Đề cương chi tiết môn Công tác xã hội nhóm - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
lượt xem 156
download
Môn học "Công tác xã hội nhóm" nhằm giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh hoạt nhóm; nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thực hành chuyên môn; có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trình; trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinh hoạt nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế hoạch đã dự định. Đồng thời, giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp CTXH nhóm với các thân chủ có cùng vấn đề giống nhau. Mời các bạn tham khảo nội dung của đề cương chi tiết hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương chi tiết môn Công tác xã hội nhóm - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
- ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM KHOA XÃ HỘI HỌC C CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn ÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ThS Nguyễ n Ngọc Lâm biên soạn -1-
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NĂM 2005 Tên môn học : CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM Số tín chỉ : 3 [2 – 1] Môn học tiên quyết : Nhập môn khoa học giao tiếp Hành vi con người và Môi trường xã hội An sinh xã hội Nhập môn CTXH Phương pháp CTXH cá nhân Giảng viên phụ trách : ThS Nguyễn Ngọc Lâm, ĐTDĐ : 0918017871, ĐT Văn phòng Khoa : 9304471 Website : http://hoisinh.vnn.vn/ngoclam Mô tả môn học Môn học trình bày phương pháp thứ hai trong thực hành công tác xã hội (CTXH) với nhóm thân chủ có cùng vấn đề khó khăn tương đối giống nhau hoặc có liên quan với nhau. Phương pháp này dựa trên sự tương tác của các thành viên trong một nhóm, mối tương tác này ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực được nhân viên xã hội ( NVXH) dự kiến trong một kế hoạch hành động.Vai trò của NVXH là xây dựng nhóm, giúp điều hòa các vai trò, sự tham gia tích cực của các nhóm viên trong các hoạt động của nhóm, đánh giá sự biến chuyển hành vi của từng cá nhân trong nhóm cũng như quá trình phát triển của nhóm. Mục tiêu của thực hành công tác xã hội với nhóm đạt được hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế, am hiểu năng động nhóm, có kỹ năng điều hòa sự tham gia của các nhóm viên, biết lúc nào là can thiệp đúng lúc để giải quyết vấn đề và thực hiện đúng vai trò của mình. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC -2-
- I. Mục tiêu của môn học : Giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh hoạt nhóm Giúp sinh viên nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thực hành chuyên môn. Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trình CTXH nhóm và các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinh hoạt nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế hoạch đã dự định. Giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp CTXH nhóm với các thân chủ có cùng vấn đề giống nhau. II. Nội dung giảng dạy : Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm : Mục tiêu : Giúp sinh viên nhận thức về vai trò của nhóm nhỏ và mục tiêu của phương pháp nhóm trong công tác xã hội và các loại hình ứng dụng phương pháp này. 1. Khái niệm : Phương pháp ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý (hoặc năng động) nhóm Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ ( cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. 2. Các mục tiêu của CTXH nhóm : Khảo sát về cá nhân : nhu cầu/khả năng/hành vi (nhóm hỗ trợ trẻ phạm pháp, trẻ em đường phố). Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân hay trước hoàn cảnh xã hội ( nhóm người khuyết tật) Thay đổi cá nhân : từ những hành vi cá biệt đến phát triển nhân cách do các yếu tố như : kiểm soát xã hội, xã hội hóa, quan hệ tương tác, Giá trị và thái độ cá nhân, hoàn cảnh kinh tế ( tìm việc làm cho người thất nghiệp), Khám phá bản thân và cảm xúc của mình (nhóm tăng năng lực), phát triển nhân cách. -3-
- Giáo dục, cung cấp thông tin ( nhóm giáo dục sức khoẻ) Bù trừ/ giải trí Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnh viện Thay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ :nhóm gia đình, nhóm trẻ phạm pháp, Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trường mẫu giáo… Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức xã hội (nhận thức về người khuyết tật, chia sẻ quyền lực…) 3. Các đặc điểm của CTXH nhóm : Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân. Nhóm là một môi trường bộc lộ. Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố : Đối tượng là ai Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt Nhu cầu gì cần được đáp ứng Mục tiêu cần đạt được Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì Lý thuyết : sử dụng viển cảnh lý thuyết nào Phương cách thực hành : cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức… 4. Các loại hình nhóm: Nhóm giải trí : Rèn luyện và phát triển nhân cách Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi..) Nhóm tự giúp : Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ khuyết tật). Nhóm với mục đích xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội. Nhóm trị liệu : Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải. Nhóm trợ giúp : Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác. 5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm 5.1. Những thuận lợi : Giúp những kinh nghiệm xã hội -4-
- Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề Thái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội, đảm nhận vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari) Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng Một nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấp quyền lực hơn cho thân chủ Môi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụ CTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của NVXH 5.2. Những bất lợi : Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhóm Nhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạt Nhóm cần nhiều tài nguyên : quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển, thương lượng Cá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhóm Cá nhân trong dễ bị “dán nhãn”hơn Nhóm có thể làm hỏng thiểu số 6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm dù cùng dựa trên cùng một số nguyên tắc hành động, CTXH cá nhân khác với CTXH nhóm ở một số điểm liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ, công cụ thực hành, môi trường làm việc, tính chất của thân chủ và bầu khí sinh hoạt. 7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm : Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghề nghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đại cương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hội nhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻ này đã đưa ra một số giá trị cơ bản của CTXH với nhóm. 8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêng của các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá nhân. Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng với những nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng của Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970 để cải tiến các phương pháp can thiệp. -5-
- Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh thiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù trở về cộng đồng… Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêng của các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá nhân. Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng với những nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng của Mỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970 để cải tiến các phương pháp can thiệp. Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh thiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù trở về cộng đồng… 9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm : Thuyết Hệ thống :Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau. Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay đổi để được tồn tại. Thuyết Tâm lý năng động : Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người : Freud (1922)và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâu thuẩn chưa được giải quyết. Thuyết học hỏi (Bandura, 1977) : Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử như thế nào đó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽ không ứng xứ như thế trong tương lai. Thuyết hiện trường (field) : Kurt Lewin ( 1947) : Nhóm có khoảng không gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó di chuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm : Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp. Thuyết trao đổi xã hội : Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm. Đối với cá nhân,quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi. Phần 2 : Năng động nhóm. Mục tiêu : Giúp sinh viên hiểu thế nào là : Tâm lý nhóm : Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giai đoạn phát triển của nhóm. -6-
- Năng động nhóm : Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vi trí của các nhóm viên lúc tham gia sinh hoạt nhóm. Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống 1. Nhóm nhỏ trong cuộc sống : Khái niệm nhóm nhỏ : Tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu chung. Nhóm tự nhiên, nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của con người trong cuộc sống. Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người (liên hệ các nhu cầu cơ bản của Abraham Maslow : Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện). Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn. 2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực và tiêu cực : Thực nghiệm tâm lý về việc sử dụng thực phẩm (lòng bò) sau Thế chiến thứ II. Nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân. Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ( tích cực hoặc tiêu cực) để thích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm. Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm : Cố gắng thích nghi với nhóm. Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên. Tự bộc lộ, chia sẻ. Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình. Bắt chước người khác. Khám phá những Giá trị mới ( Giá trị của nhóm). 3. Các vai trò được thể hiện trong nhóm : - Các đặc điểm tâm lý của nhóm : Mối quan hệ tương tác Chia sẻ mục tiêu chung : mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh. Hệ thống các quy tắc : sự tuân thủ. Cơ cấu chính thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – Bài tập trắc lượng xã hội (sociogram). Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức. Các vai trò thể hiện trong nhóm : vai trò hướng về công việc, vai trò củng cố nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cản trở hay vai trò thúc đẩy). Các vai trò này luôn biển đổi làm cho nhóm năng động, ảnh hưởng lên từng con người trong nhóm. -7-
- Các đặc trưng của nhóm bao gồm như : tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giao tiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, trắc lượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu. Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm. Mục tiêu : Qua phần này, sinh viên nắm được các bước cần thực hiện khi thực hành CTXH nhóm, những vấn đề cần chú trọng trong vai trò của NVXH để đạt được mục tiêu xã hội. 1. Khái niệm “ tiến trình CTXH nhóm” 2. Tiến trình bao gồm 4 bước : 2.1. Thành lập nhóm : Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thân chủ. Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ. Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm. Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm. Một số vấn đề khi lập nhóm : tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kế hoạch ( chú ý là các hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phải là mục tiêu) 2.2. Khảo sát nhóm : Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân Tìm hiểu tiến trình Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhóm Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm 2. 3. Duy trì nhóm : Coi trọng cả hai khía cạnh : Công việc và con người Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thay đổi hành vi, thái độ và trị liệu. Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu : Phương pháp căn bản Phương pháp riêng biệt Đánh giá thường xuyên : Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm, Quá trình phát triển của nhóm. Mối quan hệ trong nhóm. -8-
- 2. 4. Kết thúc nhóm : Các mục tiêu xã hội đã đạt được. Công tác đánh giá Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề. Phần 4 : Thực hành CTXH Nhóm Mục tiêu : Phần này giúp sinh viên hình dung được một số kỹ thuật thực hành, một công việc mang tính chuyên môn do nhân viên xã hội thực hiện. Qua đó, sinh viên hiểu rõ vai trò và các kỹ năng cần thiết của nhân viên xã hội nhiều hơn trong CTXH nhóm, những điều cần làm và những điều cần tránh. 1. Một số kỹ thuật khảo sát nhóm : Trắc lượng xã hội ( Vẽ sơ đồ nhóm) Vẽ sơ đồ Sharon Mô hình đánh giá : Đối chiếu với kế hoạch trị liệu 2. Kỹ năng viết báo cáo, viết tiến trình nhóm 3. Vai trò của NHân viên xã hội: Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơ cấu này gần nhau. Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thành viên nhón kỹ năng diễn đạt. Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhóm Phát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗ trợ. Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt động của nhóm. Xác định rõ vai trò của mình : xúc tác hay lãnh đạo ( tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm). 4. Các kỹ năng trong CTXH nhóm Kỹ năng điều hành nhóm Kỹ năng truyền thông Kỹ năng quan sát Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Kỹ năng viết báo cáo Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề. 5. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm. -9-
- 5. 1. Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả : Khi có vướng mắc trong truyền thông Khi có mâu thuẫn trong nhóm Khi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm. Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm. Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm. Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức. 5. 2. Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội: Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng. Lấy quyết định một cách dân chủ. Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình. Xây dựng thói quen hợp tác. NVXH trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khả năng với sự hỗ trợ của NVXH. 5. 3. Vai trò của trưởng nhóm : Làm rõ các đề nghị Duy trì thảo luận vào trọng tâm Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa. Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau. Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩn Giúp nhóm lấy quyết định. Giúp nhóm dấn thân vào hành động. 5.4. Một số điều không nên làm Phần 5 : Kết luận. Trong CTXH, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi NVXH để phục vụ cho các nhu cầu của các thành viên nhóm. Các thành viên thân chủ này chỉ tham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm. Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương. Điều mà NVXH cần tránh là làm nhân vật trung tâm. III. Thực hành tại lớp : Các sinh viên sẽ thực hành trên phân tích nhóm học tập của sinh viên để hiểu về mối quan hệ, vai trò của các thành viên nhóm, vai trò lãnh đạo trong nhóm. Sau đó, sinh viên sẽ phân tích các trường hợp CTXH nhóm đã có để nhận thức về tiến trình can thiệp của NVXH trong phương pháp này. VI. ĐÁNH GIÁ - 10 -
- Thi cuối kỳ 70%, tham gia tại lớp 30% VII. SÁCH GIÁO KHOA [1] Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta &Company Ltd, 1997. [2] Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, CTXH chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ học, ĐHMBC TP.HCM, 1997. [3]. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐHMBC TP.HCM., 1998. [4] Nguyễn Thị Oanh, CTXH đại cương, NXB Giáo dục, 1998. [5] Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice, 3d Edition, Allyn &Bacon, USA, 1997. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành CTXH, tập 1-2, tài liệu tập huấn, 1998. [2] Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn CTXH, Hà nội, 1997. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm 1. Khái niệm 2. Các mục tiêu của CTXH nhóm 3. Các đặc điểm của CTXH với nhóm 4. Các loại hình CTXH nhóm 5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm 6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm 7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm 8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm - 11 -
- 9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm Phần 2 : Năng động nhóm. 1. Tầm quan trọng của Nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta 2. Bản chất của nhóm Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm. 1. Thành lập nhóm 2. Khảo sát nhóm 3. Duy trì nhóm 4. Kết thúc nhóm Phần 4 : Thực hành CTXH nhóm 1. Vẽ sơ đồ nhóm 2. Vẽ sơ đồ Sharon 3. Đối chiếu với kế hoạch trị liệu 4. Các báo cáo 5. Viết tiến trình nhóm 6. Vai trò của nhân viên xã hội 7. Các kỹ năng trong CTXH nhóm 8. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Một số trường hợp thực hành công tác xã hội nhó PHẦN MỘT TỔNG QUAN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM Mục tiêu của phần một : Giúp sinh viên nhận thức về khái niệm và mục tiêu của CTXH nhóm . CTXH nhóm là một phương pháp trong CTXH và các loại hình ứng dụng phương pháp nầy. 1. Công tác xã hội nhóm là gì ? - 12 -
- CTXH nhóm là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm) Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp của ngành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thông qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. Nó mang tính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn với nhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiến trình tâm lý. Mục đích của CTXH là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm hay cộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vai trò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tác động khác nhau. Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân người được giúp đỡ. Công cụ là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ. Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm. CTXH nhóm là sử dụng cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồn lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ. Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là làm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng. 2. Các mục tiêu của công tác xã hội nhóm : - 13 -
- CTXH nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau : - Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân : Thông qua các sinh hoạt nhóm, NVXH (tác viên nhóm), các nhóm viên có thể phát hiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc lộ và tự đánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ em đường phố). Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứng nhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề. - Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn. Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùng hoàn cảnh để chăm sóc cho nhau) - Thay đổi cá nhân : Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cách thông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để tái hòa nhập cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); Giá trị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độ của họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực). Bà D. tới gặp NVXH và than rằng chồng bà từ ngày thất nghiệp thay đổi tánh tình hay uống rượu, ít quan tâm đến gia đình. Tới lượt ông chồng thì cho rằng từ ngày ông mất việc, bà hay nói xiên nói xéo rằng cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải làm việc gấp đôi, ngụ ý là ông không làm tròn bổn phận nên ông buồn chán, mặc cảm. Từ đó cuộc sống trong gia đình căng thẳng. Đứa con trai vị thành niên bỏ nhà ra đi v.v... ở đây nếu làm việc với cả hai vợ chòng, hay với cả gia đình thì sẽ kết quả hơn vì NVXH có thể tạo điều kiện cho đôi bên đối thoại trong một bầu không khí thuận lợi. Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau như một nhóm phụ nữ mới sinh con lần đầu biết thêm về cách nuôi dạy con, một nhóm bệnh nhân tâm thần trong giai đoạn phục hồi, một nhóm trẻ em bỏ học. ở đây tính chất đồng cảnh đồng thuyền làm cho đối tượng cảm thấy mình không phải lẻ loi, gặp người cùng cảnh ngộ họ cảm thấy vơi đi phần nào trước khó khăn. Khi trao đổi với nhau vấn đề người này làm cho người kia sáng ra về chính mình. Hơn hết, sự khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau của chính thân chủ là một nguồn động viên lớn. Có người nhờ đóng vai trò giúp đỡ người khác mà thoát ra khỏi khó khăn của chính mình. Từ nhóm sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề. ở đây tác động của nhóm - 14 -
- sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa tác viên và thân chủ. Có khi người ta ngại cuộc trao đổi mặt đói mặt trong bầu không khí nghiêm trang. Bầu không khí nhóm sẽ ít có vẻ long trọng và họ sẽ thoải mái hơn. Nhóm trở thành một nguồn lực giải quyết vấn đề quý giá. Dĩ nhiên nhờ sự tác động của tác viên vào diễn tiến của nhóm thì nhóm mới sinh hoạt thuận lợi. Một lý do cuối cùng để người ta sử dụng nhóm là sự tiện lợi, đỡ mất thời giờ. Ví dụ như phổ biến một số thông tin cho các bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình khi họ chờ để khám thai. Nếu có nhiều câu hỏi, trao đổi giữa các bà mẹ thì lượng thông tin sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên cũng không nên quên rằng có những trường hợp không phù hợp với phương pháp nhóm. - Cung cấp thông tin, giáo dục : Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên. - Giải trí : Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống. Nếu một người cô đơn hay suy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạng chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xung quanh. Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con người cảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ. Tạo điều kiện cho cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệ thống xã hội : Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn, nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề Nhóm PN nghèo quỹ vay vốn NVXH TT Dạy nghề NVXH nhóm tđp Tác động Trường học - 15 -
- Thay đổi và/ hoặc hỗ trợ : Ở đây thường là các nhóm mà NVXH thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau như: Nhóm gia đình (nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, tay nghề giỏi mới làm được, khả năng thành công không cao như ở các nhóm khác), NVXH giúp cải thiện những trục trặc trong truyền thông và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nhóm trẻ phạm pháp : NVXH định hướng chuyển đổi các hành vi tiêu cực của trẻ bằng những hoạt động tích cực tại địa bàn dân cư. - Thay đổi môi trường : Nhóm trong dự án phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc sống, nhóm phụ huynh của một trường học mẫu giáo ... Thu nhập thấp Thu nhập khá hơn Mất vệ sinh Vệ sinh hơn MT nghèo khó MT thoải mái hơn Bạo lực Bạo lực giảm VD: Tại Trường mẫu giáo, khi họp phụ huynh, người ta thường đánh giá về cô giáo, cách dạy, vấn đề ăn uống, cách đối xử của cô giáo đối với học sinh -> nhằm thay đổi môi trường. - Thay đổi nhận thức xã hội : Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụ nhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạo điều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hon là coi họ như người cần phải cưu mang, bố thí. Càng xem họ như vậy thì họ càng tuổi thân, tự ti và cảm thấy là gánh nặng cho xã hội. Mục tiêu xã hội được lập bởi NVXH nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. - 16 -
- Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này là công cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với CTXH cá nhân là mối quan hệ tương tác giữa thân chủ và NVXH. 3. Các đặc điểm của công tác xã hội nhóm : Hoạt động nhóm là nơi giúp thoả mãn nhu cầu của cá nhân.Thông qua môi trường sinh hoạt nhóm, cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quan hệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và từ đó nhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi cho việc phát huy năng lực. Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quan hệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt các mục tiêu xã hội. Quan tâm NVXH tác động Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của người khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác. Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt : cá tính, suy nghĩ, tâm sự… Chương trình hoạt động là một công cụ của công tác xã hội nhóm : Trị liệu thông qua nhóm nhằm giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt được cảm nghĩ, tâm tư của mình cho nên nói, đối thoại là hoạt động chủ yếu. Diễn kịch, vẽ hay một vài hình thức nghệ thuật khác được sử dụng nhưng mục đích không phải nhắm vào khía cạnh kỹ thuật diễn hay vẽ mà chỉ tạo điều kiện cho sự bộc lộ. Trong CTXH nhóm ngoài những hình thức trên, chương trình là công cụ chủ yếu, nhất là khi CTXH nhằm vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên. Chương trình có mục tiêu sẽ là - 17 -
- động lực liên kết để vươn tới. Ví dụ sinh hoạt văn nghệ với mục đích luyện tập cho một buổi biểu diễn thời trang nội bộ, tập kịch để trình diễn vào cuối năm, sưu tầm các văn bản, hiện vật tiến tới một cuộc triển lãm về truyền thống v.v... Nếu có nhiều nhóm khác nhau cùng nhằm tới một mục đích, sẽ có sự tranh đua lành mạnh giữa các nhóm. Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Chương trình đối với một nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh, giải quyết một vấn đề khu phố. Chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút cao đối với đối tượng. NVXH trong CTXH nhóm không nhất thiết là người giỏi về kỹ năng sinh hoạt vì họ có thể mời sự hợp tác của các chuyên viên, và huy động tiềm năng của chính nhóm viên. Tuy nhiên, nếu là một NVXH thường xuyên phụ trách sinh hoạt trẻ thì kỹ năng sinh hoạt hay thủ công rất cần thiết. Hoạt động cụ thể (lao động) rất tốt về mặt ổn định tâm lý và tạo cơ hội tương tác thật. Có điều cần nhắc lại là chương trình là công cụ, không phải cứu cánh. Mục đích cuối cùng của CTXH nhóm không phải là một vở diễn xuất sắc, một cuộc triển lãm hay mà là sự phục hồi hay tăng trưởng của nhóm viên, khả năng hợp tác, liên kết, kỹ năng giao tiếp v.v... Khác với một lớp dạy nghề chẳng hạn mà mục đích cuối cùng là sự chuyên môn hóa học viên. Chương trình và tiến trình tâm lý xã hội phải được quyện vào nhau. Đặt nặng khía cạnh nào tùy mục tiêu của nhóm. Nhưng ví dụ đối với một nhóm thiếu nữ nghèo (ít được chăm sóc) trong một lớp học may thì cả hai mục tiêu: huấn nghệ và giáo dục phát triển nhân cách đều quan trọng như nhau. Vì khía cạnh tâm lý xã hội khó nắm bắt nên thường các CLB đội nhóm chỉ quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật của sinh hoạt. 7 yếu tố cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm : Đối tượng là ai ? Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt có thuận lợi không vì nhóm rất cần có môi trường hội họp và sinh hoạt vui chơi giải trí. Nhu cầu gì cần được đáp ứng (nhu cầu thông tin, nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu đào tạo nghề…). Một nhóm có nhu cầu giống nhau thì sẽ đồng nhất và thể hiện sự quan tâm, hòa hợp mạnh mẽ hơn. Ở một nhóm có nhu cầu và mối quan tâm khác nhau, sự tham gia vào hoạt động chung của nhóm sẽ bị giới hạn nhiều. Mục tiêu cần đạt được là gì ? Mục tiêu là giải quyết vấn đề của nhóm viên, nhóm viên thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi và có khả năng đương đầu - 18 -
- với những khó khăn mới. Cần phân biệt giữa mục tiêu của các hoạt động và mục tiêu xã hội. Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì ? (Tại sao phải lập nhóm?) Nhóm người cai nghiện tại cộng đồng : Giá trị là tăng sức mạnh trong nỗ lực cai nghiện và cương quyết không tái nghiện. Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm : Giá trị là giúp họ có khả năng thoát nghèo và tiếp cận được các tài nguyên xã hội). Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào và cơ sở lý luận của nó? Chủ yếu là dựa trên lý thuyết về tâm lý và năng động nhóm. Phương cách thực hành ; cơ cấu (số lượng, thành phần, tuổi, giới tính, trình độ), vai trò (vai trò do phân công, vai trò thể hiện theo tình huống, cảm xúc, công việc khi sinh hoạt nhóm), trách nhiệm, mối quan hệ bên trong ( cơ cấu phi chính thức và chính thức) và bên ngoài nhóm (quan hệ với tài nguyên bên ngoài), các loại hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức ... 4. Các loai hình công tác xã hội nhóm: Nhóm giải trí : rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách. Mỗi hình thức và nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mục đích xã hội (Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyện cho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệt cái tốt/cái xấu cần tránh. Nhóm giáo dục : Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ phòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳng HIV/AIDS… Nhóm tự giúp : Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật, nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện…). Thường nhóm được NVXH giúp trong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động, khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp. Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội. Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi (nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố…). Mục đích ở đây là phát triển nhân cách, giáo dục con người. Đi từ thấp đến cao có nhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo, đọi nhóm CLB. Nhưng ở đây khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiều chứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình và trường học hết sức quan trọng. Trước tiên những nhu cầu cơ bản kể ở phần trên được - 19 -
- đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn. Kế đó sẽ có những con người tháo cát, biết hợp tác, cống hiến cho xã hội. Đó là nói đến các đối tượng bình thường. CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến những thanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, phá quậy. Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt động giải trí, thể dục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hội bằng những hành vi tích cực. Đó là mục đích tái xã hội hóa. Công việc này tất nhiên rất khó khăn. Thường thì các tác viên xã hội phải “thâm nhập” các băng nhóm sẵn có để tìm hiểu và từ từ giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũng như hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội. Cũng có khó các nhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng. Nhóm trị liệu : Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm gia đình…). Nhóm gặp nhau định kỳ, trao đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bại trong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơn và có hướng giải quyết vấn đề). Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lý mà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ có điều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái độ, hành vi (nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn). Khi vấn đề nằm ở mối quan hẹ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhân có vấn đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ. Nhóm trợ giúp : Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hội để xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử ). Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội) Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết những vấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v... hay các quyền lợi khác. Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những người trước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH. Đó là những cựu bịnh nhân các loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã và đang vươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa. Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồng họ đi lên. Các tác giã phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lại vào ba hạng mục tổng hợp trên. Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnh như trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ. Nhóm người cựu nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hành động để giúp đỡ những người đồng cảnh. Một nhóm hướng đạo khi trưởng thành tiếp tục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng. Đối với các nhóm hành động dù mục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung quanh nhưng để - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương chi tiết của môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
42 p | 1277 | 545
-
Đề cương chi tiết Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
17 p | 1524 | 432
-
Tài liệu Đề cương chi tiết môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
44 p | 927 | 336
-
Đề cương chi tiết môn: Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam
46 p | 302 | 46
-
Đề cương chi tiết học phần: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
21 p | 210 | 14
-
Đề cương chi tiết học phần: Phát triển cộng đồng
6 p | 50 | 7
-
Đề cương chi tiết học phần Đạo đức nghề công tác xã hội
13 p | 92 | 7
-
Đề cương chi tiết học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
9 p | 70 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần: Xã hội học nông thôn
5 p | 47 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (II)
7 p | 71 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (HP1)
8 p | 70 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Công tác xã hội với người hoạt động mại dâm
15 p | 80 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Tham vấn cơ bản
14 p | 106 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần: Thực tập nghề nghiệp 1 (Phân tích hiện trạng nông thôn)
5 p | 57 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật về lĩnh vực xã hội
16 p | 63 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
14 p | 47 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
33 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn