ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP LỚP 11 - HỌC KỲ I<br />
A - NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
I. ĐỌC HIỂU (4đ)<br />
1. Các phương thức biểu đạt.<br />
2. Xác định nội dung chính, chủ đề của văn bản.<br />
3. Các phong cách ngôn ngữ.<br />
4. Một số biện pháp tu từ và nêu tác dụng.<br />
5. Kĩ năng viết đoạn văn ngắn.<br />
6. Xác định thể thơ.<br />
II. LÀM VĂN: (6đ)<br />
1. Thương vợ - Trần Tế Xương.<br />
2. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.<br />
3. Chí Phèo – Nam Cao<br />
4. Hai đứa trẻ - Thạch Lam<br />
5. Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng.<br />
B – ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT<br />
<br />
I. PHẦN LÀM VĂN<br />
<br />
CHỮ NGƢỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN.<br />
I. Hình tƣợng nhân vật Huấn Cao<br />
1. Giới thiệu chung<br />
- Tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp.<br />
- Tác phẩm: Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời - nơi hội tụ những nét<br />
đẹp cao quý của người xưa.<br />
- Huấn Cao là nhân vật được nhà văn miêu tả đặc sắc nhất. Đó là trang anh hùng lẫm liệt, hội tụ<br />
của tài, tâm và khí phách.<br />
- Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực, tâm huyết, tài năng để miêu tả một cảnh tượng rất hoành<br />
tráng, xưa nay chưa từng có - cảnh cho chữ.<br />
2. Nội dung:<br />
* Khái quát:<br />
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam, để lại nhiều tác phẩm có giá trị:<br />
Vang bóng một thời; Sông Đà...<br />
- Huấn Cao là nguyên mẫu lịch sử có thật, hiện thân của võ tướng, nhà thơ, nhà thư pháp Cao<br />
Bá Quát lừng lẫy một thời. Với khí tiết sáng ngời, con người ấy đã bước vào trang viết của<br />
Nguyễn Tuân, tỏa sáng trên từng con chữ.<br />
* Vẻ đẹp khí phách hiên ngang.<br />
- Mở đầu truyện, tiếng tăm Huấn Cao nổi như cồn: Tài bẻ khóa vượt ngục; bị coi là kẻ đứng đầu<br />
bọn phản nghịch vì chống lại triều đình, đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội.<br />
- Trước cửa đề lao: Khinh bạc trò tiểu nhân thị oai dọa dẫm của lính canh; thúc gông đánh<br />
thuỳnh một cái: ngang tàng, bất chấp uy quyền.<br />
- Trong tù: Thản nhiên nhận rượu thịt, xem nhà tù như chốn dừng chân để nghỉ; Coi thường, xua<br />
đuổi quản ngục, đặt mình lên trên loại cặn bã của xã hội.<br />
=> Ngang tàng, bất khuất.<br />
* Vẻ đẹp của con ngƣời tài hoa:<br />
- Tài viết chữ Hán rất nhanh và đẹp.<br />
- Nhiều người khao khát, coi là vật báu: Chữ Huấn Cao đẹp, vuông lắm; Quản ngục bất chấp<br />
tính mạng để xin bằng được chữ.<br />
<br />
1<br />
<br />
=> Một người tài hoa, có tâm hồn nghệ sĩ.<br />
* Vẻ đẹp của ngƣời anh hùng có thiên lƣơng trong sáng.<br />
- Không vì vàng ngọc, quyền uy mà ép mình cho chữ: Cả đời chỉ cho 3 người bạn thân.<br />
- Quý trọng người biết yêu cái đẹp: Từ xua đuổi -> quý trọng, cho chữ viên quản ngục vì ông là<br />
một tấm lòng trong thiên hạ; Khuyên ngục quan thay đổi nghề để giữ cái tâm lương thiện.<br />
=> Một con người có tâm trong sáng như pha lê.<br />
* Vẻ đẹp tài năng, khí phách, thiên lƣơng đƣợc hội tụ đầy đủ trong cảnh cho chữ.<br />
3. Nghệ thuật:<br />
