Đề cương luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 13
download
Luận văn này với mục đích lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ để giới thiệu cho sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NAM GIANG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP
- Thái Nguyên 2016 MỤC LỤC 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ngô (Zea mays.L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ngoài cung cấp lương thực cho con người và thành phần hỗn hợp quan trọng trong thức ăn cho chăn nuôi, ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Trên thế giới, ngô (Zea mays.L) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 2 sau lúa mì; sản lượng và năng suất cao nhất trong các 3 loại cây ngũ cốc quan trọng của thế giới (Lúa mì, lúa gạo và ngô). Diện tích ngô đứng thứ 2 sau lúa mì nhưng sản lượng và năng suất cao nhất trong các 3 loại cây ngũ cốc, năm 2013, diện tích trồng ngô thế giới đạt 183,19 triệu ha, năng suất bình quân 55,2 tạ/ha, sản lượng 1016,74 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng (FAOSTAT, 2016) [26]. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Phát triển sản xuất ngô được coi là chiến lược quan trọng, vì cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu ngô để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm rất lớn. So với năm 2000, năm 2013, diện tích trồng ngô ở nước ta đã tăng 60,3%, năng suất tăng 76,9% và sản lượng tăng 158% (FAOSTAT, 2016) [26]. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta ngày càng tăng, do ngành chăn nuôi phát triển. Theo hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong số các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì Việt Nam mới chủ động được cám gạo, còn các nguyên liệu khác phần lớn phụ thuộc vào nhập
- khẩu. Năm 2013, trong số 9 triệu tấn nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi có 4 triệu tấn khô dầu đậu tương, 1,9 triệu tấn ngô và các thành phần khác như bột xương cá, bột mỳ… (Cục Chăn nuôi, 2015) [1]. Năm 2014, lượng ngô nhập khẩu là 4,79 triệu tấn, tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng 82,09% so với năm 2013 (Tổng cục Hải Quan, 2015) [15]. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi cần có giải pháp phát triển sản xuất ngô. Trong đó giống được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Giống tốt sẽ cho sản lượng ngô cao hơn giống bình thường từ 2025% (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều giống ngô lai tốt phục vụ cho sản xuất, các giống ngô lai này được nhập nội từ các công ty giống của nước ngoài và chọn tạo trong nước. Để chọn được giống tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái thì việc khảo nghiệm đánh giá các giống là khâu rất quan trọng trong chọn tạo giống mới. Đoan Hùng là một huyện Miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, có diện tích đất tự nhiên là 30.261,34 ha. Trong đó, tỉ trọng đất lâm nghiệp vẫn là chủ yếu (43,2%), đất sản xuất nông nghiệp chiếm 39%. Đất gồm 6 nhóm chính, trong đó có 3 nhóm chiếm diện tích lớn là: Nhóm đất xám (AC) chiếm 73,16%, đất phù sa (FL) chiếm 15,04%, đất đỏ (FR) chiếm 5,72%,… Nhiệt độ TB năm khoảng 23,30C, nhiệt độ TB tối cao: 28,40C, nhiệt độ TB tối thấp: 16,10C. Lượng mưa trung bình/ năm 1.644mm. Với điều kiện tự nhiên như trên, Đoan Hùng có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp toàn diện. Năm 1995, với diện tích gieo trồng cây lương thực (lúa, ngô) cả năm trên 11.000 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt của huyện mới chỉ đạt xấp xỉ 27.000 tấn. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (1995) đã nghị quyết mục tiêu phấn đấu đến
- năm 2000, tổng sản lượng lương thực đạt 3 vạn tấn. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, cùng với chương trình cấp I hóa các giống lúa, các giống ngô lai, lúa lai được đưa vào sản xuất thay thế dần cho các giống địa phương đã được sử dụng từ quá lâu trên địa bàn, với diện tích ngày càng tăng. Đoan Hùng cũng là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phú (cũ) ứng dụng thành công mô hình trồng ngô vụ Đông trên đất lầy thụt sau thu hoạch lúa Mùa (vụ Đông 1996). Kết quả, ngay từ năm 1998, huyện đã vượt mục tiêu 3 vạn tấn( đạt 3,15 vạn tấn), đến năm 2000 tổng sản lương thực đạt trên 3,8 vạn tấn, năm 2005 đạt 4,6 vạn tấn. Từ năm 2005 đến nay, Huyện đã xác định và tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo các chương trình trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư, phát huy thế mạnh của địa phương, trong đó chương trình phát triển cây lương thực (lúa, ngô) được xác định là chương trình trọng điểm được ưu tiên quan tâm. Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng liên tục và bền vững (5,3%/năm giai đoạn 20052010; 6% giai đoạn 20112013). Trên địa bàn huyện, cây ngô được trồng trong cả 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông; thích hợp trên nhiều chân đất: đất soi bãi ven sông, đất màu đồi, đất lúa 2 vụ sau thu hoạch lúa mùa, đất 1 vụ mùa... Diện tích ngô hàng năm ổn định khoảng 1.900 2.000 ha/năm, trong đó cây ngô vụ Đông diện tích từ 900 1.000 ha (chiếm khoảng 50%); năng suất ngô không ngừng được nâng lên (năm 2005 đạt 36,83 tạ/ha, tăng lên 46,4 tạ/ha năm 2010 và 48,81 tạ/ha vào năm 2012). Trong giai đoạn 2010 2015, với xu thế chung của cả nước là diện tích canh tác cây lương thực giảm dần do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (năm 2010) tiếp tục xác định với tiềm năng lợi thế sẵn có, cần tập trung chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp theo các chương trình nông nghiệp
- trọng điểm, trong đó chương trình phát triển cây lương thực được ưu tiên để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, diện tích cây lương thực ổn định là 9.000 ha, sản lượng lương thực đạt 48,5 – 49 ngàn tấn. Trong đó, diện tích ngô toàn huyện ổn định ở 2.000 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 10.000 tấn. Để góp phần làm tăng năng suất cũng như sản lượng ngô, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, điều cần thiết là luôn phải thường xuyên đánh giá, tuyển chọn các giống ngô lai mới có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của vùng để đạt năng suất cao nhất. Nghiên cứu tuyển chọn các giống ngô lai mới là một đòi hỏi tất yếu trong những năm gần đây và tương lai. Việc sử dụng các giống ngô lai mới có năng suất cao sẽ nâng cao năng suất, sản lượng ngô, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Huyện. Chính vì những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Lựa chọn được 1 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Đoan Hùng Tỉnh Phú Thọ để giới thiệu cho sản xuất. 2.2. Yêu cầu Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ xuân tại xã Phương Trung và xã Chí Đám. Đánh giá một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu định hướng, qui hoạch phát triển và chỉ đạo sản xuất ngô trên địa bàn huyện. Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô, là cơ sở cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo người dân sử dụng giống mới trong sản xuất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Tuyển chọn 12 giống ngô lai mới có năng suất lượng cao, chất lượng tốt giới thiệu cho cơ cấu giống ngô sản xuất ở tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn quĩ đất, góp phần xoá đói, giảm nghèo tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo sản phẩm hàng hoá.
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Tinh hinh s ̀ ̀ ản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Hiện nay, ngô là cây lương thực đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và lúa nước với diện tích khoảng 183,29 triệu ha, sản lượng 1.021,61 triệu tấn (năm 2014). Trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản lượng ngô lên đáng kể. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2010 2014 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2010 162,32 51,55 820,62 2011 170,39 51,84 883,46 2012 178,55 48,88 872,79 2013 184,24 55,17 1016,43 2014 183,29 55,72 1.021,61 ( Nguồn: FAOSTAT, 9/2016)[26]
