Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam
lượt xem 24
download
Luận án đề xuất các định hướng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ qua đó giúp tỷ giá hối đoái ổn định nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Câu hỏi thường trực đối với các nhà điều hành và hoạch định chính sách tại Việt Nam hiện nay là lạm phát và tỷ giá hối đoái thế nào là tối ưu cho nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HOÀNG ĐÌNH MINH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 62310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN NGHIỄN 2. TS. PHẠM CẢNH HUY HÀ NỘI - 2014 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gôc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác Nghiên cứu sinh ii
- MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................. vii LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................................3 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................3 1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................................................5 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu ............................................................................. 19 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20 1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 21 1.6 Ý nghĩa khoa học của luận án.......................................................................................... 23 1.7 Kết cấu của luận án ......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .................................................................................................................................................... 25 2.1 Lý luận chung về lạm phát .............................................................................................. 25 2.1.1 Các quan điểm khác nhau về lạm phát.......................................................................... 25 2.1.1.1 Khái niệm và những quan điểm về lạm phát .............................................................. 25 2.1.1.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát ............................................................................. 27 2.1.1.3 Lạm phát theo quan điểm trường phái tiền tệ ............................................................ 32 2.1.1.4 Chỉ số đo lường lạm phát .......................................................................................... 36 2.1.2 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế......................................................................... 37 2.1.3 Kết luận ....................................................................................................................... 39 2.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 39 2.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................................. 40 2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................................ 43 2.2.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái................................................ 43 2.2.2.2 Nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái .................................................................... 44 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ................................................................... 49 2.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn....................................... 52 2.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong trung hạn và dài hạn ..................... 53 2.2.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế ................................................................ 56 i
- 2.2.4.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ............................................... 56 2.2.4.2 Tác động của tỷ giá hối đoái tới tăng trưởng kinh tế.................................................. 58 2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái .................................................................. 59 Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 65 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .............................................................................................................. 67 3.1 Khái quát mô hình VAR ................................................................................................. 67 3.1.1 Mục tiêu và nội dung của mô hình ............................................................................... 67 3.1.2 Quy trình thực hiện VAR ............................................................................................. 70 3.2 Các biến số và dữ liệu cho mô hình VAR ........................................................................ 72 3.2.1 Các biến số trong mô hình VAR .................................................................................. 72 3.2.2 Phân tích dữ liệu cho mô hình VAR ............................................................................. 78 Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 82 CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 83 4.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam ................................................................................ 83 4.2 Tổng quan về lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ............................................ 85 4.2.1 Sự biến động của lạm phát ........................................................................................... 86 4.2.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam ............................................................ 89 4.2.2.1 Các nguyên nhân gây ra lạm phát từ bên trong ......................................................... 89 4.2.2.2 Những nguyên nhân từ bên ngoài .............................................................................. 94 4.3 Diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 ................................ 95 4.3.1 Những chế độ tỷ giá hối đoái trong thời gian qua ......................................................... 96 4.3.2 Biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008 - 2012 ........................................... 98 4.3.2 Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam ............................................................................. 105 4.4 Đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát vả tỷ giá hối đoái bằng mô hình VAR ................... 107 4.4.1 Xây dựng và kiểm định mô hình VAR ....................................................................... 107 4.4.2 Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai .................................................................. 114 Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 120 CHƯƠNG 5 KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LẠM PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 122 5.1 Định hướng của Đảng và Chính phủ trong tiến trình hội nhập ....................................... 124 5.1.1 Định hướng hội nhập quốc tế ..................................................................................... 124 5.1.2 Định hướng hoàn thiện chính sách tiền tệ tại Việt Nam .............................................. 126 5.2 Các giải pháp giúp quản lý lạm phát.............................................................................. 129 5.2.1 Xây dựng một khung lạm phát mục tiêu ..................................................................... 129 ii
- 5.2.2 Các đề xuất khác cho việc giữ ổn định lạm phát ......................................................... 136 5.2.2.1 Cơ cấu lại Ngân hàng Nhà nước ............................................................................. 136 5.2.2.2 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành khác ....................................................... 141 Kết luận chương 5 .............................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .......................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 151 PHỤ LỤC iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á BIS: Ngân hàng thanh toán quốc tế BTC: Bộ tài chính CCVL: Cán cân vãng lai CCTM: Cán cân thương mại CIF: Giá hàng hóa vận chuyển có bảo hiểm CPI: Chỉ số giá tiêu dùng CSTK: Chính sách tài khóa CSTT: Chính sách tiền tệ DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DTBB: Dự trữ bắt buộc DTNH: Dự trữ ngoại hối ĐTNN: Đầu tư nước ngoài EU: Cộng đồng các quốc gia Châu Âu EUR: Đồng Euro FDI: Đầu tư nước ngoài trực tiếp FII: Đầu tư nước ngoài gián tiếp GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ICOR: Incremental Capital - Output Rate IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế KBNN: Kho bạc nhà nước LPMT: Lạm phát mục tiêu MB: Khối lượng tiền cơ sở NĐ: Nghị định NEER: Tỷ giá danh nghĩa đa phương NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTƯ: Ngân hàng trung ương ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất OMO: Nghiệp vụ thị trường mở iv
- RCA: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu TCTD: Tổ chức tín dụng TCTK: Tổng cục thống kê TCHQ: Tổng cục hải quan TGHĐ: Tỷ giá hối đoái TGHĐDN: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa TGHĐT: Tỷ giá hối đoái thực TTCP: Thủ tướng chính phủ USD: Đô la Mỹ VAR: Mô hình véc tơ tự hồi quy VAT: Thuế giá trị gia tăng VECM: Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VND: Việt Nam đồng WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Tổng hợp các nghiên cứu về lạm phát ............................................................................6 Bảng 1-2: Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái .....................8 Bảng 1-3: Tổng hợp nghiên cứu về tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ................................................... 11 Bảng 1-4: Tổng hợp các nghiên cứu sử dụng mô hình VAR ......................................................... 16 Bảng 3-1: Mô hình VAR trong các nghiên cứu[109;143;104] ....................................................... 73 Bảng 3-2: Các biến trong mô hình kiểm định................................................................................ 79 Bảng 3-3: Thống kê mô tả các biến .............................................................................................. 