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, ngôn ngữ uyên bác, tình huống truyện độc đáo.<br />
- Một tác phẩm chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về cái đẹp của tài hoa, thiên lương, khí phách.<br />
II. Cảnh cho chữ - Cảnh tƣợng xƣa nay chƣa từng có.<br />
* Nguyên nhân có cảnh cho chữ trên:<br />
- Tác phẩm là cuộc gặp gỡ đầy éo le của một tên tử tù có tài viết chữ đẹp với viên quan coi ngục<br />
mê chữ đẹp, khao khát có được chữ của tử tù. Họ vừa là kẻ thù nhưng cũng vừa là tri kỉ của<br />
nhau.<br />
- Lúc đầu, Huấn Cao coi thường, khinh bỉ quản ngục vì nghĩ ông là một kẻ tiểu nhân gian ác.<br />
Nhưng khi biết rõ sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao đã tặng chữ cho ông.<br />
* Tóm tắt ngắn gọn cảnh cho chữ:<br />
Đêm hôm ấy, lúc lính canh đã về nghỉ hết, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có diễn ra trong<br />
buồng giam ẩm ướt. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc rọi trên ba cái đầu đang chăm chú trên tấm<br />
lụa bạch. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ.<br />
* Địa điểm cho chữ kỳ lạ:<br />
- Thường diễn ra ở nơi trăng thanh, lộng ngát hương hoa, hoặc thư phòng sang trọng.<br />
- Trong bài: diễn ra trong cảnh nhà lao tăm tối, ẩm ướt, bẩn thỉu. (Tường đầy mạng nhện...)<br />
=> Cái Đẹp khai sinh ngay trong lòng của cái Ác, cái Xấu.<br />
* Ngƣời cho chữ còn lạ kì hơn:<br />
- Thông thường: người cho chữ trong tư thế thoải mái, thư thái về tâm hồn.<br />
- Trong bài: Một tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng<br />
còn nguyên vẹn làn hồ... Ngày mai con người ấy sẽ bước lên đoạn đầu đài.<br />
=> Cái Đẹp đã nâng cánh con người ta bay trên hiện thực, uy vũ bạo tàn và cả cái chết cũng<br />
không thể xâm phạm lãnh địa ấy.<br />
* Lạ bởi vị thế ngƣời cho - nhận chữ:<br />
- Cho chữ: Một kẻ tử tù, kẻ phản nghịch đang sừng sững đứng nơi ngục tối với những xích<br />
xiềng còn hằn trên da thịt.<br />
- Người nhận chữ:quan coi ngục lại khúm núm, hai tay run run bê chậu mực, quỳ gối rưng rưng<br />
trong dòng nước mặt nghẹn ngào rỉ vào kẽ miệng.<br />
=>Người đứng là đại diện cho giai cấp bị trị, kẻ quỳ lại là đại diện cho giai cấp thống trị. Vị thế<br />
xã hội bị đảo ngược, uy quyền bị tan biến. Cái xấu xa nhường chỗ cho cái đẹp, cái bất tử.<br />
* Lạ bởi lời khuyên của tên tử tù dành cho ngục quan: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản<br />
nên thay chỗ ở đi… rồi mới nghĩ đến chuyện chơi chữ… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi ”.<br />
- Huấn Cao không chấp nhận cái tài, cái đẹp lại có thể chung sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu.<br />
Muốn chăm lo cho cái đẹp nảy nở phải trở về với cái thiện.<br />
- Ngục quan “vái tên tù một vái” và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho<br />
nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đó là sự cúi đầu trước cái đẹp, khí phách.<br />
=> Cái đẹp đã xóa nhòa khoảng cách, đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp của chân - thiện<br />
- mĩ.<br />
* Thủ pháp nghệ thuật tương phản, nghệ thuật dựng cảnh tài tình: giữa bó đuốc sáng rực và<br />
bóng tối của nhà tù; giữa hương thơm của mực, màu trắng tinh của lụa với cái hôi hám, dơ bẩn,<br />
nhớp nhúa => làm nổi bật cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự chiến thắng của cái đẹp,<br />
cao cả, chính nghĩa trước cái ác, cái xấu.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHÍ PHÈO - NAM CAO<br />
1.Tác giả:<br />
- Nam Cao (1917 - 1951).<br />
- Nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam.<br />
- Ông là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình<br />
thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.<br />
2.Tác phẩm:<br />
- Viết năm 1941, thuộc đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.<br />
- Là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao, kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Tác<br />
phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.<br />
3.Nội dung<br />
* Quá trình tha hóa của Chí Phèo:<br />
- Sinh ra: không cha mẹ, không họ hàng, không tấc đất, vật đem cho, đem bán -> thiếu những<br />
điều kiện cần thiết để xác định Chí là một con người.<br />
- Trƣởng thành:<br />
+ Hiền như cục đất, nhút nhát (vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run).<br />
+ Mơ ước giản dị, chính đáng, lương thiện: Một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê.<br />
Vợ dệt vải…<br />
+ Tự trọng: thấy nhục khi bị vợ BK sai bóp chân => Lương thiện, giản dị, chân chính.<br />
- Đến ở nhà BK, bắt đầu chặng đƣờng tha hóa:<br />
+ Âm mưu thâm độc, xảo quyệt của BK -> đẩy Chí vào tù 8 năm -> tha hóa về nhân hình, nhân<br />
tính.<br />
+ Nhân hình: không còn mang gương mặt con người, giống một sinh vật lạ: trọc lốc, trắng hớn,<br />
cơng cơng, gườm gườm...<br />
+ Nhân tính: con quỷ dữ, gây ra cảnh đổ máu: hoặc đổ máu chính mình, hoặc đổ máu người<br />
dân vô tội.<br />
- Bị loại khỏi xã hội, cô đơn trước đồng loại. Chí khao khát dù chỉ một tiếng chửi – nhưng đồng<br />
loại không ai trả lời – đối thoại với 3 con chó.<br />
=> Người nông dân lương thiện -> Lưu manh -> quỷ dữ của làng Vũ Đại.<br />
=> Hình tượng điển hình, tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa.<br />
c) Quá trình hồi sinh của Chí Phèo: Từ khi gặp Thị Nở.<br />
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thị Nở: Xấu ma chê quỷ hờn, dòng giống nhà mả hủi, dở hơi,<br />
bị người đời xa lánh => giúp hồi sinh một con quỷ dữ.<br />
- Thức tỉnh lƣơng tâm: Lúc đầu đến với thị chỉ là bản năng. Nhưng với tình yêu thương, sự<br />
chăm sóc của Thị, Chí dần thức tỉnh.<br />
+ Tỉnh rƣợu: nhận thức được không gian quanh mình: tiếng chim hót, người đi chợ, tiếng gõ<br />
mái chèo…bâng khuâng, mơ hồ buồn.<br />
+ Tỉnh ngộ: Ý thức được hoàn cảnh bi đát của bản thân: Nhớ về quá khứ; thấy hoàn cảnh hiện<br />
tại: sợ già, cô độc, đói rét .<br />
- Khao khát trở về cuộc sống lƣơng thiện: ăn năn; thấy mắt ươn ướt; làm nũng với Thị: Muốn<br />
trở lại thế giới loài người, muốn làm hòa với mọi người; khao khát một mái ấm gia đình với Thị<br />
(Dẫn chứng).<br />
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của Nam Cao =>Con người, bản tính thật của Chí trỗi<br />
dậy, Chí đã thực sự hoàn lương.<br />
d) Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ngƣời.<br />
- Nguyên nhân:<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Nguyên nhân trực tiếp: Do bà cô Thị Nở ngăn cản (Dẫn chứng).<br />
+ Nguyên nhân sâu xa: Định kiến của xã hội đối với những con người như Chí.<br />
=> Cánh cửa hoàn lương của Chí đã bị chặn đứng. Cả làng Vũ Đại không ai chấp nhận Chí, bởi<br />
với họ, Chí không phải là người từ lâu rồi. Họ không biết và không tin vào sự hồi sinh, thức tỉnh<br />
của Chí.<br />
- Tâm trạng Chí:<br />
+ Thất vọng, đau đớn: Khi bị Thị Nở trút giận, hắn ngẩn người, ngạc nhiên -> cố nắm lấy tay<br />
Thị như một nỗ lực để nắm lấy chỗ dựa cuối cùng (bị cự tuyệt) -> thất vọng, đau đớn (uống,<br />
càng uống càng tỉnh) -> khóc rưng rức.<br />
+ Phẫn uất, tuyệt vọng: Nam Cao miêu tả Chí trong cơn say mà tỉnh, đi chệch đường nhưng<br />
đúng hướng (Chí lảm nhảm xách dao để tới nhà thị Nở đâm chết bà cô Thị, nhưng Chí lại đến<br />
thẳng nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến để đòi lương thiện).<br />
=> Tuyệt vọng đến cùng cực, Chí ý thức rõ nguyên nhân và kẻ đã gây ra bất hạnh cho cuộc đời<br />
mình.<br />
- Hành động giết BK rồi tự sát:<br />
+ Kết quả tất yếu của sự hồi sinh, thức tỉnh.<br />
+ Chí có hai con đường: hoặc làm quỷ, hoặc hoàn lương. Không thể làm quỷ nhưng Chí cũng<br />
không thể hoàn lương bởi cái xã hội phi nhân tính ấy không cho Chí đường về. Chính vì vậy, cái<br />
chết là tất yếu.<br />
=> Chí chết nhưng lương tâm Chí còn mãi. Cái chết ấy là sự tố cáo mạnh mẽ cái xã hội đương<br />
thời, đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hóa => Nghệ thuật miêu tả tâm lý tài tình<br />
của Nam Cao.<br />
=>Niềm tin vào bản tính lương thiện của con người.<br />
4.Nghệ thuật:<br />
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu,vừa sống động, có cá tính độc<br />
đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo.<br />
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic.<br />
- Có cốt truyện và tình tiết hấp dẫn,biến hóa giàu kịch tính.<br />
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần<br />
thuật linh hoạt.<br />
<br />
HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM<br />
<br />
1. Tác giả<br />
- Thạch Lam (1910 – 1942) là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công ở thể loại truyện ngắn.<br />
- Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi<br />
truyện của ông như một bài thơ trữ tình.<br />
2. Tác phẩm<br />
- Rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938).<br />
- Là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam.<br />
3. Đọc – hiểu văn bản<br />
a) Phố huyện lúc chiều tàn:<br />
* Bức tranh thiên nhiên:<br />
- Màu sắc: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy; Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn;<br />
Dãy tre làng đen lại.<br />
=> Ngày sắp tàn, bóng tối sắp bao phủ.<br />
- Âm thanh: Tiếng trống thu không; Tiếng ếch nhái kêu ran; Tiếng muỗi vo ve.<br />
=> Âm thanh gần gũi, quen thuộc nhưng hiu hắt buồn.<br />
=> Một bức họa đồng quê quen thuộc, bình dị của làng quê Việt Nam.<br />
<br />
4<br />
<br />
* Bức tranh cuộc sống:<br />