- Số liệu Bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng ngô từ 162,32 triệu ha (năm 2010) đến 183,29 triệu ha (năm 2014). Năng suất tăng không đáng kể từ 51,55 tạ/ha (năm 2010) đến 55,72 tạ/ha (2014). Do diện tích tăng cho nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước. Là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để phát triển ngành chăn nuôi. Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 2014 Diện tích Sản lượng Năm Năng suất (tạ/ha) (nghìn ha) (nghìn tấn) 2010 1.126,9 40,9 4.606,3 2011 1.081,0 46,8 4.684,3 2012 1.118,2 42,9 4.803,2 2013 1.172,6 44,3 5.193,5 2014 1.178,6 44,1 5.202,5 2015 1.179,3 44,8 5.281,0 ( Nguồn: Tổng cục thống kê, website http://www.gso.gov.vn, 2015)[16] Qua bảng 1.2 cho thấy diện tích trồng ngô từ 1126,9 nghìn ha (năm 2010), giảm xuống ở năm 2011, và tiếp tục tăng đến 1179,3 ha (năm 2015); song năng suất ngô tăng không đáng kể. Những nguyên nhân chính làm giảm năng suất ngô ở Việt Nam là do ngô chủ yếu được trồng trên đất dốc (> 60% diện tích), sản xuất ở những vùng này phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, trong đó hạn hán là yếu tố chính làm giảm năng suất ngô; Kỹ thuật
- canh tác vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, quy trình canh tác giống mới vẫn còn chung chung chưa cụ thể từng giống, từng vùng, từng thời vụ, cả về phân bón, chăm sóc; Hạn chế về giống, nhất là giống chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian ngắn, năng suất cao. Sản lượng ngô nước ta tăng dần qua các năm đặt 5281 nghìn tấn (năm 2015), do nước ta đã chuyển đổi từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất. 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ. 1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Phú Thọ giai đoạn 20102015 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2010 20,7 43,7 90,4 2011 21,4 44,1 94,3 2012 17,4 45,5 79,1 2013 18,6 45,4 84,0 2014 18,7 45,9 85,8 2015 19,2 46,7 89,6 ( Nguồn: Tổng cục thống kê, website http://www.gso.gov.vn, 2015) [16] Tình hình sản xuất ngô của Phú Thọ từ năm 2010 trở lại đây có nhiều thay đổi. Năm 2010, tổng di ện tích ngô toàn tỉnh là 20,7 nghìn ha, năng suất 43,7 t ạ/ha, s ản l ượng ngô hạt đạ t 90,4 nghìn tấn. Diện tích ngô giảm dần đến năm 2012 có 17, 4 nghìn ha do khó khăn về điều kiện thời tiết cùng với việc dịch chuy ển c ơ c ấu cây trồng, vì vậ y diện tích gieo tr ồng ngô giảm đáng kể. Đến năm 2015 diện tích ngô tiếp tục tăng 19,2 nghìn ha, năng suất đạt 46,7 tạ/ha, s ản l ượ ng 89,6 nghìn tấn.
- 1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng Với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.285,21 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 25.871,9 ha (chiếm 85,4 %). Đoan Hùng là huyện miền núi có tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhiều năm qua, huyện đã tích cực vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách vào thực tế của địa phương nên đã đạt được nhiều thành tích trên mọi mặt của lĩnh vực kinh tế, nổi bật là sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè và cây ăn quả, đặc biệt là sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an ninh lương thực, huyện cũng luôn xác định quan tâm ưu tiên cho phát triển các cây lương thực chính, trong đó tập trung cây lúa, cây ngô Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô tại Đoan Hùng giai đoạn 2010 2015 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tạ/ha) (tấn) 2010 1.856,0 46,40 8.612,7 2011 1.935,0 47,23 9.139,3 2012 1.957,8 48,10 9.417,0 2013 1.907,7 47,29 9.021,8 2014 1.830,4 48,10 8.805,6 2015 1.723,9 51,9 8.947,0 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đoan Hùng, 5/2015)[2] Số liệu bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng ngô của huyện những năm gần đây không ổn định, năm 2010 diện tích trồng ngô của huyện đạt 1.856 ha, tăng dần đến năm 2012 lại giảm dần đến năm 2015 còn 1.723,9 ha. Tuy nhiên năng suất có xu hướng tăng. Năm 2010, năng suất chỉ có 46,4 tạ/ha, đến năm 2015 năng suất đạt là 51,9 tạ/ha (tăng 5,5 tạ/ ha). Có được thành tựu trên cung với trình độ đầu tư thâm canh của người dân được cải thiện,
- thì yếu tố quan trọng nhất là việc đưa các giống ngô lai mới có năng suất cao vào sản xuất rộng rãi. 2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới Sản lượng cây lương thực toàn cầu đến năm 2050 cần vượt qua 400 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu của con người (FAO, 2009) [27]. Để đạt được mục tiêu này, với quỹ đất sản xuất nông nghiệp có hạn thì việc tăng năng suất cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng là việc làm cấp thiết. Trong các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất ngô, giống đóng vai trò chủ đạo, giống tốt sẽ cho sản lượng ngô cao hơn giống bình thường từ 20 25% (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là cần nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngô là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học… vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997) [10]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cải tạo giống ngô mang tính chất khoa học mới thực sự bắt đầu vào cuối thế kỷ 19. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia, của mỗi khu vực. Có nhiều tổ chức ngô lai trên thế giới gặt hái được những thành công rực rỡ trên lĩnh vực này: Mỹ, Hy lạp, Úc... Sản phẩm ngô lai không những phục vụ trong nước mà còn được đưa vào sản xuất ở nhiều nước khác trên thế giới, đã đem lại nguồn lợi to lớn cho các quốc gia này. Ví dụ như công ty Syngenta và Mosanto, Bioseed đã lai tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phổ biến trong sản xuất hiện nay như NK4300, NK54, NK67, NK6326, NK6654, Bioseed 9698, DK5252,…
- Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống ngô có năng suất cao các chuyên gia tạo giống tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển ngô chất lượng Protein QPM. Các nhà nghiên cứu đã và đang sử dụng phương pháp đánh dấu AND giúp việc chuyển gen chất lượng Protein vào những giống ngô thường ưu tú. Cuộc cách mạng về ngô QPM được CIMMYT, một số nước và công ty tư nhân nghiên cứu thành công ở Mỹ, Nam Phi, Braxin. Ngô QPM được đưa vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn khi dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và làm lương thực cho người. Ở Châu Á, có ba nước đang có chương trình phát triển ngô QPM đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (Trần Thị Thêm, 2007) [19]. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác chọn tạo giống ngô được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới, những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực là nuôi cấy mô tế bào và tái tổ hợp AND. Nhờ áp dụng công nghệ sinh học, các giống ngô mới có nhiều ưu thế như kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử dụng các giống ngô biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngô toàn cầu. Theo Graham Brookes (2011) [28] nếu không sử dụng giống ngô biến đổi gen thì diện tích trồng ngô trên thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng đủ nhu cầu ngô toàn cầu. Ngoài ra nhờ sử dụng các cây trồng biến đổi gen, thế giới đã cắt giảm được khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1 % các chất độc hại ra môi trường. Hiện nay có hơn 28 quốc gia trên thế giới trồng cây công nghệ sinh học (CNSH) và tổng diện tích tăng lên hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha (năm 1996) lên 181,5 triệu ha (năm 2014) (Clive James, 2015) [24]. Tại Mỹ năm 2014, giống ngô chuyển gen chịu hạn Drought GardTM đã được trồng 275.000 ha. Ngoài ra họ còn dự định phân phối giống ngô chịu
- hạn (DT), kháng sâu và côn trùng (Bt) cho các quốc gia ở khu vực châu Phi vào năm 2017 thông qua dự án “Sử dụng nước hiệu quả tại Châu Phi (WEMA)” (Clive James, 2015) [24]. Ngày nay công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới vẫn đang đượ c chú ý phát triển, với những kỹ thu ật hi ện đại để tạo ra những giống ngô mới có những đặc điểm mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam Từ những năm đầu của thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nước ta đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về ngô lai vào sản xuất. Tuy nhiên cây ngô ở Việt Nam mới thực sự được phát triển từ năm 1995 đến nay. Các nhà khoa học đã xây dựng quỹ gen ngô Việt Nam bằng cách thu thập từ các quần thể địa phương và nhập các vật liệu ngô từ các nước, các cơ quan nghiên cứu trên thế giới dưới dạng vốn gen của quần thể và giống lai. Đây là các vật liệu trong tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai có ưu thế lai cao. Ngô Hữu Tình (2009) [13] đã sử dụng phương pháp Fullsib, dạng cải tiến của phương pháp sib để tạo dòng và đã thành công trong việc tạo ra một số dòng từ nguồn vật liệu là quần thể chọn lọc SB 2649. Bằng phương pháp lai đỉnh, Mai xuân Triệu và cs, (2000) [18] đã chọn được dòng IL78 và IL68 có khả năng kết hợp chung cao để làm vật liệu tạo giống ngô lai. Lương văn vàng và cs (2002) [23], từ 5 dòng tự phối S4 là L1, L2, L3, L4 và L5, bằng phương pháp lai đỉnh với 2 cây thử là LVN10 và DF1 đã xác định được 2 dòng ưu tú là L5 và L5 làm vật liệu tạo giống ngô lai.
- Ngô Hữu Tình và cs (2004) [14], bằng phương pháp tự phối từ các giống ngô lai nhập nội có khả năng chịu hạn đã chọn được dòng T6 và T8 có khả năng kết hợp chung cao, là vật liệu tạo giống LVN99 có khả năng chịu hạn phục vụ sản xuất cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Viện nghiên cứu ngô thông qua đánh giá thực địa và phân lập genRpl đã xác định được dòng C152, V272, C7N, Dekalbgold kháng bệnh gỉ sắt, các dòng này được sử dụng làm vật liệu chọn tạo giống kháng bệnh gỉ sắt. Từ 109 tổ hợp lai đã chọn được một số tổ hợp lai đạt năng suất 90 tạ/ha, chống chịu bệnh gỉ sắt khá (Bùi Mạnh Cường và cs, 2012) [3]. Từ năm 2003 đến nay với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo giống ngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Đến nay Viện nghiên cứu ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống thụ phấn tự do, quần thể, hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn, sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng di truyền (Nguyễn văn Tuất và cs., 2013) [21]. Nhờ có nguồn vật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền thống và công nghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61, LVN14, LVN36, LVN146, LVN154… đã được ứng dụng vào sản xuất. Các giống ngô lai thế hệ mới có nhiều ưu điểm như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chịu thâm canh, màu hạt đẹp thích ứng với sản xuất hàng hóa. Giai đoạn 2011 2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có 4 giống được công nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092 SB099;
- 10 giống được công nhận sản xuất thử là LVN154, LVN111, LVN81, LVN102, LVN152, LVN62, VS36, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm chung các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng (cả trong và ngoài nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia), chống chịu tốt hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy, thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình, tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm có thể đạt tới 120 130 tạ/ha, chất lượng hạt tốt. Các giống ngô mới đang được Viện, các Trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng và chuyển giao đến người sản xuất trong cả nước (Mai Xuân Triệu và cs., [18]. Kết quả “nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016” đã duy trì được 35 nguồn vật liệu và cải tạo được 550 tổ hợp lai mới được đánh giá ở vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013. Kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn lọc được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013 chọn được 19 THL tốt (Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs, 2013) [5]. Ở phía Nam đã phát triển các giống ngô lai V981, V982, V118, VN112 với diện tích hàng năm là 2.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng phối hợp cao, cho năng suất cao. Đặc biệt giống lai đơn V118 cho năng suất cao trên 80 tạ/ha, thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô lai trên đất lúa vụ đông xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% 38,12% so với trồng lúa cùng vụ (Nguyễn văn Tuất và cs., 2013) [21]. Qua 2 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh”, kết quả 3 giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
- nông thôn công nhận cho phép sản xuất thử đó là LVN111, LVN102, LVN62 (Mai Xuân Triệu, 2013) [20] Không chỉ chú trọng công tác chọn tạo giống mới mà các nhà khoa học còn quan tâm nghiên cứu cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù hợp với yêu cầu của giống để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng ngô trên đất ướt. xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai trên quy mô lớn, phạm vi toàn quốc. Đến nay công tác chọn tạo giống ngô của Việt Nam đã đi vào chiều sâu và có bài bản, nhờ vậy mà ngày nay chúng ta đã có hàng trăm dòng ngô thuần với xuất xứ và đặc tính khác nhau. Từ những dòng này, hàng chục giống ngô lai đã được tạo ra và đưa vào sản xuất. Không chỉ quan tâm đến năng suất, công tác chọn tạo giống còn quan tâm đến những chỉ tiêu khác như chọn tạo giống có chất lượng protein cao, giống chống chịu với điều kiện bất thuận... Tóm lại: Cây ngô có vai trò quan trọng góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Là cây trồng ngắn ngày được sử dụng nhiều trên đất luân canh, có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng cho năng suất cao, nhất là các giống ngô lai. Qua việc đánh giá tình hình sản xuất và tìm hiểu về giống ngô để lựa chọn giống cho phù hợp, việc đánh giá thực trạng sản xuất ngô, gắn với điều kiện ngoại cảnh của địa phương để chọn giống ngô lai thích hợp bổ sung vào cơ cấu giống là rất cần thiết.
- CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm tiến hành 9 giống ngô lai mới và 1 giống đối chứng Loại TT Tên giống TGST Cơ quan tác giả giống 1 NK4300 Lai đơn Trung bình Đối chứng 2 LVN255 Lai đơn Trung bình Viện nghiên cứu Ngô 3 LVN26 Lai đơn Trung bình Viện nghiên cứu Ngô 4 VN5885 Lai đơn Trung bình Viện nghiên cứu Ngô
- 5 PAC669 Lai đơn Trung bình Công ty TNHH Advanta Việt Nam 6 PAC558 Lai đơn Trung bình Công ty TNHH Advanta Việt Nam 7 PSC102 Lai đơn Trung bình Công ty CP BVTV I Trung ương 8 PSC747 Lai đơn Trung bình Công ty CP BVTV I Trung ương 9 GS9989 Lai đơn Trung bình Công ty CP Đại Thành Công ty TNHH Syngenta Việt 10 NK6639 Lai đơn Trung bình Nam NK 4300 (đ/c) là giống ngô lai đã được công nhận giống và hiện đang được người dân sử dụng gieo trồng phổ biến trong sản xuất nhiều năm trên địa bàn huyện. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát dục của các giống ngô thí nghiệm. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý. Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được triên khai th ̉ ực hiên t ̣ ại xa Ph ̃ ương Trung và xã Chí ̣ ̉ ̣ Đám, huyên Đoan Hùng, tinh Phu Tho. ́ Đât đai: Thí nghi ́ ệm được tiến hành trên bãi ven sông (loại đất phổ biến đối với diện tích ngô trồng hàng năm). ́ ̣ Thi nghiêm được tiên hanh t ́ ̀ ừ thang 2 năm 2017 đên thang 6 năm 2017 ́ ́ ́ 2.4. Phương phap nghiên c ́ ưu ́ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 10 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 14m2 (5m x 2,8m)
- Khoảng cách gieo trồng: 70cm x 25cm. Số cây/ô: 80 cây Mật độ: 57.000 cây/ha. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Lần 1,0 1,5m dải bảo vệ 6 8 9 2 5 10 4 1 3 7 Dải I 0,8m (lối đi) bảo Lần Dải 4 5 10 7 1 2 8 3 6 9 vệ II bảo 0,8m (lối đi) vệ Lần 2 3 1 6 4 9 10 7 5 8 III 1,0 1,5m dải bảo vệ Quy trình kỹ thuật : Áp dụng theo Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (QCVN01 56: 2011/BNNPTNT) [8]. ̣ ự kiên t Ngay gieo hat: d ̀ ́ ừ ngay 10 15/2/2016. ̀ * Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. * Kỹ thuật gieo: Mật độ: 5,7 vạn cây/ha (70 x 25cm), mỗi ô gieo 4 hàng. Gieo sâu 3 4 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô có 3 4 lá thì tỉa lần 1, đến 5 6 lá thì tỉa lần 2 và để mỗi hốc 1 cây. * Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 140kg N + 70kg P205 + 90kg K2O. Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/4 lượng đạm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ
29 p | 811 | 212
-
Đề cương nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
42 p | 754 | 176
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm thử hiệu năng Ftp Server
15 p | 844 | 158
-
Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
71 p | 1174 | 144
-
Đề cương luận văn thạc sĩ: Ứng dụng Webgis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 562 | 139
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
10 p | 481 | 108
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 443 | 73
-
Đề cương luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công tác dân vận ở tỉnh Sơn La hiện nay
135 p | 285 | 42
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 304 | 39
-
Đề cương luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng Tiktok để trải nghiệm và phát triển hoạt động kinh doanh của đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân (hoặc thị trường kinh doanh nhỏ lẻ)
16 p | 140 | 33
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
41 p | 255 | 32
-
Hướng dẫn trình bày luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ và các báo cáo khoa học khác trong đào tạo sau Đại học của trường Đại học Nha Trang
67 p | 202 | 28
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Bình Dương
154 p | 88 | 22
-
Đề cương luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh đối với hiệu quả công việc của nhân viên thông qua thái độ, sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên
25 p | 105 | 18
-
Đề cương luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu các tổn thương CTC ở bệnh nhân nhiễm HPV nguy cơ cao và phương pháp điều trị ban đầu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
58 p | 128 | 18
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Phước
189 p | 81 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn