TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11<br />
HỌC KỲ II, NĂM HỌC:2017-2018<br />
ĐỌC VĂN<br />
1. Vội vàng (Xuân Diệu)<br />
2. Tràng giang (Huy Cận)<br />
3. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)<br />
4. Chiều tối (Hồ Chí Minh )<br />
5. Từ ấy (Tố Hữu)<br />
TIẾNG VIỆT<br />
1. Nghĩa của câu<br />
2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt<br />
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI & NGHỊ LUẬN VĂN HỌC<br />
A.ĐỌC VĂN<br />
1.Vội vàng<br />
- Tác giả, xuất xứ tác phẩm<br />
- 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết: khát khao táo bạo muốn đoạt<br />
quyền tạo hóa để níu giữ cái đẹp; miêu tả một thiên đường trên mặt đất đầy đủ<br />
hương vị, màu sắc, âm thanh.<br />
- 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của kiếp<br />
người<br />
- 10 câu cuối: Quan niệm, triết lí sống mới mẻ: khát vọng sống hết mình, tận<br />
hưởng hết mình những vẻ đẹp của cuộc sống.<br />
- Nghệ thuật: kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu<br />
say mê, sôi nổi, sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.<br />
<br />
- Ý nghĩa văn bản: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy<br />
quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ<br />
của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.<br />
2. Tràng giang<br />
- Tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ<br />
- Lời đề từ: khái quát không gian nghệ thuật và cảm hứng chủ đạo của bài thơ<br />
- Bức tranh sông nước thấm sâu nỗi buồn mênh mang; không gian càng mở rộng,<br />
nỗi sầu buồn càng lan tỏa; ý thức được sự nhỏ bé, mong manh của kiếp người, tác<br />
giả khát khao giao hòa với con người và cuộc sống; đằng sau bức tranh thiên nhiên<br />
là tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà tha thiết của nhà thơ.<br />
- Nghệ thuật: Kết hợp vẻ đẹp cổ điển và hiện đại<br />
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên<br />
rộng lớn, trong đó thấm đượm thình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà<br />
thiết tha.<br />
3. Đây thôn Vĩ Dạ<br />
- Tác giả, cảm hứng sáng tác<br />
- Khổ thơ đầu là bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức<br />
sống trong tâm tưởng nhà thơ.<br />
- Khổ thơ thứ hai vẽ nên bức tranh xứ Huế hiu hắt, nhuốm màu chia lìa, sự sống<br />
mệt mỏi, yếu ớt nhưng cũng huyền ảo, thơ mộng, đồng thời cho thấy nỗi niềm<br />
khắc khoải đợi chờ của thi nhân.<br />
- Khổ thơ cuối: cảnh và người đều chìm vào cõi mộng, chứa đựng sự mơ hồ, thảng<br />
thốt, hoài nghi về tình đời, tình người. Đó cũng chính là khát khao mãnh liệt của<br />
nhà thơ muốn tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu trong cuộc đời.<br />
- Nghệ thuật: Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu<br />
liên tưởng, có sức gợi hình gợi cảm.<br />
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng<br />
lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.<br />
4. Chiều tối<br />
- Tác giả, tập thơ Nhật kí trong tù, hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ.<br />
- Hai câu thơ đầu khắc họa bức tranh thiên nhiên rừng núi chiều muộn êm ả nhưng<br />
thấm thía nỗi buồn, đồng thời thể hiện ý chí kiên cường, phong thái ung dung, tự<br />
<br />
do hoàn toàn về tinh thần, khẳng định tình yêu thương mênh mông của Hồ Chí<br />
Minh dành cho vạn vật.<br />
- Hai câu thơ cuối thể hiện sự vận động của thời gian, chiều chuyển dần sang tối<br />
nhưng bức tranh lại mở ra ánh sáng rực hồng. Mạch thơ và tư tưởng của tác giả<br />
cũng vận động theo hướng tích cực: từ tối sang sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ<br />
buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm áp tình người. Đó chính là minh chứng<br />
cho tâm hồn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời và yêu thương nhân dân lao động của<br />
của nhà thơ.<br />
- Nghệ thuật: Kết hợp vẻ đẹp cổ điển và hiện đại<br />
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt<br />
lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.<br />
5. Từ ấy<br />
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác<br />
- Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu<br />
gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Lý tưởng của Đảng có tác dụng kì diệu đối với cuộc đời<br />
và sự nghiệp thơ ca của nhà thơ. Cũng từ đây ông bắt đầu có những nhận thức mới<br />
về lẽ sống, có sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (gắn bó cái tôi cá nhân vào cái<br />
ta chungcủa mọi người; xem mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng lao<br />
khổ…).<br />
- Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống cách mạng, đồng thời cũng là<br />
một tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ.<br />
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh tươi sáng, biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ,<br />
ngôn ngữ giàu nhạc điệu.<br />
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là lời tâm nguyện của một người thanh niên yêu nước<br />
giác ngộ lí tưởng cách mạng.<br />
B. TIẾNG VIỆT<br />
1.Nghĩa của câu<br />
- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu:<br />
+ Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu<br />
+ Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc<br />
đối với người nghe.<br />
-Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các<br />
thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.<br />
<br />
2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.<br />
- Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt- một ngôn ngữ đơn lập:<br />
+ Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng<br />
+ Từ không biến đổi hình thái<br />
+Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.<br />
- Có kĩ năng phân tích ngữ liệu để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ<br />
đơn lập.<br />
C.LÀM VĂN NGHỊ LUẬN<br />
1. Nghị luận xã hội: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ,<br />
thể hiện rõ quan điểm về vấn đề đời sống hoặc tư tưởng, đạo lí, diễn đạt lưu loát,<br />
không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả.<br />
2.Nghị luận văn học<br />
a. Kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu 3 phần, diễn đạt rõ<br />
ràng, trong sáng, hạn chế lỗi ngữ pháp và chính tả.<br />
b. Bài làm theo bố cục 3 phần:<br />
-Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.<br />
-Thân bài:<br />
+Trình bày theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đoạn văn<br />
+Đưa dẫn chứng vào bài làm: giới thiệu dẫn chứng, đưa dẫn chứng và phân tích<br />
dẫn chứng.<br />
-Kết bài: đánh giá chung về vấn đề, nêu cảm tưởng của bản thân,…<br />
D.CÁCH RA ĐỀ<br />
Đề gồm 2 phần:<br />
-Phần đọc hiểu: 3 điểm: đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu<br />
-Phần làm văn: 7 điểm, gồm 2 câu:<br />
+Câu 1: viết đoạn văn nghị luận xã hội từ 5-7 câu<br />
+Câu 2: Viết bài nghị luận văn học<br />
E.MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO.<br />
<br />
Đề 1: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của lời<br />
cảm ơn trong cuộc sống.<br />
Đề 2: Phân tích tình yêu cuộc sống trần thế của Xuân Diệu trong 13 câu đầu bài<br />
thơ Vội vàng.<br />
Đề 3: Cảm nhận về bức tranh thôn Vĩ trong khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của<br />
Hàn Mặc Tử.<br />
Đề 4: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Mộ (Chiều tối).<br />
Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất<br />
xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được.<br />
Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ<br />
quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất.Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời<br />
cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều<br />
đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ.Hãy quý trọng thời gian, nhất<br />
là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở<br />
nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn<br />
thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua<br />
được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng<br />
trong xu thế toàn cầu hiện nay.Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để<br />
thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.<br />
(Phong cách sống của người đời-Nhà báo Trường Giang,<br />
http://www.chungta.com)<br />
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.<br />
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.<br />
3. Để minh họa cho lí lẽ: Nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở<br />
nên vô giá, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?<br />
4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá<br />
mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.<br />
Đề 6: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:<br />
Quốc ca là khúc hát thiêng liêng của đất nước. Quốc ca gợi nhớ cội nguồn<br />
Tổ quốc, gợi những chiến công hào hùng của cha anh, gợi niềm tự hào dân tộc sâu<br />
sắc. Phải hát Quốc ca bằng lời mới thực sự cảm nhận hết được lòng yêu nước, mới<br />
thấy rõ hơn sức mạnh vô song của tinh thần đoàn kết cộng đồng. Các em có thể<br />
say sưa hát nhiều bài tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc,... Vậy tại sao các em không thể<br />
<br />