intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay

Chia sẻ: Dương Văn Lĩnh Lĩnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:135

287
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh, từ đó tác giả hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm, tư tưởng biện chứng của Người trong công tác dân vận trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến đề xuất mang lại hiệu quả cho công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay

  1. aaaaaa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC ­­­­­         ­­­­­                                                                                         DƯƠNG VĂN LĨNH TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA  CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN       Ở TỈNH SƠN LÀ HIỆN NAY ĐÊ C ̀ ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIÊT HOC ́ ̣ 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC ­­­­­         ­­­­­                                                                                       DƯƠNG VĂN LĨNH       PHÊ TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA  CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN       Ở TỈNH SƠN LÀ HIỆN NAY Chuyên nganh ̀ : Triêt hoc ́ ̣ Ma sô ̃ ́ : 60.22.03.01 ĐÊ C ̀ ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIÊT HOC ́ ̣ 2 Ngươi h ̀ ương dân khoa hoc ́ ̃ ̣ : PGS.TS LÊ VĂN ĐOÁN
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ  tịch Hồ  Chí Minh là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc  Việt Nam. Yêu nước, thương dân, cả  cuộc đời người đấu tranh không mệt mỏi  vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Tư  tưởng Hồ Chí Minh là hệ  thống quan điểm toàn diện và phong phú về  cách mạng Việt Nam, là sự  hun đúc, kết tinh từ  những tinh hoa  ưu tú nhất của   lịch sử  tư  tưởng dân tộc, thời đại và nhân loại; được trí tuệ, nhân cách Hồ  Chí  Minh làm cho thăng hoa, trở  thành giá trị  văn hóa Việt Nam hiện đại. Hồ  Chí  Minh không những nắm lấy cái tinh thần, phương pháp biện chứng của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, hòa quyện với tinh hoa biện chứng phương Đông vào thực  tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam để phát hiện, giải quyết những vấn đề của lịch  sử cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo mà còn bổ sung mới, phát  triển và làm phong phú hơn chủ nghĩa Mác ­ Lênin trong thời đại mới để tạo nên   cái riêng trong tư tưởng biện chứng của mình.  Tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong các bài nói, bài   viết mà còn thể  hiện qua quá trình chỉ  đạo thực tiễn cách mạng phong phú, đa   dạng, hiệu quả  trong phong cách lối sống của Người và trên nhiều lĩnh vực.   Trong đó quan điểm nổi bật nhất là tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc kết hợp  3
  4. giải phóng giai cấp mà cốt lõi là tinh thần  đoàn kết dân tộc  “Sự  nghiệp cách   mạng là sự  nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân và chỉ  có thể  thực hiện   được bằng sức mạnh của khối thống nhất toàn dân,…”.  Trong tinh thần đoàn kết, công tác vận động quần chúng nhân dân đoàn kết,  thống nhất, chung sức một lòng thực hiện cách mạng, điều đó thể  hiện rõ nhất  sự  phát triển tổng hợp của tư  duy biện chứng, khoa học chính trị, nghệ  thuật,   tinh tế  và sâu sắc bởi nó chứa đựng những tinh hoa của lịch sử  tư  tưởng biện   chứng nhân loại nhưng không hề  bị  gò bó, máy móc mà Người vận dụng một   cách linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh cụ thể, ở mọi lĩnh vực và ngày càng   phổ  biến hơn trong quá trình cùng nhân dân thực hiện chèo lái con thuyền cách  mạng.  Trong hoàn cảnh kháng chiến công tac vân đông quân chung  ́ ̣ ̣ ̀ ́ là vấn đề cấp  bách, còn trong sự  phát triển lâu dài của cách mạng, đây là vấn đề  mang tinh ́   chiến lược.  Đảng ta xác định:  “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ  có ý nghĩa   chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta; là điều kiện quan   trọng đảm bảo có sự  lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ   máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã chỉ  rõ:  “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc   gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Bước vào công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được trong  lĩnh vực vận động quần chúng của Đảng. Song cũng bộc lộ những khuyết điểm  hạn chế. Tại Hội nghị  triển khai chương trình hành động thực hiện nghị  quyết  Đại hội XII (27­5­2016) của Đảng về công tác dân vận. Tổng Bí thư Nguyễn Phú  Trọng chỉ rõ: “Đảng ta và Bác Hồ luôn xác định dân vận và công tác dân vận là   nhiệm vụ  có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ  sự  nghiệp cách mạng nước   ta…”. 4
  5. “Bên cạnh những thành tích, tiến bộ công tác dân vận cũng còn những mặt   hạn chế, yếu kém mà Đại hội XII đã chỉ  ra. Đó là: Việc cụ  thể hóa và tổ  chức   thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận quyết định của Đảng về công tác dân   vận hiệu quả  chưa cao; chưa đánh giá, dự  báo kịp thời những diễn biến tư   tưởng nhân dân; chậm đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần   chúng trong tình hình mới…” Dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng  chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác Dân vận không chỉ là vận   động nhân dân thực hiện các chủ  trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà  còn là phương thức thu hút nhân dân vào việc hoạch định đường lối, chủ trương,  chính sách đó. Trong những hoạt động này vấn đề  cốt lõi là phải quan tâm đến   lợi ích chính đáng của nhân dân. Vấn đề tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực  tế đến nay nhiều lúc, nhiều nơi vẫn làm chưa tốt. Bên cạnh số đông cán bộ đảng  viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận   không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần   chúng, nạn tham ô, hối lộ  vẫn còn xảy ra. Không ít đoàn thể  cũng bị  quan liêu   hoá, hành chính hoá, không chịu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập  hợp các tầng lớp nhân dân, làm giảm sự  gắn bó của nhân dân với Đảng và Nhà   nước... những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để  chúng ta phải làm tốt  hơn nữa công tác dân vận. Để nâng cao hiệu quả của công tác dân vận bên cạnh   việc hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra còn   phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận.  Vì thế trong nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy   tư  duy biện chứng trong phương pháp dân vận của Người trong giai đoạn hiện  nay còn giữ nguyên giá trị to lớn đôi v ́ ơi s ́ ự nghiêp cach mang n ̣ ́ ̣ ươc ta ́ . “Củng cố   niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc   và mối quan hệ  máu thịt giữa Đảng và nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân   5
  6. thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;   phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng   lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sơn La là tỉnh rừng núi nằm  ở  phía Tây Bắc của Tổ  quốc,   co diên tich ́ ̣ ́   14.174 km2 (đứng thứ 3 toan quôc),  ̀ ́ là nơi cùng sinh sống của 12 dân tộc thiểu vơí  ̣ gân 1,2 triêu dân ̀ . Việc phát triển bền vững kinh tế  ­ xã hội và quốc phòng ­ an  ninh ở tỉnh Sơn La có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển chung của  cả  nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, cùng với các tỉnh của Tây Nam Bộ,   Tây Nguyên thì Sơn La thuộc vùng Tây Bắc cũng là điểm nóng về  bất ổn chính  trị, kinh tế  ­ xã hội cần được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc hơn. Chính   những lý do đó đã thôi thúc tác giả chọn đề tài  “Tư duy biện chứng của Hồ Chí   Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay” để  làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu tư tưởng triết học và công tác dân vận của Hồ  Chí Minh  đã được nhiều nhà khoa học đề  xuất về  hướng nghiên cứu và nội dung nghiên  cứu nên cũng đã có một số công trình như sau:  Thứ nhất, Nhóm các công trình về Phương pháp và phong cách của Hồ Chí   Minh: Tiêu biểu nhất là cuốn  Phương pháp và phong cách Hồ  Chí Minh  ­ GS  Đặng Xuân Kỳ  chủ  biên, Nxb Lý luận chính trị, 2004. Tác giả  đã trình bày một  cách có hệ thống các lý luận về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh và phân  tích khá cặn kẽ  nội dung, ý nghĩa của phương pháp, phong cách Hồ  Chí Minh.  Tuy nhiên, tác giả  chưa chỉ  ra và phân tích rõ tính biện chứng trong các phương  pháp cách mạng trên. Đây là một trong số những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về  phương pháp và phong cách Hồ  Chí Minh từ  đó mở  đường và đưa việc nghiên  cứu phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh lên tầm cao mới. 6
  7. Cuốn sách thứ hai cũng liên quan đến đề  tài này là cuốn Tìm hiểu phương   pháp Hồ  Chí Minh  của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận Chính trị  ­ Hành  Chính, Hà Nội (2011). Cuốn sách là công trình đầy đặn, công phu thể  hiện tâm  huyết của một nhà khoa học đã có sự thấu hiểu sâu sắc về con người và phương   pháp Hồ  Chí Minh. Từ  những quan điểm mang tính chất gợi mở, GS.TS Hoàng  Chí Bảo đã chỉ ra sự hình thành phương pháp Hồ  Chí Minh, bước đầu nêu ra và   phân tích những đặc điểm chủ  yếu của phương pháp Hồ  Chí Minh, từ  đó bước  đầu vận dụng vào tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh chứ chưa đi vào tìm   hiểu và phân tích tính biện chứng trong các phương pháp cách mạng. Về cơ bản,  cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống phương pháp Hồ Chí Minh và bước  đầu gợi mở cho các nhà nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh sau này. Thứ hai, Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng và tư tưởng triết học   Hồ Chí Minh: Các cuốn sách tiêu biểu là Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của Viện Hồ  Chí Minh, Hà Nội, 1993, tập 3;  Tư  tưởng triết học Hồ  Chí Minh  do  Lê Hữu  Nghĩa (Chủ biên), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2000; Góp phần tìm hiểu tư duy đặc   sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh  của tác giả Hồ Kiếm Việt, Nxb Chính trị quốc  gia, Hà Nội, 2004; Hồ  Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh của tác giả Bùi  Đình Phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Hồ Chí Minh, nhà cách mạng   sáng tạo  của Mạch Quang Thắng, Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội, 2009; Giáo  trình tư  tưởng Hồ  Chí Minh  của Phạm Ngọc Anh, Nxb Chính trị  quốc gia, Hà  Nội, 2010; và tiêu biểu nhất là cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài của GS.  Trần Nhâm, Nxb Lý luận Chính trị quốc gia, Hà Nội (2011).   Các công trình trên đã mở  rộng nghiên cứu tư tưởng Hồ  Chí Minh trên các  vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng. Nắm rõ tình hình thực tiễn của thế  giới và Việt Nam những năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ  nghĩa Mác ­ Lênin,  Hồ Chí Minh đã khởi thảo và chỉ rõ con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam   7
  8. trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ  địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tầm cao về tư duy chiến lược của Hồ  Chí Minh và Đảng ta chính là tầm nhìn bao quát, hiểu được bản chất ẩn náu bên  trong những vấn đề  cơ bản đề từ đó đề ra các chiến lược, chuyển hướng chiến   lược hợp lý. Đặc biệt chiến lược xuyên suốt trong quá trình kết hợp độc lập dân   tộc và chủ  nghĩa xã hội, nổi lên trong hệ  thống tư  tưởng Hồ  Chí Minh là tư  tưởng về đại đoàn kết dân tộc. Sự thiên tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh ­ vấn đề  được tác giả  xem như  là trung tâm phân tích trong hệ  tư  tưởng Hồ  Chí Minh   được thể  hiện rõ trong tư  duy mới về  Đảng cầm quyền. Theo Hồ  Chí Minh,  Đảng, Nhà nước và nhân dân có mối liên hệ  chặt chẽ, không thể  tách rời. Xây   dựng Đảng ta thành một đảng trí tuệ, một đảng trong sạch, vững mạnh, xứng   đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ  trung thành của nhân dân. Điểm mới   cuốn sách “Hồ  Chí Minh nhà tư  tưởng thiên tài” là đi sâu làm rõ tư  tưởng triết   học và nhận thức luận Hồ Chí Minh. Mặc dù Hồ Chí Minh không đi sâu vào tìm   hiểu các vấn đề triết học nhưng không thể nói rằng toàn bộ hệ thống tư tưởng,  lý luận của Người không mang dấu ấn của quan điểm duy vật triệt để trong triết   học. Đặc điểm nổi bật của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn  và nhân sinh, triết học giải phóng và phát triển. Hệ  thống tư  tưởng Hồ  Chí Minh không chỉ  làm nổi bật phép biện chứng   được hình thành một cách tự nhiên, sáng tạo từ nhiều nguồn, nhiều hướng, nhiều  cơ  sở  khác nhau mà còn nhấn mạnh nhận thức luận của Người qua quá trình  thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn. “Thực tiễn không có lý luận  hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ  với thực  tiễn là lý luận suông”. Thứ  ba, Nhóm các công trình nghiên cứu về  công tác dân vận của Hồ  Chí   Minh:  8
  9. Tác phẩm “Dân vận” của chính trực tiếp Hồ  Chí Minh viết được in  trong Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232. Về  hình thức: Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề  (chỉ  vỏn vẹn 2  từ), đến dung lượng (chỉ có 573 từ); được diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, gần   gũi với quần chúng; văn phong súc tích, có tính khái quát cao.  Về  nội dung: Giản dị, ngắn gọn mà không hề  sơ  lược. Tác phẩm “Dân  vận” đã gói ghém một cách đầy đủ  và sâu sắc những quan điểm, tư  tưởng của  Hồ Chí Minh về công tác này. Về  tầm quan trọng của công tác dân vận: Hồ  Chí Minh chỉ  rõ rằng: “Dân  vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.  Về  mục đích của công tác dân vận: Cái đích chung và cao nhất của sự  nghiệp cách mạng mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương trước sau vẫn là “từ  dân, vì dân, cho dân”.  Về  bản chất của công tác dân vận: Theo Hồ  Chí Minh, thực chất hay bản  chất của công tác dân vận, chính là nhằm “vận động tất cả  lực lượng của mỗi   một người dân không để  sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân,  để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể  đã giao cho...”.  Về lực lượng làm công tác dân vận: Chỉ rõ ai là người làm công tác dân vận Về  cách thức, phương pháp làm công tác dân vận: Óc nghĩ, mắt trông, tai  nghe, miệng nói, tay làm, chân đi.  Tác phẩm Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân   của Đỗ Mười trong bài phát biểu tại hội thảo tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ  Chí Minh đăng trên tạp chí dân vận số  12­1993, NXB Chính trị  Quốc gia – Sự  thật 2014.  Tiêu biểu là cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt   Nam của Trường Chinh, Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1991 và cuốn sách Tư  9
  10. tưởng Hồ  Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam  của Võ Nguyên Giáp,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.  Ngoài ra còn có một số luận án tiến sĩ: ­ Lương Văn Kham: Tư  tưởng biện chứng Hồ  Chí Minh trong cách mạng   giải phóng dân tộc Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,  2001. ­ Nguyễn Đức Đạt: Một số  quan điểm biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí   Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2002. Tuy nhiên, các công trình, giáo trình, luận án, bài viết chỉ  mới "gợi mở",   "khái quát" hoặc chỉ mới đề cập đến phương pháp cách mạng, triết lý phát triển,   quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giữa giai cấp và dân tộc... Xin trích  dẫn "Lời Nhà xuất bản Lao động Hà Nội" viết cho bản in lần thứ 2 năm 2000 tác  phẩm  Tư  tưởng triết học Hồ  Chí Minh": "Riêng về  tư  tưởng triết học Hồ  Chí  Minh thì hầu như  rất ít người nghiên cứu, đề  tài này hầu như  còn mới mẻ  sơ  khai" Vì vậy, việc nghiên cứu tư  tưởng triết học Hồ  Chí Minh cũng như  Tư  tưởng biện chứng trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh chưa có điều kiện   đề cập một cách có hệ thống và phân tích cặn kẽ đến những nội dung của những  vấn đề đó. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở  nghiên cứu tư duy biện chứng của Hồ  Chí Minh, từ  đó tác giả  hệ  thống hóa, khái quát hóa những quan điểm, tư  tưởng biện chứng của Người   trong công tác dân vận trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến đề xuất mang lại hiệu   quả cho công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh 4.2. Đối tượng nghiên cứu  10
  11. Tư duy biện chứng trong công tác dân vận của Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu khai quat hoa nh ́ ́ ́ ưng quan điêm biên ch ̃ ̉ ̣ ứng cua  ̉ Người. Trên cơ  sở đó đề xuất một số giải pháp vào thực tiễn trong công tác dân vận đối với tỉnh   Sơn La hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Những vấn đề lý luận chung về tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh ­ Nội dung công tác dân vận trong tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh ­ Rút ra ý nghĩa thực tiễn đưa ra các giải pháp đối với tỉnh Sơn La hiện nay.   7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tư duy biện chứng Hồ  Chí Minh; ý nghĩa của nó đối  với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay.  8. Phương pháp nghiên cứu Đề  tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ  nghĩa duy vật biện   chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích – tổng hợp, logic   – lịch sử, khái quát hóa, thống kê, so sánh,… 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ  lục luận   văn dự kiến gồm 2 chương 7 tiết.   10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản  Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn tập trung chủ yếu vào   một số luận điểm cơ bản sau: Một là, Tư  duy biện chứng Hồ  Chí Minh là sự  vận dụng, phát triển sáng   tạo tư  tưởng biện chứng phương Đông, phương Tây mà tiêu biểu là tư  tưởng  biện chứng cua  ̉ Trung Hoa và tư  tưởng biện chứng của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin  11
  12. vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hai là,  hệ  thống tư  duy biện chứng Hồ  Chí Minh trong công tác dân vận  mang tính khoa học và cách mạng. Ba là, vận dụng tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa to  lớn đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay. 10.2.  Đóng góp mới của tác giả ̀ ́ ̣ ­ Vê ly luân: H ệ thống hóa tư duy biện chứng Hồ Chí Minh. ̀ ực tiên: Y ­ Vê th ̃ ́ nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện   nay. 12
  13. Chương 1  TƯ DUY BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH 1.1. Một số khái niệm cơ bản ­ Tư duy   Tư  duy là phạm trù triết học dùng để  chỉ  những hoạt động của tinh thần,  đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế  giới thông qua hoạt   động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự  vật và ứng xử  tích   cực với nó. Theo cuốn Từ  điển Bách khoa toàn thư  Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ  điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ  chức một cách đặc biệt ­ bộ não con người. Tư  duy phản ánh tích cực hiện thực  khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v... Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật  chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng:  “Vận   động kiểu tư  duy chỉ  là sự  vận động của hiện thực khách quan được di chuyển   vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh”.   ­ Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối  liên hệ  và quan hệ  bên trong có tính quy luật của sự  vật, hiện tượng trong hiện   thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. ­ Biện chứng: Biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng  và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của  chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. ­ Tư duy biện chứng:  Tư duy biện chứng là quá trình tâm lý được xây dựng  trên cơ sở xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ  qua lại, tác động lẫn   nhau  ảnh hưởng, chi phối vừa thống nhất vừa đấu tranh, luôn vận động và phát  triển. 13
  14. Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh: Tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là sản  phẩm tổng hợp của sự kế thừa những tư tưởng biện chứng trong l ịch s ử v ới vi ệc   tổng kết những tính chất biện chứng của cách mạng Việt Nam và vận dụng sáng  tạo vào thực tiễn xã hội Việt Nam.  ­ Dân vân ̣ : Dân vận là tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi  người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật   của Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân. Theo   Hồ   Chủ   tịch,   “dân   vận là vận động   tất   cả   lực   lượng   của   mỗi  người dân, không để  sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân để  thực  hành những công việc nên làm, những công việc mà đoàn thể  và Chính phủ  đã  giao cho” (bài báo “Dân vận” của Người đăng trên Báo Sự  Thật với bút danh  X.Y.Z (ngày 15­10­1949). ­ Công tac dân vân ́ ̣ : Công tác dân vận là toàn bộ  các hoạt động của Đảng   đối với quần chúng nhằm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo cho lợi   ích thiết thực của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực thắng lợi  mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng. ­ Hồ Chí Minh đưa ra quy trình công tác dân vận: + Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của  Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình. + Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho  mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ  phải hăng hái làm cho kỳ được". + Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm  của dân, cùng với dân đặt kế  hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương,   rồi động viên và tổ  chức toàn dân ra thi hành".  Và "Trong lúc thi hành phải theo  dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân". 14
  15. + Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: “Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm   thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng". Theo Hồ  Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới   đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu  hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề  cập tới. 1.2. Qua trinh ́ ̀  hình thành tư duy biện chứng Hồ Chí Minh 1.2.1. Truyền thống cách mạng Việt Nam Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ  rất sớm, trải qua mấy nghìn   năm dựng nước và giữ  nước đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến chống quân   xâm lược, dân tộc ta đã xây dựng nên rất nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp trong   đó có truyền thống yêu nước phát triển đến đỉnh cao, trở  thành chủ  nghĩa yêu   nước. Chủ  nghĩa yêu nước là sản phẩm cao quý của dân tộc ta, nó trở  thành đạo  lý, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, là động lực to lớn tạo nên sức mạnh để  nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.   Nội dung cơ  bản của chủ  nghĩa yêu nước là tình yêu quê hương đất nước, tinh   thần đoàn kết gắn bó cộng đồng, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân  tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần bất khuất, tự cường, đạo lý uống nước  nhớ nguồn... trên tinh thần nhân văn, nhân ái… Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chứa đựng những yếu tố biện chứng sâu sắc.  Trong đó, một số yếu tố đã ảnh hưởng đến tư duy biện chứng Hồ Chí Minh. Một là, đoàn kết gắn bó cộng đồng dân tộc. Đây là sự  thống nhất, đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc để  tạo   thành sức mạng tổng hợp chống lại mọi khó khăn, gian khổ, mọi kẻ thù xâm lược. Đất nước Việt Nam nhỏ bé từ xa xưa đã phải chống chọi với thiên tai lũ lụt  khắp nơi, để chống chọi với thiên tai, ngoại xâm đòi hỏi mọi người dân phải đoàn  kết đồng lòng, góp sức mới có thể thực hiện được. Do vậy, tinh thần đoàn kết của  15
  16. nhân dân ta bắt nguồn từ  ấy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và ngày  càng được phát triển mạnh mẽ hơn đặc biệt là trong công cuộc kháng chiến chống   quân xâm lược, tinh thần đoàn kết  ấy càng phát triển rực rỡ  hơn, trở  thành một  truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Với vị  trí địa lý luận lợi, giàu có về  nguồn lợi tài nguyên, là trung tâm giao   lưu kinh tế, văn hóa của các vùng, miền của khu vực nên các thế lực ngoại xâm đã  thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Tuy là một quốc gia nhỏ bé, ít về  số  lượng, yếu về  sức mạnh, thô sơ về  vũ khí nhưng bằng tinh thần đoàn kết, quyết  tâm chống lại mọi kẻ thù xâm lược, cha ông ta đã làm nên những chiến thắng oai   hùng.  Nhà Trần  ở  thế  kỷ  thứ  XIII đã ba lần đánh thắng quân Nguyên ­ Mông và  Trần Quốc Tuấn đã chỉ  rõ nguyên nhân là do:  “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa   thuận, cả nước góp sức” [23, tr.215]. Để có được sức mạnh to lớn từ sự đoàn kết   đó, Trần Quốc Tuấn đã chủ trương: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế   bền sâu gốc rễ, đó là thượng sách giữ nước” [23, tr.215].  Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ cũng kháng chiến chống quân Minh xâm lược, dù đã  xây dựng được lực lương quân thường trực khá mạnh nhưng cũng đã thất bại vì  không đoàn kết được toàn dân. Cũng trong thắng lợi của kháng chiến chống quân  Minh, Nguyễn Trãi đã chỉ  rõ nguyên nhân là do đã đoàn kết, tập hợp được lực  lượng dân chúng: “Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng” [23,  tr.259]. Ông đã nhìn thấy công lao, sức mạnh của dân chúng cũng như vai trò quyết  định sự thịnh suy của dân tộc. Thấy được sức mạnh của đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nói:  “Sử ta dạy   bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự   do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [32, tr.217].  Để rồi, trong tiến trình đấu tranh cách mạng của mình, Người luôn kêu gọi:  “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 16
  17.                                 Thành công, thành công, đại thành công” [39, tr. 607]. Người luôn kêu gọi toàn dân thống nhất, đoàn kết trên cùng một mặt trận.   Người kêu gọi tất cả  mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt tôn giáo,  đảng phái, dân tộc, không phân biệt già trẻ, gái trai. Ai có tài, có đức, có sức, có   lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì đoàn kết với họ. Với tinh thần đó  trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế  quốc Mỹ  xâm lược, dân  tộc ta đã làm nên những thắng lợi vĩ đại, vang dội khắp năm châu, chấn động địa   cầu. Hai là, Kết hợp giữa kiên định mục tiêu của cuộc kháng chiến với linh hoạt,   sáng tạo trong các hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh giữ nước. Để chiến thắng nhiều kẻ thù khác nhau, ông cha ta đã sáng tạo và vận dụng   linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng phù hợp với điều   kiện hoàn cảnh thực tế   ở  nước ta, giải quyết thành công vấn đề  lấy nhỏ  thắng   lớn, “lấy ít địch nhiều”, tùy thời cơ mà dùng mưu lược để thắng địch. Trần Quốc Tuấn đã nhận định: “Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta cậy đoản   binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến   ồ ạt như lửa cháy, gió thổi thì dễ chế  ngự. Nếu chúng đi chậm như cách tầm ăn,   không cần của dân, không cần được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét   quyền biến như đánh cờ vậy, tùy thời mà làm”  [23, tr. 215]. Trần Quốc Tuấn luôn  bám sát thế trận để đề ra nhiều phương pháp tác chiến, cách đánh với nội dung và   hình thức phù hơp: lúc đánh du kích, khi đánh lẻ  tẻ  phân tán, khi tập trung công  kích, khi lại rút lui, lợi dụng khí hậu, địa hình hiểm trở, dùng mưu trí lừa địch...  với hình thức, quy mô khác nhau để  giành thắng lợi. Tư  tưởng biện chứng trong   phương pháp đánh giặc ấy đã được thể hiện rất rõ ràng. Đến thế kỷ XV, Nguyễn Trãi cũng đưa ra nhiều cách đánh sáng tạo, độc đáo  là tránh chỗ mạnh, đánh chỗ  yếu, dùng quân mai phục để  đánh bất ngờ, phát huy   mọi thế  mạnh của ta đánh vào chỗ  sơ  hở  của địch, đánh vào chỗ  mà địch không   17
  18. ngờ tới, tạo điều kiện để chỗ mạnh của địch không thể phát huy, còn chỗ yếu của  ta thì được bù đắp, không những thế  còn chuyển thành chỗ  mạnh, ít có thể  địch  được nhiều, yếu có thể thắng được mạnh. Từ thực tế cách mạng, Nguyễn Trãi đã  khái quát:  “Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục                             Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ” [23, tr.65]. Bên cạnh việc đánh địch trên mặt trận quân sự, cha ông ta còn đánh địch trên  các mặt mặt chính trị, ngoại giao... Sự  kết hợp nhiều cách đánh trên nhiều mặt  trận sẽ  tạo ra một sức mạnh tổng hợp chiến thắng moị kẻ  thù. Tiêu biểu là Lý  Thường Kiệt, khi quân giặc lâm vào tình thế  quẫn bách, ông đã chủ  động điều   đình trên mặt trận ngoại giao để mở lối thoát cho quân giặc nhằm chấm dứt chiến  tranh trong điều kiện có lợi nhất cho ta. Trên mặt trận chính trị, ông đã đánh địch   qua bài thơ bất hủ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,                       Như đẳng hành khan thủ bại hư [23, tr. 181]. Đến Nguyễn Trãi, sự kết hợp đánh giặc bằng quân sự, chính trị, ngoại giao   đã đạt đến trình độ mới. Một mặt, ông cùng Lê Lợi hoạch định âm mưu, mặt khác,   ông đấu tranh với kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng và lý luận. Ông coi đấu tranh trên  mặt trận tư  tưởng và lý luận cũng góp phần rất quan trọng cho thắng lợi của   kháng chiến. Tư tưởng ấy thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bình ngô đại cáo, khẳng   định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nước Đại Việt ta, bất cứ kẻ nào  xâm phạm đều bị đánh bại. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tư tưởng đánh giặc của cha ông, vận dụng sáng  tạo và phát triển cách đánh  ấy vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người đề  ra   phương pháp tác chiến rất sáng tạo:  “Dụ  giặc vào bẫy để  đánh”  [32, tr.475];  18
  19. Người đòi hỏi phải “Thiên biến vạn hóa, xuất quỷ nhập thần” [32, tr.470]; “Náo  phía đông, đánh phía tây”  [32, tr.474]... Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ  Chí  Minh có sự kết hợp linh hoạt đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết hợp  giữa khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng, đánh địch trên cả ba vùng  chiến lược, đánh địch bằng ba mũi giáp công, vừa đánh vừa đàm... Thực tiễn cách   mạng Việt Nam đã chứng minh sự  kết hợp  ấy hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo,   làm nên sức mạnh to lớn đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thành công. 1.2.2 Bản thân Hồ Chí Minh và quá trình tìm đường cứu nước Việt Nam là một quốc gia phong kiến nhỏ  bé và lạc hậu  ở  Đông Dương,  cũng không thoát khỏi thân phận là thuộc địa của thực dân Pháp. Sau Cách Mạng  Tháng Mười Nga, Việt Nam cũng là nơi hội tụ hầu hết những mâu thuẫn lớn của   thời đại. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng liên tiếp nổ ra  nhưng đều lần lượt bị  thất bại vì bế  tắc về  đường lối, khủng hoảng lực lượng   lãnh đạo có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của lịch sử. Nhưng, cũng vì vậy mà tư  tưởng chống Pháp, nguyện vọng giải phóng dân tộc ngày càng trở  nên thiết tha  mãnh liệt, nhất là đối với những tầng lớp tri thức có lòng yêu nước nồng nàn. Đa   số  họ  xuất thân từ  tầng lớp khoa bảng, thấm nhuần học thuyết Nho giáo và các  học thuyết phương Đông khác, đồng thời lại được tiếp thu ít nhiều tri thức mới   của phương Tây, nhất là văn minh Pháp. Tuy nhiên, tất cả những con đường giải   phóng dân tộc mà họ  tìm kiếm vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn trước  đây…      Trong bối cảnh lịch sử ấy của đất nước và của thời đại, Chủ tịch Hồ Chí   Minh sinh ra và lớn lên, nhận sứ  mệnh lịch sử  giải phóng dân tộc, thực hiện dân  chủ, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, theo con đường mà Cách mạng tháng   mười Nga đã vạch ra. Hoàn cảnh lịch sử với yêu cầu cách mạng ấy là nguồn gốc   đầu tiên quy định mục tiêu, khơi nguồn động lực cho việc hình thành và phát triển  những tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh. 19
  20.      Hồ Chí Minh sinh ra ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ­ một   vùng quê giàu truyền thống yêu nước, thương người. Ông và cha của Người ở cả  hai bên nội, ngoại đều đỗ đạt cao trong các kỳ thi Nho giáo. Họ đều là những nho  sĩ tiến bộ, có ý nguyện an dân dựng nước. Tiêu biểu nhất là người cha đáng kình   của Người. Người cũng được học tập khá kĩ lưỡng những tri thức phù hợp với  truyền thống dân tộc của nho giáo, Lão giáo, Phật giáo. Mặc gia, Pháp gia và nhiều   học thuyết phương Đông. Cuộc sống vất vả   ở  quê hương đã nuôi dưỡng những  tình cảm ban đầu của Hồ Chí Minh. Đó là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính  trọng người già, có nghĩa khí, nhất là đối với các nghĩa sỹ chống Pháp; thương yêu  và giúp đỡ  mọi người; căm ghét bọn thực dân Pháp xâm lược và thờ   ơ  với triều   đình nhà Nguyễn. Ở đâu người cũng thấy sự bóc lột dã man tàn bạo của thực dân   Pháp, sự thối nát, hèn hạ của triều đình nhà Nguyễn. Ở đâu, Người cũng thấy nỗi  đau mất nước đầy ắp trong tâm khảm mỗi người Việt Nam yêu nước. Người còn  chứng kiến tận mắt sự thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp lúc  bấy giờ.       Thực tế  cuộc sống đã thúc đẩy Hồ  Chí Minh tích lũy thêm những kiến  thức khác nhau, sàng lọc những tư tưởng tiến bộ, loại bỏ dần những tư tưởng l ạc   hậu, lỗi thời, nhất là sau khi được tiếp xúc với những tư  tưởng mới của các nhà  cải cách Trung Quốc như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vy và Tôn Trung Sơn. Có   lẽ đó cũng là cái cầu nối khiến người lưu ý đến các nhà triết học khai sáng Pháp.  Với vốn thực tế  và tri thức mới, Hồ  Chí Minh không đồng ý đi theo con đường   “bạo động”, “duy tân”… mà để  tâm tìm con đường khác cứu dân, cứu nước Hồ  Chí Minh đã quyết định sang Pháp để  thực hiện mục tiêu đó. Năm 1911, với hai  bàn tay trắng, Người lên một chuyến tàu buôn sang Pháp.      Dân tộc Việt Nam có những tư tưởng triết học sâu sắc và độc đáo, được  hình thành sớm, được bổ sung và tích lũy qua nhiều thế hệ cũng với sự thăng trầm   của lịch sử. Rõ ràng nhất là tư  tưởng nhân văn sâu sắc của Việt Nam với những   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2