intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ 8 PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau. Câu 1. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu? A. Thăng Long B. Hoa Lư C. Phú Xuân D. Cổ Loa Câu 2. Nhà Nguyễn ban hành bộ luật có tên là gì? A. Hình thư B. Hoàng Việt luật lệ C. Quốc triều hình luật D. Luật Hồng Đức Câu 3. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Hắc-măng (1883) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) D.Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 4. Ai là người đã gửi các bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức? A. Nguyễn Lộ Trạch B. Nguyễn Trường Tộ C. Trần Đình Túc D. Nguyễn Huy Tế. Câu 5: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông của chính quyền Mãn Thanh nằm trong: A. Hiệp ước Nam Kinh B. Hiệp ước Bắc Kinh C. Hoà ước Biển Đông D. Hoà ước Quảng Tây Câu 6: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? A. Vua Gia Long C. Vua Minh Mạng B. Vua Nguyến Ánh D. Vua Quang Tự Câu 7: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam? A. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam. B. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ. C. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo) D. Tất cả các đáp án trên. Câu 8: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy? A.Du kích B. Đánh trực diện C. Loạn tiễn D. Mua chuộc đối phương Câu 9: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì? A. Bệnh nặng, tuổi cao B. Bị tay sai Pháp giết hại C. Bị thương nặng trong khi tham chiến D. Bị tai nạn Câu 10: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã: A.Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta C. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp D. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế. Câu 11 : Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc? 1
  2. A. Long Biên (Hà Nội) B. Tràng Tiền (Huế) C.Bãi Cháy (Quảng Ninh) D. Bình Lợi (Sài Gòn) Câu 12: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892) ? A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Phan Đình Phùng. D. Cao Thắng. II. Tự luận Câu 1: Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? GỢI Ý : * Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì: + Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896). + Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình + Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân. + Nghĩa quân chế tạo được súng trường (súng 1874); Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt... + Các cuộc khởi nghĩa khác nổ ra trên địa bàn hẹp, vũ khí thô sơ, dễ bị Pháp đàn áp, thời gian tồn tại ngắn hơn… Câu 2: Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy: a. Hãy nêu sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương ? Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Nhằm chống lại chính sách bình Chống Pháp để giành lại độc lập định của Pháp, muốn xây dựng 1.Mục đích: đồng thời khôi phục lại chế độ cuộc sống bình đẳng và bảo vệ phong kiến bản thân - Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo 2.Thời gian - Được diễn ra từ năm 1885 – dài tận 30 năm, trong cả thời kì tồn tại- Địa 1896, kéo dài trong 10 năm, ở Pháp bình định và tiến hành khai bàn hoạt thời kì Pháp bình định Việt Nam. thác thuộc địa lần thứ nhất. động - Diễn ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ - Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp ở tỉnh Bắc Giang 3. Lực lượng lãnh Các sĩ phu văn thân yêu nước, Nông dân đạo/tham nông dân gia: 4. Phương - Khởi nghĩa vũ trang - Khởi nghĩa vũ trang nhưng có thức/Tính - Theo khuynh hướng phong kiến. giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn chất: tác chiến. - Phong trào nông dân mang tính 2
  3. tự phát. b.Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế? Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: - Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc….. Câu 3. Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ? * Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì : + Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta. + Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. PHẦN II: PHÂN MÔN ĐỊA LÝ Phần I. Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển? A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt. B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình. C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú. D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều. Câu 2. Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây? A. Xin-ga-po. B. Phi-lip-pin. C. Đông Ti-mo. D. Ma-lai-xi-a. Câu 3. Biển Đông có diện tích khoảng A. 3,24 triệu km2. B. 3,43 triệu km2. C. 3,34 triệu km2. D. 3,44 triệu km2. Câu 4. Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở A. ranh giới ngoài của nội thủy. B. ranh giới của thềm lục địa. C. ranh giới ngoài của lãnh hải. D. ranh giới đặc quyền kinh tế. Câu 5. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây? A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái công nghiệp. D. Hệ sinh thái nguyên sinh. Câu 6. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng? A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái tre nứa. C. Hệ sinh thái nguyên sinh. D. Hệ sinh thái ngập mặn. Câu 7. Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo? 3
  4. A. Vùng chuyên canh. B. Đầm phá ven biển. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Rừng ngập mặn ven biển. Câu 8. Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây? A. Đa dạng về thành phần loài. B. Đa dạng về nguồn gen. C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo. D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. Câu 9. Độ muối trung bình biển nước ta là A. 30 - 31%0. B. 31- 32%0. C. 32 - 33%0. D. 33 - 34%0. Câu 10. Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây? A. Đa dạng về thành phần loài. B. Đa dạng về nguồn gen. C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo. D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam? A. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật. B. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật. C. Suy giảm nguồn gen. D. Suy giảm hệ sinh thái. Câu 12. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật ở Việt Nam? A. Phạm vi phân bố loài tăng nhanh. B. Nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy. C. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. D. Xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo. Câu 13. Nguyên nhân tự nhiên nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam? A. Hoạt động khai thác lâm sản của con người. B. Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,... C. Hoạt động đánh bắt thủy sản quá mức. D. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy. Câu 14. Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. B. Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên. C. Xử lí chất thải sinh hoạt và sản xuất. D. Săn bắt động vật hoang dã trái phép. Câu 15. Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta mùa đông: A. Đông Bắc - Tây Nam B. Tây Nam - Đông Bắc C. Bắc – Nam D. Đông – Tây Câu 16. Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta mùa hạ: B. Đông Bắc - Tây Nam B. Tây Nam - Đông Bắc D. Bắc – Nam D. Đông – Tây II. Tự luận: Câu 1. a. Biển đảo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? 4
  5. b. Là học sinh, em có thể làm những công việc gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam? Câu 2. Trình bày các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 - 2020 Năm 1943 1983 2020 Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 6,8 10,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm) Hãy nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 -2020. Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động đó? Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng Việt Nam (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 a. Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với đất liền (làm tròn là 33 triệu ha). b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó. ………………Hết……………. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2