SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: Sinh học 10<br />
<br />
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI:<br />
1. Phần trắc nghiệm khách quan: 24 câu – 8,0 điểm.<br />
2. Phần tự luận: 2 câu – 2,0 điểm.<br />
II. NỘI DUNG ÔN TẬP:<br />
Học sinh tiến hành ôn tập kiến thức từ bài 22, 23 (Quá trình phân giải), 24, 25, 27, 29 và bài<br />
30, với các chủ đề cụ thể như sau:<br />
Chủ đề 1: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV<br />
- Khái niệm, đặc điểm của VSV.<br />
- Các loại môi trường dinh dưỡng của VSV.<br />
- Đặc điểm các kiểu dinh dưỡng của VSV và các VSV đại diện.<br />
Chủ đề 2: Thực hành: Lên men êtilic và lactic<br />
- Phân biệt được các quá trình hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.<br />
- Đặc điểm của các VSV tham gia vào quá trình phân giải prôtêin, phân giải pôlisaccarit.<br />
- Quá trình chuyển hóa các chất ở VSV, ứng dụng và giải thích các hiện tượng liên quan<br />
đến quá trình chuyển hóa ở VSV.<br />
Chủ đề 3: Sinh trưởng của VSV<br />
- Các khái niệm về sinh trưởng của quần thể VSV, thời gian thế hệ và các công thức tính<br />
có liên quan đến sinh trưởng của quần thể VSV.<br />
- Diễn biến đường cong sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục.<br />
- Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục.<br />
Chủ đề 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV<br />
- Trình bày các yếu tố vật lý, hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV và ứng dụng<br />
tạo các sản phẩm phục vụ đời sống thực tiễn.<br />
- Vận dụng các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV để giải thích<br />
các hiện tượng trong đời sống.<br />
Chủ đề 5: Cấu trúc các loại virut<br />
- Khái niệm về virut và các đặc điểm của virut, từ đó giải thích vì sao virut không được<br />
xem là cơ thể sinh vật? Hay vì sao nói virut là một thực thể sống?<br />
- Cấu tạo virut và phân loại virut.<br />
Chủ đề 6: Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ<br />
- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Chú ý phân biệt phagơ với virut động vật,<br />
virut độc với virut ôn hòa.<br />
- Phân biệt khái niệm HIV và hội chứng AIDS.<br />
- Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, các giai đoạn phát triển bệnh và biện pháp phòng<br />
ngừa.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MINH HỌA<br />
ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN SINH HỌC 10<br />
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu<br />
Câu 1: Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?<br />
A. Dạng que, dạng xoắn.<br />
B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que.<br />
C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que. D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp.<br />
Câu 2: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một số loại sinh vật có thể phát triển trên môi trường với<br />
thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: NH3PO4 - 1,5 ; KH2PO4 -1,0; MgSO4 -0,2; CaCl2 0,1; NaCl -0,5. Môi trường trên là môi trường gì ?<br />
A. Tổng hợp.<br />
B. Bán tổng hợp.<br />
C. Tự nhiên.<br />
D. Bán tự nhiên.<br />
Câu 3: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình lên men lactic đồng hình?<br />
(1) Sản phẩm chỉ là axit lactic<br />
(2) Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2<br />
(3) Quá trình lên men lactic có sự tham gia của nấm men.<br />
(4) Được thực hiện trong điều kiện hiếu khí.<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 4: Khi nói về đặc điểm vi sinh vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?<br />
(1) Vi sinh vật là cơ thể đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực.<br />
(2) Vi sinh vật thuộc cùng một nhóm phân loại.<br />
(3) Có tỉ lệ S/V lớn<br />
(4) Hấp thụ và chuyển hoá dinh dưỡng nhanh<br />
(5) Phân bố rộng<br />
A. 2<br />
B. 4<br />
C. 3<br />
D. 1<br />
Câu 5: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin xảy<br />
ra ở giai đoạn<br />
A. tổng hợp.<br />
B. xâm nhập.<br />
C. hấp phụ.<br />
D. phóng thích.<br />
Câu 6: Hoạt động không lây truyền HIV?<br />
A. Truyền máu đã bị nhiễm HIV.<br />
B. Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV.<br />
C. Bắt tay qua giao tiếp.<br />
D. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.<br />
Câu 7: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là<br />
A. thương hàn.<br />
B. viêm não Nhật Bản. C. uốn ván.<br />
D. dịch hạch.<br />
Câu 8: Chất nào sau đây không phải là chất ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?<br />
A. Prôtêin.<br />
B. Clo<br />
C. Alđêhit<br />
D. Phênol.<br />
Câu 9: Để thu được sinh khối vi sinh vật tối đa ta nên dừng ở pha nào?<br />
A. Pha tiềm phát.<br />
B. Pha cân bằng.<br />
C. Pha luỹ thừa.<br />
D. Pha suy vong.<br />
Câu 10: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong<br />
nuôi cấy không liên tục?<br />
(1) Quá trình sinh trưởng diễn ra gồm 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha<br />
suy vong.<br />
(2) Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng không được bổ sung, đồng thời<br />
không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.<br />
(3) Trong pha tiềm phát, số lượng tế bào vi khuẩn có sự gia tăng nhưng không đáng kể.<br />
(4) Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều là nguyên nhân diễn ra pha suy vong.<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 1.<br />
<br />
Câu 11: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?<br />
(1) Quá trình phân giải prôtêin diễn ra bên trong tế bào nhờ vi sinh vật tiết ra enzim prôtêaza.<br />
(2) Lên men lactic là quá trình chuyển hóa hiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm<br />
chủ yếu là axit lactic.<br />
(3) Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là<br />
xenlulozo)<br />
(4) Sản phẩm của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic, CO2, êtanol...<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 12: Một quần thể vi khuẩn tại thời điểm ban đầu có 120 tế bào. Trong điều kiện nuôi cấy thích<br />
hợp, thời gian thế hệ là 20 phút. Số tế bào trong quần thể sau 3 giờ là bao nhiêu?<br />
A. 61440<br />
B. 10800<br />
C. 60144<br />
D. 10811<br />
Câu 13: Môi trường có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn so với những môi trường khác là<br />
A. đất ẩm.<br />
B. máu động vật.<br />
C. sữa chua.<br />
D. không khí.<br />
Câu 14: Chất nào sau đây không có tính diệt khuẩn?<br />
A. Clo<br />
B. Alđêhit<br />
C. Xà phòng<br />
D. Phênol<br />
Câu 15: Ở vi sinh vật, kiểu dinh dưỡng lấy nguồn cacbon chủ yếu từ CO2, năng lượng từ các chất vô cơ<br />
được gọi là<br />
A. quang dị dưỡng.<br />
B. hóa dị dưỡng.<br />
C. quang tự dưỡng.<br />
D. hóa tự dưỡng.<br />
Câu 16: Trong các nhóm VSV sau, nhóm VSV nào là VSV hóa tự dưỡng?<br />
A. VK nitrat hóa, VK oxi hóa lưu huỳnh.<br />
B. Tảo đơn bào, VK lưu huỳnh màu tía.<br />
C. VK oxi hóa hiđro, VK lưu huỳnh màu tía.<br />
D. VK nitrat hóa, vi khuẩn lam.<br />
Câu 17: Cho phương trình chuyển hóa sau:<br />
Nấm men<br />
Đường -------------> CO2 + X + năng lượng<br />
Chất X trong phản ứng trên là<br />
A. Vitamin<br />
B. Axit lactic<br />
C. Tinh bột<br />
D. Êtylic<br />
Câu 18: Tế bào chủ của virut HIV là tế bào<br />
A. thần kinh.<br />
B. biểu bì.<br />
C. Limpho T.<br />
D. hồng cầu.<br />
Câu 19: Sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối từ 5 – 10 phút vì:<br />
A. Muối có tác dụng oxi hóa tế bào vi khuẩn→ vi khuẩn chết.<br />
B. Muối từ môi trường bên ngoài di chuyển vào cơ thể vi sinh vật → vi sinh vật bị ngộ độc muối.<br />
C. Lúc đó, tế bào vi sinh vật bị co nguyên sinh → vi sinh vật không thể phân chia để làm tăng số<br />
lượng tế bào.<br />
D. Nước dịch chuyển từ môi trường bên ngoài vào tế bào vi sinh vật → tế bào vi sinh vật phình to và chết.<br />
Câu 20: Trong môi trường nuôi cấy liên tục, pha lũy thừa được kéo dài là do:<br />
A. chất thải, chất độc hại bị loại bỏ. B. số lượng tế bào mới được sinh ra nhiều.<br />
C. số lượng tế bào chết đi ít. D. có sự bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi sản phẩm chuyển hoá.<br />
Câu 21: Điều nào không đúng khi nói về virut?<br />
A. Là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.<br />
B. Là dạng sống đơn giản nhất.<br />
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.<br />
D. Có thể nuôi cấy được trong bình nuôi cấy.<br />
Câu 22: Virut có cấu trúc dạng khối<br />
A. phagơ. B. virut khảm thuốc lá.<br />
C. virut gây bệnh dại. D. virut gây bệnh bại liệt.<br />
Câu 23: Một số chất hữu cơ với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật,<br />
song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là<br />
A. nhân tố sinh trưởng.<br />
B. vi sinh vật khuyết dưỡng.<br />
C. chất dinh dưỡng.<br />
D. vi sinh vật nguyên dưỡng.<br />
Câu 24: Phần lõi của virut được cấu tạo<br />
A. prôtêin.<br />
B. capsit.<br />
C. lipit.<br />
D. ADN hoặc ARN.<br />
II. TỰ LUẬN:<br />
Một số dạng câu hỏi tự luận gợi ý:<br />
Câu 1: Vẽ, chú thích cấu trúc các loại virut, đường cong sinh trưởng của quần thể VSV, chu trình<br />
nhân lên của virut trong tế bào chủ.<br />
<br />
Câu 2: Vận dụng các kiến thức về sinh trưởng của VSV để giải các bài tập về số lượng tế bào sau<br />
phân chia, thời gian thế hệ, số lần phân chia.<br />
Câu 3: Phân biệt cấu trúc vi khuẩn và virut,<br />
Câu 4: Giải thích một số hiện tượng như:<br />
- Vì sao nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh?<br />
- Vì sao nên hâm nóng thức ăn dư thừa, để nguội rồi mới bảo quản lạnh?<br />
- Vì sao virut không được xem là một cơ thể sinh vật?<br />
Chúc các em thi tốt!<br />
<br />