- Cảnh chợ tàn: Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất; Còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị...<br />
=> Buồn tẻ, nghèo nàn.<br />
- Cuộc sống con ngƣời: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi lại nhặt nhạnh...; Chị em Liên, bác xẩm,<br />
bác Siêu, cụ Thi điên...<br />
=> Cuộc sống tàn lụi, tiêu điều thảm hại của những kiếp người tàn tạ.<br />
* Tâm trạng Liên: Lòng buồn man mác; Động lòng thương những đứa trẻ.<br />
=> Nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn.<br />
=> Giọng văn êm dịu, giàu chất thơ.<br />
=>Thể hiện tình yêu mến quê hƣơng và sự thƣơng xót những kiếp ngƣời nghèo khổ của<br />
nhà văn.<br />
b. Phố huyện lúc đêm về.<br />
* Bức tranh thiên nhiên: Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.<br />
- Bóng tối: Đường phố, các ngõ dần chứa đầy bóng tối; Tối hết cả con đường thăm thẳm ra<br />
sông...tối đen hơn nữa.<br />
=> Bóng tối mênh mông bủa vây.<br />
- Ánh sáng: Một vài khe sáng hé ra ở các cửa hàng; Quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm<br />
lửa nhỏ bên bếp bác Siêu; Từng hột sáng lọt qua phên lứa...<br />
=> Ánh sáng nhỏ nhoi, yêu ớt, biểu tương cho những kiếp người leo lét, vô danh, lụi tàn nơi phố<br />
huyện.<br />
* Bức tranh đời sống: Chị Tí, bác Siêu tối tối vẫn dọn hàng mặc dù chẳng bán được bao nhiêu;<br />
Vẫn những suy nghĩ ngóng đợi như hôm trước...<br />
=> Quẩn quanh, đơn điệu, bế tắc.<br />
* Tâm trạng của Liên: Buồn thấm thía; Mơ ước một cái gì đó tươi sáng hơn.<br />
=> Mơ hồ, tội nghiệp nhưng họ không mất niềm tin vào cuộc sống, vẫn không thôi hi vọng.<br />
=> Sự xót thương da diết của nhà văn, đồng thời trân trọng khát vọng đẹp đẽ của những con<br />
người nghèo khổ.<br />
c. Cảnh đợi tàu:<br />
- Cảnh tàu đến: Người gác ghi xuất hiện -> Ngọn lửa xanh biếc -> Tiếng còi xe vang lại -><br />
Tiếng xe rít, khói trắng bừng lên -> Tiếng hành khách -> rầm rộ tới.<br />
=> Háo hức chờ đợi. Chuyến tàu là biểu tượng cho thế giới tuổi thơ đầy mơ ước, giàu sang, vui<br />
nhộn. Đoàn tàu đến đem theo một chút ánh sáng, tạm thời xóa đi cái màn đêm dày đặc bao phủ<br />
phố huyện => tiếp thêm cho họ niềm tin để tiếp tục cuộc mưu sinh vào sáng hôm sau.<br />
- Cảnh tàu đi: Còn lại nhũng đốm than đỏ -> chấm nhỏ -> khuất dần.<br />
=> Tiếc nuối, hụt hẫng, để lại sự yên tĩnh, tối tăm, tù túng.<br />
- Thái độ của tác giả:<br />
+ Nâng niu khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống tù túng của họ.<br />
+ Thông điệp: Đừng để cuộc sống chìm trong buồn tẻ, bế tắc. Luôn mơ ước, vươn ra ánh sáng.<br />
=> Cốt truyện đơn giản, giàu chất trữ tình; Giọng văn nhẹ nhàng, lời văn giản dị.<br />
<br />
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA<br />
1.Tác giả:<br />
- Vũ Trọng Phụng ( 1912 -1939) là nhà văn hiện thực xuất sắc.<br />
- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn, và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự.<br />
2.Tác phẩm:<br />
- Tiểu thuyết “Số đỏ”(1936) được coi là một trong những kiệt tác trào phúng của văn học Việt<br />
Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải).<br />
- Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.<br />
<br />
5<br />
<br />