Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa được xây dựng với 2 phần nội dung. Phần 1 là phần khái quát kiến thức trọng tâm của học kì 1, phần 2 là phần các câu hỏi thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa
- ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 – HKI – NĂM HỌC 20192020 I. VĂN HỌC: 1. Truyện kí Việt Nam: Thời gian sáng tác: 1930 – 1945 PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. a. Tôi đi học Tác giả: Thanh Tịnh Nội dung: Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học. b. Trong lòng mẹ Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” Tác giả: Nguyên Hồng (Nhà văn của phụ nữ và nhi đồng) Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ. c. Tức nước vỡ bờ Trích tiểu thuyết “Tắt đèn” Tác giả: Ngô Tất Tố. Tóm tắt: Nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của chị Dậu trước bọn tay sai: + Vì lòng căm hờn bọn tay sai cao độ. + Vì chị có lòng thương chồng con vô bờ bến. + Vì chị ý thức được sự cùng đường của mình. Nội dung: + Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực phong kiến, tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. + Ca ngợi những phẩm chất cao quí và sức mạnh quật khởi tiềm tàng, mạnh mẽ của chị Dậu. d. Lão Hạc: Tác giả: Nam Cao Tóm tắt: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của lão Hạc: Vì lão là người cha rất thương con. Nội dung: Số phận đau thương và phẩm chất cao quí của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Thái độ trân trọng của tác giả với họ. * Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hiểu gì về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ? 2. Truyện nước ngoài: a. Cô bé bán diêm: Tác giả: Anđécxen (Nhà văn Đan Mạch) Tóm tắt: Nội dung: Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa. b. Đánh nhau với cối xay gió: Tác giả: Xécvantét (Nhà văn người Tây Ban Nha) Tóm tắt: Đôn Kihôte mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xanchô Panxa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, 2 người gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Kihôte tưởng rằng chúng là những tên khổng lồ một mắt nên xông vào đánh, Xanchô Panxa chỉ dám đứng ngoài can ngăn. Kết quả Đôn Kihôtê bị thương nhưng ko kêu la gì cả. Suốt đường đi, Xanchô Panxa ăn uống no say, Đôn Kihôtê ko ăn gì cả. Tối hôm đó, Xanchô
- Panxa ngủ say còn Đôn Kihôtê ko ngủ để nghĩ đến tình nương của mình. Sáng hôm sau, 2 người tiếp tục cuộc hành trình. Sự đối lập giữa Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa: c. Chiếc là cuối cùng: Tác giả: O Henri (Nhà văn Mỹ) Tóm tắt: Cụ Bơ – men, Xiu và Giôn – xi là những họa sĩ nghèo sống ở trong một khu phố tồi tàn phía Tây Oa sinh Tơn. Mùa Đông lạnh giá Giôn xi mắc bệnh viêm phổi, cô tin chắc rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ lìa đời. Xiu nói điều này với cụ Bơ – men và hai người rất lo lắng. Mặc cho Xiu hết lòng chăm sóc, Giôn – xi vẫn bướng bỉnh giữ ý nghĩ kì quặc ấy. Nhưng lạ thay, sau một đêm mưa gió dữ dội, ngày sau nữa, chiếc lá vẫn còn đó. Điều này khiến Giôn xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh do cụ Bơ men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn xi, trong khi đó chính cụ chết vì bị bệnh viêm phổi. Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì: Nó mang lại sự sống cho Giônxi. d. Hai cây phong: Tác giả: Aimatốp (Nhà văn người Cưrơgưxtan) Nội dung: Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuysen thời thơ ấu của tác giả. 3. Văn bản nhật dụng: a. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 PTBĐ: Thuyết minh. Theo tài liệu của sở khoa học –công nghệ Hà Nội Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến tác hại của bao bi nì lông. Kêu gọi thực hiện một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất trong sạch. b. Ôn dịch, thuốc lá: PTBĐ: Thuyết minh. Theo Nguyễn Khắc Viện Từ thuốc lá đến ma tuýBệnh nghiện . Nội dung: Lên án thuốc lá là thứ ôn dịch nguy hiểm hơn AIDS. Bởi vậy cần phải chống lại việc hút thuốc lá, loại bỏ thuốc lá ra khỏi đời sống. c. Bài tóan dân số: PTBĐ: Nghị luận. Nội dung: Dân số thế giới và Việt Nam tăng rất nhanh. Dân số tăng nhanh kìm hãm sự phát triển kinh tế vì vậy hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. > Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là: đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là đối với phụ nữ. 4. Văn bản thơ: (Học thuộc lòng hết các bài thơ) a. Đập đá ở Côn Lôn: Tác giả: Phan Châu Trinh Thể thơ: Thất ngôn bát cú Hoàn cảnh sáng tác: khi tác giả bị bắt làm tù khổ sai ở Côn Đảo. b. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: Tác giả: Phan Bội Châu Thể thơ: Thất ngôn bát cú Hoàn cảnh sáng tác: khi tác giả bị bắt vào nhà ngục Quảng Đông. c. Muốn làm thằng cuội: Tác giả: Tản Đà Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
- II. TIẾNG VIỆT: (Chú ý phần chữ in nghiêng) 1.Các loại dấu câu a. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). Ví dụ: Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. > Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm. b. Dấu hai chấm: Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại Ví dụ: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. > Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích. c. Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san……dẫn trong câu văn. Ví dụ: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn… > Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. * Đặt câu có dấu ngoặc kép và dấu hai chấm: Để giáo dục con cháu lòng biết ơn, ông cha ta có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. > Dấu hai chấm và dấu ngoạc kép dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp. 2. Từ vựng: a. Cấp độ khái quát nghĩa của từ : Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của tù ngữ khác : Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. b. Trường từ vựng : Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa . Ví dụ: + Đồ dùng học tập: Bút chì, bút bi, thước kẻ, sách giáo khoa, vở… + Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô… + Cây cối: cây bàng, cây tre, cây phượng, cây lúa… c. Từ tượng hình, từ tượng thanh : Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD: lom khom, phấp phới) Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít, ào ào) Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. d. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội: Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định (VD : bắp, má, heo ,…) Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp học sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) …)
- Cách sử dụng: _ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn , tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. _ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. e. Nói quá : Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD : Nhanh như cắt > rất nhanh g. Nói giảm nói tránh : Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. VD : Chị ấy không còn trẻ lắm. > Ý là đã lớn tuổi rồi, già rồi. 3.Ngữ pháp: a.Trợ từ, Thán từ : Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu . VD: có, những, chính, đích, ngay, …. Ví dụ1: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu…” >Trợ từ “nguyên” có tác dụng nhấn mạnh sự toàn vẹn, không sai khác đi được. Ví dụ2: “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười” > Trợ từ nhấn mạnh sự việc cứ lặp đi lặp lại. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm 2 loại chính: . Thán từ bộc lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi ,…) . Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...) VD : Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi ! b. Tính thái từ : Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử,chứ,chăng,…(VD:Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?) + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…(VD: Chớ vội!) + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… (VD: Tội nghiệp thay con bé!) + Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà,… ( VD: Con nghe thấy rồi ạ !) Cách sử dụng : Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) c. Câu ghép : Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm CV không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm CV này được gọi là một vế câu. ( VD: Gió thổi, mây bay, hoa nở) Có hai cách nối các vế câu: Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể: + Nối bằng một quan hệ từ; + Nối bằng một cặp quan hệ từ; + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: + Nguyên nhân– kết quả ( Vì trời mưa nên đường lầy lội.)
- + Điều kiện (giả thiết) ( Nếu trời mưa to thì nó sẽ ở nhà) + Tương phản( Mùa hè đã đến nhưng trời không nóng lắm.) + Tăng tiến (Tôi càng học giỏi bố mẹ tôi càng vui lòng.) + Lựa chọn (Tôi đi hay anh đi?) + Bổ sung (Nó đã học yếu nó lại còn lười học nữa) + Tiếp nối (Tôi đi trước rồi nó đi sau) +Mục đích (Tôi cố gắng học tốt để bố mẹ vui lòng) III. TẬP LÀM VĂN DẠNG ĐỀ 1: Văn tự sự (xen miêu tả biểu cảm) *Dàn ý: A. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện, tên truyện, văn bản cần tự sự. B. Thân bài: Kể theo trình tự câu chuyện, theo diễn biến của truyện có kết hợp miêu tả, biểu cảm. C. Kết bài: Đánh giá, cảm nhận về câu chuyện, mẩu truyện. * Đề luyện tập: Hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học Kể về một lền em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn. Kể lại truyện Lão Hạc hoặc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” DẠNG ĐỀ 2: Văn thuyết minh: I.Thuyết minh đồ vật Dàn bài: A. Mở bài: giới thiệu tên, vai trò của đối tượng cần thuyết minh B.Thân bài: Trình bày nguồn gốc, lịch sử hình thành nếu có. Thuyết minh cấu tạo, nguyên lí hoạt động, phân loại. Hướng dẫn cách sử dụng bảo quản. Nêu công dụng, ý nghĩa C. Kết bài: ý nghĩa trong hiên tại và tương lai. Đề 1: Tuyết minh cây bút bi Bài làm: Từ thời xa xưa, con người đã cần đến dụng cụ để viết. Cây bút của người cổ đại rất thô sơ bằng tre, đá và cả bằng lông chim, lông ngỗng. Nhưng để thuận tiện hơn trong việc viết lách, người ta đã phát minh ra bút bi. Cây bút bi tưởng chừng như bé nhỏ nhưng lại là phát minh đóng góp to lớn cho sự hình thành và cách mạng hóa việc viết chữ. Nguồn gốc của cây bút bi là do một người thợ Tây phương sáng chế ra nhưng không được khai thác thương mại. Mãi đến những năm cuối thế kỉ XIX, một nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã nhận thấy sự bất tiện trong việc viết bằng bút chấm mực. Loại bút mới phát minh này rất lâu khô, dễ lem, rất nặng và đầu bút nhọn. Sau đó, Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Thế nhưng lại một vấn đề mới được đặt ra, loại mực của chiếc bút bi này rất lâu khô và không thích hợp cho nghề báo của ông đặc biệt là phải đi nhiều nơi lấy thông tin và ghi tốc kí. Và Lazso Biro lại cặm cụi tìm cách giải quyết. Ông để ý thấy loại mực dùng để in báo rất mau khô. Ông đã vận dụng sự phát hiện này để hoàn thiện cây bút của mình. Với sự giúp đỡ của anh họ là một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã giải quyết được tình trạng của cây bút. Cây bút của ông viết mau khô hơn. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc và từ đó bút bi được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.
