intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 7 NĂM HỌC: 2024 - 2025 Căn cứ tại thời điểm kiểm tra cuối kì 1, nội dung kiến thức của môn công nghệ 7 bao gồm: • Bài 4: Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành - Khái niệm giâm cành - Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành - Quy trình nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành • Bài 5: Trồng và chăm sóc cây cải xanh - Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ - Tính số lượng hạt giống cầu sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật trồng cây cải xanh: - Quy trình trồng cây cải xanh • Bài 6: Rừng ở Việt Nam - Vai trò của rừng - Một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM: Bài 4: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH Câu 1. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là: A. Cắt một đoạn cành trên thân cây mẹ cắm vào đất ẩm C. Bóc một khoanh vỏ của cành B. Lấy mắt ghép ghép vào gốc ghép D. Trồng bằng củ Câu 2. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là: A. là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (đoạn rễ) đã cắt rời khỏi cây mẹ B. là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con C. là phương pháp gắn một đoạn cành (hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới D. Đáp án khác Câu 3. Loại cây nào sau đây không dùng phương pháp giâm cành? A. Cây mía B. Rau muống C. Cây me D. Cây sắn Câu 4. Cần cắt cành giâm với độ dài bao nhiêu? A. 10 cm B. 20 cm C. 15 – 20 cm D. 30 cm Câu 5. Khi giâm cành, người ta cắt bớt lá vì: A. Làm giảm sự thoát hơi nước. B. Cây sẽ nhanh mọc rễ. C. Bảo vệ côn trùng không xâm nhập. D. Cả ba đều đúng Câu 6. Sắp xếp quy trình nhân giống cây trồng theo thứ tự các bước: A. Chuẩn bị cành giâm → Chuẩn bị giá thể → Chăm sóc cành giâm → Giâm cành vào giá thể B. Chuẩn bị giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm C. Chăm sóc cành giâm → Chuẩn bị cành giâm → Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể D. Tạo lỗ → Tạo giá thể → Giâm cành vào giá thể → Cắt đoạn cành → Tưới cành giâm 1
  2. Câu 7. Bước thứ hai của quy trình “Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành” là: A. Chuẩn bị giá thể giâm cành B. Chăm sóc cành giâm C. Giâm cành vào giá thể D. Chuẩn bị cành giâm Câu 8. Bước thứ ba của quy trình “Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành” là: A. chuẩn bị giá thể giâm cành. B. chăm sóc cành giâm. C. giâm cành vào giá thể. D. chuẩn bị cành giâm. Câu 9. Yêu cầu kĩ thuật “Cành giâm không quá già, không quá non” thuộc bước thực hiện nào trong quy trình “Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành”? A. Cho đất vào chậu hoặc khay trồng B. Chọn cành giâm C. Cắt vát cành giâm và tỉa bớt lá D. Giâm cành vào đất Câu 10. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành có công việc nào sau đây? A. Tưới cành giâm B. Tỉa lá C. Tạo giá thể D. Cả 3 đáp án trên Câu 11. Yêu cầu đối với giá thể trồng cây bằng phương pháp giâm cành là: A. Phù hợp với cây trồng B. Tơi xốp C. Đủ độ ẩm D. Cả 3 đáp án trên Câu 12. Chăm sóc cành giâm tức: A. Phòng trừ sâu bệnh B. Bón phân C. Tưới nước D. Cả 3 đáp án trên Câu 13. Tiến hành thu hoạch rau muống khi đạt : A. 20 cm B. 30 – 40 cm C. 50 cm D. 10 cm Bài 5: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH Câu 1: Trước khi tiến hành trồng cây cải xanh cần chuẩn bị những gì? A. Khu vực trồng, hạt giống, phân bón B. Khu vực trồng rau, hạt giống cải xanh C. Khu vực trồng, hạt giống, phân bón, dụng cụ trồng D. Hạt giống cải xanh Câu 2: Trước khi trồng cây cải xanh, cần chuẩn bị loại phân nào sau đây: A. chất gây biến đổi gene B. phân hữu cơ đã hoai mục C. chất kích thích cây phát triển nhanh D. phân hóa học Câu 3: Thời điểm thu hoạch cây cải xanh? A. Trồng được 10-20 ngày B. Trồng được 20-30 ngày C. Trồng được 30-40 ngày D. Trồng được 40-50 ngày Câu 4: Cây cải xanh thu hoạch khi đảm bảo mấy yêu cầu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Trong quy trình trồng và chăm sóc cây cải xanh, yêu cầu kỹ thuật “khoảng cách các hạt đều nhau” là thuộc bước nào sau đây? A. Chuẩn bị đất trồng B. Chuẩn bị hạt giống C. Gieo trồng D. Chăm sóc Câu 6: Gieo hạt giống cải xanh cần ngâm hạt theo tỉ lệ sôi : lạnh là bao nhiêu? A. 1 : 2 B. 2 : 3 C. 3 : 2 D. 2 : 1 Câu 7: Khu vực trồng rau: B. một góc vườn B. chậu có lỗ thoát nước bên dưới D. thùng xốp có đục lỗ thoát nước bên dưới D. tất cả các ý trên Câu 8: Loại phân nào không nên chọn sử dụng khi tiến hành trồng cây cải xanh? A.Phân vi sinh B. Phân hữu cơ đã hoai mục C. Phân trùn quế D. Phân hóa học Câu 9: Cây cải xanh được thu hoạch khi cây cao: A. trên 5 cm B. trên 10 cm 2
  3. C. trên 15 cm D. trên 20 cm Câu 10: Đặc điểm nhận biết cây cải xanh phát triển tốt? A.Lá cải to, có màu xanh nhạt B. Lá cải nhỏ, có màu xanh nhạt C. Lá cải nguyên vẹn, có màu xanh đậm D. Lá cải có màu xanh vàng Câu 11: Bước 2 của quy trình chuẩn bị đất trồng cải xanh là: A. làm đất và cải tạo đất. B. lựa chọn giống cải xanh. C. xác định diện tích đất trồng. D. vệ sinh đất trồng. Câu 12. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về bao bì thuốc bảo vệ thực vật? A. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có bãi rác. B. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có nguồn nước. C. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi không có dân cư sinh sống. D. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cần vứt bỏ ở nơi có thùng chứa theo quy định. Câu 13. Màu lá cải xanh đạt tiêu chuẩn là: A. Xanh nhạt B. Xanh không đều C. Xanh đậm D. Xanh vàng Câu 14. Đâu không phải đặc điểm của cây cải xanh đạt tiêu chuẩn cần thu hoạch? A. Cây cải xanh không bị sâu, bệnh B. Cây cao khoảng 30 – 40 cm C. Cây có độ tuổi khoảng 30 – 40 ngày D. Lá nguyên vẹn, đều màu, có màu xanh đậm Câu 15. Lá cải xanh khi thu hoạch cần đảm bảo điều kiện nào? A. Lá xanh nhạt B. Lá có sâu C. Lá nguyên vẹn, đều màu D. Lá bị bệnh Câu 16. Để thu hoạch cải xanh, cây phải đạt chiều cao tối thiểu là: A. 10 cm B. 15 cm C. 20 cm D. 30 cm Câu 17. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cách trồng cây cải xanh? A. Cây cải xanh được trồng sử dụng nhiều phân bón, ít thuốc hóa học bảo vệ thực vật nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng. B. Cây cải xanh được trồng sử dụng ít phân bón, ít thuốc hoá học bảo vệ thực vật nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng. C. Cây cải xanh được trồng sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng. D. Cây cải xanh được trồng không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cây có sâu, bệnh nhằm thu được sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng. Câu 18: Hãy chọn câu không đúng trong các câu sau: A. Cây cải xanh thường bị các loại sâu, bệnh hại như sâu tơ, sâu xanh, đốm nhảy, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm vàng, bệnh thối nhũn B. Trồng trong chậu có thể chủ động nước tưới nên có thể trồng quanh năm C. Sau khi gieo hạt phủ một lớp đất thật dày lên bề mặt hạt. D. Đảm bảo đủ số lượng hạt giống cho diện tích đất trồng đã được chuẩn bị. Bài 6: RỪNG Ở VIỆT NAM Câu 1: Rừng có vai trò gì? A. Bảo vệ môi trường B. Phục vụ đời sống, sản xuất C. Nghiên cứu khoa học của con người D. Tất cả đều đúng Câu 2: Rừng có vai trò gì? A. Bảo vệ môi trường. 3
