Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 5
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND TP. VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN CÔNG NGHỆ 7 I. TRẮC NGHIỆM: KHOANG TRÒN VÀO ĐẤP ÁN ĐÚNG Câu 1: Để nuôi gà thịt thả vườn ta nên chọn giống gà có đặc điểm? A. Dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường sống ở địa phương B. Dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường sống ở trang trai nuôi C. Dễ nuôi, có năng suất cao, chất lượng thịt ngon, sinh trưởng tốt trong trang trại nuôi D. Sinh trưởng tốt trong môi trường tiểu khí hậu, năng suất cao, chất lượng thịt ngon Câu 2: Gà nuôi thả vườn thường mắc phải một số bệnh như: A. Tụ huyết trùng, bệnh đóng dấu B. Nhiễm khuẩn E. coli, tụ huyết trùng C. Tụ huyết trùng, lở mồm long móng D. Nhiễm khuẩn E. coli, bệnh đóng dấu Câu 3: Khi đàn gà nuôi có triệu chứng bị bệnh người chăn nuôi cần làm gì? A. Cách li gà bị bệnh B. Báo ngay cho cán bộ thú y C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám, điều trị D. Tiêu hủy ngay và khử trùng Câu 4: Trong gia đoạn 1 tuần tuổi gà con thả vườn chăm sóc như thế nào là phù hợp nhất? A. Cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp B. Thả ra vường khi nắng ấm C. Sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm D. Phối trộn thêm lúa, gạo vào trong thức ăn Câu 5: Chọn gà con giống để nuôi gà thịt thả vườn ta nên chọn con giống như thế nào? A. Có vòng thâm đen quanh rốn
- B. Đồng đều về khối lượng, mắt sáng, mỏ to C. Nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bết D. Khô chân, xệ bụng, nhanh nhẹn Câu 6: Giống gà thích hợp nuôi gà thịt thả vườn? A. Gà Leghorn, gà Ai cập B. Gà Babcock- 380, gà Mía, gà Hồ C. Gà Isa Brown, gà Lương Phượng D. Gà Lương Phượng, gà Đông Tảo Câu 7: Để phòng bệnh cho đàn gà cần phải thực hiện các công việc nào sau đây? A. Tiêu độc, khử trùng B. Giữ vệ sinh chuồng trại C. Tiêm phòng theo định kì D. Tất cả các đáp án trên Câu 8: Vì sao nuôi thủy sản ven biển, hải đảo lại góp phần đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia? A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của mình. B. Vì người dân được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của nước khác. C. Vì đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước D. Vì tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Câu 9: 4 giống tôm được nuôi nhiều ở nước ta là những giống tôm nào? A. Tôm sú, tôm sắt, tôm đất B. Tôm thẻ chân trắng, tôm nghệ, tôm đất C. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm D. Tôm nghệ, tôm đất, tôm càng xanh Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam? A. Nuôi thủy sản là nuôi các động vật dưới nước như: tôm, cá, cua… B. Thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước
- C. Thuận lợi ch việc nuôi nhiều loại thủy sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, ngọc trai… D. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật… Câu 11: Hình ảnh bên minh họa cho vai trò nào của ngành thủy sản? A. Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người B. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động C. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu D. Cung cấp thực phẩm cho con người Câu 12: Quan sát hình ảnh và xác định đúng vai trò của ngành thủy sản? A. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu: cá tra, cá ba sa B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: bột cá C. Tạo công việc cho người lao động: chế biến cá xuất khẩu D. Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người: cá koi làm cảnh Câu 13: Một số loại thủy sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam? A. Tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai B. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua C. Cá tra, cá basa, cá lăng, cá trắm D. Tôm thẻ chân trắng, ngọc trai, cá trắm Câu 14: Quan sát hình ảnh và cho biết tên gọi của các loại thủy sản sau: a…. b…. c….
- Câu 15: Xác định đúng qui trình hoạt động nuôi tôm, cá? A. Thả con giống -> thu hoạch -> kiểm tra chất lượng nước nuôi -> đào ao, đắp bờ -> cho ăn-> xử lí đáy ao. B. Đào ao, đắp bờ -> xử lí đáy ao -> kiểm tra chất lượng nước nuôi -> thả con giống -> cho ăn -> thu hoạch . C. Thả con giống -> kiểm tra chất lượng nước nuôi -> đào ao, đắp bờ -> cho ăn-> xử lí đáy ao -> thu hoạch. A. Thả con giống -> thu hoạch -> đào ao, đắp bờ -> cho ăn-> xử lí đáy ao -> kiểm tra chất lượng nước nuôi Câu 16: Thức ăn và cách cho ăn là công việc nào trong qui trình nuôi tôm, cá? A. Cho ăn B. Thả con giống C. Quản lí D. Phòng bệnh Câu 17: Đâu là cách trị bệnh cho tôm, cá đúng cách có thể sử dụng? A. Tiêm thuốc kháng sinh cho tôm, cá B. Tiêm vacxin phòng bệnh cho tôm, cá C. Tắm cho tôm, cá bị bệnh D. Cho tôm, cá uống thuốc thảo dược Câu 18: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Thức ăn tự nhiên của tôm, cá? A. Tảo, giun, bọ đỏ, đỗ tương B. Luân trùng, rong, bọ đỏ C. Giun ốc, tảo, bã đậu nành D. Tảo, giun, bọ đỏ, ngô Câu 20: Những nguyên liệu nào là thức ăn thô của tôm, cá? A. Thức ăn viên nổi, ngô, khoai B. Ngũ cốc, thức ăn viên chìm C. Rau cỏ, cá tươi, ngô D. Luân trùng, trùn quế, ngũ cốc
- Câu 21: Vì sao cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi? A. Vì thức ăn được lắng xuống đáy ao B. Vì thức ăn không bị phân hủy C. Vì tôm, cá ăn được nhiều lần trong ngày D. Vì thức ăn được phân hủy từ từ Câu 22: Ao nuôi tôm, cá phải được thiết kế như thế nào? A. Thiết kế hợp lí, đáy ao phẳng, dốc nghiêng về cống thoát B. Có hệ thống cấp, thoát nước, nghiêng về hệ thống cấp nước C. Đáy ao phẳng, thoát nước tốt, nghiêng về phía cống cấp nước D. Thiết kế hợp lí, nuôi được nhiều loại thủy sản Câu 23: Khi chọn cá giống để thả, cá giống được chọn phải có đặc điểm gì? A. Khỏe mạnh, trầy xước B. Đồng đều, thân không bị dị dạng C. Có nguồn gốc rõ ràng, chứa mầm bệnh D. Khỏe mạnh, thân bị dị dạng Câu 24: Khi cho tôm ăn phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây? A. Đảm bảo ngày ít nhất cho ăn 2 lần/ ngày B. Cho ăn đúng một vị trí C. Đảm bảo lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn D. Đúng số lượng và chất lượng. Câu 25: Khi thả con giống nên ngâm túi đựng con giống vào trong ao khoang bao nhiêu phút? A. 20 phút đến 30 phút B. 30 phút đến 40 phút C. 40 phút đến 50 phút D. 10 phút đến 15 phút Câu 26: Vì sao trong nuôi thủy sản người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh? A. Vì tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh B. Vì tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khỏe mạnh, bị nhiễm bệnh C. Vì khi dịch bệnh bùng phát, không ảnh hưởng đến kinh tế.
- D. Vì tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển bình thường Câu 27: Tác dụng của hoạt động “thả cá bản địa, quí hiếm về thiên nhiên” ? A. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản B. Làm sạch môi trường nước C. Phục hồi hệ sinh thái D. Đáp án A, C Câu 28: Đâu là hoạt động đánh bắt mang tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản? A. Đánh bắt bằng chất nổ B. Đánh bắt bằng lưới C. Đánh bắt bằng mành chà D. Đánh bắt bằng câu khơi Câu 29: Vì sao nói việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường? A. Môi trường không sạch các loài sẽ không thể sống được. B. Môi trường nước không sạch các loài thủy sản sẽ không thể sống được. C. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. D.Gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi thủy sản. Câu 30: Vì sao phải có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản? A. Mang lợi thu nhập kinh tế cho người nuôi thủy sản B. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. C. Tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của vật nuôi. D. Thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao Câu 31: Nếu đang khi nuôi tôm, cá môi trường bị ô nhiễm thì xử lí như thế nào? A. Tiếp tục cho ăn, tăng cường sục khí. B. Tiếp tuc cho ăn, cho thêm nước sạch. C. Đánh bắt hết tôm, cá xử lí nguồn nước. D. Đánh bắt hết tôm đem bán Câu 32: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? A. Cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy. B. Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thuỷ sản
- C. Quản lí và xử lí chất thải, xử lí nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản đúng quy định. D. Đắp đập, ngăn sông xây dựng hồ nước chứa. Câu 33: Đâu không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản? A. Khai thác với cường độ cao mang tính huỷ diệt B. Ô nhiễm môi trường không khí. C. Phá hoại rừng đầu nguồn D. Đắp đập, ngăn sông xây dựng hồ nước chứa. Câu 34: Khả năng hòa tan chất vô cơ, hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản? A. Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng một cách nhanh, dễ dàng hơn. B. Người nuôi có thể tính toán trọng lượng thức ăn cho cá và cho ăn nhanh chóng. C. Đề bổ sung các loại khoáng hữu cơ cao cấp và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. D. Nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Câu 35: Ưu điểm của thức ăn tự nhiên của thủy sản? A. Giàu chất dinh dưỡng, dễ bảo quản, có khả năng bảo quản lâu B. Dễ bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại thức ăn C. Không cần qua chế biến, có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm, chi phí thấp D. Qua chế biến và có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm, chi phí thấp Câu 36: Ưu điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ A. Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20% B. Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn. C. cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên. D. Dễ cải tạo, tu bổ ao và không tốn thời gian II. TỰ LUẬN
- Câu 1: trình bày qui trình đo nhiệt độ và độ trong của nước TL: Quy trình đo nhiệt độ: B1: Nhúng nhiệt kế xuống thùng chứa mẫu nước, để khoảng 5 - 10 phút. B2: Nâng nhiệt kế lên, để nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả. Đo độ trong của nước nuôi thủy sản: B1: Thả từ từ đĩa Secchi theo phương thẳng đứng xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/ trắng trên mặt đĩa. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 1 trên dây đo của đĩa. B2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo từ từ lên đến khi thấy vạch đen/ trắng. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 2. Kết quả độ trong của nước là số trung bình của 2 lần đo. (đơn vị: cm) Câu 2: Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm của bản thân và những người xung quanh để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản của địa phương. ( HỌC SINH TỰ LÀM) Chúc các em ôn tập tốt !
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn