intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học phần Toán kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần "Toán kinh tế" này nghiên cứu mô hình toán kinh tế và một số phương pháp phân tích mô hình toán kinh tế. Tìm các phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp và cho người tiêu dùng trong hai trường hợp. Xây dựng bài toán quy hoạch tuyến tính và giải bài toán quy hoạch tuyến tính. Xây dựng bài toán vận tải và giải bài toán vận tải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học phần Toán kinh tế

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP&PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẮC GIANG Bắc Giang, ngày tháng năm 2020 ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TOÁN KINH TẾ 1. Thông tin chung về học phần - Mã học phần: KTE 2004 - Số tín chỉ: 03 - Loại học phần: Bắt buộc - Các học phần tiên quyết: Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1 - Các học phần song hành: Không - Các yêu cầu với học phần + Sĩ số tối đa lớp học:
  2. - Xây dựng và tìm được phương án tối ưu cho bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải - Ứng dụng được chương trình excell và phần mềm quy hoạch tuyến tính giải bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải * Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp - Tuân thủ các quy luật kinh tế khi phân tích và lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hiện tượng kinh tế - Tuân thủ các bước trong xây dựng và giải bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải Ghi chú: Mục tiêu học phần được thể hiện tại Phụ lục 2 4. Chuẩn đầu ra của học phần (LO – Learning Out comes) STT Mã Mô tả CĐR của học phần CĐR (LO) LO.1 Chuẩn đầu ra về kiến thức Khái niệm được mô hình, mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế. Phân biệt các dạng khác nhau của bài toán sản xuất, LO.1.1 bài toán tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải 1 Sử dụng công cụ toán học để phân tích, so sánh một số mô hình toán kinh tế trong trạng thái cân bằng, và phân tích sự biến động LO.1.2 của mô hình trong trạng thái tĩnh. Lựa chọn kinh tế tối ưu trong trong các bài toán sản xuất, bài toán tiêu dùng, bài toán vận tải và bài toán quy hoạch tuyến tính LO.2 Chuẩn đầu ra về kỹ năng Xây dựng được một số mô hình toán kinh tế, mô hình bài toán LO.2.1 tối ưu, mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính và mô hình bài toán vận tải. 2 Ứng dụng thành thạo các công cụ phân tích, các thuật toán để tính toán và đánh giá phương án tối ưu của các bài toán sản LO.2.2 xuất, tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải LO.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp Tuân thủ quy trình phân tích mô hình cân đối liên ngành, quy LO.3.1 trình lập bài toán tối ưu, quy tình giải bài toán vận tải và bài 3 toán quy hoạch tuyến tính Làm việc độc lập để xây dựng các giải pháp tối ưu cho các LO.3.2 chủ thể trên thị trường Ghi chú: Mã hóa chuẩn đầu ra học phần, đánh giá mức độ tương thích của chuẩn đầu ra học phần với chuẩn đầu ra CTĐT được thể hiện tại Phụ lục 1 2
  3. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần Toán kinh tế là học phần 3 tín chỉ bắt buộc thuộc kiến thức cơ sở ngành kế toán, kinh tế. Học phần này nghiên cứu mô hình toán kinh tế và một số phương pháp phân tích mô hình toán kinh tế. Tìm các phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp và cho người tiêu dùng trong hai trường hợp. Xây dựng bài toán quy hoạch tuyến tính và giải bài toán quy hoạch tuyến tính. Xây dựng bài toán vận tải và giải bài toán vận tải 6. Mức độ đóng góp của các bài giảng được chuẩn đầu ra của học phần Mức độ đóng góp của mỗi bài giảng được mã hóa theo 3 mức, trong đó: + Mức 1: Thấp (Nhớ: Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến). + Mức 2: Trung bình (Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này, người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ). + Mức 3: Cao (Vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo: Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng). Chuẩn đầu ra của học phần Nội dung LO1.1 LO1.2 LO2.1 LO1.3 LO3.1 LO3.2 Chương 1 1 1 1 1 Chương 2 2 2 2 1 1 Chương 3 2 3 2 2 2 1 Chương 4 2 2 2 3 3 2 Chương 5 2 2 2 3 3 2 7. Tài liệu học tập - Tài liệu học tập chính: [1]. Hoàng Đình Tuấn, Bùi Dương Hải (2019) Giáo trình Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - Tài liệu tham khảo: [2]. Nguyễn Quang Dong, Hoàng Đình Tuấn, (2006), Giáo trình Mô hình toán kinh tế NXB Thống kê [3]. Bùi Minh Trí, (2013), Toán Kinh tế, NXB Bách khoa Hà Nội [4]. Bùi Minh Trí, (2007), Toán Kinh tế, NXB Bách khoa Hà Nội [5]. Phạm Đình Phùng, (2006), Bài tập toán kinh tế, Nhà xuất bản tài chính 3
  4. 8. Nhiệm vụ của người học 8.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận - Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần. Chấp hành đúng nội quy, quy chế đào tạo của Khoa và Nhà trường; tham dự đầy đủ các buổi học lý thuyết, thảo luận, làm việc nhóm và kiểm tra trên lớp theo quy định; chuẩn bị tài liệu (bài đọc, bài tập tình huống, bài tiểu luận…) theo yêu cầu của Giảng viên; thực hiện các bài tập, thảo luận, bài tiểu luận nghiêm túc, không được sao chép (dưới mọi hình thức) - Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập. (Nhiệm vụ của người học được thể hiện tại Phụ lục 3) 8.2. Phần thí nghiệm, thực hành - Tham gia đầy đủ các bài tập thực hành, làm các đầy đủ các bài tập được giao. - Xem trước các bài tập ở nhà, tích cực làm bài tập trên lớp và đánh giá phần bài tập đã làm của các sinh viên khác. (Nhiệm vụ của người học được thể hiện tại Phụ lục 3) 8.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận Trong kỳ, sinh viên thực hiện một bài tiểu luận. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các diễn biến khác trên thị trường, sinh viên có thể chủ động lựa chọn chủ đề bài tiểu luận. 8.4. Phần khác - Tự nghiên cứu các nội dung được giao. - Tìm hiểu các kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học. - Kiểm tra định kỳ: mỗi tín chỉ 1 bài kiểm tra và một bài thi giữa học phần 9. Phương pháp giảng dạy Toán Kinh tế là học phần sử dụng nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, bao gồm lý thuyết, bài tập kết hợp với thảo luận và làm việc nhóm. - Phần lý thuyết: giảng dạy trên lớp bằng cách hình thức: Nêu vấn đề; giải quyết vấn đề, thuyết giảng, phát vấn, đàm thoại… - Phần thực hành: Giao bài tập và hướng dẫn sinh viên thực hiện, thu sản phẩm và đánh giá. - Phần bài tiểu luận: Giảng viên đưa chủ đề để người học lựa chọn chủ đề, thu thập số liệu, sử lý số liệu và làm bài tiêu luận. Do vậy, hệ thống cơ sở vật chất cần có gồm: phòng học quy mô đủ lớn, được lắp đặt đầy đủ các thiết bị hỗ trợ giảng dạy có chất lượng tốt (Projector, phông chiếu, Microphone, bảng đen… (Phương pháp giảng dạy được thể hiện tại phụ lục 3) 4
  5. 10. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập 10.