intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn học Công pháp quốc tế (Luật quốc tế)

Chia sẻ: Trinhthamhodang6 Trinhthamhodang6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của luật quốc tế bao gồm kiến thức pháp lý nền tảng về quốc gia, quốc tịch, biên giới lãnh thổ (trên đất liền và trên biển), tranh chấp quốc tế và những quy tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học Công pháp quốc tế (Luật quốc tế)

  1. Phụ lục 2: Mẫu Đề cương chi tiết theo định hướng CDIO TRƯỜNG ĐH KHXH&NV KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: - Tên môn học: tên tiếng Việt: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Luật quốc tế) tên tiếng Anh/tiếng khác (nếu có): Public International Law (International Law) - Mã môn học: Đại cương □ Chuyên nghiệp □ Cơ sở ngành □ Chuyên ngành □ Bắt buộc □ Tự chọn □ Bắt buộc X Tự chọn □ Bắt buộc □ Tự chọn □ - Môn học thuộc khối kiến thức: 2. Số tín chỉ: 03 3. Trình độ (dành cho sinh viên năm thứ 2…) 4. Phân bố thời gian: 45 tiết - Lý thuyết: 30 tiết - Thực hành: 05 tiết - Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết - Các hoạt động khác: có thể sử dụng 05 tiết thực hành để xem phim tài liệu và thảo luận theo chủ đề bài học. - Tự học: có thể sử dụng tiết thảo luận/thuyết trình để làm bài ở nhà hoặc làm việc theo nhóm 5. Điều kiện tiên quyết: - Môn học tiên quyết: Môn học này được học sau môn Nhập môn nhà nước và pháp luật ( hoặc sau môn Pháp luật Đại cương) - Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:………………….…………… 6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
  2. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật quốc tế để hiểu rõ các khái niệm, thuật ngữ của luật quốc tế, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quốc tế, những quan hệ quốc tế mà ngành luật này điều chỉnh; các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; các loại nguồn của luật quốc tế, kỹ năng cơ bản về đàm phán, soạn thảo, thực hiện điều ước quốc tế trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau; những vấn đề cơ bản của quốc gia – chủ thể quan trọng nhất của luật quốc tế và các vấn đề dân cư, lãnh thổ, tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế. 7. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học: - Mục tiêu: + Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của luật quốc tế bao gồm kiến thức pháp lý nền tảng về quốc gia, quốc tịch, biên giới lãnh thổ (trên đất liền và trên biển), tranh chấp quốc tế và những quy tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp quốc tế. - Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học: Sau khi hoàn tất môn học, sv có thể: STT Kết quả dự kiến/Chuẩn đầu ra của Các hoạt động dạy và học Kiểm tra, đánh giá sinh viên môn học 1.Mô tả/trình bày được GV thuyết trình trên lớp Kỹ năng trình bày (describe) (describe) những quan hệ quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh. SV thảo luận nhóm theo chủ Kỹ năng đọc hiểu (identify) đề (có chuẩn bị bài trước) luật quốc tế 2.Nắm được những vấn đề cơ bản như nguồn của luật quốc tế, quốc SV làm bài tập theo hướng Ý kiến hỏi đáp (+ điểm gia, quốc tịch, biên giới lãnh thổ dẫn khuyến khích) và các tranh chấp quốc tế.. Kiểm tra giữa kỳ ( 30% điểm 3.Bước đầu có thể phân tích môn học) (explain) những quy định của luật pháp quốc tế để hiểu được tinh thần của điều luật để có thể áp dụng nhằm giải quyết những quan hệ pháp luật QT. - Có thái độ: - Có ý thức (Be aware), lối sống đạo đức tôn trọng và chấp hành (conform) pháp luật không chỉ trong giới hạn lãnh thổ quốc gia mà cả trong các quan hệ quốc tế. - Tích cực nâng cao trình độ (increase proficiency in) nhận thức về luật quốc tế