- Bút bi chúng ta dùng hiện nay có hai loại: bút dùng một lần và bút dùng để bơm mực nhiều lần để dùng lại. Nhưng phần lớn chúng ta hay dùng loại bút dùng một lần, khi dùng hết mực rồi bỏ. Loại bút này có hai phần: ruột bút và vỏ bút. Phần ruột bút là ống nhựa mềm hoặc cứng chứa mực đặc. Lớp trên của mực trong ống được bơm thêm một loại chất trong suốt (hay có màu) để mực không tràn ra ngoài. Một đầu của ống mực gắn ngòi bút. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được. Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý (tùy theo mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng). Có loại vỏ bút thiết kế thêm nắp đậy. Trong nắp có một miếng đệm cao su để mực không bị và viên bi không bị trầy khi va chạm nhỏ. Có loại vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống (đối với loại này thì bút được gắn thêm lò xo). Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, tránh hư ngòi viết thật tiện dụng. Còn loại bút có thể bơm mực dùng lại thì phức tạp hơn một chút. Ruột của loại bút này làm bằng nhựa hay kim loại. Ở phần đầu ruột bút có một cái nút bằng nhựa gắn chặt vào thành ruột bút. Mỗi khi dùng hết mực ta có thể mua mực bơm thêm (loại mực đặc biệt dành cho bút bi) hay thay ruột bút. Về cấu tạo vỏ thì không khác loại bút dùng một lần ta vừa nêu trên. Trên thị trường hiện nay, có vô số chủng loại bút bi, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để ngòi lộ ra, có loại xoay thân bút,có loại trượt, … tùy vào sở thích của người sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bút bi, trong đó bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi khá rẻ, dao động từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá khá cao, từ mười mấy nghìn đến vài chục nghìn. Riêng bút bi dành cho doanh nhân, vỏ làm bằng kim loại quí thì có giá khá cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây. Nói chung, bút bi hợp túi tiền với tất cả mọi người, từ học sinh – sinh viên ít tiền đến các doanh nhân thành đạt. Bút bi là loại bút rất hữu ích cho đời sống con người. Bút bi giúp cho công việc học tập, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật, Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật bằng bút bi. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Bút bi có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử về việc viết chữ của loài người Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”. Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của
- cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm tô điểm cho đời và hữu ích cho con người. *Đề 2 : Giới thiệu về chiếc nón bảo hiểm Bài làm: Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ… Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ. Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa. Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái… gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn
- Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường. Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống. Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng… và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc. Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ. Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới? 1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn. 2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp. 3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn. 4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ. 5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị
- trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó. Đề 3: Giới thiệu cây dừa Việt Nam Bài làm: Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam. Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến Tre. Có thể nói, bất kì ở vùng quê nào trên đất nước Việt ta đều thấy thấp thoáng những bóng dừa. Có 2 loại dừa: dừa cao và dừa lùn. Dừa lùn thường trồng để làm cảnh, loại dừa cao được phân ra thành các loại dừa như: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp. Các bộ phận của cây dừa gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Thân dừa cao khoảng 20 – 25 m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm. Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái. Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đăc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa( còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Có thể thấy cây dừa không chỉ mang lại cảnh đẹp cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp, cho con người những món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có rất nhiều công dụng với đời sống của con người. Cây dừa cũng trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, giám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao,vươn xa hơn.
- Đề 4: Thuyết minh về cây tre Việt Nam. Bài làm: Từ bao đời nay, cây tre là người bạn gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt với những con người sinh ra từ làng quê thì hình ảnh lũy tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn. Tre đã cống hiến tất cả sự sống cho con người nên ta phải yêu và bảo vệ cây tre Việt Nam Chẳng biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết nó có từ xa xưa, đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi. Họ hàng nhà tre rất đa dạng, phong phú về chủng loại Tre nứa, vầu, tre mai, trúc…Nổi tiếng loài tre từ xưa đến nay là trúc Lam Sơn và Tre Điện Biên. Loài tre rất dễ thích nghi với loại đất, đất cằn cỗi cũng như đất tốt tươi tre cũng có thể sống được. Tre không ngại thời tiết khắc nghiệt hay giông bão, tre mọc thành bụi, thành lũy, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, tre già, măng mọc. Rễ tre thuộc loại dễ chùm, mọc rất nông nhưng bám vào lòng đất rất chặt giúp nó chống trọi lại những cơn gió mạnh. Thân tre gầy guộc, thẳng đứng hình ống, rỗng bên trong, chia thành từng đốt. Sắc tre màu xanh thẫm, đầm dần xuống gốc. Thân tre tua tủa rất nhiều gai nhọn, những chiếc gai dùng để bảo vệ tre. Mới đầu, tre là một mầm măng nhỏ, trưởng thành theo thời gian rồi trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai. Lá tre màu xanh mát, mỏng với những đường gân lá song song hình lưỡi mác rõ nét. Lá tre non màu xanh nhạt cuộn thành ống nhọn dần về phía đầu. Ban đầu tre chỉ mọc thẳng đứng, chưa mọc lá; đến một thời gian nhất định, từ các mấu tre mọc ra những nhánh connhỏ, từ đó mới mọc lá. Tre cũng có hoa, cả đời tre chỉ ra hoa một lần duy nhất, chúng ta rất hiếm gặp và sau khi có hoa, vòng đời của tre sẽ kết thúc. Chắc ai cũng biết, tre giúp ta trăm công nghìn việc, là cánh tay đắc lực cho người nông dân. Tre làm cày, làm cuốc, làm đòn gánh. Cây tre dùng làm nhà, làm cửa vững chắc, che mưa, che nắng cho con người, tre làm các vật dụng trong gia đình: tre làm đũa, làm rổ, rá, tăm, giường, chõng…Đối với bọn trẻ con nông thôn, tre đã làm nên tuổi thơ hồn nhiên, những trò chơi thú vị như chơi đánh chắt, đánh truyền, những con diều vi vu hay cảnh những em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo. Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho cả bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những chú trâu chậm rãi nhai cỏ, các bác nông dân cũng có chỗ nghỉ ngơi sau một buổi làm việc mệt nhọc. Dưới bóng tre, con người Việt Nam vẫn giữ nết văn hóa truyền thống lâu đời. Tre ăn ở đời đời, kiếp kiếp với con người, giúp con người làm ăn sinh cơ, lập nghiệp. Ngày xưa, xưa lắm, khi Thánh Gióng đánh giặc Ân, vì gãy vũ khí, Ngài đã vươn tay nhổ bụi tre bên đường, ra sức đánh giặc, khiến bọn chúng khiếp sợ mà bỏ chạy tan tác. Rồi đến khi đánh Pháp, đánh Mĩ tre cũng giúp con người. Tre là người bạn, người đồng chí, tre làm gậy, làm chông chống lại sắt thép, súng đạn của quân thù. Tre theo chân các anh bộ đội đi đánh giặc. Lũy tre dày đặc che chắn cho các anh bộ đội khi phải rút lui, cùng các anh lập mưu đánh giặc. Tre giữ làng, giữ nước, bảo vệ nhân dân. Từng lớp lũy tre bao bọc lấy làng, bảo vệ cho làng quê thanh bình. Tre hi sinh thân mình để bảo vệ con người, tre vẫn hiên ngang mặc cho gió bão táp. Tre rất kiên cường. Hiện nay, đồ nhựa và inox xuất hiện thay thế một số đồ dùng bằng tre trong gia đình nhưng không thể thay thế hình bóng cây tre kiên cường, bất khuất trong lòng người dân Việt Nam. Những bộ bàn ghế bằng tre nứa có kiểu cách bắt mắt rất được nhiều người ưa chuộng à trở thành mặt hàng xuất khẩu đắt giá hiện nay. Tre hiện nay, tre ngay thẳng thủy chung với đất Việt như những đức tính của người dân Việt Nam. Đề 5: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam Bài làm:
- Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha. Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân. Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này. Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn. Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được. Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị.
- Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt Đề 6: Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến. Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó. Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 25003000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống. Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm. Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này. Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm. Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ. Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
- Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng. Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam. Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt. II. Thuy ết minh về giống vật nuôi 1/ Mở bài : Giới thiệu chung về con vật nuôi có ích. (0,5 điểm) 2/ Thân bài : (4 điểm) Trình bày các đặc điểm: Nguồn gốc, xuất xứ (nếu có) Hình dáng con vật : + Độ lớn, màu da, lông. + Các bộ phận: đầu , tai, mắt, thân hình, chân, đuôi. Cách chăm sóc, nuôi dưỡng + Ăn thức ăn gì ? + Các đặc điểm của giống loài ra sao ? Lợi ích mà con vật nuôi đó đem lại. 3/ Kết bài : Khẳng định lại những lợi ích mà con vật nuôi đó đem lại cho đời sống của con người. (0,5đ) ĐỀ 7: Thuyết minh về một giống vật nuôi *CON THỎ Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt. Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ. Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình. Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn
- bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi kilômét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà. Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm. Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyện cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác. Thỏ đã trở thành một loài vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường. *CON CHÓ Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng biết chó là một con vật đáng yêu và rất hữu ích đối với con người. Nhiều người xem chúng như dũng sĩ giữ nhà, một số người còn xem chó là một người bạn trung thành. Nhưng chúng ta có biết rõ về chó chưa? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về con vật đáng yêu này! Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kì đồ đá.Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói, còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ màu xám. Chó là loài động vật 4 chân, ăn tạp. Kích thước trung bình của chó là dài 40160 cm. Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, có thể nhận được 35000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chi kiểu có ngón: chi trước 5 ngón, chi sau 4 ngón. Ngón có vuốt nhưng không co rút được, vì vậy nên nó không leo trèo và khó giữ mồi lâu. Chó chạy xa và mềm nhở chân dài. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động rồi sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng . Vì thế thị giác của chúng rất kém, chỉ nhìn thấy 2 màu đentrắng . Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Màu sắc lông đa dạng. Chó có đến 2 lớp lông : lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ " hạ nhiệt" trong những ngày oi bức. Chó con mới sinh ra thì nhắm mắt, sau một tháng nó mới mở mắt và bắt đầu đi đứng được. Lúc mới ra đời, chó không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loại thú này là 42 chiếc. Chúng ta phải thừa nhận một cách chắc chắn rằng chó là một con vật " đa năng": chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn bắt, chó thể thao, chó nghiệp vụ..... Chó nghiệp vụ lại được đào tạo chuyên sâu hơn như chó phất hiện, phòng ngừa mối sử dụng trong ngành nghiên cứu hộ đê điều; chó cảnh sát giúp phát hiện ma túy, săn bắt tội phạm; chó làm các dịch vụ bảo vệ ; chó cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ....; chó săn bắt mồi, chim choc.... Không thể kể hết những công việc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người.
- Nhờ trí thông minh, sự nhanh nhẹn ...Chó có thể tiếp thu mọi tín hiệu, hiệu lệnh của người điều khiển rồi làm theo sau khi nhìn con người làm mẫu. Trí thong minh của chó chỉ đứng sau khỉ nhưng xếp trên cá heo. Tuy nhiên theo Pavlop , có thể huấn luyện được một con chó thong minh chứ khó dạy dỗ được nó như con khỉ. Điều đó cho thấy chó là loài vật biết tiếp thu, nghe lời. Nhờ các cơ quan khứu giác, thính giác cực kì phất triển nên chó có khả năng nhận biết, phát triển các vật thể , dấu hiệu lạ từ xa để thong báo cho con người đề phòng. Trong văn hóa, tâm linh của một số dân tộc, chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới (Đông Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á).Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hỉnh tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm trở thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ. Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Khi nhắc đến những loại chó được huấn luyện để tìm giấu vết tội phạm, phát hiện ma túy thì không thể nói đến một loại điển hình, đó là chó Bécgiê. Chó Bécgiê là giống chó thuần chủng của Đức. Loại chó này thường có chân cao bụng thon, tai to và dựng đứng giống như chó sói. Đặc biệt chó Bécgiê rất thông minh, khứu giác và thính giác rất phát triển . Chính vì vậy mà người ra thường duy trì chó Bécgiê truy tìm giấu vết tội phạm, phát hiện ma túy hay những công việc khác cũng đòi hỏi sự thông minh nhanh nhạy. Còn khi nhắc đến chó cảnh thì ta cũng hiểu đó chính là chó nhà. Những con chó này thường được nuôi làm cảnh đồng thời kiêm cả nhiệm vụ giữ nhà. Có rất nhiều lại chó cảnh như: chó xù, chó Nhật, chó mini, chó Bắc Kinh, chó Chihuahua Pox. Nếu như long chó Bécgiê ngắn và mượt thì chó cảnh thường có bộ long dài và có thể mượt hay xù. Chó hữu ích và rất gần gũi với con người, do đó chúng ta cần chăm sóc tốt cho chúng. Chăm sóc chó cũng khá đơn giản, công việc này không phức tạp và việc luyện tập cũng vậy. Với tính hiền lành của chúng thì thật dễ hòa đồng và nhanh hiểu được những điều mà gia đình bạn cần ở chúng , chỉ cần bạn có sự quan tâm đến chúng và dắt đi dạo thường xuyên, mỗi một tuần thì tắm cho nó một lần và đôi khi bạn cũng cần chãi lông cho con vật yêu của mình. Tiêm vắcxin phòng bệnh cho chúng định kì theo chỉ định của bác sĩ thú y giúp chú chó khỏe mạnh. Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người. *CON MÈO Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất. Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm. Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,... Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "miao", "gừgừ", rít , gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau. Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới
- 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm. Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt. Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề. Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo. Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được. Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá. Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày,
- thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả. Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn. * MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Cụ bán rồi? Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? b. Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai? c. Hãy cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. d. Tìm những từ ngữ trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng “bộ phận trên cơ thể người” e. Xác định các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn trích. f. Có mấy tình thái từ trong đoạn trích trên? Đó là những TTT nào? Nêu ý nghĩa của các TTT đó. g. Xác định biện pháp nói giảm nói tránh và nêu ý nghĩa. h. Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có công dụng gì? i. Câu ghép “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” có mấy vế? Các vế có mối quan hệ gì? Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười và nói rằng: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Trong lòng mẹ) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và thể loại? Em hiểu gì về thể loại ấy? b. Nhận xét về tâm trạng của Hồng khi nghe những lời của người cô. Lí giải những nét tâm trạng ấy. c. Tìm những từ tượng hình trong đoạn trích. d. Tìm các trường từ vựng của từ “ngọt” và cho biết từ “ngọt” trong đoạn trích trên thuộc trường nào.
- e. Dấu ngoặc kép trong ví dụ trên có công dụng gì? f. Tìm các câu ghép trong đoạn văn trên và cho biết các vế câu nối với nhau bằng cách nào? g. Xác định tình thái từ trong đoạn văn trên và nêu ý nghĩa của nó. h. Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn trên và cho biết từ toàn dân tương ứng. Tại sao trong đoạn văn, tác giả lại sử dụng biệt ngữ xã hội đó? i. Xác định biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của nó. ĐỀ THAM KHÁO ĐỀ 1 Câu 1: (3 điểm) a. Hãy chép nguyên văn bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn ” mà em đã được học. Nêu tên tác giả, nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ trên? b. Sau khi học xong bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn ” em sẽ làm gì để tiếp nối ý chí và tình yêu đất nước của thế hệ đi trước. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 1015 dòng) thể hiện suy nghĩ của mình. Câu 2:(2 điểm) a.Thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh ? b.Tìm và phân tích tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau: Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. (Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. ( Tố Hữu Bác ơi!) Câu 3 : ( 5 điểm ) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích. ĐỀ 2: Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng nhựa tiêu thụ tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 – 2018. Việc lạm dụng sử dụng túi nilon khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình để phân huỷ hoàn toàn các chất thải từ nhựa và nilon phải mất hàng trăm, thậm chí tới nghìn năm. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và chúng sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển.” (Chung tay vì một cộng đồng không rác thải nhựa Theo báo Dân Trí ngày 29/09/2019) a. Cho biết đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản gì? Đoạn văn trên có nội dung liên quan đến văn bản nào mà em đã được học? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
- c. Cho biết câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Nêu đặc điểm của kiểu câu và phân tích kiểu câu trên? II. Làm văn: ( 6đ ) Câu 2: (2.0đ) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường bởi chất thải nhựa. Câu 3: (5.0đ) Giới thiệu về cây dừa ở làng quê Việt Nam. CHÚC TEAM MÌNH THI TỐT ĐIỂM CAO NÈ! ^^
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn