phát ra ba loạI: - Lạm phát vừa phảI,còn gọi là lạm phát 1 con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10%một năm.Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. - Lạm phát phi mã khi mức tăng trưởng tương đối nhanh với tỉ lệ 2hoặc 3 con số một năm(dưới 20%).LoạI này khi phát triển chín mùi sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Siêu lạm phát khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao,vượt xa lạm phát phi mã(>20%).Siêu lạm phát thường xảy ra những thiệt hạI nghiêm trọng và sâu sắc.Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 6
  8. PHẦN II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ HAY TIỀN TỆ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT I.Diễn biến và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát ngày nay đã trở thành một căn bệnh kinh niên,môt hiện tượng phổ biến đối với nền kinh tế thị trường,tuỳ từng mức lạm phát mà có sự tác động tới sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.Tuy nhiên không phảI lúc nào nó cũng là một mối tai hoạ đối với xã hội,ở mức độ thích hợp,nó kích thích việc đầu tư,mở rộng sản xuất.Lạm phát tạo niềm lạc quan và khuyến khích các khoản đầu tư lớn do làm tăng lợi nhuận và như thế lúc này kéo theo sự tăng trưởng của năng lực sản xuất.Ởđây lạm phát không phảI là cáI giá của sư tăng trưởng mà là động lực thúc đẩy sự phát triển đó.Tuy nhiên cũng phảI thừa nhận rằng nhìn chung lạm phát thường gây nhiều tác hạI đối với nền kinh tế.Chẳng hạn như ở Đức những năm 1919-1923 lạm phát đã làm giá cả tăng lên hàng triệu lần đảy mức sống của người dân giảm sút nghiêm trọng chưa từng thấy.Đây là bằng chứng đIển hình nói lên hậu quả của lạm phát tới xã hội.Lạm phát kéo dàI trở thành nguy hiểm đối với nền kinh tế,phá họi sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia,viêc khắc phục hậu quả của nó đòi hỏi tốn nhiều nguồn lực.Chẳng hạn như nước Mỹ,một cường quốc của thế giới để giảm lạm phát đI 1% ngân sách liên bang đã phảI tiêu tốn tới hàng trăm tỷ USD.Với một cơ cấu giá gia tăng không đều giữa các mặt hàng và sự bất đồng giữa tăng giá và tăng lương(thường giá cả hàng hoá bao giờ cũng tăng nhanh hơn lương)đIều đó tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu giá trênthị trường.Chính sự mất cân đối trên là tiền đề trự tiếp cho những xáo trộn mang tính toàn diện trong nền kinh tế.Hệ quả trực tiếp của lạm phát là đánh vào cuộc sống của người dân bởi việc phân bố thu nhạp bị rối 7
  9. loạn.Tring ciưn kạm ohát xảy ra tình trạng lẻ giàu càng giàu còn kẻ nghèo càng nghèothêm.Lạm phátlúc này ngẫu nhiên trở thành lực lượng có uy thế trong việc phân bố lạI của cảI tàI sản quốc gia giữa các tầng lớp người trong xã hội.Những chủ nhân của những món thu nhập như tiền,vàng,trợ cấp lãI cổ phần hoặc tiền cho thuê nhận thấy rõ ràng cuộc sống của họ đang suy giảm dần vì với một mặt hàng nhất định giờ đây họ phảI trả một lượng tiền nhiều hơn do chỉ số giá cảtăng trong đIều kiện khả năng thu nhập danh nghĩa của họ thường chậm hơn giá cả.Sự xuống dốc của cuộc sống càng trở nên nghiêm trọng đối với những người làm công ăn lương.Lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền nói chung trong đó có tiền lương có khuynh hướng ngày giảm mặc dù chúng có được đIều chỉnh.Nhu cầu tăng lương để bảo đảm cuộc sống trở nên cấp bách,người thuê lao động-nhà tư bản lúc này buộc phảI tăng lương và để chi phí ổn định với những biến đổi họ cần phảI giảm bớt nhu cầu thuê lao động khiến cho một số người gia nhập đội quânthất nghiệp ngày càng đông.Trong tình trạng này do tác động của lạm phát ,giá cả tăng và lãI suất sẽ không thay đổi sẽ làm tiêu tan khoản lợi tức của những người có tiền gửi.Như vậy đối tượng vay nợ thường là các doanh nhân và lợi nhuận của họ thu được ngẫu nhiên đã tăng lên trên sự thiệt hạI của các nhà tư bản tàI chính.Lạm phát làm cho mặt bằng giá cả luôn có sức ép liên tục.ĐIều này khuyến khích nạn đầu cơ hàng hoá,vàng,ngoạI tệ tăng lên đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm giả tạo và làm giá cả càng có nguy cơ tăng vọt tạo thành vòng xoáy giá cả và cung cầu kéo dài.Đây là hệ quả trực tiếp thứ hai của lạm phát.Việc đầu tư trở nên hấp dẫn những triển vọng lợi nhuận do giá cả tăng cao mở ra.Tuy nhiên thông thường do tình hình biến đổi thất thường của đồng tiền việc đầu tư vào đó ít được hướng vào các dự án lâu dàI mà thường nhằm mục tiêu vào các mặt hàng thu lợi nhanh ở các mặt hàng ddang lên giá rất cao,nơI mà viẹc đầu cơ thường trở nên nguy 8
  10. hiểm.Như vậy lạm phát đã làm sai lệch những lợi ích kinh tế của những dự án phát triển nhất là đối với dàI hạn,khoản đầu tư lúc này có xu hướng thiên về tự tàI trợ hơn là hướng về đầu tư cho các dự án phát triển.Lạm phát nuôI dưỡng sự đầu cơ rồi nó phá hoạI mặt bằng cung cầu hàng hoá dịch vụ,nhu cầu thì nhiều mà hàng hoá thì khan hiếm.Sự mất cân đối kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng và nó kéo theo những vấn đề nghiênm trọng về tiền tệ.Ở đây có tính hiệu quả và cơ cấu của hệ thóng lưu thông tiền tệ-tín dụng-ngân hàng thường bị suy giảm mạnh,nhiều khi trở nên hỗn loạn làm cính sách kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn,trở ngạI.Có thể nói lạm phát và tiền tệ thường đI đôI với nhau,lạm phát lúc này như một thứ “thuế”đánh vào thu nhập và các khoản vốn nhàn rỗi chia cho những kẻ “đục nước béo cò” lợi dụng viêc tăng giá để đầu cơ làm ngành sản xuất thiếu vốn,gặp trở ngạI trong hoạt động.Tiền trong lạm phát thường mất giá khiến cho niềm tin ở giá trị của nó bị mất đI,lúc này các hộ gia đình và các tổ chức kinh doanh có nhu cầu giữ vàng và ngoạI tệ,họ ra sức chuyển tiền mặt thành các tàI sản vì chúng thường ổn định hơn ở thị trường nội địa.ĐIều đó xảy ra làm cán cân thương mạI bị hẫng hụt,vàng và ngoạI tệ có xu hướng ngày càng trở nên thiếu và giá tăng cao so với thời lỳ tiền lạm phát.Tiền mặt thì bị thả nổi trên thị trường.Các cuộc săn tìm này làm chotốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh kéo theo sự biến đổi của mức cung tiền danh nghĩa.ĐIều này có nghĩa là lạm phát gây ra những khó khăn phiền toáI cho cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng.Trong nhiều trường hợp thậm cí hệ thống ngân hàng không có đủ sức mạnh để đIều tiết cung cầu tiền danh nghĩa,do đó chỉ số giá cả vẫn cứ tăng mà không có biện pháp nào để kiểm soát.Vì vậy,khi các biện pháp của các chính sách kinh tế kém hiệu quả thì giá cả càng có sức ép tăng lên,lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn.Cũng như mọi yếu tố làm lung lay và đặt vấn đề công bằng trong thu nhập ,bên cạnh 9
  11. những tác động tới nền kinh tế còn mang tầm vóc chính trị.Thông thường khi lạm phát nổ ra,thu nhập của người dân nói chung có xu hướng giảm đI,chỉ có một bộ phận trở nên giàu có hơn trong lạm phát.Trước tình hình cuộc sống bị xuống cấp,bất công, giữa những người khác nhau trong xã hội bùng lên trở thành cuộc đấu tranh để duy trì hoặc tăng thêm thu nhập thực tế của mình.Đó là cuộc đấu tranh giữa những người nghèo và người giàu,giữa những người làm công ăn lương với người chủ,giữa tư bản tàI chính và tư bản công nghiệp.Các quan hệ xã hội thường bị đầu độc bởi nạn lạm phát,mâu thuẫn trở nên gay gắt thành xung đột và trong bầu không khí bất ổn tất yếu sẽ nảy sinh những căng thẳng chính trị.Từ chỗ mất lòng tin với cơ chế kinh tế họ đòi hỏi phảI cảI thiện tình hình đó bằng cính sách mới đủ để hoà giảI những bất đồng.Do vậy có sự tác động tương hỗ giữa lạm phát với các vấn đề chính trị-xã hội.Cần thấy rằng mâu thuẫn trong xã hội nào cũng có nhưng trong khủng hoảng lạm phát chúng được nhân đến mức tồi tệ hơn là ảnh hưởng gián tiếp tới sự ổn định chính trị-xã hội.Chính vì vậy trước nguy cơ do lạm phát gây r ađối với nền kinh tế quốc gia cần có những chính sách chống lạm phát từ xa có “van an toàn” “khắc phục trạng tháI căng thẳng tpoàn diện xã hội”.Nếu không đảm bảo thực hiện được đIều này thì cơ chế quản lý chung cũng như cơ chế quản lý của các ngân hàng đối với vấn đề tàI chính-tiền tệ không thể có hiệu quả được dẫn đến nền kinh tế bị đẩy đến bờ vực của sự khủng hoảng. II. Một số phương pháp nhằm ổn định giá cả hay tiền tệ. Trước những tác hạI của lạm phát và yêu cầu chống lạm phát cao ở nhiều nước,các nhà kinh tế lao vào nghiên cứu , phân tích vấn đề này với mục đích lý giảI được những nguyên nhân gây ra và duy trì lạm phát , dựa vào tiền đề lý luận này các quóc gia có cáI nhìn đúng đắn ,kháI quát về lạm phát giúp cho việc hoạch định các biện pháp phòng chống đúng hướng hơn.Việc đẩy 10
  12. lùi lạm phát ở mức độ có thể duy trì đòi hỏi các quốc gia , các tổ chức chính phủ phảI sử dụng các biện pháp hữu hiệu , ngắn hạn hay dàI hạn như:Chính sách tàI khoá , chính sách tiền tệ chính sách giá cả và chính sách thu nhập .Tuỳ theo phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đưa ra theo nhiều cách lý giảI khác nhau , chủ yếu là về bốn lý luận cơ bản như: lạm phát theo thuyết tiền tệ , lạm phát theo nhu cầu , lạm phát do chi phí đẩy , lạm phát dự kiến.Tuy nhiên đây cũng là những luận đIểm lý thuyết mang tính tương đối có phần sai lệch so với lạm phát xảy ra trong thực tế , vì vậy khi tìm hiểu đòi hỏi mỗi quốc gia cần đặt những vấn đề này trong đIều kiện hoàn cảnh của riêng mình từ đó có những biện pháp sát với thực tế nhằm kiểm soát có hiệu quả lạm phát. Việc sử dụng chính sách tàI khóa chính là việc sử dụng thuế khoá và chỉ tiêu công cộng để đIều tiết mức giá chung của nền kinh tế.Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát đạt quá mức tức là nền kinh tế ở quá xa bên phảI mức sản lượng tiềm năng và lạm phát tăng lên , chính phủ đIều tiết bằng cách có thể giảm chi tiêu và tăng thuế , nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đI , sản lượng tăng theo và lạm phát sẽ chững lạI.Theo KEYNES ,chính sách tàI khoá có thể coi la fphương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tees.Tuy nhiên trong thực tếchính sách tàI khoá không đủ sức mạnh đến như vậy , đặc biệt trong nền kinh tế hiện đạI , chả thế mà trong các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định , chu kì kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn.Việc áp dụng chính sách tàI khoá trong thực tiễn đòi hỏi cần thiết phảI có một cơ chế đặc biệt ,đó là cơ chế “ổn định tự động”. Ngày nay trong mô hình kinh tế hiện đạI vấn đề tiền tệ đang là một trong những vấn đề nổi cộm.Tiền vừa là động lực vừa là mục tiêu của các chủ thể kinh tế , tiền trở nên không thể thiếu được trong lưu thông , tiền là thứ dầu để bôI trơn các bộ phận làm cho vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô diễn ra một 11
  13. cách hoàn hảo theo đúng qui luật thị trường.Như vậy vấn đề tiền nói chung có ảnh hưởng lớn đối với trạng tháI hoạt động của nền kinh tế.Lịch sử cũng đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tiền tệ.Lạm phát được coi là một hiện tượng tiền tệ , biểu hiện của nó là sự gia tăng của mức giá trung bình và bất cứ một biến cố tiêu cực nào của hệ thống tiền tệ cũng có thể khuyếch trương tỉ lệ lạm phát.Vấn đề mức cung tiềnvà vai trò của ngân hàng cũng được chú trọng đặc biệt khi nghiên cứu lạm phát thực tế cho thấy bất kỳ một cuộc khủng hoảng lạm phát nào xảy ra đều gắn liền với sự gia tăng khối lượng tiền tệ và việc giảm mức cung tiền sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát.Mức cung tiền tăng có thể được tiến hành bằng nhiều cách như:tăng lượng tiền cơ sở ,Ngân hàng TW phát hành thêm tiền hoặc hạ lãI xuất chiết khấu, hay các ngân hàng thương mạI tăng khối lượng tín dụng ,đây là phương pháp phổ biến mà nhiều nước thường áp dụng trong chính sách tiền tệ.Một mặt tăng tiền tạo ra lượng tiền nhiều hơn so với chỉ tiêu và đầu tư kích thích việc mở rộng sản xuất tăng sản lượng.ĐIều này đặc biệt có ý nghĩa ngắn hạn trong tình hình thâm hụt ngân sách và sản lượng còn chưa đạt sản lượng tiềm năng.Việc tăng mứ cung tiền vượt quá mức cầu tiền sẽ khiến cho lạm phát gia tăng .Với lượng tiền danh nghĩa trong tay nhiều hơn lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả một số tièen lớn hơn trước cho việc chi tiêu mua sắm các hàng hoá tạo nên sức ép về giá cả.Lúc này lạm phát xuất hiện trên thị trường và việc mức cung tiền tăng là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy lạm phát leo thang vượt quá chỉ giới an toàn cho phép đối với nền kinh tế , đặc biệt là lạm phát tăng lên khi in thêm tiền để trang trảI hoặc chi tiêu. Ví dụ năm 1967-1968 chính phủ Mỹ đã tăng tiền để trang trảI cho những chi phí leo thang chiến tanh ở Việt Nam và hậu quả lạm phát tăng từ 3%năm 1967 lên 6% năm 1970.Như ở Việt Nam năm 1990-1991 do hậu quả của việc phát hành tiền đã làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng , cụ thể là giá 12
  14. cả hàng hoá tăng lên 4,8%/tháng gây nê xáo trộn trong đời sống xã hội.Như vậy mức cung tiền tăng dưới bất kỳ hình thức nào cũng tạo ra sự gia tăng lạm phát.Tuy nhiên mức cung tiền không phảI là nguyên nhân gây nên lạm phát.Việc lạm phát xảy ra còn bởi do sự tăng giá của yếu tố đầu vào của sản xuất tạm gọi làlạm phát do chi phí đẩyhoặc do cơn sốt cầu về hàng hoá , dịch vụ vuợt quá khả năng cung ứng của xã hội gọi là lạm phát nhu cầu.Các nguyên nhân trên ở khía cạnh này hay khía cạnh khác tuỳ từng thời đIểm diễn biến của thị trường mà tác động của lạm phát có nguy cơ gia tăng vượt quá khỏi tầm kiểm soát của nhà nước.Hiện tượng lạm phát do cầu có mối quan hệ mật thiết tới sự gia tăng khối lượng tín dụng và tiền mặt lưu hàn.Những khoản tiền tăng thêm này sẽ kích thích người giữ tiền sử dụng những số dư thừa vào việc mua tàI sản hiện thực như hàng hoá , bất động sản..làm cho giá trị của chúng bị đẩy lên.Tình trạng này làm tiền mất giá và thực sự làm cho những người có tiền cảm thấy không yên tâm khi cầm tiền mặt họ dùng tiền để mua hàng hoá vật phẩm và như thế tổng cầu bị sốt mạnh.Nạn đầu cơ và tiền mất giá đẩy thị trường trở nên khan hiếm , nhu cầu vượt quá khả năng đáp có giới hạn của mức cung hàng hoá.Vì vậy cơ chế đIều chỉnh của thị trường là cần phảI tăng giá để giảm sức ép lên mức cung hàng hoá .Từ đó lý thuyết này gợi mở ra rằng để chống lạm phát cần phảI tác động vào các chính sách như thuế , chỉ tiêu của chính phủ , lãI xuất , tiền lương để đưa tổng cầu về vị trí ban đầu. Đối với lạm phát chi phí đẩy , hình thức lạm phát này phát sinh từ phía cung chứ không phảI từ phía cầu .Chi phí sản xuất ở đây đột ngột tăng cao hơn dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn khi được chuyển tơí tay người tiêu dùng.Một trong những nhân tố làm tăng chi phí sản xuất là tiền lương.Tiền lương luôn có xu hướng tăng do nhu cầu của người lao động trong đời sống hàng ngày.Nếu vì một lý do nào đó trong nền sản xuất như : áp lực đấu tranh 13
  15. , do tình trạng thấp kém của nền sản xuất mà năng xuất lao động tăng chậm hơn so với mức tăng của tiền công dẫn đến tình trạng chi phí sẽ tăng , buộc người chủ phảI chuyển khoản chi phí này tới người tiêu dùng , giảm bớt mức sản xuất.Lúc này giá cả ở mức cao hơn trước , lam phát xuất hiện.Và khi giá tăng người lao động lạI có nhu cầu tăng tiền lương danh nghĩa để bảo đảm táI sản xuất trong đIều kiện trượt giá , đIều đó tạo thành vòng xoáy lương giá , đẩy lạm phát tới mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế của một nước.Hiện tượng lạm phát này xảy ra ngay cả khi sản lượng chưa đạt mức tiềm năng , vừa có lạm phát vừa làm suy giảm sản lượng , gia tăng đội quân thất nghiệp , dẫn tới tình trạng đình trệ , phá hoạI cơ cấu kinh tế.Bởi vậy lạm phát có thể ảnh hưởng gần như tức thời tới nền kinh tế và có chiều hướng ra tăng rất nhanh trong một thời gian ngắn. Vấn đề này xảy ra với cả những nước phát triển.Để giảI quyết hiện tượng lạm phát này nhà nước cần có khoản chi từ ngân sách để thực hiện việc chỉ đạo giá đối với các vật tư thiết yếu cho sản xuất và thực hiện khống chế cầu qua kênh ngân hàng nhà nước . Hiện tượng lạm phát nói chung xảy ra thường bất ngờ và biến động rất lớn .Tuy nhiên trên thị trường luôn có tỷ lệ lạm phát vừa phảI và có xu hướng duy trì ổn định trong một thời gian dàI , đó là lạm phát dự kiến.Lạm phát dự kiến có nguyên nhân sâu xa là do chính sách chủ quan của các đơn vị quản lý kinh tế để duy trì sản lượng ở mức tiềm năng của xã hội .Như vậy sự đIều chỉnh lãI xuất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa , chỉ tiêu ngân sách ,thuế .. cho phù hợp với tốc độ lạm phát đã làm cho vẫn với một sản lượng như cũ nhưng cả tổng cung và tổng cầu di chuyển lên trên cùng một tốc độ và mặt bằng giá cả đã tăng lên so với thời kỳ trước đây.Lạm ơhát dự kiến nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước và hậu quả của nó thường không nghiêm trọng đối với xã hội. 14
  16. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở những khía cạnh khác nhau như:thiên tai , bão lụt , cán cân xuất nhập khẩu , tình hình kinh tế-chính trị ..các nguyên nhân thường đan xen nhau tác động tới nền kinh tế.Lạm phát nảy sinh từ nhiều nguồn , ở các mức độ khác nhau như ; lạm phát vừa phảI(
  17. sinh tình trạng thất nghiệp trá hình do nhiều nhà máy xí nghiệp thua lỗ hoặc ngừng sản xuất .Lạm phát bùng nổ dữ dội trở thành siêu lạm phát ,ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân. PHẦN III: THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT &NHỮNG GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ I.Nguyên nhân lạm phát ở nước ta 1.Nguyên nhân khách quan. Do nền kinh tế của nước ta vốn lạc hậu , lạI gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến tranh chống Pháp-Mỹ để lạI .Những hậu quả của cuộc tranh chống của cuộc chiến tranh này thật nặng nề , đòi hỏi phảI có nguồn chi to lớn để hàn gắn các vết thương , hồi phục nền kinh tế ..Ngay sau đó Việt Nam lạI phảI tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc.Và dù không có chiến tranh biên giới thì sự nhòm ngó đe doạ từ bên ngoàI luôn buộc nhà nước Việt Nam phảI chi phí cho việc bảo vệ đất nước lạI quá nhỏ bé nên không thể đáp ứng dược những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. 16
  18. 2.Nguyên nhân chủ quan Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý làm cho sản xuất chậm phát triêntrong khi dân số tăng nhanh , gây mất cân đối trên nhiều mặt , sản xuất chậm phát triển thu nhập quốc dân trong nước chỉ đảm bảo 80-90%quỹ tiêu dùng xã hộị Trong tình hình ấy tàI chính-tín dụng có tàI giỏi đến mấy cũng không thể phân phối và phân phối lạI vượt quá mức số của cảI trong nước làm ra cộng với số vay nợ , viện trợ hạn chế của nước ngoài.Sự phân phối và phân phối lạI thông qua tàI chính-tín dụng tuy có những yếu kém nhất định nhưng không phảI là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát mà là hệ quả của cơ cấu đầu tư , cơ cấu kinh tế không hợp lý với sự duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh và cơ cấu quản lý kinh tế kém năng lực. Chính sách tàI chính chỉ tính đến việc thu và phát hành tiền để chi mà không biết đến nuôI dưỡng các nguồn thu , vay của dân để chi.Nhà nước ta chưa xây dựng được bảng cân đối tàI chính quốc gia song song với việc xây dựng bảng cân đối vật chất khác.Nhà nước cũng chưa sử dụng được tiền tệ như một công cụ sắc bén để kiểm soát mức sản xuất và mức tiêu dùng trong phạm vi toàn xã hội.Các nguồn thu ngân sách đã ít lạI còn thất thoát , phân tán nên ngân sách nhà nước ngày càng giảm.Ngân sách TW luôn trong tình trạng “bóc ngắn , cắn dàI” phảI bù đắp bằng vốn phát hành.Đằng sau lượng tiền giấy phát hành thêm không có khối lượng vất chất bảo đảm.Đó là những nguyên nhân gây ra lạm phát. Chính sách đổi tiền tăng giá là một trong những chính sách phá giá đồng tiền.Từ đầu những năm 1980 đến nay nhà nước ta đã ba lần tổng đIều chỉnh giá với mức quá lớn , không đồng bộ.Nhà nước TW không đIều hành nổi cơ chế giá ở tầm vỹ mô , buộc phảI chấp nhận cơ chế giá trượt trong việc thu 17
  19. mua nông sản , thực phẩm và bù giá vào lương.Nhiều ngành , địa phương tự đIều chỉnh giá để kiềm chế sự chênh lệch giá.Tình hình này đã gây ách tắc , rối loạn thị trường và làm tăng tốc độ bội chi ngân sách. Việc buông lỏng quản lý ngoạI thương , ngoạI hối cũng gây ra những tác hạI lớn cho ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ.Trong hoạt động xuất nhập khẩu đã phát sinh hiện tượng tranh mua , địa phương này treo giá cao để thu hút hàng của địa phương khác.Việc đẩy giá mua của hàng nội địa ảnh hưởng đến giá cả trong nước.Trên thị trường có sự tranh bán, nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta bị ép giá gây thiệt hạI đến lợi ích quốc gia.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.Mỗi năm ngân sách nhà nước phảI bù lỗ xuất nhập khẩu .Những chính sách trên đã làm cho nguồn thu ngày càng cạn kiệt , ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt ,lạm phát ngày càng gia tăng. Nguyên nhân thứ ba của lạm phát là trong cơ chế kinh tế của VN từ chế độ công hữu tràn lan đến chế độ quan liêu bao cấp , mệnh lệnh , khép kín ..Chính thể chế này đã làm cho nền kinh tế VN hình thành và phát triển theo hướng tăng chi phí , tách rời khỏi nhu cầu , cô lập với thị trường thế giới.Do vậy không tạo được môI trường kinh doanh có hiệu quả , làm ăn thua lỗ..Đó cính là nguyên nhân sâu xa đưa nước ta vào tình trạng lạm phát. Nền kinh tế yếu kém , sản xuất phát triển chậm và nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng và kéo dài , bố trí cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư có nhiều sai lầm , kế hoạch phát triển không tính đến việc đảm bảotàI chính và vật chất.Việc đầu tư tản mạn , kém hiệu quả.Nhiều tiềm năng kinh tế chưa được khai thác , chưa huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất Trong lúc sản xuất kém phát triển thì dự trữ của các doanh nghiệp lạI quá nhiều , nguồn hàng trong tay nhà nước giảm nhanh.Nhiều đơn vị thương nghiệp không tích cực bán hàng để thu tiền về 18
  20. làm cho nguồn thu ngân sách và thu tiền mặt giảm cuống.Tình hình sản xuất và những yếu kém trên đây cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát trầm trọng. 2.Tình hình chung trong khu vực. Theo các nhà phân tích, kể từ giữa năm 1997 tỉ lệ lạm phát có xu hướng tăng lên ở khắp Châu Á.Sau khi đồng tiền giảm mạnh chỉ trừ một số nước ngoạI lệ như Hồng Kông , Trung Quốc, hầu hết các đồng tiền bị giảm giá mạnhtừ 15-70% so với giá đồng USD , kể từ ngày 1-7-1997 theo Andrew Fung , nhà kinh tế tàI chính khu vực của Ngân hàng Standard Chartered Bank cho biết : “Trong 6 tháng qua , chúng ta thấy giá nhập khẩu tăng cao do tốc độ tăng trưởng kinhp tế thực sự bị giảm sút” Thông thường một cuộc khủng hoảng tàI chính mạnh mẽ như vậy sẽ làm cho giá cả tiêu dùng tăng lên và gây rắc rối cho tiền lương và giá cả song đIều đó đã không xảy ra trong cuộc khủng hoảng lần này tại Châu Á hay ít nhất là chưa xảy ra.Tính từ tháng 1-1997đến tháng 1-1998,chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Philippin đã tăng 6,4% , ở Hàn Quốc tăng 8,3% ,ở TháI Lan tăng 8,6% và ở Indonexia đã tăng 18,% ,TạI Malayxia và Singgapo chỉ số giá tiêu dùng tính từ tháng 12-97 đã tăng 2,7% và 2,1% theo thứ tự. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng có nguy cơ bùng nổ lạm phát mạnh nhất là Indonexia nơI mà họ dự đoán tỉ lệ lạm phatá trong năm 98sẽ là khoảng 25%, tỷ lệ này ở Tháu Lan trong năm 98 dự đoán là 9-20% , Philippin là 11% và Malayxia khoảng 5-6%.Cơ sở để dự báo về lạm phát đó là các chính sách tiền tệ và tàI chính đang bị thắt chặt tương đối mạnh trong khắp khu vực là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng đI kèm với sự giảm giá các đôngf tiền. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2