Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
- Trường THCS Nguyễn Du Q.1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – HKI Họ & tên ………………………….. MÔN GDCD – K7 -NH 2023-2024 Nội dung ôn tập: I. Lý thuyết BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ 1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua: - Hành động cụ thể như việc giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ và cảm nhận và có những hành động thiết thực. - Thể hiện qua lời nói động viên, an ủi, cổ vũ, khích lệ,… - Thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ… 2. Ý nghĩa. - Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống. - Giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn. - Người nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, có thêm ý chí để bước tiếp. - Người cho đi sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. 3. Rèn luyện, duy trì sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ cần: - Biết quan sát, lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người khác. - Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn - Cần chủ động quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Luôn chủ động động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện - Phê phán những bạn có thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. * Hs tìm hiểu ý nghĩa Tục ngữ ca dao về quan tâm, cảm thông và chia sẻ - SGK trang 11 Bài 3 “HỌC TẬP TỰ GIÁC TÍCH CỰC” 1.Học tập tự giác tích cực: là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 2.Biểu hiện: - Xác định đúng mục đích học tập. - Lập thời gian biểu khoa học hợp lí. - Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. 3.Ý nghĩa: Giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận tôn trọng. 4. Trách nhiệm: - Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập. - Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Bài 4 “GIỮ CHỮ TÍN” 1.Chữ tín là Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người Giữ chữ tín: là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. 2.Biểu hiện: - Biết giữ lời hứa - Đúng hẹn
- - Trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,… 3.Ý nghĩa: - Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau - Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. - Người không biết giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực, lâu dài. 4. Rèn luyện: -Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. - Phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. * Hs tìm hiểu ý nghĩa Tục ngữ ca dao về Giữ chữ tín - SGK trang 21, 24 Bài 5 “BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA”: 1. Di sản văn hóa là gì ? Là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác Di sản văn hóa bao gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể DI TÍCH CH Kh i niệm: S VĂN HÓA VẬT TH sản h m v t ch t DANH AM DSVH TH NG CẢNH CÓ GIÁ TR : S, VH, KH ĐƯ C ƯU TRU ỀN -TI NG NÓI CHỮ VI T PHI VẬT TH -TRANG PH C TRU ỀN sản h m tinh TH NG th n -BÍ QU T NGHỀ TRU ỀN TH NG -TÁC PH M VĂN HỌC, NGH THUẬT 2. Ý nghĩa (vai trò của di sản) : -DSVH là tài sản của dân tộc. -Thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. -Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
- 3. Tr ch nhiệm: - Phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. - Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. II. Câu hỏi trắc nghiệm: Bài 5: Bảo tồn Di sản văn hóa Câu 1. Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 2. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A.Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B.Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. C. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. D.Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. C u 3. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản của quốc gia. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 4. Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ? A. Danh lam thắng cảnh. B. Di sản văn hóa vật thể. C. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Di tích lịch sử.
- Câu 5. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 6. Di sản nào sau đây là di sản văn hoá thế giới? A. Chùa một cột. B. Nghi lễ và trò chơi kéo co. C. Áo dài Việt Nam. D. Gành đá đĩa Phú Yên. Câu 7. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn được gọi là? A. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. B. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. C. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. D. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. Câu 8. Di sản văn hóa phi vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh A. Hát Xẩm B. Hát chèo C. Múa rối nước D. Hát cải lương Câu 9. Di sản văn hóa vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh? A. Di tích Hoàng thành Thăng Long B. Nhã nhạc cung đình Huế C. Truyện Kiều D. Cố đô Hoa Lư Câu 10. Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là? A. Mộc bản triều Nguyễn. B. Châu bản triều Nguyễn. C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. D. Cả A, B, C. Câu 11. Đánh dấu X vào ô tương ứng với mỗi di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. (1.5 điểm) Di sản văn hóa Di sản văn Di sản văn hóa hóa v t thể hi v t thể a. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng b. Vịnh Hạ Long c. Văn miếu (Quốc tử Giám – Hà Nội) d. Dân ca Quan họ Bắc Ninh e. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) f. Thánh địa Mỹ Sơn Câu 12. Đánh dấu X vào ô tương ứng với mỗi di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. (1.5 điểm) Di sản văn hóa Di sản văn Di sản văn hóa hóa v t thể hi v t thể a. Phố cổ Hội An b. Trang phục áo dài Việt Nam c. Khu di tích Tân Trào ( Tuyên Quang) d.Nhã nhạc cung đình Huế e. Hát Xẩm f. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Câu 13. Theo em, các di sản văn hóa Việt Nam sau là di sản văn hoá thế giới? (1.5 điểm) Di sản văn hóa Đúng Sai a. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng b. Vịnh Hạ Long c. Văn miếu (Quốc tử Giám – Hà Nội) d. Dân ca Quan họ Bắc Ninh e. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. f. Thánh địa Mỹ Sơn
- Câu 14. Theo em, các di sản văn hóa Việt Nam sau là di sản văn hoá thế giới? (1.5 điểm) Di sản văn hóa Đúng Sai a. Phố cổ Hội An b. Trang phục áo dài Việt Nam c. Khu di tích Tân Trào ( Tuyên Quang) d.Nhã nhạc cung đình Huế e. Hát Xẩm f. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Bài 4: Giữ chữ tín Câu 1. Giữ chữ tín là: A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. B. tôn trọng mọi người. C. yêu thương, tôn trọng mọi người. D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Câu 2. Một người không giữ chữ tín: A. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. B. làm việc gì cũng khó. C. chịu nhiều thiệt thòi. D. không nhận được sự tin tưởng của người khác. Câu 3. Chữ tín là: A. sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. B. sự kì vọng vào người khác. C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân. D. sự tự tin vào bản thân mình. Câu 4. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ: A. nhận được sự tin tưởng của người khác. B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc. C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng. D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. Câu 5. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải: A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. B. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. D. tôn trọng mọi người. Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là: A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của em nhỏ, bạn bè đối với mình. B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,... C. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người. D. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau. Câu 7. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Chữ tín. B. Tự chủ. C. Giữ chữ tín D. Học tập tự giác, tích cực Câu 8. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên A. dũng cảm. B. giữ chữ tín. C. tích cực học tập. D. tiết kiệm. Câu 9. Người biết giữ chữ tín có thái độ, hành vi nào sau đây? A. Luôn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. D. Luôn chỉ tin ở bản thân mình. B. Luôn hoà thuận với mọi người xung quanh. C. Luôn nói một đằng, làm một nẻo. Câu 10. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh đối với mình đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn... A. giữ chữ tín. B. tôn trọng người khác. C. tin ở người khác . D. yêu thương mọi người.
- Câu 11. Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì? A. Giỏi kinh doanh. B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ. C. Giữ chữ tín. D. Kinh doanh phải tích cực, tự giác . Câu 12. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng : A . Người khác. B . Công việc. C . Lời hứa. D . Niềm tin. Câu 13. Người biết giữ chữ tín có thái độ, hành vi nào sau đây ? A. Luôn chỉ tin ở bản thân mình. B . Luôn hoà thuận với mọi người xung quanh. C. Luôn nói một đằng, làm một nẻo. D. Luôn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Câu 14. Việc giữ chữ tín sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? A . Giúp chúng ta nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. B . Giúp chúng ta có được điểm cao. C . Chúng ta sẽ chịu thiệt thòi so với mọi người xung quanh. D . Giúp chúng ta tranh thủ được cảm tình và lòng tốt của người khác. Bài 3: Học t tự gi c, tích cực Câu 1. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là: A. chăm chỉ. B. chây lười, ỷ lại. C. khiêm tốn. D. tự ti. Câu 2. Học tập tự giác, tích cực là: A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. Câu 3. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây? A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích. C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. D. Tích cực tham gia mọi hoạt động. Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây? A. Có thêm nhiều kiến thức. B. Đạt kết quả cao trong học tập. C. Sự vất vả. D. Sự xa lánh của bạn bà. Câu 5: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. Câu 6: Tự giác học tập là A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở. B. học trên lớp, về nhà không cần học. C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp. D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. Câu 7: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. có bài tập khó thì chép sách giải. B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. C. chơi nhiều hơn học. D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi. Câu 8: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. Câu 9: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây? A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Yêu thương con người.
- C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung. Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Học trước chơi sau. C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. D. Chơi điện tử trong giờ học. Câu 11: Đâu không hải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. B. Có mục tiêu học tập rõ ràng. C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua. Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực? A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà. B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn. C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo. D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh. Câu 13: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực? A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học. B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài. C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi. D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập. Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực? A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Câu 15: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không hải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực? A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập. D. Thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ. * Lưu ý : Làm phần trắc nghiệm hs cần kẻ khung và điền đáp án câu trắc nghiệm vào khung theo mẫu sau : Câu TN 1 2 3 4 5 6 ... Đ n - Bài kiểm tra không viết tắt, nếu có sai thì gạch bỏ bằng bút bi và thước, không dùng bút chì làm bài. Phần giải quyết tình huống hay nhận xét luôn giải thích vì sao, nên liên hệ bản thân nếu thấy cần thiết rèn luyện. - Khi trả lời câu hỏi phần mở đầu phải nhắc lại câu hỏi, không trả lời cụt ngủn không đầu không đuôi. - Hướng dẫn đề cương chỉ giúp HS phần kiến thức, nhận biết, thông hiểu. HS phải biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Hs nhớ đọc kỹ đề, ghi đầy đủ mọi thông tin : lớp, phòng thi, số báo danh, số thứ tự ở lớp, tổng số tờ của bài làm, … -CHÚC CÁC EM THI TỐT-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn