intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TỔ VĂN - SỬ - GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn Ngữ văn 6 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Ngữ liệu đọc hiểu: Các văn bản ngoài chương trình SGK đồng dạng với bản trong chương trình 1. Văn bản nghị luận. - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, đặc điểm nổi bật của văn bản. nghị luận - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2. Văn bản thông tin - Nhận biết được các chi tiết; cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện ; cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. - Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng ; mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sự kiện với mục đích của nó trong văn bản. - Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...). - Rút ra được những bài học từ nội dung văn bản. Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyền tải thông tin trong văn bản. II. Kiến thức tiếng việt: - Nhận biết và nắm được công dụng của dấu chấm phảy. - Nhận ra từ (từ ghép và từ láy), cụm từ. - Nắm được các cách giải thích nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ - Các BPTT đã học: Điệp ngữ, so sánh. - Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc . - Đặc điểm và chức năng văn bản. - Từ mượn và hiện tượng vay mượn III. Viết 1.Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. 2.Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề) B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. PHẦN VĂN BẢN 1. Ôn tập truyện Bài Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật Chuyện Dân gian Hình tượng Thánh Gióng Xây dựng nhiều chi 1
  2. với nhiều sắc màu thần kì tiết tưởng tượng kì là biểu tượng rực rỡ của ý ảo tạo nên sức hấp thức và sức mạnh bảo vệ dẫn cho truyền đất nước, đồng thời là sự thuyết. thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử Truyền về Thánh về người anh hùng cứu thuyết những Gióng nước chống giặc ngoại người xâm. anh “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là - Xây dựng hình hùng câu chuyện giải thích hiện tượng nhân vật dáng tượng lũ lụt hàng năm của dấp thần linh, với Sơn Tinh, nước ta và thể hiện sức nhiều chi tiết hoang Thủy mạnh, ước mong của đường, kì ảo. Tinh người Việt cổ muốn chế - Cách kể chuyện lôi Dân gian Truyền ngự thiên tai, đồng thời cuốn, hấp dẫn. thuyết suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những Thạch Truyện Dân gian con người chính nghĩa, Thạch Sanh Sanh cổ tích lương thiện. Từ những kết cục khác - Sắp xếp các tình nhau đối với người anh tiết tự nhiên, khéo và người em, tác giả dân léo. Truyện gian muốn gửi gắm bài - Sử dụng chi tiết Cây khế Dân gian cổ tích học về đền ơn đáp nghĩa, thần kì. niềm tin ở hiền sẽ gặp - Kết thúc có hậu. lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Vua chích chòe khuyên Truyện cổ tích có Thế giới con người không nên kiêu nhiều tình tiết hấp cổ tích ngạo, ngông cuồng thích dẫn, cuốn hút, lời kể Vua nhạo báng người khác. hấp dẫn, khéo léo , Truyện Truyện chích Đồng thời thể hiện sự bao sử dụng biện pháp cổ Grim cổ tích chòe dung, tình yêu thương của điệp cấu trúc. nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. Rơ - nê - Trong học tập, hoạt - Lời kể chuyện có Gô - xi - động nhóm, trao đổi giúp giọng hài hước, vui 2
  3. đỡ nhau là điều cần thiết, nhộn. tuy nhiên viết một bài - Lời đối thoại của nhi và TLV phải là hoạt động cá các nhân vật có Giăng - nhân, không thể hợp tác nhiều sắc thái. Khác Bài tâp giắc như làm những công việc biệt và Truyện làm văn Xăng - khác. gần gũi ngắn pê - Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân. 2. Ôn tập văn bản thông tin Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật loại - Giới thiệu về lễ - Sử dụng các phương Chuyện hội đền Gióng. Qua thức thuyết minh, ngắn về Ai ơi đó thể hiện được gọn, súc tích. VB những mồng nét đẹp văn hoá tâm Anh Thư thông người chín linh và truyền thống tin anh tháng tư uống nước nhớ hùng nguồn của dân tộc. - Trái đất là cái nôi - Nghệ thuật vừa theo của sự sống con trình tự thời gian vừa người phải biết bảo theo trình tự nhân quả vệ trái đất. Bảo trái giữa các phần trong văn đất là bảo vệ sự bản. Cái trước làm nẩy sống của chính sinh cho cái sau chúng Văn bản Trái đất mình. có quan hệ rằng buộc thông Trái – cái nôi - Kêu gọi mọi với nhau Hồ Thanh tin. đất của sự người luôn phải có Trang -Ngôi sống ý thức bảo vệ trái nhà đất. chung Các loài Ngọc Phú Văn bản - Văn bản đề cập - Số liệu dẫn chứng phù chung thông đến vấn đề sự đa hợp, cụ thể, lập luận rõ sống với tin. dạng của các loài ràng, logic có tính nhau như vật trên TĐ và trật thuyết phục. thế nào? tự trong đời sống - Cách mở đầu - kết muôn loài. thúc văn bản có sự - VB đã đặt ra cho thống nhất, hỗ trợ cho con người vấn đề nhau tạo nên nét đặc cần biết chung sống sắc, độc đáo cho VB. hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ. 3
  4. - Tác giả thể hiện - Thể thơ tự do, các biện thái độ lên án với pháp nghệ thuật: điệp Ra - xun những kẻ làm hại từ, liệt kê, ẩn dụ.. thơ tự Trái đất Gam - da - Trái đất, đồng thời do tốp thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất. 3. Ôn tập văn bản nghị luận Bài Văn bản Tác giả Thể Nội dung Nghệ thuật loại Bài văn “Xem người Lập luận chặt chẽ, lí ta kìa!” bàn luận về lẽ và dẫn chứng xác mối quan hệ giữa cá đáng cùng cách trao nhân và cộng đồng. đổi vấn đề mở, Con người luôn hướng tới đối thoại muốn người thân với người đọc. quanh mình được thành công, tài Xem Văn giỏi,... như những người ta Lạc Thanh nghị nhân vật xuất chúng kìa luận trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người Khác khác sẽ đánh mất bản biệt và thân mỗi người. Vì gần gũi vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. Hai loại khác biệt đã - Lí lẽ, dẫn chứng phân biệt sự khác phù hợp, cụ thể, có biệt thành hai loại: có tính thuyết phục. nghĩa và vô nghĩa. - Cách triển khai từ Văn Người ta chỉ thực sự bằng chứng thực tế Hai loại Giong-mi nghị chú ý và nể phục để rút ra lí lẽ giúp khác biệt Mun luận những khác biệt có ý cho vấn đề bàn luận nghĩa. trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí. II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: STT Kiến thức Tiếng Việt Ví dụ 1 Dấu chấm phẩy: thường được dùng để Ví dụ: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: 4
  5. trong một chuỗi liệt kê phức tạp. vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. 2 - Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần Ví dụ: phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, - Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dẩn giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. ( Chỉ nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục thời gian) đích, cách thức của sự việc được nói đến - Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có ( Chỉ thời gian) chức năng liên kết câu trong đoạn. - Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hằn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. ( Chỉ nguyên nhân) 3 - Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu “ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa lớn”. của văn bản: Để thề hiện một ý, có thề Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ dùng những từ ngữ khác nhau, những khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ văn bản, người viết thường xuyên phải “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất dùng cho những người có công trạng nào đó điều muốn nói. với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất. 4 Nhận biết đặc điểm và chức năng văn “Trái đất - cái nôi của sự sống” là một văn bản: bản vì có những yêu cầu sau: - Căn cứ vào sự có mặt hay không có - Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng. mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ - Là văn bản cung cấp thông tin cho người để xác định tính chất văn bản: văn bản đọc về trái đất. thông thường hay văn bản đa phương - Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của thức. Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên - Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đến việc hình thành nhiều loại văn bản đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất. khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thầm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào 5
  6. 5 Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ: Các loài động vật và thực vật thường tồn tại Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một và phát triển thành từng quẩn xã, trong những ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng xem như một thế giới riêng, trong đó có sự Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng chung sống của một số loài nhất định với số vay mượn nhiều từ của tiếng Anh. lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ loài. giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, vay mượn từ của nhau để làm giàu cho chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai- vốn từ của mình. ôm,... III. PHẦN VIẾT 1.Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. * Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa) - Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp (Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”) - Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh ( không gian và thời gian) - Thuật lại được điễn biến chính, sắp xếp các trình tự theo một trình tự hợp lí. - Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút dược sự chú ý của người đọc. - Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. *Lập dàn ý (1) Mở bài: Giới thiệu sự kiện (Không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện). (2) Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian - Những nhân vật tham gia sự kiện. - Các hoạt động chính trong sự kiện ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động. - Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất (3) Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết * Một số vấn đề thuyết minh : (1). Hội chợ sách, hội chợ xuân ở thành phố, làng quê của em, (2) .Ngày tết cổ truyền của dân tộc (3). Hội khỏe phù đổng ở trường hoặc địa phương em. 2.Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề) * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề) - Nêu được hiệ tượng, vấn đề cần bàn - Thể hiện được ý kiến của người viết - Dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc. * Lập dàn ý:Sắp xếp các ý vừa tìm được thành một dàn ý: (1) Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận (2) Thân bài: Đưa ra ý kiến cần bàn luận: + Nêu ý 1 ( Lý lẽ, bằng chứng) + Nêu ý 2 ( Lý lẽ, bằng chứng) + Nêu ý 3 ( Lý lẽ, bằng chứng) ... (3) Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân * Một số hiện tượng ( vấn đề ) trong đời sống: (1) Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. 6
  7. (2) Hiện tượng nói tục chửi thề trong học đường hiện nay. (3) Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm mỗi người trong việc bảo vệ môi trường. C. ĐỀ MINH HỌA PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ( Hồ Chí Minh) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả Câu 2. Văn bản nghị luận về nội dung gì? A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. B. Tinh thần đoàn kết trong xây dựng đất nước ta. C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Truyền thống hiếu học của nhân dân ta Câu 3. Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào? A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn hai C. Câu mở đầu đoạn ba D. Phần kết luận. Câu 4. Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong trời kì nào? A. Trong quá khứ 7
  8. B. Trong hiện tại C. Trong quá khứ và hiện tại D. Trong tương lai. Câu 5. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? A. Sử dụng biện pháp so sánh. B. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê C. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. D. Sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu 6. Để chứng minh làm rõ tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã nêu những biểu hiện của lòng yêu nước, đó là những biểu hiện nào? A. Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước B. Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước C. Mọi nghề nghiệp, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều thi đua yêu nước. D. Cả ba phương án trên. Câu 7. Đối tượng nào không xuất hiện trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? A. Công chức. B. Chiến sĩ, công nhân. C. Nông dân, điền chủ. D. Tư sản. Câu 8. Từ nào sau đây là từ láy? A. Điền chủ B. Mạnh mẽ C. Nhấn chìm. D. Sản xuất. Câu 9. Từ văn bản trên em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta? Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) trình bày về những việc em cần làm để thể hiện lòng yêu nước. II. Viết (4.0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về ngày tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) của dân tộc Việt Nam Mạo Khê, ngày 04/5/2024 Nhóm Văn 6 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2