  4. B. Bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống, sản xuất. C. Bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống, sản xuất, nghiên cứu khoa học,… D. Bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học,… Câu 3: Chức năng của rừng đặc dụng là: A. chống xói mòn, hạn chế lũ lụt. B. bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa. C. chống sa mạc hóa. D. cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Câu 4: Sản phẩm nào không phải từ rừng phục vụ cho đời sống, sản xuất? A. Cung cấp gỗ xây nhà. B. Cung cấp lương thực cho con người C. Cung cấp khí oxy cho con người và động vật D. Cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy Câu 5: “Rừng tràm” thuộc cách phân loại rừng nào sau đây? A. Phân loại theo nguồn gốc hình thành. B. Phân loại theo trữ lượng C. Phân loại theo điều kiện lập địa. D. Phân loại theo loài cây Câu 6: “Rừng nguyên sinh” được phân loại theo: A. nguồn gốc hình thành. B. trữ lượng. C. điều kiện lập địa. D. loài cây. Câu 7: “Rừng tre nứa” thuộc cách phân loại rừng nào sau đây? A. Phân loại theo nguồn gốc hình thành. B. Phân loại theo trữ lượng C. Phân loại theo điều kiện lập địa. D. Phân loại theo loài cây Câu 8: “Rừng đồi cát” thuộc cách phân loại rừng nào sau đây? A. Phân loại theo nguồn gốc hình thành. B. Phân loại theo trữ lượng C. Phân loại theo điều kiện lập địa. D. Phân loại theo loài cây Câu 9: “Rừng nghèo” thuộc cách phân loại rừng nào sau đây? A. Phân loại theo nguồn gốc hình thành. B. Phân loại theo trữ lượng C. Phân loại theo điều kiện lập địa. D. Phân loại theo loài cây Câu 10: Ở TPHCM có rừng nào sau đây? A. Rừng Cúc Phương B. Rừng U Minh C. Rừng ngập mặn Cần Giờ D. Rừng Nam Cát Tiên II. TỰ LUẬN Câu 1: Tính số lượng hạt giống cải xanh: khoảng cách giữa các cây 5 cm và giữa các hàng là 10 cm, có thể tính số lượng hạt cần trồng như sau: · Số hạt giống = S/(a x b) · Trong đó: S: là diện tích đất (m2) a: là khoảng cách giữa các cây (m) b: là khoảng cách giữa các hàng (m) Ví dụ 1: 1 m2 đất, thì cần bao nhiêu hạt giống cây cải xanh? Khoảng cách giữa các cây: 5 cm = 0,05 m Khoảng cách giữa các hàng: 10 cm = 0,1 m Số hạt = 1/(0,05 x 0,1) = 200 hạt Ví dụ 2. Giả sử một khu đất có chiều dài 3m, chiều rộng 2m. Nếu khoảng cách giữa các cây là 10cm, khoảng cách giữa các hàng là 15cm, em hãy cho biết số lượng hạt giống cần chuẩn bị để có thể trồng vào khu đất trên. 4
  5. Ví dụ 3: Giả sử một khu đất có chiều dài 40 cm, chiều rộng 30 cm. Nếu khoảng cách giữa các cây 5cm và giữa các hàng 10cm, hãy có biết số lượng cây có thể trồng vào khu đất trên. Câu 2. Ở nước ta, có các loại rừng như: rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. - Rừng sản xuất: Được trồng chủ yếu để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ. - Rừng đặc dụng: Chủ yếu được sử dụng để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng; rừng nguyên sinh; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch. - Rừng phòng hộ: Được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt,… Câu 3. Tỉ lệ phân bón 0,8 – 1,2kg/m2 Ví dụ 1: Gia đình bạn Minh có 50m2 đất. Dự định sẽ dùng 50m2 đất để trồng cây. Em hãy giúp bạn Minh tính lượng phân bón cần thiết để giâm cành trồng mồng tơi. Ước tính 1m2 đất sẽ dùng 0,8kg phân bón. Ví dụ 2: Gia đình bạn Lan có 30m2 đất. Dự định sẽ dùng 30m2 đất để trồng cây. Em hãy giúp bạn Lan tính lượng phân bón cần thiết để giâm cành trồng rau muống. Ước tính 1m2 đất sẽ dùng 1kg phân bón. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2