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá giúp đạt được và thể hiện, đánh giá được các kết quả học tập của học phần: - Phương pháp kiểm tra, đánh giá: tự luận/ trắc nghiệm/ bài tập lớn/tiểu luận - Hình thức kiểm tra, đánh giá: + Điểm chuyên cần: được đánh giá căn cứ vào ý thức, thái độ học tập và thời gian tham gia học trên lớp của sinh viên. + Kiểm tra thường xuyên: Tự luận/ trắc nghiệm/bài tập lớn/tiểu luận + Thi giữa học phần: Tự luận + Thi kết thúc học phần: Tự luận/ tiểu luận. (Phương pháp kiểm tra được thể hiện tại Phụ lục 4) 10.2. Thang điểm, tiêu chí đánh giá và mô tả mức đạt được điểm số + Thang điểm đánh giá: Theo thang điểm 10. + Trọng số đánh giá kết quả học tập Bảng 1: Đánh giá CĐR của học phần Điểm kiểm tra quá trình Điểm thi CĐR của học Chuyên cần Các bài kiểm tra định kỳ, Bài kiểm Thi vấn đáp phần bài thực hành, tiểu luận tra giữa kỳ (tự luận) 10% 20% 20% 50% Toán kinh tế X X X X Bảng 2: Đánh giá học phần Bảng 2.1. Đánh giá chuyên cần TT Hình thức Trọng Tiêu chí đánh giá CĐR Điểm số của tối điểm HP đa Thái độ tham dự (2%) Trong đó: - Luôn chú ý và tham gia các hoạt Điểm động (2%) 2 chuyên - Khá chú ý, có tham gia (1,5%) cần, ý thức 1 10% - Có chú ý, ít tham gia (1%) học tập, - Không chú ý, không tham gia (0%) tham gia Thời gian tham dự (8%) thảo luận - Nếu vắng 01 tiết trừ 1 % 8 - Vắng quá 20% tổng số tiết của học phần thì không đánh giá. 5
  6. Bảng 2.2. Đánh giá bài kiểm tra thường xuyên, bài thực hành và thi giữa học phần Giỏi – Trung Trung Trọng Khá Kém Tiêu chí Xuất sắc bình bình yếu số (7,0-8,4) 85% kiến 84% kiến 69% kiến 50% kiến Hiểu 85% kiến 84% kiến 69% kiến 50% kiến Hiểu
  7. 10.3. Cách tính điểm (theo thang điểm 10) Điểm thành phần, điểm kết thúc học phần tính theo quy định về đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số1702/QĐ-ĐHNLBG-TCCB ngày 09/11/2017 về việc ban hành Quy định đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 11. Nội dung chi tiết học phần 11.1. Nội dụng về lý thuyết và thảo luận Chương 1. Cơ sở của quy hoạch tuyến tính (Số tiết lý thuyết: 4 tiết) 1.1. Véc tơ n chiều và các phép tính 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Các phép toán véc tơ 1.1.3. Độc lập và phụ thuộc tuyến tính 1.2. Ma trận 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.2. Các phép tính ma trận 1.3. Định thức 1.3.1. Cách xác định giá trị định thức 1.3.2. Tính chất của định thức 1.4. Ma trận nghịch đảo 1.4.1. Định nghĩa 1.4.2. Cách xác định ma trận nghịch đảo 1.5. Hệ phương trình tuyến tính 1.5.1. Khái niệm 1.5.2. Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính Chương 2: Mô hình toán kinh tế (Số tiết lý thuyết: 6 tiết; Kiểm tra: 1 tiết) 2.1. Ý nghĩa của phương pháp mô hình hóa 2.2. Nội dung của phương pháp mô hình hóa 2.2.1. Khái niệm mô hình kinh tế và 2.2.2 Cấu trúc của mô hình toán kinh tế 2.3. Một số phương pháp phân tích mô hình 2.3.1. Phân tích sự thay đổi tuyệt đối giữa các yếu tố 2.3.2. Phân tích sự thay đổi tương đối giữa các yếu tố 2.3.3. Tính nhịp tăng trưởng (hệ số tăng trưởng) 2.3.4. Phân tích tỷ lệ thay thế giữa các yếu tố 2.3.5. Xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất 2.3.6. Phân tích vấn đề tăng quy mô và hiệu quả sản xuất 2.4. Xác định cân bằng 2.4.1. Phân tích cân bằng thị trường 2.4.2. Phân tích các tham số biến 7
  8. 2.4.3. Mô hình cân đối liên ngành Chương 3: Bài toán tối ưu hóa sản xuất và tiêu dùng (Số tiết lý thuyết: 6; Kiểm tra 1) 3.1. Trường hợp bài toán có một biến lựa chọn 3.1.1. Bài toán sản xuất và tiêu dùng 3.1.2. Cực đại, cực tiểu đại phương, kiểm tra tính cực trị bằng đạo hàm 3.1.3. Ứng dụng trong phân tích kinh tế 3.2. Trường hợp bài toán có nhiều biến lựa chọn 3.2.1. Trường hợp bài toán có hai biến lựa chọn 3.2.2. Trường hợp bài toán có n biến lựa chọn 3.2.3. Ứng dụng trong phân tích kinh tế 3.3. Tối ưu hoá trong điều kiện có ràng buộc đẳng thức 3.3.1. Ảnh hưởng của ràng buộc 3.3.2. Phương pháp nhân tử Lagrange 3.3.3. Ứng dụng trong phân tích kinh tế Chương 4: Bài toán quy hoạch tuyến tính (Số tiết lý thuyết: 6) 4.1. Các khái niệm, tính chất chung của bài toán quy hoạch tuyến tính 4.1.1. Một số ví dụ thực tế dẫn đến bài toán quy hoạch tuyến tính 4.1.2. Bài toán quy hoạch tuyến tính và các dạng đặc biệt 4.1.3. Phương án cực biên 4.1.4. Các tính chất chung của bài toán quy hoạch tuyến tính 4.2. Các phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính 4.2.1. Phương pháp hình học 4.2.2. Phương pháp đơn hình giải bài toán dạng chuẩn 4.2.3. Phương pháp đơn hình mở rộng 4.3. Bài toán đối ngẫu 4.3.1. Định nghĩa bài toán đối ngẫu của bài toán chính tắc 4.3.2. Sơ đồ viết bài toán đối ngẫu 4.3.3. Tính chất của bài toán đối ngẫu Chương 5: Bài toán vận tải (Số tiết lý thuyết: 5; Kiểm tra: 1 5.1. Cách thành lập bài toán vận tải 5.1.1.Nội dung kinh tế và dạng toán học của bài toán vận tải 5.1.2. Tính chất của bài toán vận tải 5.1.3. Phương án cực biên của bài toán vận tải 5.2. Phương pháp giải bài toán vận tải 5.2.1. Phương pháp tìm phương án cực biên xuất phát 5.2.2. Phương pháp thế vị giải bài toán vận tải 11.2. Nội dung về thực hành (29 tiết) Bài 1: (3 tiết) 1.1. Nội dung Ôn tập đại số tuyến tính 8
  9. 1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên nêu mục tiêu của bài thực hành cần đạt được là: Tính toán thành thạo các phép toán véc tơ, ma trận;Tính được giá trị định thức các cấp; Tìm được ma trận nghịch đảo; Giải được các hệ phương trình tuyến tính - Giảng viên đưa nội dung cần thực hiện gồm: Các phép toán ma trận; Tính giá trị định thức; Tìm ma trận nghịch đảo; Giải hệ phương trình tuyến tính - Giảng viên hướng dẫn thực hiện nội dung bài thực hành mẫu cho cả lớp - Giáo viên giao bài tập cho sinh viên thực hiện - Một sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả trên bảng - Giảng viên giám sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên theo các tiêu chí sau: + Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành + Sự thành thạo trong thực hiện các nội dung thực hành - Thang điểm: đánh giá theo thang điểm10. 3. Dụng cụ Phấn, bảng, bút, vở, giấy nháp, máy tính cầm tay Bài 2: (7 tiết) 1. Nội dung Xây dựng và phân tích mô hình toán kinh tế 2. Phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên nêu mục tiêu của bài thực hành cần đạt được là: Xây dựng được mô hình toán kinh tế cơ bản; Xác định được sự thay đổi của các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc trong mô hình bằng định tính và định lượng; Tính được sự thay thế hay bổ sung giữa các biến phụ độc lập trong mô hình. Tính tổng cầu, ma trận hệ số kỹ thuật, giá trị lao động trong mô hình cân đối liên ngành - Giảng viên đưa nội dung cần thực hiện gồm: Xây dựng một mô hình toán kinh tế cơ bản; Tính sự thay đổi tuyệt đối giữa các yếu tố và nhận xét; Phân tích sự thay đổi tương đối giữa các yếu tố; Tính nhịp tăng trưởng (hệ số tăng trưởng); Phân tích tỷ lệ thay thế giữa các yếu tố; Phân tích vấn đề tăng quy mô và hiệu quả sản xuất; Phân tích trạng thái cân bằng trong kinh tế vi mô; Phân tích trạng thái cân bằng trong kinh tế vĩ mô; Phân tích mô hình cân đối liên ngành - Giảng viên hướng dẫn thực hiện nội dung bài thực hành mẫu cho cả lớp - Giáo viên giao bài tập cho sinh viên thực hiện - Một sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả trên bảng - Giảng viên giám sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên theo các tiêu chí sau: 9
  10. + Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành + Sự thành thạo trong thực hiện các nội dung thực hành - Thang điểm: đánh giá theo thang điểm10. 3. Dụng cụ Phấn, bảng, bút, vở, giấy nháp, máy tính cầm tay Bài 3: (7 tiết) 1. Nội dung Xác định các mức tối ưu trong bài toán sản xuất và tiêu dùng 2. Phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên nêu mục tiêu của bài thực hành cần đạt được là: Tính được giá bán, sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí trong các mô hình thị trường; Tính được mức tiêu dùng để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích hoặc tối thiểu hóa mức chi tiêu trong các trường hợp khác nhau. - Giảng viên đưa nội dung cần thực hiện gồm: Tìm lợi nhuận cực đại, chi phí cực tiểu; Tìm lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền; Tìm chi tiêu cực tiểu, lợi ích tối đa; Tìm lợi nhuận cực đại, chi phí cực tiểu trong điều kiện ràng buộc - Giảng viên hướng dẫn thực hiện nội dung bài thực hành mẫu cho cả lớp - Giáo viên giao bài tập cho sinh viên thực hiện - Một sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả trên bảng - Giảng viên giám sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên theo các tiêu chí sau: + Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành + Sự thành thạo trong thực hiện các nội dung thực hành - Thang điểm: đánh giá theo thang điểm10. 3. Dụng cụ Phấn, bảng, bút, vở, giấy nháp, máy tính cầm tay Bài 4: (7 tiết) 1. Nội dung Xác định mức tối ưu trong bài toán quy hoạch tuyến tính 2. Phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên nêu mục tiêu của bài thực hành cần đạt được là: Xây dựng được bài toán QHTT dạng tổng quát và dạng chuẩn; Giải được bài toán QHTT theo các phương pháp; Xây dựng được bài toán đối ngẫu và giải được bài toán đối ngẫu dựa trên kết quả của bài toán gốc; Sử dụng được phần mềm excel để tìm nghiệm của BTQHTT - Giảng viên đưa nội dung cần thực hiện gồm: Xây dựng bài toán quy hoạch tuyến tính; Giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình; Viết bài toán đối 10
  11. ngẫu; Sử dụng công cụ solver trong excell giải BTQHTT, và phần mềm QHTT - Giảng viên hướng dẫn thực hiện nội dung bài thực hành mẫu cho cả lớp - Giảng viên giao bài tập cho sinh viên thực hiện, gọi sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả trên bảng - Giảng viên giám sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên theo các tiêu chí sau: + Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành + Sự thành thạo trong thực hiện các nội dung thực hành - Thang điểm: đánh giá theo thang điểm10. 3. Dụng cụ Phấn, bảng, bút, vở, giấy nháp, máy tính cầm tay Bài 5: (5 tiết) 1. Nội dung Xây dựng và tìm chi phí tối thiểu trong bài toán vận tải 2. Phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên nêu mục tiêu của bài thực hành cần đạt được là: Xây dựng được bài toán chi phí vận tải và bài toán đầu tư;Tìm được phương án cực biên của BTVT theo các phương pháp; Giải được bài toán vận tải bằng thuật toán thế vị; Sử dụng được phần mềm excel để tìm nghiệm của BTVT - Giảng viên đưa nội dung cần thực hiện gồm: Xây dựng bài toán vận tải; Tìm phương án cực biên xuất phát; Dùng thế vị giải bài toán vận tải; Sử dụng công cụ solver trong excell giải BTVT - Giảng viên hướng dẫn thực hiện nội dung bài thực hành mẫu cho cả lớp - Giảng viên giao bài tập cho sinh viên thực hiện, gọi sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả trên bảng - Giảng viên giám sát và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên theo các tiêu chí sau: + Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành + Sự thành thạo trong thực hiện các nội dung thực hành - Thang điểm: đánh giá theo thang điểm10. 3. Dụng cụ Phấn, bảng, bút, vở, giấy nháp, máy tính cầm tay 11.3. Nội dung về bài tập lớn. Tiểu luận (30 giờ) 1. Nội dung Giảng viên gợi ý một số chủ đề để cho sinh viên lựa chọn và làm theo các yêu cầu sau: 11
  12. - Chủ đề tiểu luận số 1: Dựa vào kiến thức đã học lựa chọn một mô hình kinh tế, xác định các biến độc lập, các biến phụ thuộc, xây dựng mô hình toán kinh tế, sau đó đặt ra các giả thiết. Sau khi có mô hình, thu thập số liệu thứ cấp, xử lý số liệu, ước lượng các tham số trong mô hình. Phân tích sự biến động của biến nội sinh theo biến ngoại sinh, xem xét tính thay thế giữa các biến nội sinh đến biến nội sinh. - Chủ đề tiểu luận số 2: Dựa vào kiến thức đã học, xây dựng một bài toán quy hoạch tuyến tính, dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu, giải bài toán quy hoạch tuyến tính, phân tích bài toán ngược của bài toán quy hoạch tuyến tính từ đó đề xuất phương án tối ưu cho bài toán ngược. (Lưu ý bài toán có ít nhất 4 biến độc lập, ít nhất 3 phương trình ràng buộc - Chủ đề tiểu luận số 3: Dựa vào kiến thức đã học, xây dựng nội dung kinh tế và dạng toán học của một bài toán vận tải, dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu, giải bài toán vận tải, phân tích các phương án khác có thể có của bài toán vận tải. (Lưu ý phải có ít nhất 4 trạm thu, 4 trạm phát). 2. Phương pháp thực hiện và đánh giá - Giảng viên chia yêu cầu và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung của bài tiểu luận đánh giá kết quả của sinh viên theo các tiêu chí sau: 1. Hình thức: Bao gồm một số nội dung +Trang bìa + Mục lục + Nội dung + Phụ lục + Tài liệu tham khảo Tiểu luận được trình bày bằng bản cứng nộp cho giảng viên. Số trang trên tối thiểu 10 trang phần nội dung. - Giảng viên chọn mỗi nội dung một bài mẫu của một sinh viên để thuyết trình bằng powerpoint trước lớp. Thời gian thuyết trình tối đa 10 phút - Nhóm sinh viên có lại sẽ có nhận xét, đặt câu hỏi - Giảng viên nhận xét chung và kết luận 3. Dụng cụ Laptop, máy chiếu, phông chiếu 12. Thời gian phê duyệt đề cương học phần: Ngày tháng năm 2020 GIẢNG VIÊN TRƯỞNG BỘ TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN MÔN 12
  13. PHỤ LỤC 1 MÃ HÓA CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN VỚI CHUẨN ĐẦU RA CTĐT STT Chuẩn đầu ra học phần Mức độ Đáp ứng theo thang chuẩn đầu ra Bloom của CTĐT Chuẩn về kiến thức LO1.1. Khái niệm được mô hình, mô hình kinh tế và 2 2 mô hình toán kinh tế. Phân biệt các dạng khác nhau của bài toán sản xuất, bài toán tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải 1 LO1.2. Sử dụng công cụ toán học để phân tích, so sánh 2 2 một số mô hình toán kinh tế trong trạng thái cân bằng, và phân tích sự biến động của mô hình trong trạng thái tĩnh. Lựa chọn kinh tế tối ưu trong trong các bài toán sản xuất, tiêu dùng, vận tải và quy hoạch tuyến tính Chuẩn về kỹ năng LO2.1. Xây dựng được một số mô hình toán kinh 1 9 tế, mô hình bài toán tối ưu, mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính và mô hình bài toán vận tải. 2 LO2.2. Ứng dụng thành thạo các công cụ phân 1 9 tích, các thuật toán để tính toán và đánh giá phương án tối ưu của các bài toán sản xuất, tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải Năng lực tự chủ & trách nhiệm nghề nghiệp LO3.1. Tuân thủ quy trình phân tích mô hình cân đối 2 16 3 liên ngành, quy trình lập bài toán tối ưu, quy tình giải bài toán vận tải và bài toán quy hoạch tuyến tính LO3.2. Làm việc độc lập theo quy trình để xây dựng 2 16 các giải pháp tối ưu cho các chủ thể trên thị trường 13
  14. PHỤ LỤC 2 MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN 1. Mục tiêu học phần Mục tiêu Mô tả mục tiêu CĐR của (Gx) CTĐT Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về mô hình, mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế. Phân G1 biệt các mô hình kinh tế, nhận biết được các loại mô hình 2 tối ưu trong sản xuất và tiêu dung. Phát hiện được một số dạng đặc biệt của các bài toán quy hoạch tuyến tính và bài vận tải toán Rèn luyện cho người học kỹ năng xây dựng được mô hình toán kinh tế và phân tích được mô hình. Xác định được phương án tốt nhất cho bài toán sản xuất và bài toán G2 tiêu dùng bằng việc vận dụng cực trị trong toán học. Xây 9 dựng và tìm được phương án tối ưu cho bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải. Ứng dụng được chương trình excell và phần mềm quy hoạch tuyến tính giải bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải Tuân thủ các quy luật kinh tế khi phân tích và lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hiện tượng kinh tế. Tuân G3 16 thủ quy trình trong xây dựng và giải bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán vận tải 2. Chuẩn đầu ra học phần Liên kết Mô tả CĐR học phần với Mã CĐR Sau khi học xong môn học này, người học có thể: CĐR của CTĐT LO.1 Chuẩn về kiến thức Khái niệm được mô hình, mô hình kinh tế và mô hình toán LO.1.1 kinh tế. Phân biệt các dạng khác nhau của bài toán sản 2 xuất, bài toán tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán vận tải 14
  15. Sử dụng công cụ toán học để phân tích, so sánh một số mô hình toán kinh tế trong trạng thái cân bằng, và phân tích sự LO.1.2 biến động của mô hình trong trạng thái tĩnh. Lựa chọn kinh 2 tế tối ưu trong trong các bài toán sản xuất, tiêu dùng, bài toán vận tải và bài toán quy hoạch tuyến tính LO.2 Chuẩn về kỹ năng Xây dựng được một số mô hình toán kinh tế, mô hình bài LO.2.1 toán tối ưu, mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính và mô 9 hình bài toán vận tải. Ứng dụng thành thạo các công cụ phân tích, các thuật toán LO.2.2 để tìm và đánh giá phương án tối ưu của các bài toán sản 9 xuất, tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính và bài toán LO.3. vận Năngtảilực tự chủ & trách nhiệm nghề nghiệp Tuân thủ quy trình phân tích mô hình cân đối liên ngành, LO.3.1 quy trình lập bài toán tối ưu, quy tình giải bài toán vận tải 16 và bài toán quy hoạch tuyến tính Làm việc độc lập, tuân thủ quy trình để xây dựng các giải LO.3.2 16 pháp tối ưu cho các chủ thể trên thị trường 15
  16. PHỤ LỤC 3 NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN Tài Số liệu CĐR Tuần tiết học Nội dung Hoạt động dạy và học học thứ LT/ tập, TH phần tham khảo Giảng viên: - Giới thiệu học phần + Mục tiêu học phần + Nội dung chính của học phần; + Đề cương chi tiết học phần + Qui định thi, kiểm tra, đánh giá học phần + Phương pháp, cách thức kiểm tra, đánh giá học phần Giới thiệu học phần + Tài liệu bắt buộc, tham khảo của 1 học phần + Hướng dẫn kế hoạch học tập và xây dựng các nhóm thảo luận - Sinh viên: Lắng nghe, phản hồi, ghi chép các thông tin chung về học phần - Chuẩn bị cho hoạt động thảo luận - Chủ động cập nhật các tài liệu học tập Chương 1. Cơ sở Giảng viên: của quy hoạch tuyến - Giới thiệu nội dung chương 1 tính - Thuyết giảng và giải thích nội 1.1. Véc tơ n chiều và dung của chương các phép tính - Phát vấn thế nào là véc to, véc tơ n chiều; các loại vec tơ – cho ví LO.1.1 dụ gợi mở LO.1.2 1,2 4 1,2,3 - Nêu các phép toán véc tơ; nêu LO.2.1 vấn đề về độc lập và phụ thuộc LO.2.2 tuyến tính - Yêu cầu SV nhận xét về các phép toán véc tơ; độc lập và phụ thuộc tuyến tính - Tổng hợp kiến thức và kết luận. 16
  17. - Hướng dẫn SV làm bài tập các phép toán véc tơ; độc lập và phụ thuộc tuyến tính Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV và làm bài tập về các phép toán véc tơ; độc lập và phụ thuộc tuyến tính 1.2. Ma trận Giảng viên: - Thuyết giảng và giải thích về ma trận - Cho ví dụ về ma trận - Phát vấn thế nào là ma trân; có các loại ma trận nào; các phép toán về ma trận có tính chất gì; sự khác nhau cơ bản giữa phép nhân 2 ma trận và phép nhân các số thực – - Cho ví dụ gợi mở và đàm thoại, giải quyết vấn đề - Yêu cầu SV nhận xét - Tổng hợp kiến thức và kết luận. - Hướng dẫn SV làm bài tập các phép toán ma trận Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV và làm bài tập về các phép toán ma trận 1.3. Định thức Giảng viên: - Nêu vấn đề về định thức, nêu các cách xác định giá trị định thức; các tính chất của định thức - Cho ví dụ về định thức; các cách xác định giá trị định thức - Phát vấn nhận xét gì về các cách xác định giá trị định thức - Cho ví dụ gợi mở và giải quyết vấn đề 17
  18. - Tổng hợp kiến thức và kết luận. - Hướng dẫn SV làm bài tập xác định giá trị định thức Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi phát vấn của GV và giải quyết vấn đề - Làm bài tập về định thức 1.4. Ma trận nghịch Giảng viên: đảo - Thuyết giảng về định nghĩa ma trận nghịch đảo; nêu các cách tìm ma trận nghịch đảo - Cho ví dụ và hướng dẫn SV cách tìm ma trận nghịch đảo theo các cách - Phát vấn: so sánh hai cách tìm ma trận nghịch đảo và nhận xét - Tổng hợp kiến thức và kết luận. - Cho SV làm bài tập tìm ma trận nghịch đảo Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Làm bài tập tìm ma trận nghịc đảo 1.5. Hệ phương trình Giảng viên: tuyến tính - Nêu vấn đề về hệ phương trình tuyến tính; các tính chất của hệ phương trình tuyến tính; các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính - Cho ví dụ và hướng dẫn SV giải hệ phương trình tuyến tính theo các cách - Phát vấn: SV hãy đánh giá, so sánh các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính - Tổng hợp kiến thức và kết luận. - Cho SV làm bài tập giả hệ phương trình tuyến tính 18
  19. Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo, -Trả lời các câu hỏi phát vấn của GV - Làm bài tập về hệ phương trình tuyến tính Bài thực hành số 1 Giảng viên: Ôn tập đại số tuyến - Hướng dẫn thực hiện nội dung tính bài thực hàn h mẫu cho cả lớp - Các phép toán ma - Giao bài tập cho sinh viên thực trận hiện - Tính giá trị định - Giám sát và hướng dẫn sinh viên thức thực hiện các nội dung của bài. - Tìm ma trận nghịch - Nhận xét, đánh giá kết quả làm đảo bài của sinh viên lên bảng và cả - Giải hệ phương lớp trình tuyến tính - Chữa bài trong trường hợp SV làm sai LO.2.1 3 - Giao bài tập về nhà cho SV 3 2,3 LO.2.2 - Giao nội dung nghiên cứu chương 2 Sinh viên - Một sinh viên lên bảng làm bài. - Nhóm sinh viên còn lại thực hiện theo trình tự các bước đã được giáo viên hướng dẫn trên giấy của mình và nhận xét kết quả của SV khác, đối chiếu kết quả trên bảng - Làm các bài tập về nhà - Nghiên cứu tài liệu chương 2 để chuẩn bị cho bài học tiếp theo Chương 2: Mô hình Giảng viên: LO.1.1 toán kinh tế - Giới thiệu khái quát nội dung của LO.1.2 2.1. Ý nghĩa của chương LO.2.1 4,5 phương pháp mô hình - Nêu vấn đề về ý nghĩa của 6 1,3,4 hóa LO.2.2 phương pháp mô hình hóa. LO.3.1 - Phát vấn: tại sao phải sử sụng mô hình trong nghiên cứu kinh tế 19
  20. - Gợi mở, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm học tập, giải quyết vấn đề. - Giáo viên tổng hợp kiến thức và kết luận. Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV, giải quyết vấn đề - Ghi chép kiến thức trọng tâm 2.2. Nội dung của Giảng viên: phương pháp mô hình - Nêu vấn đề về mô hình kinh tế hóa và mô hình toán kinh tế. - Phát vấn: Xây dựng mô hình kinh tế, mô hình toán kinh tế cần quan tâm đến vấn đề gì; Nhận diện các loại biến trong mô hình toán kinh tế; phân loại các phương trình cấu trúc trong mô hình toán kinh tế... - Gợi mở, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm học tập, giải quyết vấn đề. - Giáo viên tổng hợp kiến thức và kết luận. Sinh viên: - Nghiên cứu TL học tập và tham khảo - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV, giải quyết vấn đề - Ghi chép kiến thức trọng tâm 2.3. Một số phương Giảng viên: pháp phân tích mô - Giới thiệu các phương pháp phân hình tích và sử dụng mô hình chủ yếu trong kinh tế - Phát vấn: Bằng kiến thức của mình SV cho biết phân tích sự thay đổi tuyệt đối; sự thay đổi tương đối của biến nội sinh theo biến ngoại sinh thực chất là phân tích chỉ tiêu nào trong kinh tế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2