  3. - Có trách nhiệm (assume responsibility) với những lợi ích của quốc gia –dân tộc trong mọi quan hệ quốc tế mà họ tham gia. 8. Tài liệu phục vụ môn học: 8.1. Giáo trình chính: Giáo trình Công Pháp Quốc Tế (Đại học Luật tp.Hồ Chí Minh), TS Trần Thị Thuỳ Dương & ThS Nguyễn Thị Yên (chủ biên). NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 8.2. Tài liệu tham khảo bổ sung 1. Giáo trình luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội 2004 2. Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn – TS. Trần Văn Thắng – ThS. L Mai Anh – NXB Giáo dục, H Nội 2001 3. Luật quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà nội 2007 4. Hiến chương LHQ 5. Tuyên bố 1970 của Đại Hội đồng LHQ về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia 6. Quy chế Tị nạn quốc tế LHQ 7. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế 8. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam 2005 9. Các văn bản Công pháp quốc tế và các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan - NXB chính trị quốc gia năm 2006 - Trang Web/CDs tham khảo 10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thời điểm Tiêu chí đánh giá/ % kết quả Phần trăm Loại điểm đánh giá Hình thức đánh giá sau cùng Giữa kỳ: Sau - Bài tập, bài thu hoạch, Được tính 05 tuần học ý kiến thảo luận điểm cộng Điểm giữa 30% không vượt kỳ quá điểm 10 - Kiểm tra giữa kỳ 30 % Cuối kỳ: sau 09 - Thi cuối kỳ (SV nghỉ quá Điểm cuối tuần học 02 buổi trên lớp không kỳ 70 % 70% được thi)
  4. Thang điểm 10, điểm đạt tối thiểu: 5/10 11. Yêu cầu/Quy định đối với sinh viên 11.1. Nhiệm vụ của sinh viên - Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định - Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp - Tuyệt đối không được ăn uống, sử dụng điện thoại và làm việc riêng trong giờ học - Đọc tài liệu và chuẩn bị bài cho mỗi buổi học trước khi vào lớp. - Chỉ Được sử dụng laptop, điện thoại khi cần truy cứu văn bản pháp luật. 11.2. Quy định về thi cử, học vụ - Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ - Nộp bài trễ sẽ bị điểm 0 - Trường hợp đạo văn, không trích dẫn nguồn sẽ bị điểm 0 - Không làm bài tập sẽ bị điểm 0 - Nghỉ học quá 02 buổi sẽ không được thi cuối kỳ. 11.3. Quy định về lịch tiếp SV ngoài giờ và liên hệ trợ giảng (nếu có) - Chiều thứ 3 hàng tuần từ 14h – 17h (SV nên hẹn lịch trước) 12. Nội dung chi tiết môn học: viết chi tiết tên chương, tiết, mục; chẳng hạn: Chương I: Lý luận chung về luật quốc tế 1.1. Khái niệm luật quốc tế 1.2. Đặc trưng của luật quốc tế 1.3. Lịch sử phát triển của luật quốc tế 1.4. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Chương II: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 2.1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản 2.2. Hệ thồng các nguyên tắc cơ bản 2.2.1. Nguyên tắc cấm dung vũ lực và đe doạ dung vũ lực trong quan hệ quốc tế 2.2.2. Nguyên tắc các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình
  5. 2.2.3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác 2.2.4. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau 2.2.5. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia 2.2.6. Nguyên tắc tất cả các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết 2.2.7 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế Chương III. Nguồn của luật quốc tế 3.1. Lý luận chung về nguồn của luật quốc tế 3.2. Điều ước quốc tế 3.3. Tập quán quốc tế 3.4. Các loại nguồn bổ trợ Chương IV. Chủ thể của luật quốc tế 4.1. Những vấn đề chung về chủ thể 4.2. Quốc gia 4.3. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ 4.4. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết 4.5. Các chủ thể đặc biệt Chương V. Lãnh thổ và biên giới quốc gia 5.1. Lãnh thổ quốc gia 5.2. Biên giới quốc gia Chương VI. Dân cư trong luật quốc tế 6.1. Khái niệm về dân cư 6.2. Các vấn đề pháp lý về quốc tịch 6.3. Chế độ pháp lý về người nước ngoài 6.4. Bảo hộ công dân Chương VII. Tranh chấp quốc tế 7.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế 7.2. Phương thức hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
  6. 7.3. Cơ quan tài phán quốc tế và giải quyết tranh chấp Số tiết Nội dung bài Hoạt động dạy và học Tài liệu cần đọc trên lớp học Tuần Hoặc Nhiệm vụ của SV (mô tả chi tiết) 1. Khái quát -GV giới thiệu môn học, nêu yêu - Giáo trình chính: về Luật quốc cầu chung của môn học, giới Chương I – Lý luận 1 05 tế thiệu các nội dung chính của bài chung về Luật quốc tế học (Quyển 1) -Phân tích các khái niệm, thuật ngữ, nội dung cơ bản của bài - SV tìm hiểu nội dung trước buổi học: đọc từ tr 16 – tr 80 2. Các nguyên - Giảng viên thuyết giảng, phân Giáo trình chính: trang tắc cơ bản của tích thuật ngữ, khái niệm, nội 76-87 (Quyển 1). 2 2,5 Luật quốc tế dung cơ bản - SV tìm hiểu nội dung trước Hiến chương Liên hiệp (2,5 tiết làm bài buổi học: quốc tập ở nhà) - đọc từ trang 76-87 giáo Tuyên bố 1970 của Đại trình chính, đọc Điều 1 & hội đồng LHQ về những Điều 2 Hiến chương Liên hiệp nguyên tắc của LQT. quốc - Tham khảo Luật quốc - SV có 01 buổi 2,5 tiết làm tế, lý luận và thực tiễn, bài theo nhóm (chọn 1 nguyên TS.Trần Văn và ThS. tắc cơ bản liên hệ về giá trị Lê Mai Anh (chủ biên). thực tiễn áp dụng trong quan hệ giữa các QG) 3. Nguồn của Giảng viên thuyết giảng, Giáo trình chính: Luật quốc tế hướng dẫn SV tiếp cận Công Chương II – Nguồn của 3 05 ước Viên 1969 về Luật Điều Luật quốc tế (Quyền 1) ước quốc tế; sử dụng nguồn +CƯ Viên về Luật Điều để giải quyết một số vụ tranh ước QT chấp quốc tế. + Luật kí kết, gia nhập -SV tìm hiểu nội dung trước và thực hiện ĐƯQT buổi học: Việt Nam + đọc tài liệu từ tr 91-164 gi +đọc CƯ Viên về Luật Điều
  7. ước QT + đọc Luật kí kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT Việt Nam 4. Chủ thể Giảng viên thuyết giảng. Giáo trình trong Luật chính:Chương III – Chủ 4 05 quốc tế -SV tìm hiểu nội dung: đọc tài thể trong Luật quốc tế liệu từ tr 165-224 giáo trình (Quyển 1) chính 5. Lãnh thổ Giảng viên thuyết giảng tóm Giáo trình chính: và biên giới tắt nội dung. Cho SV xem Chương IV (Quyển 1) 5 05 quốc gia phìm tài liệu và hướng dẫn SV lĩnh hội bài học qua thực tế được đúc kết qua phim. -SV tìm hiểu nội dung: đọc tài liệu từ tr 165-224 giáo trình chính - Làm bài giữa GV kiểm tra giữa kỳ - Chuẩn bị bài thảo luận kỳ. từ bài 1 – 4 6 05 - Bài tập theo Thảo luận từ bài 1-4 nhóm - Làm bài theo nhóm Làm bài thu hoạch ở nhà (2,5 - thảo luận (03 người) sau khi xem theo yêu cầu tiết) phim tài liệu về Đường của GV biên giới đất liền Việt Nam –Trung Quốc. 6. Dân cư -Thuyết trình bài mới Giáo trình chính: trong Luật -Đặt các tình huống để sinh viên Chương VI (Quyển 1) 7 05 quốc tế thảo luận theo nội dung bài. -SV tìm hiểu nội dung: Công ước Lahay 1930 +đọc tài liệu từ tr 409-479 Luật quốc tịch Việt Nam giáo trình chính Luật nhập cảnh, xuất + tham khảo Công ước Lahay cảnh, quá cảnh, cư trú 1930, Luật quốc tịch VN của người nước ngoài tại VN + Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN. 7. Tranh chấp Giảng viên thuyết trình và Giáo trình chính: quốc tế hướng dẫn sinh viên nghiên
  8. 8 05 cứu 1 số tình huống tranh Chương XIII (Quyển 2) ( có thể 2,5 tiết chấp quốc tế. làm bài tập ở nhà) SV tìm hiểu nội dung: + đọc tài liệu từ giáo trình chính, Chương XIII (Quyển 2) +Nghiên cứu, phân tích 1 số tình huống theo hướng dẫn của GV. - Thảo luận Giảng viên hướng dẫn thảo - SV Chuẩn bị bài 6-7 - Ôn tập và luận và giải đáp thắc mắc thảo luận. 9 05 giải đáp thắc mắc - Sv tham gia thảo luận ( 2,5 tiết phần ôn tập SV có thể tự ôn tập ở nhà) 13. Kế hoach giảng dạy và học tập cụ thể: Kế hoạch giảng dạy 09 tuần. Tuỳ theo tình hình thực tế, 10 tiết bài tập có thể chuyển xuống 02 tuần cuối ( tuần 8 và 9). TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2016 Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn TS. Nguyễn Thành Trung ThS. Nguyễn T Hồng Vân ThS.Nguyễn T Hồng Vân * Ghi chú tổng quát: Trường hợp đề cương môn học cần được phát cho sinh viên hoặc môn học chỉ có một GV tham gia giảng dạy thì có thể bổ sung ngay từ đầu phần sau đây (đưa lên phần đầu của đề cương): Giảng viên phụ trách môn học (có thể dùng bảng hoặc không) Họ và tên: 1. ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân Học hàm, học vị: Thạc sỹ 2. ThS. Phạm Ngọc Minh Trang Địa chỉ cơ quan: Điện thoại liên hệ: Cô Vân: 0918344117
  9. Cô Trang: 0941508889 Email: hongvanqhqt@gmail.com Trang web: Email: minhtrang.pn@gmail.com Giảng viên hỗ trợ môn học/trợ giảng (nếu có) Họ và tên: Học hàm, học vị: Địa chỉ cơ quan: Điện thoại liên hệ: Email: Trang web: Cách liên lạc với giảng viên: Qua mail hoặc điện thoại để hẹn trước cuộc gặp Nơi tiến hành môn học: Địa điểm theo quy định của trường và sự sắp xếp phòng học của Khoa Thời gian học: Theo TKB của Khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2