81 Bảng 3-4: Ma trận tương quan giữa các biến ................................................................................ 81 Bảng 4-1: Lạm phát và tăng trưởng tại Việt Nam từ 2000 đến 2011 (nguồn TCTK)...................... 85 Bảng 4-2: Tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia trong khu vực (%/năm)(nguồn:TCTK, IMF) ................ 86 Bảng 4-3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2004 (nguồn: TCTK) ..................................... 87 Bảng 4-4: Các chỉ số vĩ mô tại Việt Nam 2000-2012(%/năm) (nguồn: NHNN, TCTK) ................. 89 Bảng 4-5: Mức lương tối thiểu trong cơ quan nhà nước (đvt: 1000đ) ............................................ 93 Bảng 4-6: Chế độ tỷ giá hối đoái tại Việt Nam qua các thời ký (121;142) ..................................... 96 Bảng 4-7: Kết quả ADF tại sai phân 0 ........................................................................................ 109 Bảng 4-8: Kết quả ADF tại sai phân 1 ........................................................................................ 109 Bảng 4-9: Xác định độ trễ của mô hình ...................................................................................... 110 Bảng 4-10: Kết quả mô hình VAR ............................................................................................. 110 Bảng 4-11: Phân rã phương sai của mô hình VAR ...................................................................... 117 Bảng 5-1: Mục tiêu và thực hiện CSTT, 2000-2012(%/năm) (nguồn: NHNN, TCTK) ................ 128 vi
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1: Các bước thực hiện nghiên cứu..................................................................................... 23 Hình 1-2: Sơ đồ nghiên cứu của luận án ....................................................................................... 24 Hình 2-1: Lạm phát cầu kéo[18] ................................................................................................... 28 Hình 2-2: Lạm phát chi phí đẩy[18].............................................................................................. 29 Hình 2-3: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát[5;6;44;45;21] ...................................................... 35 Hình 2-4 : Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái[22;26;34] .................................................. 51 Hình 2-5: Tương tác giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát[28;34;45] ................................................... 60 Hình 2-6: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái[90;45;18]................................................ 61 Hình 3-1: Tác động qua lại giữa tỷ giá và lạm phát[34;44;89]....................................................... 74 Hình 3-2: Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình[21;71;78120] ............................................... 74 Hình 3-3: Hai sự lựa chọn đầu tư[140] ......................................................................................... 77 Hình 3-4: Sự biến động của các biến trong mô hình...................................................................... 80 Hình 4-1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam (nguồn: TCTK).......................................................... 84 Hình 4-2: Thâm hụt ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài (nguồn: BTC, TCTK) ....... 90 Hình 4-3: tỷ giá VND/USD từ năm 2009 đến 2011 (nguồn NHNN)............................................ 100 Hình 4-4: Biến động REER, NEER giữa USD/VND (nguồn: Datastream, Thomson Financial) .. 101 Hình 4-5: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010 – 2012(nguồn: NHNN, VCB)................................. 103 Hình 4-6: Diễn biến kinh tế Việt Nam 2006 – 2012 (nguồn: TCTK) ........................................... 105 Hình 4-7: Biểu đồ hàm phản ứng đẩy của mô hình VAR ............................................................ 115 Hình 4-8: Biểu đồ hàm phản ứng tích lũy của các biến ............................................................... 116 Hình 4-9: Kiểm định khuyết tật của mô hình .............................................................................. 119 Hình 5-1: Các loại lãi suất và lãi suất Taylor, 2001-2012 (%/năm, nguồn: NHNN) ..................... 135 Hình 5-2: Dự trữ ngoại tệ 10 nước Đông Á (nguồn: WB) ........................................................... 140 Hình 5-3: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại (nguồn: TCHQ) ............................ 144 vii
- LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của TS. Nguyễn Văn Nghiến và TS. Phạm Cảnh Huy. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến sự hướng dẫn tận tình của hai thầy hướng dẫn. Trong khoảng thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Kinh tế học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được nhiều góp ý và ý kiến về chuyên môn cũng như số liệu về thực trạng kinh tế Việt Nam từ các chuyên gia kinh tế của Vụ Chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà Nước, Vụ Ngân sách của Bộ Tài Chính, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam, các bạn bè và người thân tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng và tại một số ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn cơ sở quản lý – Viện Đào tạo Sau đại hoc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành được nghiên cứu này. viii
- LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 1986, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị truờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Việt Nam cũng phải tiến hành đồng thời cải tổ hệ thống tài chính, chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) cho phù hợp với từng giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Duy trì sự ổn định các chỉ số vĩ mô trong nền kinh tế là điều kiện thiết yếu giúp tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Do Nhà nước giữ vai trò điều tiết nền kinh tế thông qua các quyết định về định hướng phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu vẫn được Chính phủ kiểm soát nhằm mục đích giữ ổn định nền kinh tế. Đây là đặc điểm khác với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Giá lương thực vẫn luôn được Chính phủ quan tâm, trong một số trường hợp Chính phủ phải có những chính sách gián tiệp hoặc trực tiếp tác động nhằm giữ ổn định giá gạo trong nước. Trong khoản thời gian từ năm 2000 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động tích cực và tiêu cực, hướng đến hội nhập với nền kinh tế thế giới Sự biến động của lạm phát và của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong thời gian qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hai biến số này trong tương lai sẽ còn có thể tiếp tục tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu về hai biến số vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong mọi thời điểm tại Việt Nam. Nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái là rất quan trọng đối với một nền kinh tế nhỏ và mở, lấy định hướng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế như nền kinh tế Việt Nam. Do đó, một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong giại đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 tại Việt Nam là rất cần thiết. Luận án sẽ hệ thống hóa các quan điểm về lạm phát, tỷ giá hối đoái, tác động của hai biến số này đến nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trên phương diện lý thuyết. Sau đó, luận án sẽ sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy VAR để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái cùng với một số biến số vĩ mô quan trong khác có quan hệ mật thiết với lạm phát và tỷ giá hối đoái. Chuỗi số liệu được đưa vào mô hình gồm các biến giá gạo, giá dầu, lãi suất tiền gửi kỳ hạn ba tháng, lượng dự trữ ngoại hối, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND/USD theo quý trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Từ kết quả nhận được thông qua mô hình VAR, có thể thấy được nhân tố tác động mạnh nhất đến tỷ giá hối đoái là lạm phát. Do đó, đối với những quốc gia như Việt Nam lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế, nhưng hơn 70% số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế phải nhập khẩu thì sự ổn 1
- định của tỷ giá hối đoái là hết sức quan trọng. Ổn định tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong trung hạn và dài hạn của mình, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong phần khuyến nghị các giải pháp giúp xác định một mức lạm phát vừa phải để giữ được ổn định của tỷ giá hối đoái, luận án cho rằng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu trong thời gian tới là hoàn toàn hợp lý. Căn cứ và điều kiện hiện nay của Việt Nam và sự thành công của một số quốc gia trong khu vực (Indonesia, Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan) có điều kiện giống Việt Nam, đã áp dụng thành công chính sách lạm phát mục tiêu, qua đó giữ ổn định được tỷ giá hối đoái, thì việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam hiện nay là có thể làm được. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng riêng chính sách lạm phát mục tiêu thì có thể chưa đủ để ổn định lạm phát tại Việt Nam. Vì vậy, cần có sự phối giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thương mại thì mới có thể đạt được mức lạm phát mong muốn nhằm giữ ổn định tỷ giá hối đoái. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1 của luận án sẽ giới thiệu khái quát về nội dung được nghiên cứu. Những nội dung chính được trình bày trong chương này sẽ bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được của nghiên cứu, đối tượng và phạm vi cần nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của luận án. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị truờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, điều này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Việt Nam cũng phải tiến hành đồng thời cải tổ hệ thống tài chính, chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) cho phù hợp với từng giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Duy trì sự ổn định các chỉ số vĩ mô trong nền kinh tế là điều kiện thiết yếu giúp tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Tính từ thời điểm thực hiện “đổi mới” vào năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam được định hướng lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Trong gần 30 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, thì doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên phải nhập các nguyên vật liệu đầu vào từ thị trường quốc tế để phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, ví dụ: khối ngành may mặc, da giầy, đóng tầu thủy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK) thì nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng là 70% giá trị của hàng xuất khẩu. Ngoài ra, một số ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nuớc cũng có tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào lớn, ví dụ như lĩnh vực xây dựng, các công ty thép, xi măng và đặc biệt trong lĩnh vực xăng dầu. Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan(TCHQ), Việt Nam nhập khẩu một lượng xăng dầu trị giá khoảng 10 tỉ đô la Mỹ trong năm 2011, và 9 tỉ đô la Mỹ trong năm 2012, 7 tỉ đô la Mỹ cho sắt thép trong năm 2011 và 6 tỉ đô la Mỹ trong năm 2012. Căn cứ vào thực tế trên, có thể nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái giữ một vai trò quan trọng đối với giá hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam và đối với các khoản nợ nước ngoài được vay bằng ngoại tệ của nền kinh tế Việt Nam. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X, mục tiêu phát triển đất nước từ 2011 đến 2015 đã được xây dựng theo các chỉ tiêu, trong đó có đề cập cụ thể “kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu”[13]. 3
- Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số quan trọng trong nền kinh tế mở, chúng có sự tác động qua lại với nhau. Ngoài ra, lạm phát và tỷ giá hối đoái cũng tác động đến các biến số vĩ mô khác trong nền kinh tế như lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và cán cân thanh toán quốc tế. Từ năm 1986 đến năm 1991, lạm phát tại Việt Nam đã luôn ở mức cao, thậm chí có lúc lạm phát ở mức ba con số vào năm 1986, và tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong thời kỳ này là 34,7% vào năm 1989. Từ năm 1992, Việt Nam thực hiện các chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ thắt chặt qua đó đã kéo được lạm phát từ mức cao trong giai đoạn trước đó về mức thấp trong một thời gian dài. Thậm chí, tình trạng thiểu phát đã xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn 1999 đến 2003. Sang năm 2004, mức giá chung đã tăng lên và Việt Nam đã ra khỏi tình trạng thiểu phát. Tuy nhiên, do các diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trong nước cùng với nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng nhanh sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thì lạm phát đã tăng vọt trở lại từ 12,67% vào năm 2007 lên đến hơn 21% vào năm 2011. Sự biến động của lạm phát và của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong thời gian qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hai biến số này trong tương lai sẽ còn có thể tiếp tục tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu về hai biến số vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong mọi thời điểm tại Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, Việt Nam liên tục có mức lạm phát hai con số, lạm phát cao thường đưa đến các tổn thất cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá hối đoái được các nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra là lạm phát. Do đó, việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô để giữ ổn định lạm phát luôn giữ một vị trí quan trọng, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải áp dụng các chính sách phù hợp trong từng giai đoan nhằm đạt được mục tiêu lạm phát tối ưu và chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Những nhà điều hành chính sách tiền tệ tại các Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) trên thế giới hầu như đều có chung một số mục tiêu, trong đó mối quan tâm hàng đầu của họ là “ổn định giá cả”. Có thể hiểu ổn định giá cả là ổn định sức mua của đồng nội tệ trong đối nội và đối ngoại. Do chính sách tiền tệ tại mỗi quốc gia đều có một độ trễ nhất định tính từ thời điểm bắt đầu áp dụng đến khi chính sách tiền tệ được áp dụng phát huy tác dụng. Vì vậy, trong mỗi thời điểm nhất định, sự tính toán hợp lý về khung thời gian thích hợp sẽ cho phép chính sách tiền tệ được bắt đầu từ hôm nay đạt được mục tiêu dài hạn là ổn định giá cả, đồng thời tạo môi trường vĩ mô ổn định cho các thành phần trong nền kinh tế có thể lập và thực hiện được các kế hoạch kinh doanh của mình hiệu quả nhất trong tương lai[21]. 4
- Có thể thấy bài toán cho việc cân bằng lạm phát, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có được giải pháp tối ưu. Trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam rất khó có thể hội tụ đủ điều kiện để chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Vì thế, luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến số vĩ mô lạm phát và tỷ giá hối đoái. Mục tiêu của nghiên cứu hướng đến là tìm ra giải pháp nhằm hạn chế những biến động không mong muốn của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam thông qua việc giữ ổn định lạm phát. Một số quốc gia trên thế giới (trong đó có một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á) đã lựa chọn áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, để giúp ổn định tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Sự phức tạp cũng như thú vị của lạm phát và tỷ giá hối đoái đã tạo động lực để nghiên cứu sinh chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu. 1.2 Tình hình nghiên cứu của đề tài Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lạm phát và tỷ giá hối đoái. Vì vậy, đề tài này không phải là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của lạm phát và tỷ giá hối đoái trong từng thời điểm, tại mỗi quốc gia đều khác nhau. Do đó, nghiên cứu về hai biến số này tại từng thời điểm đều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Luận án đã tổng hơp các nghiên cứu về lạm phát, tỷ giá hối đoái, về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trên thế giới và các mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong những nghiên cứu này theo thứ tự về mặt thời gian. Trên bình diện quốc tế đã có những nghiên cứu về lạm phát và tỷ giá hối đoái từ rất sớm. Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những biến động của giá cả - lạm phát tại một quốc giá trong những khoảng thời gian khác nhau. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận định tính, số khác sử dụng phương pháp định lượng thông qua các mô hình kinh tế lượng để đưa ra các kết luận về những biến động của hai biến số này và ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế. 5
- Bảng 1-1: Tổng hợp các nghiên cứu về lạm phát Tên nghiên cứu Thời gian Tổng hợp kết quả nghiên cứu Đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa lượng tiền và A.D. White 1932 lạm phát tại Pháp trên phương diện định tính Là căn cứ để các nhà kinh tế tìm hiểu về lạm phát, J.M. Keynes 1936 thất nghiệp, lãi suất và chính sách tiền tệ. Phân tích diễn biến lạm phát từ năm 1960 đến 1980, H. Frisch 1990 tổng hợp các mô hình và lý thuyết về lạm phát. Đánh giá chỉ số nào cung cấp thông tin hữu ích nhất Callen, Chang 1999 về xu hướng lạm phát trong tương lai Sử dụng đường cong Phillips để dự báo lạm phát qua Gali, Gertler 1999 chi phí cận biên Cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và chênh lệch Gerlach, Peng 2006 sản lượng tại Trung Quốc bằng mô hình đường cong Phillips cho giai đoạn 1982-2003 Một trong những nghiên cứu về lạm phát sớm nhất phải kể đến công trình “Fiat money inflation in France” của A.D. White (1932)[62], trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra những dự đoán và quan điểm về việc chính phủ tăng lượng tiền giấy tại Pháp và Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây có thể là nguồn gốc đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong thế kỷ XX. Tiếp theo, là tác phẩm nổi tiếng của Keynes (1936) “The General Theory of Employment, Interest, and Money”. Tác phẩm này thường được xem là tác phẩm kinh điển về kinh tế học đối với các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân tiền gửi, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích sử dụng tiền mặt (bản dịch tiếng Việt là - Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ - 1994). Điển hình cho nghiên cứu định tính về lạm phát là H.Frisch (1990)[86] với công trình “Theories of inflation” đã tổng hợp được những quan điểm về lạm phát của các trường phái kinh tế học khác nhau cũng như các phương pháp tính lạm phát và các mô hình dự báo tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Có thể thấy, cả ba tác phẩm trên đều là những lý thuyết cơ bản về các biến số vĩ mô, chúng được các nhà kinh tế học sử dụng làm căn cứ để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế học vĩ mô trong các giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, do các tác phẩm trên đều ra đời vào thời kỳ thương mại quốc tế và quá trình toàn cấu hóa chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, do đó, vai trò của tỷ giá hối đoái chưa được đề cập nhiều trong ba tác phẩm trên. 6
- Về định lượng, mô hình hiệu chỉnh sai số ECM đã được Callen, Chang (1999)[72] sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát tại Ấn Độ trong nghiên cứu “Modeling and Forecating Inflation in India”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát tại Ấn Độ bắt nguồn từ sự biến động giá của các sản phẩm cơ bản (primary product), chúng thay đổi hàng năm và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và trong cách quản lý giá của chính phủ. Nhân tố tiếp theo là lượng tiền cơ sở M1, lượng tiền M2 được xem là hai thông số dự báo tốt nhất cho lạm phát trong tương lai tại Ấn Độ. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tập trung nhiều đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, giá hàng nhập khẩu đối với lạm phát. Một số nhà nghiên cứu khác như Gali, Gertler (1999)[87] sử dụng mô hình đường cong Phillips trong lý thuyết New Keynesian để phân tích và giải thích hiện tượng lạm phát tại Mỹ trong công trình “Inflation Dynamics: A structural Econometric Approach”. Trong nghiên cứu này, các tác giả cho thấy chi phí cận biên có thể là một tín hiệu quan trọng để đánh giá sự biến động của lạm phát trong tương lai. Còn Gerlach, Peng (2006)[88] công bố nghiên cứu “Output gap and Inflation in Mainland China” dùng mô hình đường cong Phillips để đánh giá sự chênh lệch sản lượng của nền kinh tế và lạm phát tại Trung Quốc, kết quả của nghiên cứu cho thấy nếu chỉ áp dụng mô hình đường cong Phillips thì không phù hợp trong việc đánh giá sự tương tác của các biến, trong điều kiện chính sách của Trung Quốc thay đổi về việc quy định giá cả, tự do hóa thương mại và thay đổi của chính sách tỷ giá hối đoái. Điều này chứng tỏ nghiên cứu đã bỏ qua một số biến mà nghiên cứu không quan sát được. Mối quan hệ giữa lạm phát và các biến số vĩ mô luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, xu hướng toàn cầu hóa đã diễn ra nhanh hơn, trao đổi thương mại giữa các quốc gia không ngừng tăng lên cả về chất và lượng. Vì vậy, tỷ giá hối đoái giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quan hệ thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia. 7
- Bảng 1-2: Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái Tên nghiên cứu Năm Tổng hợp kết quả nghiên cứu Thay đổi tỷ giá hối đoái của các quốc gia trong EC N.Thygesen 1977 trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1975 chủ yếu là do chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia này. Andres, Hernando, Nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa tăng 1996 trưởng kinh tế với lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Krueger các quốc gia OECD. Chỉ ra được mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá Kara, Nelson 2002 hối đoái tại Vương quốc Anh So sánh phản ứng về sự thay đổi của lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tại Đông Nam Á, Achsani, Fauzi, Abdullah 2010 EU và Bắc Mỹ, áp dụng mô hình Granger để kiểm định nhân quả giữa hai biên số trên. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái đã được nghiên cứu từ rất sơm trên thế giới. Thygesen (1977)[138] với công trình nghiên cứu “Inflation and exchange rate, evidence and policy guidelines for the Eurpopean Community” đã cho thấy những thay đổi tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thuộc công đồng các quốc gia Châu Âu trong giai đoạn từ đầu những năm 1960 đến giữa những năm 1970 chủ yếu là chênh lệch lạm phát. Trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng chỉ số giá bán buôn để đo lượng lạm phát tại các quốc gia trong EU, và lý thuyết ngang giá sức mua được áp dụng để đo lường sự tác động giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu có thể coi là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lạm phát và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, vì phạm vi của nghiên cứu chỉ dừng lại trên các nước thành viên của EU và thời điểm nghiên cứu được thực hiện chưa diễn ra cuộc khủng hoảng giá xăng dầu lần thứ nhất. Do đó, nghiên cứu không kiểm định được tác động của giá xăng dầu lên lạm phát và tỷ giá hối đoái tại các nước EU. Andres, Hernando, Krueger (1996)[67] đã đưa ra công trình nghiên cứu “Growth, inflation and the exchange rate regime” dựa trên hiệu ứng Balassa – Samuelson, các tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và tỷ giá hối đoái tại các quốc gia OECD. Nghiên cứu này cho thấy, sự chênh lệch năng suất lao động giữa các quốc gia cũng là nguyên nhân gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái và tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi khi chính phủ chấp nhận tăng lạm phát để hướng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kara, Nelson (2002)[101] trong nghiên cứu “The exchange rate and inflation in the UK” đã phân tích các số liệu thực tế về sự biến động của lạm phát tại UK và tập trung đặc biệt vào sự kết nối giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại đây. Nghiên cứu này đã chứng minh 8
- được mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Vương quốc Anh. Công trình tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa giá hàng hóa sản xuất trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu để tiêu dùng trong nước với tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Sau đó, nghiên cứu đã chứng minh chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng tại Anh đã giúp ổn định được tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Nghiên cứu này không đề cập nhiều đến hàng hóa xuất khẩu của Anh ra thế giới. Tiếp theo, Achsani, Fauzi, Abdullah (2010)[63] đã công bố nghiên cứu “The Relationship between Inflation and Real Exchange Rate: Comparative Study between ASEAN+3, the EU and North America” (không có Việt Nam) cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trên phương diện lý thuyết, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Châu Á mạnh hơn so với tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của quản lý lạm phát để ổn định các chỉ số kinh tế khác và quản lý lạm phát tại Châu Á thì phức tạp hơn so với tại Liên minh Châu Âu và Bắc Mỹ. Đây có thể coi là một tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án. Còn theo Frankel (2003)[84] trong nghiên cứu “A proposed monetary regime for small commodity exporters: peg to the export price (pep)” đưa ra đề xuất về chế độ tỷ giá đối với các quốc gia xuất khẩu nhỏ, tác giả cho rằng các quốc gia này có thể xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái neo với giá của mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia đó, điều này sẽ hợp lý đối với các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất hàng nông nghiệp hoặc khoáng sản đặc thù. Tuy nhiên, điều này rất khó áp dụng đối với Việt Nam, vì hiện này Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nhưng không có mặt hàng nào có thể coi là chủ lực để có thể neo tỷ giá hối đoái vào giá của mặt hàng đó. Trong thời gian gần đây có xuất hiện một số nghiên cứu về hiệu ứng trung chuyển tỷ giá hối đoái (Exchange rate pass through) vào lạm phát, trong nghiên cứu “Exchange rate pass – through and monetary policy”, Mishkin (2008)[112] đã chỉ ra sự tác động của hiệu ứng trung chuyển tỷ giá đến việc thực thi chính sách tiền tệ. Tiếp theo, Nguyen Cam Nhung (2011)[115] trong nghiên cứu “Exchange rate pass – through into vietnam’s import: Empirical evidence from Japanese trade data” cho thấy có sự chuyển dịch biến động tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu trong công nghiệp chế tạo máy của Việt Nam từ Nhật. Ngược lại điều này không phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, lý giải cho điều này tác giả cho rằng trường hợp này đồng đô la Mỹ đã được sử dụng trong thương mại giữa Việt Nam và Nhật. Các nghiên cứu này tập trung trên góc độ, khi tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa nhập khẩu. Khi giá của hàng hóa nhập khẩu thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá chung trong nước. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái là mối quan hệ hai chiều, có thể coi những nghiên cứu này là những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra lạm phát từ tỷ giá hối đoái. 9
- Sau khi một số quốc gia áp dụng thành công chính sách lạm phát mục tiêu, mang lại một mức lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái được giữ ổn định. Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tỷ giá hối đoái đã được thực hiện. Sớm nhất là các công trình nghiên cứu của Mishkin từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước về chính sách lạm phát mục tiêu và tỷ giá hối đoái. Đầu tiên là nghiên cứu “From monetary targeting to inflation targeting: lesson from the industrialized countries” Mishkin (2000)[110] đã chỉ ra những thành công của chính sách lạm phát mục tiêu tại Thụy Sĩ và Đức, và đưa ra những kinh nghiệm cho các quốc gia muốn áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Tiếp theo, Mishkin công bố công trình nghiên cứu “Can inflation targeting work in emerging market countries” (2004)[111] đã cho thấy hai quốc gia thị trường mới nổi (emerging market) là Chile và Brasil đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và thu được những thành tựu nhất định, điều này sẽ mở ra một hướng đi mới cho chính sách tiền tệ tại các quốc gia thị trường mới nổi. Tại khu vực Châu Á, nghiên cứu của Ito, Hayashi (2004)[137] “Inflation targeting in Asia” đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu, đồng thời phân tích những thành công của chính sách lạm phát mục tiêu giúp ổn định tỷ giá hối đoái tại một số nước Châu Á bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan và Phillipine. Một công trình công bố gần đây về tác động của lạm phát mục tiêu đến tỷ giá hối đoái của A.Widyasanti [65] “Inflation targeting and exchange rates in emerging economies” (2010), tập trung phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Indonesia. Tác giả đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa chính sách lạm phát mục tiêu và tỷ giá hối đoái trong các nền kinh tế mới nổi như Indonesia, sau khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu từ năm 1999, Indonesia đã duy trì được một mức tỷ giá hối đoái ổn định. Trong các nghiên cứu về lạm phát mục tiêu, các tác giả đều nêu ra ưu điểm của chính sách lạm phát mục tiêu là xây dựng được niềm tin quốc gia đối với các đối tác thương mại và các thành phần kinh tế về việc giữ một mức lạm phát ổn định trong trung hạn và dài hạn. Điều này sẽ giúp giữ ổn định được giá trị của đồng bản tệ so với các đồng ngoại tệ khác, thực tế đã chứng minh kết quả đạt được từ các quốc gia như Hàn Quốc, Chile,Thái Lan, Indonesia, Úc, Anh, Thụy Sĩ. Tuy nhiên, chính sách lạm phát mục tiêu vẫn còn có những nhược điểm như, rất khó xác định khung giao động lạm phát cho mỗi quốc gia tại mỗi thời điểm khác nhau, và khi lạm phát vượt quá khung giao động thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm, cũng như ảnh hưởng của việc này đến các biến số vĩ mô khác như thế nào. Song hành với những nghiên cứu về lạm phát và tỷ giá hối đoái trên thế giới, các tổ chức nghiên cứu kinh tế, các trường đại học và các nhà kinh tế tại Việt Nam cũng tiến hành những nghiên cứu về lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong mỗi giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam không phong phú như trên thế giới, do Việt 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 228 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn